Nhận Xét Chung Về Các Công Trình Đã Công Bố, Những Vấn Đề Luận Án Cần Kế Thừa Và Tiếp Tục Nghiên Cứu


thống nhất nước nhà ở miền Nam. Đây là những gợi mở rất quan trọng đối với chúng tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu các vấn đề liên quan đến HĐNK.

Trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2 (NXB GD, HN 1980), các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đã đề cập các hình thức tổ chức DHLS ở trường phổ thông, trong đó dành 2 chương XI và XII để giới thiệu về Công tác ngoại khóa của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Trong đó, tác giả tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông cả trên phương diện lí luận và thực tiễn, việc tổ chức các HĐNK“Không chỉ có tác dụng thiết thực trong việc củng cố, bổ sung kiến thức, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, mà còn hình thành ở HS ý thức công dân, góp phần giáo dục thẩm mỹ, thế giới quan khoa học”. Bên cạnh đó, các tác giả còn đề cập đến những nguyên tắc căn bản khi tổ chức HĐNK, như đảm bảo mục tiêu bộ môn, tránh phô trương, hình thức… , kèm theo là giới thiệu các hình thức HĐNK của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, như Đọc sách ngoại khóa, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan lịch sử, công tác ngoại khóa về lịch sử địa phương… Mỗi hình thức đều được các tác giả phân tích, lí giải, trình bày các biện pháp tiến hành và những ví dụ cụ thể. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh sự linh hoạt của HĐNK cả về nội dung và hình thức theo hai hướng chính: Làm phong phú, sâu sắc kiến thức lịch sử mà HS đã thu nhận trong bài học chính khoá, nhất là những vấn đề cơ bản như những sự kiện lớn, cơ bản, cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử...và những vấn đề về lịch sử địa phương. Tùy theo đặc trưng môn học, tùy theo đặc điểm nhận thức của HS, GV còn có thể tiến hành một số hình thức tổ chức dạy học bổ sung khác. Về cơ bản, các hình thức HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được đề cập ở trong giáo trình này đến nay vẫn được sử dụng tại các trường phổ thông, chỉ có biện pháp sư phạm để thực hiện là cần phải điều chỉnh đổi mới. Đây chính là cơ sở cho chúng tôi trong việc xác định vấn đề cần đổi mới trong HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay trong công trình nghiên cứu của mình.

Trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử (NXB GD, HN 1992), các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (được bổ sung, sửa chữa vào những năm 1998, 1999, 2000, 2001), tiếp tục bổ sung các quan điểm mới về phương pháp DHLS cả về lí luận và thực tiễn. Đối với HĐNK, giáo trình đã dành riêng một chương để


trình bày về HĐNK trong DHLS. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các giáo trình trước, các tác giả tiếp tục khẳng định vị trí, tác dụng của HĐNK đến việc giáo dục HS, góp phần phát triển toàn diện HS cả về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Về nội dung HĐNK, các tác giả nhấn mạnh: nội dung của HĐNK phải đáp ứng nhiệm vụ chung của trường phổ thông, phù hợp với thực tiễn đất nước cũng như hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Về hình thức tổ chức và cách tiến hành HĐNK, qua mỗi lần tái bản, công trình lại bổ sung thêm những cách tiến hành mới, phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới và trong nước, trong đó có các hình thức HĐNK cơ bản như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi, thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan lịch sử và một số hình thức khác. Nhìn chung, quan điểm về hình thức tổ chức HĐNK tuy không có nhiều thay đổi so với các công trình nghiên cứu trước đây, nhưng các tác giả đã có sự gia công thêm về biện pháp và cách tiến hành. Đây chính là những gợi mở cho chúng tôi khi nghiên cứu vấn đề đổi mới HĐNK hiện nay. Đó là, đổi mới không nhất thiết là thay đổi toàn bộ cái cũ, mà còn là kế thừa những hình thức cũ, nhưng vận dụng những biện pháp và cách làm mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì cũng như điều kiện cụ thể của từng trường, làm cơ sở để đổi mới nội dung và hình thức ngoại khóa theo yêu cầu đổi mới.

Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử của các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, tập 1, tập 2, NXB ĐHSP,HN 2002 (được tái bản sửa chữa, bổ sung vào các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014) tiếp tục kế thừa các công trình nghiên cứu về phương pháp DHLS trước đây và đã có sự điều chỉnh, bổ sung theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục, phù hợp với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật và bối cảnh đất nước. Trên cơ sở xác định đúng đắn nhiệm vụ của bộ môn trong giai đoạn mới, vấn đề tổ chức HĐNK đã được các tác giả bổ sung, đầy đủ và cập nhật hơn. HĐNK là một phần trong tập 2 của giáo trình, ở đó, điều có thể nhận thấy rõ nhất đó là, các tác giả không chỉ kế thừa các nghiên cứu trước đây mà còn đưa ra những thiết kế cụ thể về việc tổ chức HĐNK, giúp cho GV và HS có thể nắm bắt và triển khai hiệu quả hơn HĐNK trong thực tiễn.

Trong cuốn “Một số trò chơi lịch sử”của tác giả Lương Ninh (NXB GD, HN 1975), bên cạnh việc trình bày những quan điểm về HĐNK của các nhà nghiên cứu giáo dục học Xô Viết và nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức trò chơi trong DHLS, tác


giả đã dành toàn bộ phần thứ hai của cuốn sách “Tổ chức và hướng dẫn trò chơi” để trình bày những vấn đề cơ bản, những yêu cầu cần thiết trong việc tổ chức các trò chơi lịch sử trong dạy học. Tác giả đã đưa ra những hình thức tổ chức trò chơi rất cụ thể: Tổ chức“thi đấu” trong phạm vi một lớp, với sự tham gia của đại diện các tổ trong một giờ ngoại khóa. Tổ chức “thi đấu” trong phạm vi khối lớp, với sự tham gia của đại biểu các lớp trong ngoại khóa. Tổ chức cho HS “thi đấu” dưới hình thức “bài tập ở nhà”, hoặc tự chơi với nhau ngoài giờ học. Tổ chức chơi trong một buổi cắm trại hay tham quan ngoài trời. Tổ chức “Quán lịch sử” trong ngày hội lịch sử, ngày hội khoa học hay ngày hội truyền thống của trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Trong cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”, các bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Tùng, Trần Đức Minh (NXB ĐHQG, HN 1996) đã đề cập một số khía cạnh của HĐNK nhằm nâng cao chất lượng bài học lịch sử ở trường phổ thông ,như việc xây dựng và sử dụng phòng bộ môn trong DHLS, sử dụng tài liệu LSĐP, phát huy tính tích cực của HS trong DHLS... Những bài viết này đã làm phong phú thêm các biện pháp tổ chức HĐNK lịch sử ở trường phổ thông và xem đây như là một định hướng trong việc phát huy hiệu quả giáo dục bộ môn trong thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo hiện nay. Cũng trong cuốn sách này, nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến HĐNK đã được trình bày trong các báo cáo chuyên đề, như “Dạy học theo hướng rèn luyện cho HS tiếp cận lịch sử qua tư liệu”; “Xây dựng và sử dụng Phòng bộ môn trong dạy học lịch sử”; “Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”…Đây là những hình thức HĐNK truyền thống trong DHLS mà chúng tôi có thể kế thừa để triển khai trong công trình nghiên cứu của mình.

Nguyễn Thị Côi trong Bảo tàng lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học (NXB ĐHQG, HN 1998) nhấn mạnh vai trò của Bảo tàng lịch sử cách mạng trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, trong đó có nội dung giới thiệu các hình thức tham quan học tập tại bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng. Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất những đổi mới trong HĐNK tham quan lịch sử.

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 5

Kiều Thế Hưng trong Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường THPT, (NXB ĐHQG, HN 1999) đã trình bày khái quát về một số thao tác sư phạm cần thiết trong HĐNK, như cách vận động các em tham gia, cách lấy tư liệu


từ quần chúng, cách tổ chức HĐNK… Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa HĐNK của bộ môn Lịch sử với các sinh hoạt đoàn thể, văn hóa là ở chỗ, mục tiêu HĐNK phục vụ cho chương trình học, vì thế nội dung và hình thức tổ chức ngoại khóa phải mang tính chất giáo dục và phù hợp với yêu cầu cụ thể của DHLS. Tác giả khẳng định: HĐNK có thể tổ chức ngay trong lớp và ngoài lớp, cũng như những giờ học chính khoá không chỉ tiến hành trên lớp và có thể diễn ra tại thực địa - nơi xảy ra sự kiện lịch sử, trong bảo tàng, nhà truyền thống. Nhưng tác giả cũng chỉ ra rằng việc triển khai các HĐNK không được tiến hành một cách tùy tiện mà nó phải đúng với chương trình đã được quy định, đồng thời HĐNK không dừng ở chỗ giúp HS hiểu sâu về kiến thức mà còn vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Công trình Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Côi (NXB ĐHSP, HN 2006, tái bản bổ sung các năm 2008, 2009, 2011) đã khẳng định vai trò của HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT, là một trong các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả DHLS, làm phong phú, sâu sắc thêm kiến thức lịch sử, bổ sung thêm các vấn đề lịch sử địa phương… Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hình thức dạy học ở bảo tàng, thực địa, tham quan… Đây là những gợi mở quan trọng cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Phan Ngọc Liên (CB) trong công trình nghiên cứu Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (NXB ĐHSP HN, 2008), ở phần thứ hai: Đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học lịch sử và phần thứ ba: Tiếng nói từ các trường THPT, đã tập hợp được nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các GV trực tiếp đứng lớp, trực tiếp tham gia giảng dạy ở các trường phổ thông. Trong nghiên cứu về các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có HĐNK bộ môn, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được đề cập. Từ thực tiễn hoạt động, các tác giả đều thống nhất cho rằng việc tổ chức tốt HĐNK là một biện pháp để đổi mới hoạt động giáo dục lịch sử, tạo sự đam mê hứng thú học tập cho HS và qua đó đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Cuốn Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử (NXB ĐHSP, HN 2011) của tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn Mạnh Hưởng, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thế Bình, đã dành toàn bộ chương VIII trình bày về rèn luyện kĩ năng tổ chức các HĐNK, công tác công ích xã hội trong


DHLS và xây dựng phòng học bộ môn. Trên cơ sở kiến thức lí luận đã được trình bày trong giáo trình phương pháp DHLS, các tác giả đã phân tích khá chi tiết những nội dung tổ chức các HĐNK và công tác công ích xã hội trong DHLS, đặc biệt là những kĩ năng cần thiết để tiến hành tổ chức HĐNK và công ích xã hội trong thực tiễn. Đây thực sự là những kiến thức quan trọng, phục vụ cho công tác đào tạo GV lịch sử ở trường phổ thông. Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ ra vị trí, ý nghĩa của HĐNK trong dạy học, xem đó là sự cần thiết trong nguyên tắc học đi đôi với hành, gắn liền lí luận với thực tiễn. Đây là những gợi mở để chúng tôi đề xuất các biện pháp thực hiện đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử trong quá trình nghiên cứu của mình.

Ngoài ra, HĐNK bộ môn Lịch sử còn được các nhà nghiên cứu trình bày trong các công trình nghiên cứu chuyên khảo. Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên) và cộng sự, trong công trình Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 - Giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông” (NXB ĐHSP, HN 2014), đã giới thiệu chi tiết các hoạt động dạy học về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 trong môn Lịch sử ở trường phổ thông, trong đó có việc tổ chức các HĐNK về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ cũng như Tổ chức tham quan học tập tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam. Các tác giả đã gợi mở những định hướng đổi mới HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông, đã thiết kế chi tiết các HĐNK đối với chiến thắng Điện Biên Phủ từ các hoạt động đọc sách, thi tìm hiểu, kể chuyện, tham quan… Đây là nguồn tư liệu quý để chúng tôi xây dựng các HĐNK trong quá trình nghiên cứu của mình.

Bên cạnh đó, HĐNK bộ môn Lịch sử còn được đề cập trong các Hội thảo khoa học, trong đó đáng phải kể đến hai Hội thảo sau: “Hội thảo hiệu quả của HĐNK đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường phổ thông” do Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (2007). Trong hội thảo này, nhiều báo cáo đã khẳng định vai trò, vị trí của HĐNK trong nền giáo dục quốc dân, phân tích những hạn chế và đề ra những giải pháp cho việc triển khai các HĐNK trong trường học. Hội thảo Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông hiện nay do Trường ĐHSP HN tổ chức (2008), trong đó HĐNK bộ môn đã được đề cập như là một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Những bản tham luận tại các Hội thảo đã góp phần giúp chúng tôi có cái nhìn toàn


diện hơn về HĐNK cũng như làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị khi nghiên cứu về HĐNK nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng.

Vấn đề ngoại khóa lịch sử còn được đề cập nhiều trên các tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí dạy và học ngày nay… trong đó tiêu biểu là các bài viết sau: Thực hành bộ môn Lịch sử của tác giả Đặng Công Lộng, Trần Đức Minh, đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 6, 1994, trong đó các tác giả đã khẳng định: Lịch sử là một khoa học gắn liền với cuộc đấu tranh trong xã hội, có mục đích phục vụ các nhiệm vụ chính trị. Do đó, trong DHLS cần kết hợp học với hành thông qua các biện pháp thực hành bộ môn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện những năng lực độc lập, sáng tạo của HS.

Tống Giang Phúc, Bảo tàng lịch sử cách mạng với việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Tạp chí Giáo dục, Số 10, tr.33-46, 2005) đã giới thiệu việc sự dụng bảo tàng lịch sử trong DHLS hiện nay, xem đó là một trong những biện pháp đổi mới DHLS ở trường phổ thông.

Nguyễn Mạnh Hưởng trong bài Công nghệ thông tin và truyền thông với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Tạp chí Giáo dục, 2008, Số 185, tr.41-43), đã có những gợi mở trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào DHLS nói chung và HĐNK nói riêng.

Phạm Thị Ái Vân, Trò chơi lịch sử và vai trò của chúng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông(Tạp chí Giáo dục, Số 254, tr.37-39, 2011) đã giới thiệu những hình thức tổ chức trò chơi lịch sử trong DHLS nói chung và trong HĐNK nói riêng. Trong bài Hướng dẫn tổ chức dạ hội Lịch sử ở trường phổ thông (qua ví dụ về chiến thắng Điện Biên Phủ - 1954) (Tạp chí Dạy & học ngày nay, Số 9, tr.44-47, 2015) tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng bằng những kinh nghiệm thực tế của mình đã có những hướng dẫn chi tiết về cách thức tổ chức Dạ hội lịch sử ở trường phổ thông, đây là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi trong việc triển khai các HĐNK sau này.

Đặng Hoàng Sang, Sử dụng văn học dân gian trong hoạt động ngoại khóa phục vụ dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, (Tạp chí Dạy & học ngày nay, Số 9, tr.29-32, 2015) đã giới thiệu những biện pháp sử dụng văn học dân gian khi tiến hành HĐNK nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho HS.


HĐNK bộ môn Lịch sử còn là một đề tài nghiên cứu được nhiều học viên cao học, lựa chọn. Trong quá trình tiếp cận các nguồn tư liệu, chúng tôi đã tiếp xúc với khá nhiều các luận văn, có liên quan đến HĐNK bộ môn Lịch sử. Trong đó tiêu biểu là các công trình sau: Biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang của Trần Trung Kiên (luận văn tốt nghiệp cao học, ĐHSP HN năm 2010), Biện pháp quản lý HĐNK nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh các trường THPT thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Thị Hương (luận văn tốt nghiệp cao học ĐHSP HN năm 2011), Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT - chương trình chuẩn của Ngô Thị Vân (luận văn tốt nghiệp cao học, ĐHSP HN năm 2013), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án khi tiến hành bài ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT của Trần Thị Thanh Hoa (luận văn tốt nghiệp cao học ĐHSP HN năm 2014)… các nghiên cứu trên đã cung cấp thêm cho chúng tôi những gợi mở để giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra trong việc đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông.

1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án cần kế thừa và tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua nghiên cứu các tài liệu Giáo dục học, Tâm lý học, Lí luận dạy học nói chung và DHLS nói riêng, chúng tôi nhận thấy, HĐNK của bộ môn Lịch sử đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và đề cập trên nhiều phương diện, có thể rút ra một số nhận xét khái quát sâu đây:

Một là, HĐNK có một vị trí đặc biệt quan trọng, với tư cách đó là một phần không thể thiếu trong cấu thành quá trình dạy học ở trường phổ thông nói chung và DHLS nói riêng. Đây có thể nói là một trong những hình thức tổ chức dạy học kinh điển, có bề dày lịch sử lâu dài và luôn tác động tích cực tới việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là quá trình hình thành các kĩ năng, tình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS, nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ. Các tài liệu đã phân tích một cách có hệ thống việc cần thiết phải tổ chức các HĐNK trong quá trình dạy học nói chung và DHLS nói riêng, coi việc tổ chức HĐNK như là một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, góp phần hoàn thiện kĩ năng sống và khả năng tự sáng tạo, tự nghiên cứu cho HS.

Hai là, Các nhà nghiên cứu cũng đã giới thiệu, phân tích những hình thức


HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT như: đọc sách, kể chuyện, tham quan lịch sử, trò chơi lịch sử, xây dựng phòng học bộ môn... Đây là những hình thức tổ chức HĐNK cơ bản trong DHLS không chỉ ở thời điểm nghiên cứu mà đã được duy trì và phát triển từ xưa cho đến hiện nay. Bên cạnh đó, các công trình cũng chỉ ra những nguyên tắc, biện pháp tổ chức, cách thức vận dụng các hình thức ngoại khóa vào hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho bộ môn.

Ba là, mặc dù đã đề cập khá toàn diện đến HĐNK trong DHLS, liên quan đến tầm quan trọng, đến cơ sở Tâm lý học, Giáo dục học, cũng như nội dung và phương pháp triển khai HĐNK, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào đề cập và nghiên cứu một cách tập trung và chuyên biệt đến việc đổi mới HĐNK của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói chung và ở trường THPT nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện hoạt động giáo dục và đào tạo hiện nay. Đây cũng chính chính là cơ sở xuất phát, là yêu cầu và nhiệm vụ mà chúng tôi hướng tới trong đề tài này.

1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa

Mặc dù rất ít các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề đổi mới HĐNK trong DHLS, nhưng chúng tôi đã đã tìm thấy trong khối đồ sộ các công trình đã công bố những quan điểm, những tư liệu liên quan vô cùng quí báu và bổ ích cho luận án của mình:

Thứ nhất, dựa vào những nghiên cứu về vị trí, ý nghĩa của HĐNK trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông, luận án khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNK bộ môn Lịch sử cho HS các trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Coi đây là một trong những định hướng đổi mới việc dạy và học lịch sử hiện nay.

Thứ hai, những kết quả nghiên cứu của những nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử liên quan đến HĐNK lịch sử ở trường phổ thông, sẽ là cơ sở quan trọng cả về lí luận và thực tiễn giúp cho chúng tôi trong quá trình xác định nội dung, hình thức HĐNK theo yêu cầu đổi mới.

Thứ ba, Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của HĐNK trong DHLS, sẽ là cơ quan trọng, giúp chúng tôi định hình các biện pháp đổi mới trong tổ chức, triển khai HĐNK của bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và ở Nghệ An nói riêng, nhằm góp phần tích cực vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023