ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết. Hay nói cách khác, đó là nghiên cứu cách hành chức của các từ ngữ nối này trong VB.
1.2.1.3. Đặc trưng của văn bản
Cùng với việc đưa ra quan niệm về VB, các nhà nghiên cứu cũng chỉ rò những đặc trưng của VB - cái quyết định tạo nên VB đích thực. Beaugrande & Dressler (1981), trong công trình: Introduction to Text Linguistics đã chỉ ra 7 đặc trưng của văn bản, đó là VB có tính liên kết (cohesion), tính mạch lạc (coherence), tính chủ đích (intentionality), tính tiếp nhận (acceptability), tính thông tin (informativity), tính ngữ cảnh (contextuality), tính liên văn bản (intertextuality). Đề cập đến đặc trưng của VB, Halliday và Hasan (1976) cho rằng, yếu tố làm nên "chất VB "của một VB chính là phương diện nội tại (bao gồm hai thành tố liên kết và cấu trúc nội tại văn bản) và phương diện ngoại tại (chính là cấu trúc vĩ mô của diễn ngôn làm cho một văn bản thuộc về một loại riêng như hội thoại, truyện kể, trữ tình hay thư tín...). Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Đỗ Hữu Châu, 2005; Bùi Minh Toán, 2007; Diệp Quang Ban, 2009)... cũng đề cập đến đặc trưng VB.
Nhìn chung, hầu hết các tác giả đều chỉ ra đặc trưng của VB ở các phương diện về nội dung, về hình thức, về liên kết và về lượng. Diệp Quang Ban (2009) cũng chỉ ra 6 đặc trưng của VB và ông đã phân tích khá kỹ các đặc trưng này, đồng thời cho rằng các đặc trưng này đã giải thích thêm cho chức năng của chúng. Theo ông, VB phải có cấu trúc, có nội dung, có mục đích, có mạch lạc và liên kết, có yếu tố chỉ lượng và có định biên (tính trọn vẹn). Cụ thể:
Văn bản có cấu trúc. Yếu tố cấu trúc thể hiện ở cách tổ chức nội dung và hình thức phù hợp với phong cách chức năng, thể loại và phương tiện truyền tải.
Văn bản có nội dung. Yếu tố này thể hiện ở chỗ VB có đề tài - chủ đề xác định, thống nhất, giúp phân biệt nó với chuỗi câu không phải là VB.
Văn bản có mục đích sử dụng. Mục đích của VB có quan hệ với đề tài, lĩnh vực phản ánh, phương tiện truyền tải và chi phối cách cấu tạo, tổ chức VB theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng). Mục đích sử dụng VB là mục tiêu hướng tới của VB, trả lời cho câu hỏi: VB viết để làm gì?
Văn bản có mạch lạc và liên kết. Mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành VB, trong đó điển hình là việc tạo thành tính thống nhất đề tài - chủ đề VB. Mạch lạc
có thể sử dụng các phương tiện liên kết, giúp cho các quan hệ ngữ nghĩa trong văn bản được logic, thống nhất, tường minh.
Văn bản có yếu tố chỉ lượng. VB luôn có nhiều câu - phát ngôn nối tiếp nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 1
- Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 2
- Văn Bản Và Diễn Ngôn. Phân Tích Văn Bản Và Phân Tích Diễn Ngôn
- Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết
- Đặc Điểm Ngôn Ngữ Của Văn Bản Khoa Học
- Tiêu Chí Nhận Diện Từ Ngữ Nối Biểu Thị Ý Nghĩa Kết Quả, Tổng Kết Tiếng Việt
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Văn bản có yếu tố định biên. VB có biên giới đầu vào ở phía trái và biên giới đầu ra ở bên phải, giúp tạo nên tính trọn vẹn cho VB.
Như vậy, các nhà nghiên cứu chỉ ra khá nhiều đặc trưng của VB, trong đó tính liên kết được tất cả các nhà nghiên cứu đề cập tới và nó chính là một trong những đặc trưng rất quan trọng, quyết định chất của VB. Dưới đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn đến đặc trưng này của VB.
1.2.1.4. Liên kết và vai trò của liên kết trong văn bản
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng tính liên kết (cohesion) được xem là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của VB và dù có tiếp cận từ góc độ nào thì liên kết vẫn được các nhà nghiên cứu thậm chí thuộc các trường phái khác nhau đề cập đến.
Bản chất của liên kết là một quan hệ ngữ nghĩa. Chẳng hạn, Halliday và Hasan (1976) đã xác định: liên kết là kiểu quan hệ ngữ nghĩa khi mà việc giải thích nghĩa của một yếu tố ngôn ngữ nào đó trong VB phụ thuộc vào nghĩa của một yếu tố ngôn ngữ khác trong cùng VB. Yếu tố ngôn ngữ này giả định yếu tố ngôn ngữ kia và nhờ có yếu tố ngôn ngữ kia chúng ta mới có thể hiểu được yếu tố ngôn ngữ này. Cũng theo Halliday và Hasan (1976), liên kết là một đặc tính nổi trội của VB vì ở cấp độ VB, người tạo VB giữ vai trò quyết định loại liên kết. Nghĩa là cùng một hiện tượng, người ta có thể chọn một phương thức liên kết bất kì như thế, tỉnh lược... mà họ thấy hiệu quả. Vì thế, ở cấp độ VB, các phương tiện liên kết được sử dụng đều thể hiện chủ đích của người nói. (Còn ở phạm vi câu, liên kết ít được coi trọng vì bản thân cấu trúc ngữ pháp của câu đã có chức năng liên kết rất mạnh thể hiện qua việc các thành phần câu luôn dính chặt vào nhau. Vì thế việc sử dụng các quan hệ liên kết ở câu không thật sự cần thiết).
Tương tự, Diệp Quang Ban (2009) cũng cho rằng liên kết ―là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho nhau. Nói rò hơn, liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được
với nhau‖ [3: 347]. Như vậy, cơ sở của sự liên kết hai phát ngôn hay liên kết các bộ phận của văn bản chính là sự tồn tại của các quan hệ và đó là quan hệ nghĩa.
Trần Ngọc Thêm (1985) khẳng định: VB thường bao gồm tập hợp các câu nhưng các câu này mới chỉ là các phần tử vì ―Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của VB chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn VB nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy‖ [85: 19].
Có thể thấy, tính liên kết có vai trò rất quan trọng, nó có khả năng làm cho một chuỗi câu hỗn độn trở thành một bộ phận của VB. Nhờ có tính liên kết mà giữa các phát ngôn trong VB có mối liên hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Diệp Quang Ban (2009) khẳng định liên kết được xây dựng trên khả năng vượt qua biên giới câu của sự liên kết để giúp cho một chuỗi câu trở thành một chỉnh thể toàn vẹn, cụ thể là bằng cách giải thích nghĩa cho nhau giữa hai yếu tố nằm trong hai câu khác nhau. Ví dụ: Nó thèm. Vì nó đói thực. Trong ví dụ trên, từ vì nối câu sau với câu trước, ―giải thích‖ nguyên nhân làm nảy sinh việc nói ở câu trước, và có tác dụng liên kết hai câu.
Theo Halliday và Hasan (1976), yếu tố quan trọng quyết định một tập hợp câu có tạo thành VB hay không tuỳ thuộc vào quan hệ liên kết bên trong và giữa các câu với nhau. (...) "Tính văn bản được tạo ra nhờ quan hệ liên kết‖ [123: 4]. Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng: ―Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản‖ [85: 19]. Như vậy, để VB tạo được sự liên kết, người tạo lập phát ngôn phải làm cho nội dung các câu, các đoạn liên kết với nhau thông qua việc sử dụng các phương thức liên kết phù hợp. Điều này giúp tạo ra một lượng thông tin và hiệu quả giao tiếp đạt mức tối đa.
1.2.1.5. Liên kết và mạch lạc
Quan hệ giữa liên kết và mạch lạc (coherence) đã được rất nhiều nhà nghiên cứu bàn đến và là hai vấn đề cơ bản trong phân tích diễn ngôn. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng trong diễn ngôn chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên ý nghĩa và tính dụng học, đồng thời giữa chúng có quan hệ khăng khít với nhau. Nunan phân biệt: "Mạch lạc là cái mức độ phạm vi qua đó diễn ngôn được nhận biết như là có "mắc vào nhau" chứ không phải là một tập hợp các câu hay phát ngôn không có quan hệ với nhau", còn liên kết là "các mối liên hệ hình thức thể hiện các mối quan hệ giữa các mệnh đề và giữa các câu trong diễn ngôn." (Dẫn theo 46: 49). Tương tự,
Halliday và Hasan (1976) và Diệp Quang Ban (2002) cũng cho rằng, liên kết có tác dụng làm rò các quan hệ mạch lạc nhưng không có khả năng tạo ra tính mạch lạc cho chuỗi câu không mạch lạc. Dijk (1985) cũng quan niệm liên kết như một trường hợp của mạch lạc.
Mạch lạc được tạo nên bởi nhiều yếu tố như cấu trúc diễn ngôn, triển khai mệnh đề, chức năng và nguyên tắc cộng tác....; đồng thời mạch lạc trong VB có thể không được đánh dấu bằng các phương tiện liên kết, thậm chí cá biệt có những văn bản hiện diện trên bề mặt các phương tiện liên kết nhưng không có mạch lạc, hoặc các mức độ mạch lạc không hoàn toàn giống nhau bởi điều này liên quan đến phạm trù hình thức và phạm trù nội dung, đồng thời chịu sự tác động của ngữ cảnh. Song rò ràng trên thực tế, hầu hết các trường hợp liên kết chính là phương tiện hiện thực hóa mạch lạc, tạo nên tính mạch lạc cho VB.
Như vậy, mạch lạc giống như sợi dây liên kết các yếu tố mang nghĩa trong VB, trong khi liên kết là việc sử dụng các phương tiện từ ngữ để liên kết các câu/phát ngôn với nhau. Liên kết có thể có mặt trong VB và cả phi VB. Liên kết góp phần tạo ra mạch lạc trong một VB nhưng chỉ với VB vốn chứa mạch lạc, còn trong chuỗi câu không chứa mạch lạc thì liên kết mặc dù có mặt vẫn không thể làm cho chuỗi câu đó trở thành VB.
Mặc dù là hai phạm trù khác biệt, nhưng giữa mạch lạc và liên kết có mối quan hệ chặt chẽ. Mạch lạc thường được biểu hiện thông qua việc sử dụng các phép liên kết. Trong khi sự xuất hiện của liên kết trong VB có tác dụng làm cho các quan hệ nghĩa được rò ràng, từ đó tạo mạch lạc cho VB. Trong VB, mạch lạc tạo nên sự tường minh, logic về mặt nội dung nghĩa, còn liên kết có nhiệm vụ nối nghĩa giữa các câu/phát ngôn theo những mối quan hệ nghĩa xác định. Như vậy, mạch lạc được tạo bởi nhiều yếu tố, trong đó có liên kết, nói cách khác, liên kết là phương tiện tạo ra mạch lạc cho VB.
1.2.1.6. Phương thức liên kết và phương tiện liên kết
Liên kết bao gồm hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết nội dung bao gồm hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết logic. Khi các phát ngôn ứng với một vật quy chiếu thì ta có liên kết chủ đề. Còn khi các câu có sự tổ chức sắp xếp ngữ nghĩa phù hợp với thực tế khách quan và nhận thức của người bản ngữ thì đó là liên kết logic. Liên kết hình thức là cách nối kết nội dung VB về mặt hình thức
và đó chính là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Như vậy, phương thức liên kết (thường gọi biện pháp liên kết hoặc phép liên kết) chính là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra liên kết VB. Phương tiện liên kết rất đa dạng, có thể có nhiều hình thức và cách biểu hiện khác nhau.
Đi sâu vào chi tiết có thể thấy rò hơn mối quan hệ này. Phương thức liên kết là cách thức chung mà ngôn ngữ thể hiện sự liên kết trong VB; là: ―cách sử dụng các phương tiện liên kết có cùng một thực chất (tạo thành một hệ thống con) vào việc liên kết câu với câu‖ [1: 147]. Mỗi phương tiện liên kết thể hiện một loại ý nghĩa, một chức năng nhất định trong việc liên kết. Như vậy, ý nghĩa chung mà các phương tiện liên kết cùng thể hiện sẽ tạo thành một phương thức liên kết nhất định.
Phương tiện liên kết chính là những biểu hiện ra bên ngoài hay sự hiện thực hoá phép liên kết nào đó bằng những phương tiện ngôn ngữ như đại từ, số từ, quán ngữ, kết cấu ngữ pháp… Đây chính là phương tiện (means) hay công cụ (tools) giúp VB thực hiện chức năng liên kết (trong nội bộ các câu hoặc đoạn của VB) theo một quan hệ ngữ nghĩa xác định. Phương tiện thuộc về hình thức biểu đạt. Xét về khía cạnh khái quát, phương tiện liên kết mang tính cụ thể bởi nó là sự cụ thể hoá phương thức liên kết thành những hình thức liên kết cụ thể; còn phương thức liên kết lại mang tính khái quát hoá. Xét về số lượng, do mang tính cụ thể nên phương tiện liên kết có số lượng nhiều hơn phương thức liên kết. Mối quan hệ giữa phương thức và phương tiện liên kết có thể được ví như mối quan hệ giữa âm tố và âm vị, giữa ngôn ngữ và lời nói trong ngôn ngữ học.
VD1: - Ngày nay, nhiều đòi hỏi về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và của sản phẩm đã rất khác thời kỳ các nước chưa có nhiều giao lưu. Do đó, nếu không có sự tiến bộ không ngừng và toàn diện thì những thành tựu hôm qua có thể lại trở thành rào cản mới cho sự phát triển vượt lên cùng thời đại [V.60: tr.20].
VD2: - [...] Như vậy là, ngoài những quan niệm truyền thống liên quan đến thần linh, ma quỷ, người Dao Đỏ đã biết đến nhiều yếu tố khác là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật cho con người [V.38: tr.756].
Ở đây, có đến 2 phương tiện liên kết: do đó và như vậy là, nhưng chúng chỉ thực hiện chung một phương thức liên kết là nối hai phát ngôn (VD1) hay nhiều phát ngôn (VD2) để liên kết hai hay nhiều thông tin đã đề cập theo một quan hệ ý nghĩa nhất định mà chúng ta gọi là phép nối.
Trong số các phương thức liên kết mà người ta thường nhắc tới như lặp, tỉnh lược, thế, liên tưởng..., nối là một trong các phương thức liên kết văn bản mang tính phổ quát ở nhiều ngôn ngữ và được sử dụng phổ biến ở nhiều thể loại VB khác nhau.
1.2.2. Phép nối và từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết
1.2.2.1. Phép nối - phương thức liên kết văn bản
Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng phép nối là một trong những phương thức liên kết cơ bản và phổ quát bên cạnh các phép liên kết khác như lặp, thế, liên tưởng, so sánh. Và trong thực tế, việc sử dụng từ ngữ nối có thể bắt gặp ở mọi tác giả và mọi thể loại. Phép nối - ngay tên gọi đã nói lên vai trò của nó - dùng để nối kết giữa các mệnh đề trong câu, nối kết các câu trong một đoạn văn và nối kết các đoạn văn trong một VB. Dựa trên thực tiễn của nhiều ngôn ngữ khác nhau, phép nối được các nhà nghiên cứu xác lập chủ yếu dựa vào các quan hệ.
Là một trong những phương thức liên kết cơ bản, phép nối có vai trò quan trọng trong việc nối kết để tạo nên tính chỉnh thể, mạch lạc cho VB. Vì vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu khi đưa ra định nghĩa về phép nối đã nhấn mạnh bản chất, chức năng mà phép liên kết này biểu thị. Chẳng hạn, Nunan khẳng định: ―Phép nối khác với quy chiếu, thay thế và tỉnh lược ở chỗ nó không phải là cách để nhắc người đọc nhớ lại những thực thể hành động và sự thể đã được đề cập trước đó (…) nó là phương thức liên kết nối bởi vì nó báo hiệu các mối quan hệ, mà những quan hệ này chỉ có thể được hiểu một cách đầy đủ qua tham khảo các phần khác của văn bản‖ [68: 46]. Tương tự, Mc Carthy đã chỉ ra bản chất của phép nối: bản thân từ nối không mở ra khả năng hồi quy hay khứ chỉ giống như các phương thức liên kết khác mà có tác dụng chỉ ra tiền giả định cho tính liên hoàn về cấu trúc VB, ý nghĩa của các phát ngôn. Sự xuất hiện của các phương tiện nối báo trước mối quan hệ nghĩa giữa các bộ phận như mệnh đề, câu - phát ngôn, đoạn văn trong VB; chúng liên kết các bộ phận của VB thành một chỉnh thể thống nhất [Dẫn theo 2: 189].
Khi nghiên cứu về phép liên kết trong tiếng Anh nói chung và phép nối nói riêng, Halliday & Hasan (1976) khẳng định phép nối phải dựa trên mối quan hệ về nghĩa giữa chúng, mà “cái theo sau được kết nối một cách hệ thống với cái đi trước”. Trong một công trình nghiên cứu khác (trên cơ sở công trình năm 1976), Halliday (1998) đã bổ sung, tìm hiểu sâu hơn về các phép liên kết trong tiếng Anh trong đó có phép nối và ông đã chỉ ra rằng bản chất của phép nối là việc sử dụng các từ ngữ có
khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn và bằng cách đó chúng liên kết với nhau (…). Nhờ có phép nối mà ý nghĩa của các mệnh đề, câu hay đoạn văn trở nên được sáng rò, tường minh. Phép nối có vị trí quan trọng khác xa với các phép liên kết khác.
Ở trong nước, phép nối là một trong những phương thức liên kết được Trần Ngọc Thêm (1985) tìm hiểu và phân tích khá kĩ. Trần Ngọc Thêm xác định cơ sở cho việc liên kết hai phát ngôn là sự tồn tại của các quan hệ, trong đó có những quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng. Nếu những quan hệ này được thể hiện ra bằng những phương tiện từ vựng thì đó chính là hiện tượng nối kết hay gọi chung là phép nối. Mặc dù các nhà ngữ pháp học dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại, định nghĩa phép nối và phép nối có thể có những tên gọi không giống nhau, nhưng các tác giả đều thừa nhận mô hình khái quát của phép nối trong VB như sau: U1 c U2 trong đó: (c) là từ ngữ nối và từ ngữ nối này có hai chức năng: chức năng liên kết hình thức và chức năng liên kết logic - ngữ nghĩa; còn (U1, U2) là phần tử được nối (câu/ phát ngôn/ đoạn văn) [Dẫn theo 67: 25].
Tương tự, Trần Ngọc Thêm (1985) ký hiệu mô hình khái quát của phép nối là ArB và chỉ ra rằng trong phát ngôn, phương tiện liên kết (r) không tách ra nằm giữa hai phát ngôn, không nằm giữa hai phần tử liên kết mà luôn nằm hẳn một bên, ở một trong hai phát ngôn đó, làm cho phát ngôn chứa nó được gọi là kết ngôn và phụ thuộc vào phát ngôn còn lại (chủ ngôn). Nếu r nằm ở kết ngôn B (trong mô hình: A. rB) thì ta có liên kết hồi chỉ (hay hồi quy) và sẽ gắn bó mật thiết với một số quan hệ nghĩa. Còn nếu r nằm ở A (trong mô hình: Ar. B) thì ta có liên kết dự báo. Từ sự phân tích trên, tác giả đi đến nhận định rằng dấu hiệu để nhận diện các phép nối như những phương thức liên kết phát ngôn là sự vắng mặt của một trong hai ―ngôi‖ của quan hệ phát ngôn chứa r (tức phương tiện nối). Chẳng hạn, so sánh 2 phát ngôn sau:
(1) Bà Cam không bằng lòng nhưng bà không nói.
(2) Bà Cam không bằng lòng. Nhưng bà không nói.
Theo tác giả, chỉ có từ nhưng ở (2) mới là phương tiện nối liên kết giữa các phát ngôn vì phát ngôn thứ hai chứa thiếu hẳn ngôi A của quan hệ và để bù đắp sự thiếu hụt này, phát ngôn rB (kết ngôn) phải liên kết với phát ngôn A (chủ ngôn) đứng trước nó [85: 203].
Theo Diệp Quang Ban (1999), “phép nối là việc sử dụng tại vị trí đầu câu hoặc trước vị ngữ (trước động từ ở vị ngữ) những từ có khả năng chỉ quan hệ để làm bộc lộ kiểu quan hệ của hai câu có quan hệ với nhau, và bằng cách đó liên kết hai câu này với nhau” [2: 2]. Như vậy, định nghĩa này đã cho thấy về mặt hình thức, phép nối chính là việc các sử dụng các từ ngữ nối và những từ ngữ nối này đứng vị trí đầu câu; về mặt nội dung, các từ ngữ nối biểu thị quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn, nghĩa là liên kết giữa các câu hoặc phát ngôn bằng quan hệ nghĩa.
Với cách định nghĩa trên, các nhà nghiên cứu đã cho thấy: với chức năng liên kết, từ ngữ nối đóng vai trò không thể thiếu trong việc biểu thị định hướng ngữ nghĩa và tạo ra cấu trúc ngữ nghĩa của các thành phần trong VB.
Khác với các nhà nghiên cứu trên, Trần Ngọc Thêm (1985) đưa ra định nghĩa về phép nối bằng cách chỉ ra quan hệ và mô hình (hay cấu trúc) của phép nối: “Hiện tượng nối liên kết có dạng của một quan hệ hai ngôi a R b, trong đó (a, b) là cặp phần tử được sắp thứ tự (…). Ở đây, R là phương tiện nối. Phương tiện nối R có hai chức năng: chức năng liên kết và chức năng ngữ nghĩa (gọi tên, định loại quan hệ”. [85: 203].
Như vậy, sự tương đồng giữa quan niệm về phép nối của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước là đều cho rằng phép nối được xây dựng trên cơ sở nghĩa: đó là sự nối kết giữa các bộ phận mang nghĩa. Cụ thể, hầu hết các nhà nghiên cứu xác định phép nối là mối quan hệ giữa các phát ngôn trong một đoạn văn hay giữa các đoạn văn trong một VB. Đó là sự liên kết quan hệ ý nghĩa giữa chúng và quan hệ ý nghĩa này được đánh dấu, thể hiện bằng từ ngữ nối.
Tóm lại, từ quan niệm của các nhà nghiên cứu nêu trên có thể hiểu: phép nối là việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng nối để liên kết giữa các phát ngôn, các phần của VB theo các kiểu quan hệ ngữ nghĩa logic nhất định nhằm tạo nên mạch lạc của VB. Việc sử dụng các từ ngữ nối có tác dụng làm cho quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu trong VB được hiển ngôn. Nhờ đó, mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn, các đoạn trong VB được thể hiện rò ràng, chính xác.
Trong thực tế, chức năng liên kết của từ ngữ nối thể hiện trong phạm vi rất rộng, chúng có thể liên kết giữa các từ, ngữ (mệnh đề), câu/phát ngôn, đoạn văn trong VB. Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu từ ngữ nối ở cấp trên câu, tức là liên kết giữa các câu/ phát ngôn và đoạn văn trong VB.