Dạ Hội Lịch Sử “Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Con Người”


Nhóm 3, Với tên gọi là nhóm Kỳ Sơn do bạn Vi Hải Yến làm nhóm trưởng, chủ đề mà các bạn được giao để chuẩn bị thuyết minh cho cả đoàn đó là “Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và giai đoạn hiện nay”.

Nhóm 4, Với tên gọi là nhóm Tương Dương do bạn Lương Thị Như Quỳnh làm nhóm trưởng, chủ đề mà các bạn được giao để chuẩn bị thuyết minh cho cả đoàn đó là “Quan hệ Việt Nam - Lào trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Nhóm 5, Với tên gọi là nhóm Quỳ Hợp do bạn Nguyễn Thị Tú Uyên làm nhóm trưởng, chủ đề mà các bạn được giao để chuẩn bị thuyết minh cho cả đoàn đó là “Những di vật của chiến sĩ - những giá trị vượt thời gian”.

Sau thời gian tập trung, ổn định tổ chức, Đoàn tiến hành dâng hương tại Đài tưởng niệm của Bảo tàng Quân khu IV và tham quan tự do xung quanh bảo tàng trong vòng 10 phút. Tiếp đó, theo sự phân công các nhóm sẽ lần lượt giới thiệu những nội dung mà nhóm mình được giao phụ trách. Điểm chung có thể nhận ra ở các nhóm đó chính là sự tự tin của các em khi thể hiện những kiến thức về lịch sử của quân và dân Quân khu IV, điều đó thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc của các nhóm trong quá trình chuẩn bị bài thuyết trình. Cụ thể:


Hình ảnh 3 6 Đoàn tiến hành dâng hương tại Bảo tàng Quân khu IV Nhóm 1 Với 1

Hình ảnh 3.6. Đoàn tiến hành dâng hương tại Bảo tàng Quân khu IV


Nhóm 1. Với chủ đề “Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quê hương Nghệ An và lực lượng vũ trang Quân khu IV”. Nhóm đã giới thiệu được cho các bạn HS những nét cơ bản nhất, những sự kiện điển hình nhất phản ánh tình cảm của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với LLVT và nhân dân Quân khu IV. Ví dụ như sự kiện Bác Hồ đến thăm Quân khu IV khi Người về thăm quê; hay những bức thư Người viết cho LLVT và nhân dân Quân khu IV…

Nhóm 2. Với chủ đề “Vị trí địa lý, Lịch sử vùng đất Quân khu IV và lực lượng vũ trang Quân khu IV trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp” đã giới thiệu được cho Đoàn về vị trí chiến lược của Quân khu IV gồm các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh – Bình – Trị - Thiên; là địa bàn chiến lược không chỉ của thời cận hiện đại mà cả trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc. Quân khu IV là hậu phương và cũng là tiền tuyến lớn của nhiều cuộc chiến tranh giữ nước, là nơi đóng góp sức người, sức của to lớn cho các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, phong trào nông dân Tây Sơn và nhiều cuộc kháng chiến khác. Quân khu IV cũng là quê hương của nhiều anh hùng giải phóng dân tộc, nhiều lãnh tụ kiệt xuất của các phong trào yêu nước và cũng là cái nôi của nền văn minh đất Việt, nơi có nhiều Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong suốt mỗi thời kì phát triển của lịch sử, quân khu IV đều có những nhân vật kiệt xuất và những đóng góp nhất định. Chúng ta có thể kể đến thời cận đại với phong trào Cần Vương mà điển hình là khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng, là những tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ, là những nhà tư tưởng lớn như Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, là những người cộng sản đầu tiên như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…Quân khu IV cũng là nơi nổ ra cuộc đấu tranh giai cấp “long trời lở đất” đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, là một trong những nơi giành chính quyền sớm của cả nước trong cách mạng tháng Tám, Quân khu IV cũng là hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cùng quân dân cả nước chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ và Chiến trường Lào….Tất cả đều được các em HS tái hiện qua những bài thuyết minh có chất lượng tốt, thể hiện kĩ năng sưu tầm, xử lý tư liệu của các em.

Nhóm 3. Với chủ đề là “Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và giai đoạn hiện nay”. Nhóm đã làm nổi bật được vị trí đặc biệt của Quân khu IV trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương, là nơi chứng kiến sự chia cắt của đất nước, cũng là nơi quân và dân ta


thể hiện khí thế anh hùng cách mạng, vượt qua mưa bom bão đạn, qua những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù để đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những hình ảnh, hiện vật đã nói lên tất cả, mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đều in đậm sự mất mát hi sinh nhưng rất đỗi kiên cường của quân và dân quân khu IV. Đó là Ngã Ba Đồng Lộc, là Truông Bồn, là Thành Cổ Quảng Trị, là Huế trong chiến dịch Mậu Thân, là sông Bến Hải, là cầu Hiền Lương, là Lam Sơn 719…tất cả đều in đậm trong mỗi lời thuyết minh của các bạn. Ngoài ra còn là những thành quả của Quân và dân Quân khu IV trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Hình ảnh 3 7 Học sinh đang trình bày phần Thuyết minh của mình tại Bảo tàng 2

Hình ảnh 3.7. Học sinh đang trình bày phần Thuyết minh của mình tại Bảo tàng

Nhóm 4. Với chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Lào trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã giới thiệu cho mọi người biết tình cảm gắn bó, keo sơn trên những chặng đường lịch sử.

Nhóm 5. Với chủ đề “Những di vật của chiến sĩ - những giá trị vượt thời gian”. Đã giới thiệu rất lắng đọng những di vật của các chiến sĩ để mỗi thành viên của Đoàn cảm nhận được cuộc sống của những người chiến sĩ, những thanh niên trong hai cuộc chiến tranh, của một thời hào hùng sôi nổi, đầy mất mát, đau


thương nhưng rất đỗi tự hào của những con người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Hình ảnh 3 8 Học sinh đang trình bày phần Thuyết minh của mình tại Bảo tàng 3

Hình ảnh 3.8. Học sinh đang trình bày phần Thuyết minh của mình tại Bảo tàng

Qua phần thuyết trình của các bạn, GV sử dụng kĩ thuật “321” để hướng dẫn tương tác giữa các nhóm với nhau. Qua đó làm sâu sắc thêm những kiến thức lịch sử mà các em đã được học ở trường THPT. Ví dụ như hiểu thêm về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ qua những hình ảnh chi viện của quân và dân Quân khu IV; hiểu thêm về Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xôviết Nghệ tĩnh qua những hình ảnh được trưng bày…

Cuối buổi, GV cùng cán bộ bảo tàng đưa ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động của các em, qua đó nêu lên những điểm được và những điều các em cần điều chỉnh. Về cơ bản, các nhóm thực nghiệm đã hoàn thành được những yêu cầu của bài thuyết minh tại bảo tàng. Theo Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoành thì đây là lần đầu tiên Bảo tàng Quân khu IV có 01 đơn vị tổ chức hoạt động trải nghiệm như thế này và anh cũng bày tỏ sự ngạc nhiên đối với những kiến thức lịch sử mà các em đã chuẩn bị, sự tự tin của các em trong trình bày. Anh cho rằng: “Là một người từng học lịch sử, biết về các HĐNK bộ môn lịch sử, nhưng đây là một hình thức mới, có nhiều ưu điểm đối với người học, có thể nhân rộng mô hình để triển khai trong thời gian tới ở các trường THPT khi đến tham quan học tập tại Bảo tàng Quân khu IV”. Em Vi Hải Yến là một trong những nhóm trưởng đã chia sẽ những khó khăn và lo lắng khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị bài thuyết trình cùng với cả nhóm, nhưng dưới sự gợi mở của GV


và sự cố gắng của các thành viên thì bài thuyết minh đã được chuẩn bị khá cơ bản. Đây là lần đầu tiên em đến với Bảo tàng Quân khu IV và qua việc học tập với sự chủ động của các em, em thấy mình hiểu vấn đề được trình bày rõ hơn là khi đi lắng nghe các anh chị thuyết minh trình bày.

Chúng tôi cũng dành những chia sẽ với Thầy Mai Văn Đạt, người đã có nhiều năm làm Phó Bí thư, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức các hoạt động tham quan cho HS, bản thân Thầy thấy được những ưu điểm của hình thức trải nghiệm này và mong muốn sẽ đề xuất được với Nhà trường cho triển khai hoạt động này một cách thường xuyên hơn.

4.3.2.3. Dạ hội lịch sử “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”

(Thực nghiệm cho HS khối 10, Trường THPT Lê Viết Thuật, tỉnh Nghệ An).

Do đặc thù ở lứa tuổi THPT, với những điều kiện phức tạp riêng của địa bàn, do đó, theo ý kiến của Ban Giám hiệu Nhà trường, việc tổ chức Dạ hội lịch sử sẽ được tổ chức vào ban ngày chứ không triển khai vào buổi tối như thường lệ. Ở đây, chúng tôi cùng với các GV bộ môn đã triển khai thiết kế hai giáo án tổ chức Dạ hội lịch sử với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”.

Chương trình 1 (Chương trình đối chứng). Tổ chức Dạ hội lịch sử theo hình thức truyền thống vẫn đang được các Trường THPT áp dụng khá phổ biến (Phụ lục 7b).

Chương trình 2 (Chương trình thực nghiệm). Tổ chức Dạ hội lịch sử với việc tích hợp các nội dung và hình thức HĐNK (Phụ lục 7a)

Hai Chương trình hoạt động này có những sự khác biệt cơ bản như sau:


TT

Tiêu chí

Đối chứng

Thực nghiệm


1


Kiến thức

Cung cấp thêm những kiến thức về những chặng đường hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc -

Hồ Chí Minh

Củng cố những kiến thức về những chặng đường hoạt động, vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc ta. Đồng thời bổ sung kiến thức, làm phong phú thêm hiểu biết của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh.

Kĩ năng

Giúp học sinh như

Phát triển các kĩ năng tự học, tái hiện sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.




tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử.

kiện, hiện tượng, nhân vật, tư duy xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, kĩ năng phân tích, đánh giá, thực hành bộ môn, kĩ năng tự học cho học sinh. Tạo không gian hoạt động học tập vui vẻ, thân thiện, giao lưu giữa các em, phát huy tính tích cực, tự tin, sáng tạo, độc lập, nâng cao nhận thức, trình độ

học tập của học sinh.


Thái độ

Hình thành sự kính trọng đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh và tự hào là quê

hương của Người.

Hình thành cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự khâm phục đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, tạo sự hào hứng cho việc học tập bộ môn Lịch sử.


Mục đích chung

Góp phần phát triển các năng lực về tư duy, tái hiện, đánh giá. Cung cấp cho các em những thông tin thêm về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó hình thành niềm kính trọng và biết ơn đối với Người

Góp phần phát triển năng lực môn học: Năng lực tái hiện, tư duy, đánh giá, Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, thực hành bộ môn. Hình thành các năng lực chung cho học sinh: Theo chương trình THPT mới thì 03 năng lực chung cho học sinh đó là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bồi dưỡng tư tưởng phẩm chất thái độ. Giúp cho các em thấy được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó hình thành ý thức và cách suy nghĩ, hành động, niềm tự hào là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, lập trường

chính trị vững vàng và khơi dậy thái độ





trách nhiệm của cá nhân với quê hương,

đất nước.


2

Công tác chuẩn bị

GV lên kịch bản và

chuẩn bị phim tư liệu, câu hỏi.

GV lên kịch bản, HS sẽ chuẩn bị các nội

dung thi, nội dung thuyết trình, trình chiếu và các hoạt động khác


3


Nội dung hoạt động

Dạ hội chỉ diễn ra qua các hoạt động như: Xem phim tư liệu, Khởi động, trò

chơi ô chữ

Dạ hội diễn ra với nhiều hoạt động: Xem phim tư liệu, phần giới thiệu, Khởi động, trò chơi ô chữ, nhận diện lịch sử dành cho khán giả và phần thi hùng biện


4

Vai trò của HS

Chủ yếu tham gia,

trả lời các câu hỏi GV đưa ra

Chủ động tìm kiếm tư liệu, xây dựng nội dung thi và chuẩn bị các phần thi

5

Tham gia của

khán giả

Không tham gia

Tham gia vào các trò chơi dành cho

khán giả


Trên cơ sở hai chương trình, chúng tôi đã triển khai thực nghiệm dạ hội lịch sử cho HS và tiến hành các phương pháp kiểm tra, đánh giá để đánh giá hoạt động thực nghiệm này. Nội dung các hoạt động thực nghiệm đã được chúng tôi nêu rõ trong phần phụ lục, ở đây chúng tôi chỉ nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động dạ hội lịch sử theo hướng tích hợp nhiều nội dung và hình thức HĐNK là hết sức cần thiết và đặc biệt có ý nghĩa đối với HS trong quá trình học tập nói chung và học tập bộ môn Lịch sử nói riêng.

Về tiến trình tổ chức. Ở Hoạt động thực nghiệm: Tiến trình thời gian của buổi dạ hội được tiến hành cụ thể như bảng sau:

Thời gian

Nội dung

Chuẩn bị

Ghi chú

07h-07h15

Tuyên bố lý do, giới

thiệu đại biểu

Bài khai mạc

Danh sách đại biểu

Dẫn chương trình

07h15-07h30

Phát biểu Khai mạc

Bài diễn văn khai mạc

của Hiệu trưởng

Ban tổ chức

07h30-8h00

Chiếu phim: “Hồ Chí

Phim tài liệu

Máy chiếu, âm



Minh - chân dung một

con người


thanh


08h-10h40

Hội thi Hồ Chí Minh - chân dung một con người”.

Chào hỏi

Các đội thi

Trình chiếu danh sách

các đội thi

Khởi động

Thăm bốc câu hỏi,

gói câu hỏi

Trình chiếu gói câu

hỏi

Văn nghệ

01 tiết mục

Đoàn trường

Trò chơi ô chữ

Ô chữ, các câu hỏi

Trình chiếu ô chữ

Dành cho khán giả

Câu hỏi, phần thưởng

Nhận diện lịch sử

Các hình ảnh, sự kiện

Trình chiếu

Văn nghệ

01 tiết mục

Đoàn trường

Hùng biện

Các đội thi

Máy chiếu, âm thanh

10h40-10h45

Tổng kết, trao giải

Giải thưởng, danh sách

Ở Hoạt động đối chứng: Tiến trình thời gian của buổi dạ hội được tiến hành cụ thể như bảng sau:

Thời gian

Nội dung

Chuẩn bị

Ghi chú

07h-07h15

Tuyên bố lý do, giới

thiệu đại biểu

Bài khai mạc

Danh sách đại biểu

Dẫn chương trình

07h15-07h30

Phát biểu Khai mạc

Bài diễn văn khai mạc

của Hiệu trưởng

Ban tổ chức


07h30-9h30

Hội thi Hồ Chí Minh - chân dung một con người”.

Chào hỏi

Các đội thi

Trình chiếu danh

sách các đội thi

Khởi động

Thăm bốc câu hỏi, gói

câu hỏi

Trình chiếu gói câu

hỏi

Văn nghệ

01 tiết mục

Đoàn trường

Trò chơi ô chữ

Ô chữ, các câu hỏi

Trình chiếu ô chữ

09h30-10h00

Tổng kết, trao giải

Giải thưởng, danh sách

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023