Những Biện Pháp Mà Gv Đã Tiến Hành Khi Tổ Chức Hđnk Bộ Môn Lịch Sử


Về những giải pháp đã thực hiện, có thể nói thời gian qua GV ở các trường THPT tỉnh Nghệ An đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc triển khai HĐNK bộ môn Lịch sử. Tuy nhiên, thực tế HĐNK vẫn đang mang tính hình thức, những biện pháp đã thực hiện sẽ là những gợi mở cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu của mình.

Bảng 2.3. Những biện pháp mà GV đã tiến hành khi tổ chức HĐNK bộ môn Lịch sử


Câu hỏi


SL

Kết quả trả lời

Nội dung trả lời

Số

lượng

%


Để khắc phục những khó khăn trên và thu hút HS tham gia các HĐNK môn Lịch sử, thầy (cô) đã áp dụng những biện pháp nào dưới đây?


98

Xây dựng kế hoạch HĐNK đầy đủ, khoa

học cho từng lớp học, từng học kỳ cụ thể

95

96.94

Tổ chức HĐNK gắn liền với các địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử và các lễ hội ở

địa phương


48


48.98

Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo Nhà trường, phụ huynh và học sinh về tầm

quan trọng của HĐNK.


62


63.27

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ

chức HĐNK

35

35.71


Ngoài những biện pháp cơ bản trên, thầy (cô) còn áp dụng những biện pháp nào dưới đây?


98

Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các HĐNK môn Lịch

sử


98


100.00

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình,

nhà trường và xã hội trong việc tổ chức các HĐNK môn Lịch sử cho học sinh


30


30.61

Tranh thủ các nguồn lực về kinh tế để tổ chức HĐNK, khuyến khích kịp thời sự

tham gia của học sinh.


55


56.12

Đề xuất, kiến nghị đưa việc tổ chức HĐNK là nhiệm vụ bắt buộc của Nhà

trường


88


89.80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 9


Đối với HS, khi được hỏi về sự cần thiết tổ chức các HĐNK ở trường THPT, đa phần cho rằng cần thiết phải tổ chức trong đó 9.38% cho rằng rất cần thiết, 51,65% cho rằng cần thiết.

Bảng 2.4. Mức độ cần thiết của HĐNK Lịch sử ở trường trung học phổ thông


Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ %

Rất cần thiết

207

9.38

Cần thiết

1140

51.65

Bình thường

860

38.97

Không cần thiết

60

2.72

Tổng

2207

100,0

Thứ hai. Về tổ chức các hoạt động ngoại khóa của Nhà trường

Khi nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các HĐNK Lịch sử, HS đã có sự tham gia nhất định vào các HĐNK của trường THPT. Cụ thể việc tham gia được thống kê theo các loại hình được khảo sát như sau:

Bảng 2.5. Mức độ tổ chức các HĐNK Lịch sử ở trường THPT


TT

Tên hoạt động

Số phiếu

Tỉ lệ %

1

Đọc sách

1746

79.11

2

Kể chuyện lịch sử

1307

59.22

3

Nói chuyện lịch sử

1130

51.20

4

Trao đổi, thảo luận

1404

63.62

5

Tham gia lễ hội truyền thống

1516

68.69

6

Tham quan lịch sử

1296

58.72

7

Thi tìm hiểu lịch sử

1434

64.98

8

Dạ hội lịch sử

349

15.81

9

Sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương

1693

76.71

Như vậy, có thể thấy hầu hết các HĐNK đều được các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An chú trọng tổ chức, tuy nhiên, vấn đề là vì sao vẫn có gần 41% HS được hỏi cho rằng việc tổ chức HĐNK là bình thường hoặc không cần thiết. Nguyên nhân là do hình thức tổ chức của các HĐNK còn đơn điệu, số lượng tổ chức nhiều chưa nói lên chất lượng của các HĐNK. Đây chính là vấn đề mà luận án


sẽ nghiên cứu: không chỉ tăng về số lượng tổ chức các HĐNK mà còn phải nâng cao chất lượng HĐNK để HS thấy được điều đó là cần thiết, là có giá trị và ý nghĩa đối với các em. Điều này được lý giải ở kết quả đánh giá hiệu quả tổ chức HĐNK qua phiếu điều tra. Cụ thể:

- Đánh giá về hiệu quả tổ chức của các HĐNK được tổ chức ở trường phổ thông, các trường đều cho rằng HĐNK thường chỉ đạt kết quả ở mức độ khá (chiếm hơn 50% câu trả lời) hoặc không trả lời (chiếm hơn 15%).

- Đối với sự tổ chức HĐNK của các GV, khảo sát cho thấy GV chỉ tổ chức các HĐNK trong những dịp quan trọng, không coi đó là một hoạt động học tập có tầm quan trọng tương đương với hoạt động chính khoá. Mức độ thường xuyên tổ chức các HĐNK không cao, (chiếm 43,88% số lượng khảo sát).

- Đối với sự hứng thú của HS với các HĐNK Lịch sử: Phần lớn HS chỉ đánh giá ở mức độ bình thường đối với các HĐNK Lịch sử mà các em được tham gia (ví dụ HĐNK Đọc sách chiếm 38% HS được khảo sát cho rằng mức độ yêu thích và thấy hiệu quả của các hoạt động là bình thường; hoạt động trao đổi, thảo luận được HS đánh giá là bình thường chiếm tới 45%). Như vậy, HS chưa thực sự hứng thú với các hoạt động được tổ chức (số HS yêu thích hoạt động chỉ dao động trong khoảng 10% (hoạt động nói chuyện lịch sử) đến 30% (hoạt động dạ hội lịch sử).

- Về sự tham gia của HS đối với các HĐNK mà trường tổ chức (điều này phụ thuộc mật thiết vào việc trường có tổ chức HĐNK đó không để HS tham gia), chúng tôi khảo sát được kết quả mà HS tham gia:

Bảng 2.6. Mức độ tham gia của học sinh vào các HĐNK Lịch sử ở trường THPT

Đơn vị tính: %


STT

Tên hoạt động

tham gia

Không

tham gia

Không

trả lời

1

Đọc sách

79.1

18.7

2.2

2

Kể chuyện lịch sử

59.2

35.2

5.6

3

Nói chuyện lịch sử

51.2

43.7

5.1

4

Trao đổi, thảo luận

63.6

32.5

3.9

5

Tham gia lễ hội truyền thống

68.7

28.4

2.9

6

Tham quan lịch sử

58.7

37.1

3.9


STT

Tên hoạt động

tham gia

Không

tham gia

Không

trả lời

7

Thi tìm hiểu lịch sử

65.0

31.1

3.9

8

Dạ hội lịch sử

75.7

15.8

8.5

9

Sưu tầm LS địa phương

76.7

21.6

1.7

2.2.2. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tồn tại

2.2.2.1. Đánh giá thực trạng

Qua tìm hiểu thực tế và phân tích các kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các cán bộ quản lí và đội ngũ GV đã có những ý thức nhất định về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNK. Tuy nhiên việc tổ chức các HĐNK hiệu quả chiếm tỉ lệ thấp, số HS đánh giá cao và hứng thú với các HĐNK được tổ chức chiếm tỉ lệ thấp (chủ yếu là đánh giá HĐNK được tổ chức ở cấp độ “bình thường”).

Đội ngũ GV đã tiến hành tổ chức các hình thức ngoại khoá khác nhau tuy nhiên tỉ lệ còn thấp. Chủ yếu tập trung vào các HĐNK dễ tổ chức mà chưa chú trọng đa dạng hoá các loại hình HĐNK khác nhau. Tính tích cực của HS trong các HĐNK còn thấp, chủ yếu là vai trò tổ chức của GV. Tuy nhiên, bước đầu có thể thấy HĐNK đã kích thích sự đam mê lịch sử của một số HS, góp phần giúp HS nhớ sự kiện tốt hơn và yêu quê hương, đất nước, nơi mình sinh ra và trưởng thành hơn.

Số lượng HS chọn môn Lịch sử làm môn yêu thích là thấp, một bộ phận HS chưa nhận thức đầy đủ vai trò của tri thức lịch sử trong việc hình thành nhân cách của con người. HS ngày càng thờ ơ đối với môn học vốn rất quan trọng này.

Thực trạng trên xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau: nhận thức của các lãnh đạo Nhà trường và phụ huynh còn chưa cao, HS chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia các HĐNK nên tham gia các HĐNK với hình thức bắt buộc, nguồn kinh phí còn ít, cơ sở vật chất chưa đầy đủ.

Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy nhu cầu bức thiết cần nâng cao ý thức về tầm quan trọng của HĐNK trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho HS cần được nâng cao. Cùng với đó, các cán bộ quản lí và đội ngũ GV cần nhận thức được những điều kiện thuận lợi sẵn có, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều điều


kiện thuận lợi để tổ chức các HĐNK, vì đây có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc, là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc để từ đó có hoạt động triển khai hợp lí cho HS tìm hiểu.

2.2.2.2. Nguyên nhân tồn tại

Thứ nhất, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng trên là xuất phát từ nhận thức. Qua điều tra, phỏng vấn chúng tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại quan niệm coi trọng các môn tự nhiên, cho đó là những môn học có tính ứng dụng cao, mà xem nhẹ môn Lịch sử, coi Lịch sử là “môn phụ”. Vì thế, GV chưa chú trọng nâng cao hiệu quả dạy học. Chính điều này đã có tác động không nhỏ tới việc triển khai các HĐNK của bộ môn. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ HS chọn môn Lịch sử làm môn yêu thích là rất thấp, một số trường THPT hiện nay ban C gần như là không còn. Một bộ phận HS chưa nhận thức đầy đủ vai trò của tri thức lịch sử trong việc hình thành nhân cách con người, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay thì những điều đó dường như chưa đủ sức thuyết phục đối với HS. Trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các HĐNK, vì có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của dân tộc, là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc. Nhưng việc khai thác các di tích lịch sử - văn hoá địa phương để tổ chức các HĐNK chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí một số GV và HS còn xem các cuộc tham quan các di tích lịch sử không liên quan gì đến hoạt động dạy học.

Thứ hai, hình thức HĐNK chưa đa dạng, mềm dẻo. Do nhận thức chưa đúng về vai trò của HĐNK nên nhiều trường tổ chức các HĐNK mang tính "bắt buộc", chiếu lệ theo phong trào, do đó tính hấp dẫn, sinh động không cao. Điều đó làm các HĐNK trở nên đơn điệu, nhàm chán, không thu hút được HS tham gia, hoặc tham gia một cách miễn cưỡng, thiếu tinh thần tự nguyện của HS trong HĐNK. Ví dụ, trong các ngày lễ lớn của dân tộc, thay vì tổ chức các HĐNK phong phú gắn liền với các sự kiện hay nhân vật lịch sử thì một số trường chỉ tập hợp HS nghe những bài diễn văn đã được chuẩn bị trước. Tuy nhiên, việc sáng tạo những hình thức ngoại khóa phù hợp trong những ngày lễ lớn của dân tộc sao cho vừa thu hút được


HS tham gia, vừa gắn liền với nội dung chương trình bộ môn không phải là điều đơn giản.

Thứ ba, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng HĐNK Lịch sử. Cơ sở vật chất của nhiều trường phổ thông còn thiếu thốn, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Một số cơ sở vật chất phục vụ cho HĐNK như sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu, hội trường… vẫn còn là niềm "mơ ước" của nhiều trường phổ thông. Nguồn kinh phí dành cho HĐNK quá ít ỏi nên dẫu muốn tổ chức nhiều hoạt động cũng không thể thực hiện được.

Thứ tư, ý thức thiếu tự giác của HS cũng làm cho việc tổ chức HĐNK gặp khó khăn. Nhiều HS ngại tham gia các HĐNK. Số HS có năng lực học tập thì chỉ chú ý học những môn mà các em yêu thích. Đó là chưa nói đến, ngoài giờ lên lớp, một bộ phận HS (ở những trường thành phố, thị xã, khu vực trung tâm…) còn bị lôi cuốn vào các cuộc vui chơi, giải trí khác, nhất là các trò chơi điện tử trên Internet… Nhiều HS có nhận thức và thái độ không đúng đối với các di tích lịch sử, văn hoá. Các hoạt động tham quan di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử được xem là những buổi đi du lịch để chụp ảnh.

Đối với HS, các em cho rằng có một số nguyên nhân:

* 0.45% trong tổng số HS được khảo sát cho rằng nhà trường, GV, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức các HĐNK

* 90.71% trong tổng số HS được khảo sát cho rằng hình thức HĐNK còn đơn giản, thiếu tính sáng tạo

* 86.72% trong tổng số HS được khảo sát cho rằng nội dung HĐNK ít gắn liền với thực tiễn địa phương

* 33.30% trong tổng số HS được khảo sát cho rằng nhà trường chưa có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm ra nguyên nhân của hiện trạng HĐNK chưa được quan tâm đúng mức ở các trường phổ thông, cụ thể là một số nguyên nhân trực tiếp được khảo sát từ các cán bộ quản lí như sau:


120

98.7

100

97.4


80

70.5

60

40

20

12.8

0

Nhận thức của Nguồn kinh phí

giáo viên và học còn ít, cơ sở vật

sinh còn chưa cao chất chưa đầy đủ

Thái độ, ý thức Chương trình tham gia của học không bắt buộc sinh còn hạn chế hoạt động ngoại

khóa

Hình 2.5. Nguyên nhân HĐNK chưa lôi cuốn học sinh (nhà quản lý đánh giá)

Từ khảo sát trên cho thấy việc dẫn đến hiện trạng tổ chức các HĐNK như hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng đều gắn với việc tính chất đầu tư và tổ chức chưa hợp lí hoặc chưa đúng mức. Tính chất đầu tư xuất phát từ việc lập kế hoạch đến triển khai, thực hiện kế hoạch đó từ bước khởi đầu đến bước cuối là tổng kết, khen thưởng cũng có nhiều bất cập. Từ đó dẫn đến việc quản lí cũng như tổ chức các HĐNK không hiệu quả.


*

* *

Như vậy, ở Chương 2, qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của HĐNK Lịch sử ở trường THPT nói chung và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, chúng tôi đã làm sáng rõ mấy nội dung sau đây:

Thứ nhất, chỉ ra những cơ sở về lí luận cho HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, gồm: các khái niệm được sử dụng trong luận án, bản chất của đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử. Đặc trưng của việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT để thấy được sự khác biệt trong việc dạy học bộ môn Lịch sử so với các bộ môn khoa học khác. Phân tích những yêu cầu về đổi mới của giáo dục và đào tạo


nước ta hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó nhấn mạnh việc tăng cường tổ chức các HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông chính là một trong những nội dung đổi mới của ngành giáo dục và đào tạo hiện nay.

Thứ hai, phân tích và chỉ ra vai trò, vị trí, tầm quan trọng của HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, vai trò, vị trí đó được phân tích trên các yếu tố như kiến thức, kĩ năng và thái độ để từ đó khẳng định: HĐNK đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, đào tạo hình mẫu người thanh niên Việt Nam trong thời đại mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, trên cơ sở điều tra thực tiễn tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả phân tích thực trạng của việc tổ chức các HĐNK trong DHLS ở Nghệ An hiện nay, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại và hạn chế. Đó chính là những tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp đổi mới HĐNK Lịch sử ở chương 3 dưới đây.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí