Đảm Bảo Mục Tiêu Dạy Học Và Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh


2.1.4.2. Đảm bảo mục tiêu dạy học và định hướng phát triển năng lực học sinh

Mục tiêu dạy học là yêu cầu cơ bản có tính nguyên tắc trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, bởi đây là mục tiêu không chỉ có giá trị về nội dung khoa học, mà còn là định hướng có ý nghĩa chính trị không chỉ của một môn học mà đối với cả một nền giáo dục.

Lịch sử là môn học thường xuyên có nội dung chính trị, có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, nhân cách của HS, vì thế việc đảm bảo mục tiêu dạy học là yêu cầu đầu tiên của hoạt động DHLS. Không những thế, yêu cầu này còn cao hơn đối với HĐNK, bởi HĐNK là hoạt động mở, không cố định nội dung cụ thể trong chương trình, ở đó tính chủ động và năng động của GV và HS rất cao. Chính đặc điểm này đã đòi việc đổi mới HĐNK phải đặc biệt quan tâm tới mục tiêu dạy học, cả về nội dung, hình thức cụ thể, tránh sa đà vào hình thức, chạy theo thành tích, phong trào mà xa rời đặc trưng của môn học, bài học cụ thể. Điều này còn quan trọng hơn trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà bên cạnh nguồn thông tin mới, đa dạng, cập nhật, còn tồn tại nhiều và rất nhiều các nguồn thông tin sai lệch, xuyên tạc, tác động tiêu cực tới thế hệ trẻ. Vì thế, đổi mới dạy học nói chung và HĐNK nói riêng, một mặt phải hướng tới cái tốt, cái tích cực, phù hợp với mục tiêu dạy học, mặt khác phải đặc biệt chú trọng tới các tác động tiêu cực, tới những nọc độc vô cùng nguy hại về tư tưởng đang có nguy cơ tấn công vào đời sống học đường.

2.1.4.3. Đảm bảo tính kế thừa trong đổi mới hoạt động ngoại khóa

Trong những năm gần đây, trên con đường tìm tòi nhằm khắc phục những bất cập có thể coi như khủng hoảng của DHLS, rất nhiều các biện pháp đổi mới đã được vận dụng, đặc biệt là các HĐGDNGLL, trong đó có ngoại khoá của bộ môn Lịch sử. Hoạt động trải nghiệm, hay là trải nghiệm sáng tạo được đặc biệt quan tâm, đến mức có lúc nó được coi như một môn học độc lập và bắt buộc trong chương trình chính khoá. Với môn Lịch sử, hoạt động trải nghiệm dường là một cứu cánh, nhằm mang lại những luồng khí mới cho DHLS. Và cũng dường như, trên thực tế, người ta đã lãng quên các HĐNK truyền thống. Các hoạt động Đọc sách, Kể chuyện và Nói chuyện lịch sử, Tham quan lịch sử trong ngoại khoá… dần dần bị che lấp hoặc được thay thế bởi các hoạt động trải nghiệm ồn ào, mà nhiều khi đó chỉ là sự thay thế bằng một cái tên gọi mới mà thôi. Trên thực tế, không ít các hình thức tổ


chức HĐNK truyền thống của bộ môn Lịch sử đã lạc hậu. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi nó đã ra đời và song hành với bộ môn Lịch sử từ nhiều thập kỷ nay, rất nhiều những quan niệm và các điều kiện liên quan đến các hoạt động này đã thay đổi, thậm chí là thay đổi căn bản. Nhưng như thế không có nghĩa là nó không còn giá trị. Từ trong bản chất của các hình thức ấy vẫn còn những hạt nhân hợp lý, gắn liền với bản chất đặc trưng của nhận thức và học tập lịch sử. Vấn đề là chúng ta phải khai thác những giá trị truyền thống ấy như thế nào và bằng phương pháp như thế nào mà thôi. Ví như hình thức Đọc sách trong ngoại khóa lịch sử chẳng hạn. Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, tức là cách đây chừng nửa thế kỷ, thông tin tư liệu nói chung, sách nói riêng còn rất hiếm hoi và đọc sách là một hình thức dạy học cần thiết và hấp dẫn. Nhưng ngày nay, khi thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông quá phát triển, nguồn tư liệu quá phong phú, nhiều người cho rằng đọc sách dường như đã mất vị trí lịch sử của nó. Vấn đề lại không đơn giản như thế nếu chúng ta biết kế thừa những giá trị quan trọng của đọc sách và vận dụng một cách hợp lý trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Hoặc có người đề xuất nên thay thế Dạ hội lịch sử, một trong những hoạt động cơ bản của ngoại khoá truyền thống, bằng hoạt động mới, hoạt động trải nghiệm. Đây là một quan điểm cực đoan, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc kế thừa trong khoa học. Bởi mỗi hình thức HĐGDNGLL đều có vai trò, vì trí và thích ứng với những điều kiện cụ thể, không biết khai thác, kết hợp hoặc kế thừa các hình thức ấy là tước đi những giá trị truyền thống vốn có, làm hạn chế chất lượng và hiệu quả của các HĐNK của bộ môn Lịch sử trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay.

Có thể nói, khai thác, kế thừa và phát huy kinh nghiệm của HĐNK truyền thống là một trong những yêu cầu quan trọng trong đổi mới HĐNK của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

2.1.4.4. Phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường

Để thực hiện có chất lượng giáo dục, mọi hoạt động trong nhà trường bên cạnh xuất phát từ mục tiêu đào tạo thì đó còn dựa vào sự hứng thú, tự nguyện của HS. Chỉ khi HS tham gia tích cực vào các HĐNK thì những mục đích về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của HĐNK mới được đảm bảo.

Các HĐNK được tổ chức cần phải phù hợp với điều kiện khả năng thực tế của các trường THPT (cụ thể là các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An), phù hợp


với nhu cầu và nguyện vọng của GV và HS đang công tác và học tập tại trường THPT đó. Bởi tuỳ theo điều kiện khả năng thực tế của các trường THPT thì quy mô tổ chức của các HĐNK mới được tổ chức một cách phù hợp, lên kế hoạch một cách hợp lí việc tổ chức các HĐNK là điều kiện vô cùng quan trọng, tránh thiết kế những HĐNK có quy mô xa rời thực tế thì cũng không thể đáp ứng về điều kiện khả năng vật chất để thực hiện.

Như ở phần lí luận tác giả đã nhấn mạnh những đặc điểm của tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT. Mỗi hoạt động giáo dục chỉ thực sự có ý nghĩa khi lôi cuốn được HS tham gia và đặc biệt là phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí của các em. Là một hoạt động giáo dục, HĐNK có vai trò to lớn trong việc định hình nhân cách, phát triển tư duy của các em và vai trò đó chỉ có thể thực hiện được khi mỗi HĐNK được tổ chức đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn và đặc điểm tâm sinh lí HS lứa tuổi này. Do đó, khi triển khai các HĐNK, GV cần chú ý đến đặc điểm của các em, nhất là phần các biện pháp tổ chức HĐNK. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, bên cạnh những đặc điểm tâm lý chung của các em thì mỗi vùng miền, mỗi địa phương, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội sẽ có thêm những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau đó là những đặc điểm văn hóa vùng miền, những đặc điểm về kinh tế - xã hội vùng miền… Đây là những yếu tố mà người GV cần đặc biệt chú ý khi triển khai các HĐNK.

2.1.4.5. Phát huy tính tự nguyện, tích cực độc lập của học sinh trong hoạt động ngoại khóa

HĐNK là một hoạt động giáo dục, diễn ra ở ngoài lớp học, do đó, thành công của mỗi HĐNK là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, một trong những yếu tố quyết định đó là HĐNK phải phát huy được tính tự nguyện, tính tích cực, độc lập của HS, để HS thực sự là người làm chủ các HĐNK còn GV chỉ là người định hướng mang tính chất gợi mở cho các em hoạt động. Trong mỗi HĐNK, nếu như trước đây, GV là người đứng ra tổ chức, lên kế hoạch, triển khai và HS chỉ là người được thụ hưởng một cách bị động, thì ngày nay, với quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, các HĐNK cần hướng đến tạo điều kiện để HS phát huy vai trò, thế mạnh của mình, có như vậy, những HĐNK mới có thể phát huy hết vai trò, ý nghĩa của mình. Mặt khác, mục tiêu môn học hiện nay đã được xác định rất rõ đó là phát


triển toàn diện HS, đặc biệt là phát triển về kĩ năng cho các em, do đó phát huy tính tích cực độc lập là nguyên tắc bắt buộc khi triển khai các HĐNK.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Khảo sát thực tế

2.2.1.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp khảo sát

* Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng về việc tổ chức các chương trình HĐNK ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó khẳng định tầm quan trọng trong việc tổ chức những HĐNK ở các trường THPT này.

* Đối tượng, nội dung khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với cán bộ quản lý (CBQL), trưởng bộ môn, bí thư đoàn thanh niên, GV giảng dạy bộ môn Lịch sử và HS các lớp 10, 11 và 12 (xem phụ lục 2)1

Các nội dung tiến hành khảo sát được thực hiện với các CBQL, các cán bộ giảng dạy và các em HS. Cụ thể nội dung được tiến hành hướng đến các nội dung như sau:

Đối với các cấp quản lí, nội dung khảo sát xoay quanh các vấn đề sau:

- Nhận thức về tầm quan trọng của các HĐNK môn Lịch sử ở trường THPT đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục HS

- Mức độ tổ chức các HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT.

- Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai HĐNK.

- Sự quan tâm của bản thân các cán bộ quản lí giáo dục đến việc tổ chức các HĐNK cũng như những điều đã làm được của các cán bộ quản lí giáo dục đến việc tổ chức HĐNK môn Lịch sử ở trường phổ thông.

- Những giải pháp đã được triển khai

Đối với GV, nội dung khảo sát xoay quanh các vấn đề sau:

- Nhận thức của GV về tầm quan trọng của HĐNK lịch sử ở trường phổ thông thể hiện thông qua tần suất GV thường xuyên tổ chức các HĐNK cho HS.

- Những hình thức HĐNK đã được tổ chức tại đơn vị, cách thức tổ chức, nội dung hoạt động, sự tham gia của HS, tinh thần, thái độ của HS khi tham gia các


1 Có 25 trường THPT tham gia khảo sát với 78 Cán bộ quản lý, 98 Giáo viên và 2207 học sinh


HĐNK. Từ những HĐNK tổ chức được cho HS, GV nhận định về hiệu quả của các hình thức HĐNK môn Lịch sử của nhà trường cũng như thái độ tham gia của HS. Nếu chưa có sự tham gia nhiệt tình của HS thì GV nhận định do những nguyên nhân chủ yếu nào để khắc phục

- Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó.

- Những giải pháp đã được triển khai để nâng cao chất lượng tổ chức các HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT

Đối với HS, nội dung khảo sát xoay quanh các vấn đề sau:

- Nhận thức của HS về tầm quan trọng của các HĐNK Lịch sử ở trường phổ thông

- Đánh giá của HS về các HĐNK bao gồm: Những hình thức HĐNK đã được tổ chức, nội dung các hoạt động, cách thức tiến hành, tính hiệu quả của HĐNK đối với quá trình nhận thức lịch sử của HS, ý kiến đề xuất của HS đối với việc tổ chức các HĐNK.

- Thái độ tham gia của HS đối với các HĐNK Lịch sử được tổ chức, hình thức yêu thích nhất của HS.

- Những nguyên nhân, tồn tại theo cách đánh giá của HS

* Phương pháp và kĩ thuật khảo sát

Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát qua phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát để thu thập số liệu, sử dụng toán thống kê và phần mềm SPSS để tính các giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm. Thông qua số liệu cụ thể được thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An để từ đó nhận định về những nhân tố cần khảo sát, đưa ra được thực trạng vấn đề cần phải giải quyết.

2.2.1.2. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy:

Thứ nhất, về nhận thức của các cán bộ quản lí, GV và HS các trường được khảo sát: Phần lớn những người được khảo sát đều nhận thấy việc tổ chức HĐNK là vô cùng quan trọng ở trường phổ thông, trong đó có 25% cho rằng mức độ quan trọng của việc tổ chức HĐNK là rất quan trọng, còn lại cho rằng việc tổ chức HĐNK là quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục HS. Cụ thể về số người được khảo sát như sau:


Bảng 2.1. Đánh giá vai trò của HĐNK Lịch sử ở trường trung học phổ thông


Số lượng

Kết quả trả lời

Nội dung trả lời

Số lượng

%


78 phiếu

Rất quan trọng

18

23.1

Quan trọng

35

44.9

Ít quan trọng

25

32.1

Không quan trọng

0

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 8


Về vai trò của HĐNK trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS, các nhà quản lý đều đã đánh giá được phần nào vai trò của HĐNK đối với HS. Cụ thể:

80


70

67.9

67.9

61.5

60


50

44.9

40


30


20


10


0

Củng cố, mở rộng Có tác dụng giáo Rèn luyện năng Hình thành thái độ tri thức lịch sử cho dục tư tưởng, tình lực thực hành cho và năng lực làm

học sinh cảm HS học sinh việc theo nhóm

Hình 2.1. Vai trò của HĐNK đối với sự phát triển toàn diện của học sinh


Từ nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của HĐNK, nên kết quả điều tra cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý ở các đơn vị đều dành sự quan tâm đến HĐNK, vấn đề đặt ra đó là cách thức triển khai thật hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia và phát huy tính tích cực của HS mới thúc đẩy được chất lượng của HĐ này.



38.5

Rất quan tâm

Quan tâm

61.5

Hình 2.2. Mức độ quan tâm của CBQL đến HĐNK bộ môn Lịch sử

Khi được hỏi, các CBQL đã làm những gì để quan tâm đến việc tổ chức các HĐNK của trường THPT, có các ý kiến trả lời như sau:

● 23.1% trả lời: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo HĐNK

● 44,9% trả lời: tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí

● 64.1% trả lời: thường xuyên kiểm tra, đánh giá các HĐNK

●12.8% trả lời: đã có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời

Có thể khẳng định các CBQLchỉ thực hiện các việc mang tính tạm thời, chưa hướng đến tính lâu dài, đặc biệt chưa chú trọng đến việc khen thưởng kịp thời đối với các HĐNK tích cực để có thể phát triển các HĐNK này vào những lần tiếp theo.

Đối với GV lịch sử. Khi được hỏi về vai trò của HĐNK bộ môn Lịch sử đối với sự phát triển toàn diện của HS thì các GV cho rằng:

Bảng 2.2. Đánh giá của GV về vai trò của HĐNK bộ môn Lịch sử



Câu hỏi


SL

Kết quả trả lời

Nội dung trả lời

Số

lượng

%

Theo thầy (cô), HĐNK môn Lịch sử ở trường THPT có vai trò như thế nào trong quá trình giáo

dục học sinh:


98

Củng cố, mở rộng tri thức lịch sử cho học

sinh

75

76.53

Có tác dụng GD tư tưởng, tình cảm cho HS

75

76.53

Rèn luyện năng lực thực hành cho HS

65

66.33

Hình thành thái độ và năng lực làm việc theo nhóm


60


61.22


Như vậy có thể thấy nhận thức của GV đối với vai trò của HĐNK đối với bộ môn Lịch sử là khá đầy đủ, hầu hết GV đều thấy được những vai trò to lớn của HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Về mức độ tham gia của HS vào HĐNK thì các GV cho rằng:

Rất yêu

Bình

thường 46%

thích

23%

Yêu thích

31%

Hình 2.3. Thái độ của HS khi tham gia HĐNK (do GV đánh giá)


Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy thái độ của HS các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An khi tham gia các HĐNK bộ môn Lịch sử đang tồn tại khá nhiều vấn đề, HĐNK chưa thực sự thu hút HS, có 46% GV trả lời cho rằng HS xem việc tham gia HĐNK là bình thường, không có sự hào hứng hay đam mê nào. Các GV cũng chỉ ra, sở dĩ có như vậy là bởi vì: HĐNK còn đơn điệu, chưa gắn liền với địa phương, chưa thực sự thu hút HS tham gia. Cụ thể:

120

100

80

60

40

20

0


89.8


96.94 98.98


35.71

Học sinh chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của HĐNK

Hình thức HĐNK còn đơn giản, thiếu tính sáng tạo

Nội dung HĐNK ít gắn liền với thực tiễn địa phương

Chưa có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời


Hình 2.4. Nguyên nhân dẫn đến HĐNK chưa lôi cuốn học sinh

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí