DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Kết quả thang đo về hứng thú của HS trong hoạt động mở đầu 116
Bảng 3.2. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động giải quyết vấn đề 129
Bảng 3.3. Kết quả TNSP từng phần biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động củng cố, vận dụng 131
Bảng 4.1. Danh sách các trường TNSP toàn phần bài nội khoá LSDT trên lớp 140
Bảng 4.2. Danh sách các trường TNSP toàn phần bài nội khoá LSĐP ở DTLS 140
Bảng 4.3. Danh sách các trường TNSP toàn phần HĐTN ở DTLS 140
Bảng 4.4. Kết quả bảng kiểm đánh giá hiệu quả bài học nội khóa 156
Bảng 4.5. Kết quả thang đo hứng thú học tập trong bài nội khóa (dành cho HS)… 157
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 1
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Di Tích Lịch Sử Và Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông
- Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 4
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Di Tích Lịch Sử Và Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Bảng 4.6. Điểm số kết quả TNSP toàn phần bài nội khoá LSDT trên lớp 157
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả TNSP toàn phần bài nội khoá LSDT trên lớp ...158 Bảng 4.8. Điểm số kết quả TNSP toàn phần bài nội khoá LSĐP ở DTLS 159
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp kết quả TNSP toàn phần bài nội khoá LSĐP ở DTLS 159
Bảng 4.10. Bảng giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC ở bài nội khoá LSDT trên lớp ...160 Bảng 4.11. Bảng giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC ở bài nội khoá LSĐP ở DTLS 160
Bảng 4.12. Điểm số kết quả TNSP toàn phần ở HĐTN ở DTLS 163
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kết quả TNSP toàn phần HĐTN ở DTLS 163
Bảng 4.14. Bảng giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC ở HĐTN ở DTLS 164
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế 78
Biểu đồ 2.2. Hứng thú và hiệu quả của việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế 80
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ chọn sai câu hỏi: “Theo em, những DTLS nào ở Thừa Thiên Huế?” 82
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ chọn sai câu hỏi: “Theo em, những DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến các sự kiện, nhân vật của lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945?” 82
Đồ thị 3.1. Mức độ hứng thú của HS trong hoạt động mở đầu 116
Đồ thị 3.2. Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC ở biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động giải quyết vấn đề 129
Đồ thị 3.3. Tần số điểm của lớp TN và lớp ĐC ở biện pháp: Sử dụng DTLS ở địa phương trong hoạt động củng cố, vận dụng 132
Đồ thị 4.1. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài nội khoá LSDT trên lớp 158
Đồ thị 4.2. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài nội khoá LSĐP ở DTLS 159
Đồ thị 4.3. Tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC ở HĐTN ở DTLS 163
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đòi hỏi các quốc gia phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì thế, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [45, tr.4].
1.2. Quán triệt đầy đủ mục tiêu, định hướng chung của Đảng, Nhà nước, đổi mới DHLS được thực hiện theo hướng coi trọng sử dụng các phương tiện trực quan như: Hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử… Mở rộng không gian dạy học, không chỉ trong lớp mà còn trên thực địa (DTLS và văn hoá), bảo tàng, khu triển lãm...; tổ chức cho HS đi tham quan, dã ngoại, kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp với hoạt động trải nghiệm trên thực tế…
Trong các phương tiện trực quan, DTLS là nguồn tư liệu gốc, phản ánh chân thực quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, “Lịch sử nén chặt trong những di tích, khác với sách vở, làm lay động lòng người bằng sức mạnh hoành tráng và tiếng nói sâu thẳm riêng của nó” [122, tr.167]. Cho nên, sử dụng DTLS trong DHLS ở trường THPT có ý nghĩa trên tất cả các mặt: Bỗi dưỡng kiến thức, phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
1.3. Là vùng non sông kỳ thú ở duyên hải miền Trung, trong một thời kỳ lịch sử dài Thừa Thiên Huế có “vị trí chính trị đặc biệt quan trọng, tỉnh lỵ Thừa Thiên Huế có cố đô Huế - Kinh đô của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Huế là trung tâm đầu não của xứ Trung Kỳ bảo hộ, mảnh đất mà chủ nghĩa thực dân và phong kiến cấu kết chặt chẽ với nhau ra sức bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân” [10, tr.149]. Hiếm có nơi nào lại chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm của đất nước như mảnh đất này và lịch sử sẽ bị mờ nhạt ít nhiều ở một số mảng quan trọng nếu không chú ý những gì đã xảy ra trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều sự kiện diễn ra ở đây đã trở thành sự kiện lớn của dân tộc. Chính vì vậy, sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 là một ưu thế nổi bật của các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.4. Tuy nhiên, DTLS chỉ là “dấu vết” của quá khứ, bị hủy hoại theo thời gian và không có sẵn trong nhà trường. Việc sử dụng DTLS để nhận thức quá khứ là một thách thức với GV và HS. Tình hình DHLS ở các trường THPT của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, so với các loại đồ dùng trực quan khác, GV chưa quan tâm khai thác trực tiếp DTLS, mà chủ yếu sử dụng tài liệu về di tích để minh hoạ cho kiến thức, nên hiệu quả mang lại không cao, làm lãng phí “tài sản quý giá” mà lịch sử đã để lại. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu giải pháp đổi mới sử dụng di tích trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm kích thích đam mê lịch sử ở HS, biến các em thành những nhà Sử học trẻ tuổi, tự mình tìm hiểu, nghiên cứu “dấu vết của quá khứ” để tái hiện, nhận thức lịch sử và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Có như vậy, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH của quê hương mới thực sự thấm sâu vào lòng mỗi HS một cách tự nhiên, không khiên cưỡng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và PPDH môn Lịch sử.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS, trong đó tập trung vào giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận và phương pháp dạy học: Luận án không đi sâu nghiên cứu lý luận về DTLS, mà tập trung tìm hiểu việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS để đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về nội dung kiến thức áp dụng: Luận án nghiên cứu nội dung lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở Chương trình môn Lịch sử THPT hiện hành, có đối sánh với Chương trình môn Lịch sử (2018) để vận dụng vào việc đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm:
+ Luận án tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng DHLS nói chung và sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS nói riêng ở 20 trường THPT của 9 huyện/thành phố/thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế [PL.1.1].
+ Tiến hành TNSP toàn phần giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở các trường THPT mang tính đại diện vùng miền gồm đồng bằng, miền biển, miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế [PL.1.2].
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS, luận án đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lý luận về vấn đề đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong
DHLS ở trường THPT.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu chương trình, SGK, tài liệu LSĐP để lựa chọn hệ thống DTLS ở địa phương cần khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tiến hành TNSP để khẳng định tính khả thi của giải pháp luận án đề xuất.
4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về lịch sử và giáo dục lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các văn bản của Đảng, Nhà nước; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ở các lĩnh vực Tâm lí, Giáo dục học, Lý luận và PPDH bộ môn, tài liệu lịch sử có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận và định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.
+ Nghiên cứu chương trình, SGK và các tài liệu LSĐP để lựa chọn hệ thống DTLS ở địa phương cần khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Qua dự giờ, quan sát QTDH của GV, HS để tìm hiểu thực tiễn dạy học lịch sử nói chung, sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 nói riêng ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, điều tra GV và HS bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường
THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phương pháp điền dã: Tiến hành điều tra, khảo sát số lượng, thực trạng của DTLS ở các huyện, TP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS cho phù hợp với thực tế của các trường THPT.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 và hệ thống DTLS ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi đề xuất giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 dành cho các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra xã hội học và TNSP, rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của vấn đề luận án nghiên cứu.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở các trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều bất cập. Nếu xác định được nội dung DTLS của Thừa Thiên Huế cần thiết sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 và đề xuất được giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung, DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT; Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định được hệ thống DTLS ở địa phương cần thiết khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất được giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận và PPDH bộ môn về đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam ở trường THPT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp GV các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và PPDH môn Lịch sử các trường Sư phạm trong học tập, nghiên cứu.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được cấu tạo thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2. Vấn đề đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS ở trường THPT - Lý luận và thực tiễn.
Chương 3. Giải pháp đổi mới sử dụng DTLS ở địa phương trong DHLS Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường THPT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm toàn phần.