Khai Thác Triệt Để Ưu Thế Của Các Phương Tiện Truyền Thông Hiện Đại Trong Tổ Chức Các Hoạt Động Ngoại Khóa


- Tổ chức các chủ đề ngoại khóa về lịch sử

Các chủ đề lịch sử có thể tồn tại dưới dạng các buổi nói chuyện về những nội dung mà nhiều người đang quan tâm, hoặc các hội thảo, seminar, các chủ đề dài hạn được HS thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp, GV bộ môn Lịch sử có thể cho HS cùng nhau thảo luận về một vấn đề nào đó đang được nhiều người quan tâm, tạo điều kiện cho các em có khả năng trình bày trước tập thể, khả năng nghiên cứu sâu về một vấn đề, bồi dưỡng năng lực văn cho mình. Tổ chức cho HS tranh luận về các cách hiểu các vấn đề lịch sử gây nhiều tranh cãi hoặc cái nhìn trái chiều, trên cơ sở đó cho HS viết những bài thu hoạch ngắn để ghi lại những cách nhìn của các em.

Ví dụ: Trong Chương trình lớp 12, Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp, GV bộ môn Lịch sử có thể tổ chức Chuyên đề ngoại khóa về Biển Đông, tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh và từ đó làm cơ sở để đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình Biển Đông hiện nay trên các mặt: Chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông?, Những dấu mốc lịch sử của các cuộc tranh chấp trên biển Đông? Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta khi xử lý vấn đề Biển Đông? Trách nhiệm của thế hệ trẻ với vấn đề Biển Đông?. Chúng tôi dự kiến Chương trình của chuyên đề ngoại khóa với chủ đề “Biển Đông: Lịch sử và hiện tại” như sau:

Thứ nhất. Mục tiêu của hoạt động chủ đề:

+ Về kiến thức: Giúp HS củng cố, hoàn thiện hệ thống kiến thức về chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia, quá trình hình thành và phát triển của nước ta.

+ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, tự nghiên cứu, kĩ năng thuyết trình.

Thông qua đó phát triển những năng lực thực hành bộ môn

+ Về thái độ: Giáo dục HS truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, cách ứng xử trước những thông tin liên quan đến vấn đề Biển Đông, đặc biệt là nâng cao cảnh giác với các thế lực thù địch khi lợi dụng vấn đề Biển Đông để gây mất ổn định xã hội

Từ đó hình thành những năng lực tư duy như khả năng suy luận, lập luận, liên hệ quá khứ với hiện tại và tương lai, năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, các chính sách… Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tin vào Đảng và chính quyền trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Thứ hai, Giai đoạn chuẩn bị: Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV chủ nhiệm


các lớp, GV bộ môn Lịch sử thành lập Ban tổ chức, từ đó xác định rõ mục đích của việc tổ chức chuyên đề về vấn đề Biển Đông và có kế hoạch cụ thể, tập hợp, phân công các nhóm HS. Đây là một vấn đề nhạy cảm, do đó, bên cạnh sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu thì Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp, GV bộ môn Lịch sử cần có sự phân công GV hướng dẫn các nhóm HS sưu tầm tư liệu, bài viết và hình thành ý tưởng trình bày quan điểm của mình. GV các bộ môn sẽ tham gia cùng các nhóm HS để đóng vai trò thẩm định các tư liệu mà các em tìm được, những nguồn tư liệu về Biển Đông rất nhiều, đặc biệt trên mạng Internet vì thế cần có sự thẩm định về chuyên môn.

Đối với HS: Phân chia các em thành từng nhóm, sử dụng mô hình dạy học dự án để các em triển khai nhiệm vụ của mình

Lớp:…………………………………………………………..........……………….. Nhóm:…………………………………………………………………............…….

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM

Dự án: Những tài liệu về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông Thời gian thực hiện: 2 tuần

Danh sách các thành viên trong nhóm:

Các em tìm hiểu và thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1. Tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông Nhiệm vụ 2. Cuộc đấu tranh của quân và dân ta để bảo vệ chủ quyền trên biển Đông và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta khi xử lý vấn đề Biển Đông.

Nhiệm vụ 3. Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với vấn đề Biển Đông


Thứ ba. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề. Ban tổ chức có thể sử dụng Hội trường hoặc tổ chức trong lớp học. Trước khi bắt đầu buổi sinh hoạt chuyên đề, GV mời những Thầy Cô, những nhà nghiên cứu có uy tín tham gia Ban Giám khảo để có những nhận xét, đánh giá, những góp ý cho các em. Dựa trên kết quả sưu tầm của các em, GV cho các nhóm trưng bày các tranh ảnh, bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên Biển Đông, những hình ảnh lịch sử, những bằng chứng, văn kiện… có liên quan đến các xung đột trên biển Đông. Mỗi nhóm HS sẽ có 10- 15 phút trình bày kết quả sưu tầm, nghiên cứu của mình về vấn đề Biển Đông. Ban Giám khảo và khán giả theo dõi có thể có những câu hỏi dành cho các nhóm sau khi


phần trình bày của nhóm kết thúc. Đặc biệt, sau khi các nhóm trình bày xong, Ban tổ chức sẽ cho các nhóm bắt thăm nhóm bạn để ra câu hỏi lẫn nhau, tăng tính hấp dẫn, gay cấn và sôi nổi cho buổi sinh hoạt chuyên đề.

Ngoài ra, Ban tổ chức có thể chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm nhanh dành cho khán giả theo dõi buổi sinh hoạt chuyên đề.

Cuối buổi sinh hoạt, trước khi công bố giải thưởng, Ban Tổ chức sẽ mời một vị thành viên Ban Giám khảo có uy tín để vừa nhận xét phần trình bày, chuẩn bị của các em, vừa trao đổi thêm với các em về những vấn đề xung quanh Biển Đông để các em hiểu sâu sắc hơn.

Kết thúc buổi sinh hoạt, Ban chủ nhiệm CLB tổ chức họp, rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn.

- Tổ chức xem phim tư liệu lịch sử kết hợp với trao đổi, thảo luận

Các sự kiện lịch sử được tái hiện thông qua các đoạn phim, tư liệu là cách rất hiệu quả để đi vào tâm trí của HS một cách ấn tượng nhất. Việc xem phim, xem tư liệu lịch sử được tiến hành một cách định kì, đều đặn, trở thành niềm hứng thú đối với các em khi thường xuyên được tiếp cận với các kiến thức lịch sử ở một khía cạnh khác chứ không đơn thuần là các sự kiện, dữ kiện, dữ liệu trên giấy, trong các bài giảng trên lớp. Vì thế các em luôn có tâm thế tiếp nhận tốt hơn đối với các kiến thức lịch sử trên cơ sở tư liệu cũng như nắm vững hơn các kiến thức, tri thức lịch sử ở một khía cạnh khác.

Các tư liệu lịch sử có thể là các chứng tích còn lại, những tranh ảnh trong các buổi triển lãm, các dữ kiện, sử liệu được giữ lại đến thời điểm hiện tại để HS được tiếp xúc trực tiếp. Các bộ phim lịch sử có thể là phim tài liệu hoặc các bộ phim được xây dựng trên cơ sở lịch sử để HS có thể cảm nhận được phần nào diễn biến cũng như không khí của sự kiện lịch sử thông qua những hình ảnh, âm thanh, nhân vật được xây dựng. Các dữ liệu lịch sử được xây dựng dưới dạng các bộ phim lịch sử hay các tư liệu lịch sử là những bằng chứng chân thực (có sự kết hợp giữa hình ảnh, màu sắc, âm thanh,…) sẽ tác động mạnh mẽ đến các giác quan khác nhau của HS, khiến cho tri thức được khắc ghi một cách hiệu quả hơn. Các tư liệu lịch sử quý bên cạnh việc HS phải đi trực tiếp đến các nơi xảy ra sự kiện lịch sử đó, HS có thể tiếp xúc thông qua việc xem các tư liệu lịch sử ở các bộ phim cũng như các tư liệu thực tế được ghi lại, chụp lại hoặc thông qua các đoạn phim ngắn.


Địa điểm để Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp, GV bộ môn Lịch sử tổ chức các buổi xem phim, xem tư liệu lịch sử có thể là lớp học của các em hoặc trong các hội trường lớn với quy mô rộng hơn với việc sử dụng màn chiếu và các thiết bị công nghệ thông tin khác hỗ trợ. CLB có thể lựa chọn các thời điểm quan trọng là các dịp lễ, các dịp kỉ niệm hoặc có thể tổ chức định kì để HS tạo thói quen tích cực với hoạt động này. Để tổ chức các buổi xem phim, xem tư liệu lịch sử, Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp, GV bộ môn Lịch sử cần thông báo cho HS để các em có tâm thế chuẩn bị trước các nội dung liên quan trước khi xem.

Ví dụ. Đến dịp 12/9 hàng năm, Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp, GV bộ môn Lịch sử có thể tổ chức cho HS xem phim tư liệu lịch sử về Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bộ phim tư liệu Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở VHTT và Du lịch Nghệ An và Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh xây dựng. đã được tải lên trên các website: https://www.youtube.com/watch?v=bvcyg2EpGG4). Chúng tôi dự kiến Chương trình của buổi xem phim tư liệu Lịch sử sẽ diễn ra như sau:

Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị: Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với GV bộ môn lên kế hoạch, xác định mục đích của buổi chiếu phim và chuẩn bị các đoạn phim tư liệu, đồng thời các bài hát, các trò chơi có liên quan đến Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra HS và các phần quà ý nghĩa.

Thứ hai, tiến trình buổi xem phim. Sau phần ổn định tổ chức, dẫn chương trình sẽ mời đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường phát biểu khái quát về lịch sử của Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, khẳng định đây là cuộc tập dượt đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này. Tiếp đó, GV sẽ giới thiệu chung về quy định của buổi xem phim và lưu ý HS là sẽ có phần thảo luận sau khi kết thúc. Tiếp theo là phần chiếu phim. Kết thúc phim Ban tổ chức sẽ tổ chức các trò chơi. Như trò chơi kể chuyện lịch sử (Bạn hãy kể 01 câu chuyện liên quan đến Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh mà bạn biết?). Cuối cùng là phần thảo luận của các em liên quan đến Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh như nguyên nhân bùng nổ phong trào? Vai trò lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm? Liên hệ với thực tiễn…


Với hoạt động này, sẽ giúp HS:

- Về kiến thức: Củng cố, hoàn thiện hệ thống kiến thức cơ bản đã được học trong giờ nội khóa về Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nâng cao nhận thức của HS về phong trào cách mạng này.

- Về tư tưởng, thái độ: Hình thành tư tưởng yêu nước, tự hào truyền thống quê hương, căm ghét chủ nghĩa đế quốc thực dân

- Về kĩ năng: Phát triển tư duy lịch sử, kĩ năng lắng nghe, phân tích, tham gia các hoạt động tập thể.

Từ đó phát triển các năng lực nhận thức, năng lực thực hành bộ môn như năng lực so sánh, năng lực phân tích, khả năng tư duy logic một vấn đề. Hình thành phẩm chất đạo đức cho HS, biết trân trọng quá khứ và có trách nhiệm với hiện tại.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc xem phim kết hợp với thảo luận đã giúp các em ghi nhớ các sự kiện lịch sử tốt hơn. 95% các em được hỏi trả lời đúng nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh; có 70% các em hiểu và phân tích được nguyên nhân vì sao xem phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc tập dượt đầu tên cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này… Những kết quả thực nghiệm đã cho thấy vai trò của CLB sử học trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để CLB thực sự có hiệu quả thì người GV cần có những biện pháp tổ chức phù hợp, thường xuyên suy nghĩ, trăn trở về những chủ đề hoạt động, những kế hoạch hoạt động cho CLB… sao cho việc dạy và học lịch sử đáp ứng được mong đợi của xã hội.

3.3.2. Khai thác triệt để ưu thế của các phương tiện truyền thông hiện đại trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Như trên đã nói, các phương tiện truyền thông hiện đại có vai trò rất quan và được coi như một trong những biện pháp không thể thiếu trong tiến hành đổi mới các HĐNK. Việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại có thể được thực hiện theo những nội dung chủ yếu sau đây:

3.3.2.1. Tổ chức nghe kể chuyện trực tuyến hoặc qua Clip kể chuyện.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngoài nghe kể chuyện và nói chuyện trực tiếp, GV có thể tổ chức để HS nghe kể chuyện và nói chuyện lịch sử qua hình thức trực tuyến. Với hình thức này, người nói chuyện, kể chuyện, không nhất thiết phải có mặt trực tiếp trước HS, mà có thể nói chuyện qua mạng trực tuyến. Điều này


khắc phục được rất nhiều khó khăn mà trước đây không thực hiện được.

Ngoài trực tuyến, có thể cho HS nghe kể chuyện và nói chuyện qua các Clip do GV sưu tầm. Ví dụ nghe kể chuyện, nói chuyện về Bác Hồ qua các Clip nói chuyện của GS. Hoàng Chí Bảo, nghe kể chuyện về Thành cổ Quảng Trị qua Clip kể chuyện của những cựu chiến binh Thành cổ....

Việc sử dụng hình thức kể chuyện qua clip, hoặc qua trực tuyến là một hình thức mới trong HĐNK, khi biết ứng dụng những thành tựu của cách mạng KHKT vào dạy học, tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây đó là phải làm thế nào để HS có thể được hoạt động, được tư duy, được suy nghĩ khi sử dụng hình thức kể chuyện này. Theo chúng tôi, có một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, GV có thể giao HS về sưu tầm các clip về các câu chuyện theo từng chủ đề cho trước, và vào từng buổi sinh hoạt hoặc tiết học có nội dung liên quan đến các câu chuyện đó thì nhóm HS đó có trách nhiệm giới thiệu cho cả lớp biết về câu chuyện và những phân tích, đánh giá quanh câu chuyện đó.

Thứ hai, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm các clip kể chuyện theo một chủ đề cho trước, sau đó các nhóm HS sẽ chiếu các câu chuyện và phân tích mối quan hệ giữa các câu chuyện lịch sử đó. Ví dụ: Các clip kể chuyện về Chiến dịch Điện Biên Phủ, HS sẽ phải không chỉ sưu tầm 1 câu chuyện mà nhiều câu chuyện, sắp xếp các câu chuyện theo logic của mình, để thành một bài thuyết trình về Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Clip kể chuyện lịch sử Thứ ba GV có thể chuẩn bị các clip về các câu 1Clip kể chuyện lịch sử Thứ ba GV có thể chuẩn bị các clip về các câu 2

Clip kể chuyện lịch sử

Thứ ba, GV có thể chuẩn bị các clip về các câu chuyện lịch sử, sau đó đưa ra các nhiệm vụ mà HS sẽ phải thực hiện sau khi xem xong các clip này. Ví dụ: Từ câu chuyện về Bác Hồ, em có suy nghĩ gì về cuộc đời hoạt động của Người và liên


hệ với thực tiễn hiện nay.

Như vậy, với những giải pháp trên, chúng ta có thể triển khai tốt hình thức HĐNK này một cách có hiệu quả và thu hút được sự tham gia tích cực của HS, đáp ứng mục tiêu dạy học bộ môn.

3.3.2.2. Tổ chức các “Hoạt động tham quan ảo”

Tham quan tại chỗ hay hình thức tham quan di tích ảo là một hình thức tham quan mới, việc triển khai hình thức này vừa có tác dụng giới thiệu cho HS về các di tích lịch sử, văn hóa, vừa tiết kiệm được chi phí và công tác tổ chức, tránh được nhiều rủi ro khi đưa HS đi tham quan trực tiếp. Nhưng điểm hạn chế của hình thức này chính là việc GV cần có những biện pháp để phát huy được tính tích cực của HS trong quá trình tham quan tại chỗ. Do đó, khi triển khai việc cho HS tham quan, GV cần nêu lên những tình huống có vấn đề để HS lưu ý, tìm câu trả lời từ quá trình tham quan đó để trao đổi, thảo luận sau khi kết thúc tham quan.

Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, thay cho việc phải đưa HS tới các di tích ở quá xa, đặc biệt là các di tích lịch sử ở nước ngoài, chúng ta có thể sưu tầm, tập hợp và xây dựng những cuốn phim 3D về một di tích nào đó. HS có thể ngồi tại lớp để “tham quan” các di tích đó qua màn ảnh nhỏ. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được và sẽ mang lại cho HS những trải nghiệm mới. Nó cũng giống như xem bóng đá trên sân vận động và xem qua màn ảnh nhỏ. Việc thực hiện phương pháp này sẽ xóa nhòa những khoảng cách lớn về địa lý, một trong những khó khăn lớn, nhiều khi là bất khả kháng đối với dạy học trước đây.

Để phát huy tính tích cực của HS trong việc triển khai tham quan tại chỗ, GV có thể phân công các nhóm sưu tầm, tập hợp hoặc xây dựng các bộ phim 3D về một di tích nào đó, và đặt ra yêu cầu là trong buổi sinh hoạt lớp, các nhóm phải lên vừa chiếu phim về di tích lịch sử cho cả lớp xem, nhưng đồng thời nhóm phải tự thuyết minh về di tích để cho cả lớp nghe và biết về di tích đó. Sau khi nghe các nhóm thuyết minh xong thì các nhóm cần góp ý, đánh giá lẫn nhau và GV rút ra nhận xét cho mỗi nhóm.

Ví dụ: Trong chương trình Lịch sử lớp 10, GV có thể tổ chức một buổi chiếu phim về cuộc sống của con người thời cổ đại, cũng như những thành tựu văn minh thời cổ đại. Ví dụ bộ phim Bí mật Ai cập cổ đại, hoặc bộ phim về 7 kỳ quan thế


giới thời cổ đại. Ngoài ra, có một số chủ đề tham quan mà GV có thể triển khai cho HS các lớp ở trường THPT chuẩn bị và thuyết minh như:

Tổ chức “tham quan Kim Tự Tháp”

Tổ chức “tham quan các Địa đạo ở Việt Nam”

Tổ chức “tham quan Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Tổ chức “tham quan Di tích lịch sử Côn Đảo”

Tổ chức “tham quan Di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc”

Tổ chức “tham quan Di tích lịch sử Điện Biên Phủ”

Tổ chức “tham quan Biển đảo của tổ quốc”... Dưới đây là một số ví dụ:

“Tham quan” Kim Tự Tháp qua hình ảnh (30 bức ảnh hoặc video).


Số ví dụ ☼ Tham quan Kim Tự Tháp qua hình ảnh 30 bức ảnh hoặc video 3


Số ví dụ ☼ Tham quan Kim Tự Tháp qua hình ảnh 30 bức ảnh hoặc video 4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023