Các Kĩ Năng Được Hình Thành Qua Hoạt Động Ngoại Khóa Lịch Sử


Như vậy, chúng ta có thể thấy trong chương trình của hai hoạt động đã thể hiện sự khác biệt. Ở hoạt động thực nghiệm, dạ hội đã được triển khai dưới góc độ tích hợp các hình thức HĐNK như: xem phim, trò chơi, Hội thi, Kể chuyện…. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển toàn diện kĩ năng cho các em. Khi các em tham gia dạ hội, không đơn thuần là một chương trình văn nghệ hay sân khấu hóa lịch sử mà dạ hội là nơi các em có thể thu nhận kiến thức lịch sử từ nhiều nguồn, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện và phát triển kĩ năng cho cá nhân.

Ở đây, chúng tôi đã cho các em tự lựa chọn đội thi, lựa chọn nội dung phần hùng biện, lựa chọn hình thức chào hỏi. Tính chủ động đã được trao cho các em, người GV chỉ đóng vai trò là định hướng và gợi mở khi các em gặp những khó khăn trong quá trình chuẩn bị. Đây là điều hoàn toàn khác so với các hoạt động dạ hội mà trường THPT Lê Viết Thuật đã triển khai cũng như khác với quan điểm về dạ hội lịch sử mà nhiều GV vẫn đang hiểu.

Ngoài ra, các công tác chuẩn bị, công tác tập luyện, các em HS đều là những người chủ động triển khai, từ MC chương trình đến kĩ thuật viên trình chiếu…tất cả đều được các em HS thực hiện một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Từ hoạt động này, nhiều GV đã phải thay đổi cách nhìn về năng lực của HS hiện nay.

Ở hoạt động đối chứng, chúng tôi tiến hành theo cách thông thường, mức độ thu hút và sự tham gia của HS giảm đi một cách rõ nét, điều đó được thể hiện qua các số liệu thống kê mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.

4.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

4.4.1. Phương pháp đánh giá

Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dựa trên kết quả đánh giá về mặt định tính và định lượng

+ Đánh giá về mặt định tính

Từ các nguồn thông tin mà chúng tôi thu thập được qua khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, trao đổi, quan sát, ghi chép, thực nghiệm (thực nghiệm từng phần và thực nghiệm toàn phần) để đưa ra các các kết luận có căn cứ khoa học, khách quan.

Ở đây, tiêu chí đánh giá được đưa ra gồm: Nhận thức về HĐNK bộ môn Lịch sử, Nội dung HĐNK, kiến thức, kĩ năng và thái độ được hình thành ở HS sau khi triển khai các HĐNK tại các trường THPT của tỉnh Nghệ An


+ Đánh giá về mặt định lượng3.

Nhằm đánh giá kết quả thực nghiệm, đặc biệt là thực nghiệm toàn phần, chúng tôi sử dụng toán học thống kê cùng sự hỗ trợ của phần mềm xử lý thống kê số liệu SPSS để thống kê và tính toán kết quả thực nghiệm.

Trong đó, chúng ta xây dựng giả thuyết H0 đó là: Việc áp dụng phương pháp mới không làm thay đổi kết quả học tập của HS. Từ kết quả điều tra ở hai hoạt động TNSP toàn phần, chúng ta sẽ tính toán:

Tỉ lệ phần trăm: Mục đích là để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

* Tính trung bình cộng: Mục đích so sánh và đánh giá mức độ điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Việc tính trung bình cộng được mô tả qua công thức dưới đây:

X 1

n

n

i1

fi xi

Trong đó: X là giá trị trung bình cộng f là số học sinh

xi là giá trị điểm số fi là tần số của xi

Độ lệch tiêu chuẩn S: Độ lệch chuẩn phản ánh sự sai lệch hay dao động, phân tán của các số liệu xung quanh giá trị trung bình cộng giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, nhóm nào có độ lệch chuẩn nhỏ hơn thì nhóm đó có kết quả cao hơn:

Công thức được tính:


fi (xi x)2 n 1

S


Trong đó: S là độ lệch chuẩn

xi là giá trị điểm số


X là giá trị trung bình cộng

n là tổng số HS tham gia của mỗi nhóm fi là tần số của xi


3 Nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành thống kê định lượng được trình bày trong cuốn Giáo trình

“Statistics for the behavioral sciences (9e)” của Frederick J Gravetter, Larry B. Wallnau.


Hệ số biến thiên V: Nhằm so sánh mức độ phân tán của các số liệu thu được từ thực nghiệm. V càng nhỏ chứng tỏ số liệu thu được khá tập trung và ngược lại. V được tính theo công thức.

V s.100

x

S 2S 2

n1 n2

12

Đại lượng kiểm định t: Nhằm kiểm tra sự khác nhau của giá trị trung bình, xem sự khác nhau giữa các giá trị điểm trung bình cộng chênh lệch của hai lớp thực nghiệm và đối chứng có ý nghĩa hay không. Chúng tôi sử dụng phép thử này để kiểm nghiệm hiệu quả của việc tổ chức các HĐNK Lịch sử ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nếu td > tα thì sự khác nhau giữa x1, x2 là có ý nghĩa và ngược lại. Đại lượng này được tính theo công thức:

td

x1 x2


Trong đó:

Td là giá trị của phép thử t - Student

x1, x2 là các trung bình cộng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

𝑆2, 𝑆2 là độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC)

1 2

n1, n2 là số HS của nhóm TN và nhóm ĐC

Với giá trị tới hạn của t là tα (chọn α = 0,05 theo bảng phân phối Student) với bậc tự do f:

f 1

c2 n1 1

(1c)2

n2 1

Để có sự chính xác về kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng bảng phân phối Student như sau:

K: Bậc tự do; k = n1 + n2 - 2

- P(Tk > t) = P: Kiểm định một hướng

- P(Tk > t hoặc Tk < -t) = P: Kiểm định hai hướng (P là mức xác định được thể hiện)



k

P


0,10

0,05

0,025

0,01

0,005

0,001

1 hướng

0,20

0,10

0,05

0,02

0,01

0,002

2 hướng

1

3,078

6,314

12,706

31,821

63,821

318,313


2

1,886

2,920

4,303

6,965

9,925

22,327


3

1,638

2,353

3,812

4,541

5,814

10,215


4

1,533

2,132

2,776

3,747

4,604

7,173


5

1,476

2,015

2,571

3,365

4,032

5,893


6

1,440

1,943

2,447

3,143

3,707

5,208


7

1,415

1,895

2,365

2,998

3,499

4,785


8

1,397

1,860

2,306

2,896

3,355

4,501


9

1,383

1,833

2,262

2,821

3,250

4,297


10

1,372

1,812

2,228

2,764

3,169

4,144


11

1,363

1,796

2,201

2,718

3,106

4,025


12

1,356

1,782

2,179

2,681

3,055

3,930


13

1,350

1,771

2,160

2,650

3,012

3,852


14

1,345

1,761

2,145

2,624

2,977

3,787


15

1,341

1,753

2,131

2,602

2,947

3,733


16

1,337

1,746

2,120

2,583

2,921

3,686


17

1,333

1,740

2,110

2,567

2,898

3,646


18

1,330

1,734

2,101

2,552

2,878

3,611


19

1,328

1,729

2,093

2,539

2,861

3,579


20

1,325

1,725

2,086

2,528

2,845

3,552


21

1,323

1,721

2,080

2,518

2,831

3,527


22

1,321

1,717

2,074

2,508

2,819

3,505


23

1,319

1,714

2,069

2,500

2,807

3,485


24

1,318

1,711

2,064

2,492

2,797

3,467


25

1,316

1,708

2,060

2,485

2,787

3,450


26

1,315

1,706

2,056

2,479

2,779

3,435


27

1,314

1,703

2,052

2,473

2,771

3,421


28

1,313

1,701

2,048

2,467

2,763

3,408


29

1,311

1,699

2,045

2,462

2,756

3,396


30

1,310

1,697

2,042

2,457

2,750

3,385


40

1,303

1,684

2,021

2,423

2,704

3,307


60

1,296

1,671

2,000

2,390

2,660

3,232


120

1,289

1,658

1,980

2,358

2,617

3,160


1,282

1,645

1,960

2,326

2,576

3,090


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 19


Trong suốt một thời gian dài, được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, tác giả đã tham gia nêu ý tưởng cùng xây dựng kế hoạch thực nghiệm từng phần và thực nghiệm toàn phần ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ phía GV, HS và nhà quản lý để làm cơ sở cho những đánh giá của mình.

4.4.2. Kết quả thực nghiệm

4.4.2.1. Kết quả định tính

Từ ý kiến phản hồi của các nhà quản lý, HS và GV các trường THPT mà đã tiến hành thực nghiệm từng phần và toàn phần chúng tôi rút ra được những kết quả như sau:

Thứ nhất, Về việc áp dụng những hình thức đổi mới các HĐNK mà luận án đã nêu. Quá trình triển khai thực nghiệm, chúng tôi đã tuân thủ các biện pháp đổi mới cách thức tổ chức các HĐNK như việc ứng dụng công nghệ thông tin (cuộc thi Rung chuông vàng...) hay phát huy tính cực của HS trong quá trình triển khai HĐNK (có ở tất cả các HĐNK đã triển khai).

Thứ hai, Về nhận thức của GV và HS khi tham gia các HĐNK. Từ thực tiễn tham gia tổ chức và trực tiếp tham gia HĐNK, kết quả các ý kiến cho thấy: nhận thức của GV và HS về tính cần thiết của HĐNK đã được nâng lên một cách rõ rệt.

Thứ ba. Về nội dung của HĐNK: phù hợp với kiến thức mà HS đã được học trong giờ chính khóa, đảm bảo HS vận dụng tốt những kiến thức của chương trình chính khoá vào thực tiễn. Có 92% GV được hỏi đánh giá cao tính khoa học, hợp lý của các câu hỏi trong các buổi dạ hội lịch sử, cuộc thi rung chuông vàng... các câu hỏi được GV đánh giá là vừa sức, toàn diện, góp phần phát huy tính tích cực của HS. Về phía HS: Có 92.5% số HS được hỏi cho rằng các câu hỏi trong các cuộc thi cũng như việc triển khai giao đề tài cho HS về sưu tầm tư liệu là việc làm vừa sức với HS, câu hỏi nằm trong chương trình THPT, đảm bảo tính toàn diện của các lĩnh vực.


Bảng 4.1. Nội dung các hoạt động ngoại khóa lịch sử


Nội dung

Số phiếu

Tỷ lệ %

Câu hỏi nằm trong chương trình học

62

92.5

Câu hỏi không nằm trong chương trình học

5

7.5

Tổng

67

100,0

Thứ tư. Về ý nghĩa của các HĐNK. Qua việc triển khai các HĐNK, 93% GV được hỏi ý kiến cho rằng việc tham gia các HĐNK sẽ làm cho HS nắm chắc hơn các kiến thức lịch sử đã được học, điều này thể hiện qua việc kiểm tra nhanh các cổ động viên tham gia cỗ vũ cho các đội thi cũng như chất lượng trả lời các câu hỏi của các thành viên tham gia đội thi. Nhiều Thầy Cô giáo lãnh đạo các trường THPT phải ghi nhận sự sáng tạo của HS qua các HĐNK như việc tổ chức thi rung chuông vàng, hay tổ chức hội thi chuyên đề về Chiến thắng Điện Biên Phủ...

Đối với HS. Các em tham gia vào HĐNK rất nhiệt tình. Trong các buổi do nhóm tự tổ chức, các thành viên của nhóm đều có mặt đầy đủ. Từ các buổi HĐNK, với việc trực tiếp chuẩn bị và tham gia, các em có điều kiện ôn tập kiến thức lịch sử và nắm chắc hơn, thấy việc học tập lịch sử thú vị hơn những gì các em vẫn suy nghĩ. Đa số HS được hỏi cho rằng việc tổ chức thường xuyên các HĐNK sẽ làm cho việc học tập lịch sử trở nên bớt khô khan, cứng nhắc và thu hút đông đảo HS tham gia hơn. Sau buổi ngoại khoá, nhiều HS thể hiện mong muốn được tiếp tục trải nghiệm những HĐNK tương tự như vậy ở trường THPT đồng thời thể hiện việc tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích bên cạnh những chương trình chính khoá các em được học. Về kĩ năng: Việc tham gia các HĐNK sẽ góp phần nâng cao các kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, kĩ năng thuyết trình, rèn luyện tính

tự tin cho các em HS.

Bảng 4.2. Các kĩ năng được hình thành qua hoạt động ngoại khóa lịch sử


STT

Các kĩ năng

Không

1

Kĩ năng thuyết trình

88.2

11.8

2

Kĩ năng hoạt động nhóm

91.3

8.7

3

Kĩ năng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu

92.5

7.5

4

Rèn luyện năng lực thực hành

94.3

5.7

5

Rèn luyện tính tự tin

95.4

4.6


Từ bảng 4.2, khi chúng ta so sánh với kết quả điều tra thực tiễn mà chúng tôi đã triển khai trước khi tiến hành thực nghiệm có thể thấy sự thay đổi về nhận thức và việc hình thành các kĩ năng cho HS khi tham gia các HĐNK, nếu như trước đây có 47.58% trả lời là HĐNK giúp hình thành thái độ và năng lực làm việc theo nhóm thì sau khi tham gia các HĐNK có 91.3% trả lời HĐNK giúp hình thành thái độ và năng lực làm việc theo nhóm. Hay như trước đây có 46.64% trả lời là HĐNK giúp rèn luyện năng lực thực hành cho HS thì sau khi triển khai các HĐNK, có 94.3% khẳng định HĐNK sẽ góp phần rèn luyện năng lực thực hành cho HS.

Về tinh thần thái độ: Việc tham gia các HĐNK đã có tác động đến tinh thần, thái độ của HS đối với đất nước, quê hương, dân tộc và bản thân mình. Nếu như trước đây có 54.37% trả lời là HĐNK có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS thì qua quá trình triển khai các HĐNK, kết quả điều tra cho thấy có 91.2% trả lời là HĐNK có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS. Cụ thể: qua các hoạt động như Tham quan đền, chùa Gám, Kể chuyện lịch sử về Di tích Truông Bồn, những câu chuyện về các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc... đã giúp các em tự hào về quê hương, thấy được những giá trị của hòa bình, biết sống tốt hơn, nỗ lực hơn, có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình.

4.4.2.2. Kết quả định lượng

Từ kết quả làm bài kiểm tra của HS ở lớp đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN), chúng tôi xếp HS thành các loại: giỏi (9 -10 điểm), khá (7- 8 điểm), trung bình (5 - 6 điểm), yếu (dưới 5 điểm). Qua hai HĐNK được tiến hành thực nghiệm toàn phần, chúng tôi đã cho tiến hành kiểm tra HS, phỏng vấn GV và nhà quản lý, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá các số liệu như sau:

Bảng 4.3. Điểm trung bình chung của học sinh ở các hoạt động ngoại khóa



Hoạt động trải nghiệm


Nhóm


Sĩ số

Điểm trung bình

Hoạt động tham quan, trải nghiệm tại

Bảo tàng Quân khu IV

TN

85

7,32

ĐC

86

6,64

Hoạt động Dạ hội lịch sử

TN

105

7,49

ĐC

106

6,68


Cũng trong các kết quả trên cho thấy tỉ lệ điểm khá giỏi của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Ngược lại, tỉ lệ điểm trung bình và yếu ở lớp TN thấp hơn lớp ĐC. Cụ thể như ở bảng sau:

Bảng 4.4. Phân bố điểm của học sinh ở các hoạt động ngoại khóa



Lớp

Hoạt động tham quan, trải nghiệm tại

Bảo tàng Quân khu IV

Hoạt động Dạ hội lịch sử

Y-TB

K-G

Y-TB

K-G

TN

25,9

74,1

19

81

ĐC

45,3

54,7

42,4

57,6

Từ các kết quả trên cho phép chúng ta khẳng định rằng việc tổ chức các HĐNK với những biện pháp đổi mới mà tác giả đã đề xuất ở chương 3 có hiệu quả hơn so với những HĐNK đang được tổ chức theo mô hình cũ. Hiệu quả này được thể hiện qua định tính như: những chia sẻ, trao đổi, những cảm nhận về sự hứng thú của HS mà còn được kiểm chứng bằng các phép thử, đối chiếu thực tế mà kết quả HS đạt điểm khá giỏi và hạn chế HS có điểm yếu và trung bình của lớp TN. Ngoài các chỉ số tổng thể, các chỉ số cụ thể cũng đồng thời phản ánh kết quả, cụ thể:

- S (độ lệch chuẩn) và V (hệ số biến thiên) của lớp TN luôn nhỏ hơn so với lớp ĐC. Đây là giá trị cho thấy độ phân tán của các điểm số quanh giá trị trung bình của lớp TN ít hơn so với lớp ĐC.

- td (giá trị của phép thử t - Student) bao giờ cũng lớn hơn tα (giá trị tới hạn của t tại ngưỡng tin cậy 95% - tra giá trị bảng phân phối Student. Điều này chứng tỏ phép thử có ý nghĩa, nói cách khác việc tổ chức các HĐNK theo những biện pháp đổi mới đã mang lại hiệu quả về mặt thực tiễn

Từ kết quả bài kiểm tra ta dựng được bảng phổ điểm như bảng 4.5 và tìm được giá trị trung bình (X), giá trị độ lệch chuẩn (S), ta thực hiện tính theo công thức thức tính được td và so sánh td với tα, ta luôn thấy td > tα đó, sự khác biệt điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở từng trường hay xét tổng hợp tất cả các trường là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí