Điểm Kiểm Tra Kết Quả Sau Hoạt Động Ngoại Khóa: Tham Quan, Trải Nghiệm Tại Bảo Tàng Quân Khu Iv


Bảng 4.5. Điểm kiểm tra kết quả sau hoạt động ngoại khóa: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV

Nhóm

Sĩ số

Điểm kiểm tra


X

S

td

tα

4

5

6

7

8

9

10



TN

85

0

6

16

28

20

10

5

7,32

1,27

3,36

1,96

ĐC

86

4

16

19

23

18

4

2

6,64

1,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An - 20

Bảng 4.6. Tỉ lệ kết quả sau hoạt động ngoại khóa: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV

Nhóm

Sĩ số


Xếp loại

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

Thực nghiệm

85

SL

0

22

48

15

%

0

25,9

56,5

17,6

Đối chứng

86

SL

4

35

41

6

%

4,6

40,7

47,7

7

Bảng 4 7 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra sau hoạt động ngoại khóa 1

Bảng 4.7. Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra sau hoạt động ngoại khóa: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV

Nhóm

N

Tham số


𝐗

S

V

td

tα

TN

85

7,32

1,27

17,35

3.36

1,96

ĐC

86

6,64

1,37

20,63


Kết quả thực nghiệm Tham quan, trải nghiệm


56.5

60 47.7

50

40 25.9

30 17.6

20 10.7

4.6 7

10 0

0

Yếu Trung bình Khá Giỏi

Xếp loại


Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Tỷ lệ %

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm HĐNK: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV (Bài số 1)


Bảng 4.8. Điểm kiểm tra Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử


Lớp

Sĩ số

Điểm kiểm tra


𝐗

S

td

tα

4

5

6

7

8

9

10

TN

105

0

5

15

34

31

15

5

7,49

1,19

4,70

1,96

ĐC

106

5

16

24

33

21

5

2

6,68

1,31

Bảng 4.9. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử”


Hoạt động trải nghiệm


Lớp

Sĩ số


Xếp loại

Yếu

Trung

bình

Khá

Giỏi

Dạ hội lịch sử “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”

TN

105

SL

0

20

65

20

%

0

19

62

19

ĐC

106

SL

5

40

54

7

%

4,7

37,7

50,6

6,7

Bảng 4 10 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra Hoạt động thực nghiệm 2

Bảng 4.10. Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử”

Lớp

N

Tham số


𝐗

S

V

td

tα

TN

105

7,49

1,19

15,88

4,70

1,96

ĐC

106

6,68

1,31

19,61


Kết quả thực nghiệm Hoạt động Dạ hội Lịch sử


70 62

60 50.6

50 37.7

40

30 19 19

20 4.2 6.7

10 0

0

Yếu Trung bình Khá Giỏi

Xếp loại


Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Tỷ lệ %

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện kết quả Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử”


4.5. Nhận xét chung về thực nghiệm sư phạm

Qua việc triển khai các HĐNK thực nghiệm mang tính chất điển hình cho các HĐNK bộ môn Lịch sử, cả về thực nghiệm từng biện pháp, từng phần và thực nghiệm toàn phần, trên cơ sở lấy ý kiến phản hồi và kết quả kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS, thái độ và ý thức học tập, động lực học tập của HS khi tham gia các HĐNK bộ môn Lịch sử, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, việc tổ chức HĐNK bộ môn Lịch sử với những biện pháp đổi mới đã giúp HĐNK tránh được tính hình thức, tạo hứng thú cho HS, đáp ứng tối đa những ý nghĩa mà HĐNK mang lại. Điều chúng tôi cảm nhận được đó là ở các lớp thực nghiệm, sau khi được GV giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung cho các HĐNK thì các em đều thể hiện rõ sự thích thú, nhiệt tình, hào hứng đối với các nhiệm vụ học tập trong chương trình ngoại khoá. Điều này hoàn toàn khác biệt với những HĐNK bộ môn Lịch sử đã được triển khai trước đây, có những hoạt động, GV còn phải tìm mọi cách buộc HS phải tham gia, làm mất đi tính tự nguyện trong HĐNK của các em HS.

Thứ hai, việc tổ chức HĐNK bộ môn Lịch sử với những biện pháp đổi mới nêu trên đã phát huy tính tích cực của HS, HS được làm việc, được tư duy và được sáng tạo. HS được trực tiếp tham gia vào HĐNK từ khâu chuẩn bị, triển khai… qua đó phát huy được tính tích cực của HS, bồi dưỡng và phát triển các năng lực tư duy, góp phần hình thành các năng lực chung cho các em và quan trọng hơn, từ việc tham gia các HĐNK các em được khẳng định mình và được thể hiện mình.

Thứ ba, việc tham gia các HĐNK, tích cực hóa hoạt động của cá nhân, giúp các em HS nhận thức sâu sắc hơn về năng lực của bản thân, thông qua đó có những suy nghĩ, những định hướng về nghề nghiệp tương lai. Chính những HĐNK bộ môn Lịch sử như trải nghiệm, CLB sử học, dạ hội lịch sử… HS sẽ nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân, cũng như tiếp cận được với những thông tin về nghề nghiệp tương lai, từ đó có những suy nghĩ, những sự lựa chọn cho mình.

Thứ tư, thông qua các HĐNK bộ môn Lịch sử, HS được rèn luyện một số kĩ năng thực hành bộ môn, kĩ năng sống cho cá nhân mình. Qua các HĐNK bộ môn Lịch sử, HS biết cách khai thác nguồn tài liệu, biết quan sát - đánh giá, miêu tả -


phân tích… từ đó hình thành kĩ năng cho mình. Ngoài ra, với những hoạt động tập thể, HĐNK bộ môn Lịch sử sẽ giúp các em hình thành các kĩ năng chung như xây dựng bài thuyết trình, thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp - ứng xử, kĩ năng đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận, giải quyết vấn đề.

Thứ năm, việc đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử sẽ góp phần giúp HS hiểu rộng, hiểu sâu và hiểu thêm những vấn đề lịch sử. Như trên chúng tôi đã trao đổi, nội dung kiến thức lịch sử cần cung cấp cho các em HS là rất lớn, trong khi đó thời gian dành cho môn học lịch sử ở trường THPT không nhiều, đặc biệt là lịch sử địa phương. Vì vậy, để HS biết nhiều hơn về lịch sử, nhất là lịch sử địa phương thì vai trò của HĐNK bộ môn Lịch sử là đặc biệt quan trọng, thông qua các hoạt động thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các em đã hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lịch sử. Ví dụ như qua buổi sinh hoạt CLB lịch sử ở trường THPT Cửa Lò 2, các em sẽ hiểu thêm về vấn đề biển Đông, về chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển - đây là điều mà trong chương trình chúng ta chưa có thời gian cung cấp một cách sâu sắc cho HS. Hay qua hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV, HS sẽ hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân và dân ta với hình ảnh, tư liệu về các cuộc chiến đấu ở địa đạo Vịnh Mốc, Ngã Ba Đồng Lộc, Truông Bồn… Do đó, HĐNK chính là biện pháp hiệu quả để cung cấp thêm kiến thức lịch sử cho các em HS, giúp các em hiểu và nắm lịch sử một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn.

Thứ sáu, việc đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử có tác dụng rõ rệt. HĐNK bộ môn Lịch sử không chỉ giúp HS hiểu rộng, hiểu sâu, hiểu thêm những vấn đề lịch sử, những sự kiện, những nhân vật lịch sử mà còn có ý nghĩa về mặt giáo dục và phát triển. Hiểu sâu, hiểu thêm về mảnh đất mình sinh sống, về truyền thống của cha ông, về nhân vật mà ngôi trường mình mang tên…sẽ giúp HS thấy được giá trị của cuộc sống, của hòa bình, của sự hi sinh. Đó là nền tảng để hình thành lòng yêu nước và những phẩm chất công dân tốt đẹp khác. Là cơ sở để các em thêm nỗ lực, thêm cố gắng để xứng đáng với truyền thống, xứng đáng với những mất mát, hi sinh, biết vươn lên hoàn cảnh để khẳng định mình, để “hòa nhập nhưng không hòa tan” trong xu thế hội nhập quốc tế của dân tộc.


Với những kết quả thực nghiệm đã được tiến hành ở các trường THPT tiêu biểu ở tỉnh Nghệ An (bao gồm cả thực nghiệm từng biện pháp và thực nghiệm toàn phần) chúng tôi tin tưởng những biện pháp đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT mà luận án đề xuất hoàn toàn có tính khả thi. Tính khả thi của các biện pháp này không chỉ áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà có thể triển khai ở các trường THPT khác trên phạm vi cả nước. Việc áp dụng những biện pháp đổi mới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT, góp phần thực hiện mục tiêu môn học.


KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu của luận án về lí luận và thực tiễn của việc đổi mới HĐNK trong DHLS ở trường THPT giúp chúng tôi rút ra những kết luận và đề xuất, kiến nghị sau:

1. HĐNK là một trong những hình thức tổ chức DHLS ở trường phổ thông, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành trong suốt năm học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình môn học. HĐNK là một mặt, một bộ phận của việc dạy học ở trường phổ thông, trong đó có việc giảng dạy môn Lịch sử. Là một hình thức tổ chức dạy học, HĐNK môn Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trên các phương diện: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển HS. Thông qua HĐNK, HS sẽ hình thành được các kĩ năng phù hợp với yêu cầu của xã hội, biết vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn. Với những hình thức tổ chức linh hoạt, HĐNK sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho HS để rèn luyện mình, vừa rèn đức, luyện tài cho chặng đường phát triển tiếp theo.

2. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các HĐNK. Mỗi vùng đất trên đất nước ta đều mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử riêng, mỗi dân tộc đều có cho mình những bản sắc văn hóa đặc thù, mỗi địa phương tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể đều có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy, việc tổ chức HĐNK bộ môn Lịch sử ở các trường THPT là hết sức cần thiết và mang nhiều ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

3. Trên cơ sở rút ra những hạn chế của việc tổ chức HĐNK bộ môn Lịch sử hiện nay, nhằm mục đích nâng cao chất lượng HĐNK Lịch sử ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn đã đặt ra, luận án đã đề xuất các giải pháp đổi mới việc tổ chức hoạt động ngoại khoá một cách đồng bộ trên các phương diện chủ yếu sau đây: Đổi mới về nội dung HĐNK; Đổi mới về hình thức tổ chức và đổi mới về biện pháp tiến hành HĐNK hiện nay….với mong muốn những giải pháp đổi mới này sẽ góp phần nâng cao chất lượng HĐNK nói riêng và giảng dạy lịch sử nói chung, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Vấn đề đặt ra đó là GV cần phải thực sự có tâm, có trách nhiệm với ngành với nghề, với thế hệ trẻ, nắm vững kiến thức chuyên môn và đam mê sáng tạo mới có thể đưa những giải pháp đó


vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhất.

4. Kết quả thực nghiệm của luận án (bao gồm thực nghiệm từng phần và thực nghiệm toàn phần) đã cho thấy tính khả thi của các biện pháp đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử hiện nay. Từ việc nghiên cứu thực tiễn ở các trường THPT tỉnh Nghệ An, chúng tôi tin tưởng những biện pháp đổi mới này sẽ luôn phát huy hết vai trò, ý nghĩa ở những địa phương khác trong cả nước, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp đổi mới HĐNK bộ môn Lịch sử cần nắm chắc những yêu cầu mà chúng tôi đã đề cập, có như vậy mới phát huy tối đa giá trị của những biện pháp đổi mới đem lại.

5. Để HĐNK bộ môn Lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Về phía Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cơ quan quản lý Nhà nước: Cần phải thay đổi thái độ của mọi người đối với môn Lịch sử, cần đưa lịch sử vào cuộc sống đời thường bởi nếu không làm vậy thì những thế hệ trẻ sau này có lẽ sẽ không biết gì về lịch sử dân tộc mình. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng GV để có được một đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là kĩ năng tổ chức các HĐNK cho HS.

- Ban Giám hiệu các trường THPT và GV bộ môn: có sự nhìn nhận đánh giá đúng đắn về vị trí của môn Lịch sử ngay trong những người đứng đầu các trường phổ thông. Hỗ trợ tối đa cho GV và HS trong quá trình triển khai các HĐNK phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhà trường.

Bên cạnh đó khi tiến hành tổ chức ngoại khoá cho HS nhà trường cần tìm hiểu mong muốn của HS đó là nơi mà HS muốn tới tham quan, là hình thức ngoại khoá nào mà HS thấy hứng thú trên cơ sở phục vụ hỗ trợ cho bài học ở lớp. HS là những người trẻ, năng động sáng tạo nên rất thích tham gia hình thức ngoại khoá năng động sáng tạo vui chơi nhưng vẫn không nằm ngoài việc học.

Giữa thời kì hội nhập, văn hoá là một nhân tố của sự phát triển, trong đó, lịch sử là yếu tố quan trọng nhất. Giữ gìn và hiểu biết sâu sắc về lịch sử của dân tộc và thế giới là điều kiện cần thiết để hoàn thiện nhân cách của con người. Học lịch sử là để biết những giá trị, những kiến thức chung của nhân loại. Học lịch sử là để biết về nguồn cội dân tộc - quốc gia, biết về những giá trị mà cha ông để lại, hun đúc lòng tự hào, tự tôn dân tộc, và cả những bài học từ đau thương, mất mát, biết được những


giá trị của hòa bình, hiểu thêm về những khó khăn của dân tộc. Không học lịch sử, mỗi cá nhân, công dân sẽ không thể biết một cách chắc chắn mình là ai; dân tộc - quốc gia mình đang ở đâu trên thế giới này; đâu là điểm mạnh, điểm yếu; đâu là cơ hội, thách thức; đâu là bạn, đâu là thù… Và mỗi người cần làm gì để bản thân có thể hoàn thiện hơn nữa, để dân tộc - quốc gia mình tiến kịp nhân loại trong tương lai. Đồng thời, hiểu được những giá trị của lịch sử đó là sự đảm bảo cho việc phát triển ổn định, bền vững của mỗi quốc gia, giữ gìn được những nét văn hóa, bản sắc của dân tộc, hội nhập với thế giới nhưng cũng luôn khẳng định được nét đặc trưng của dân tộc mình.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí