Văn Bản Và Diễn Ngôn. Phân Tích Văn Bản Và Phân Tích Diễn Ngôn

Diệp Quang Ban đã đi sâu vào các phép liên kết trong đó có phép nối và các quan hệ ý nghĩa thường gặp của phép nối. Đi sâu tìm hiểu các phương tiện nối, tác giả chia làm hai loại lớn: quan hệ từ (bình đẳng/phụ thuộc) và từ ngữ nối kết (đại từ thay thế/ những tổ hợp từ ngữ có ý nghĩa quan hệ và có tác dụng liên kết). Về các quan hệ thường gặp trong phép nối, ngoài 4 quan hệ mà Halliday đã nêu: bổ sung, tương phản, thời gian, nhân quả, Diệp Quang Ban bổ sung hai loại quan hệ nữa, gồm: mục đích điều kiện.

Việc phân loại phép nối cũng được Nguyễn Thiện Giáp (2007) đề cập đến trong Dụng học Việt ngữ. Theo đó, tác giả chia phép nối thành 4 loại theo quan hệ ngữ nghĩa, gồm: đồng hướng, ngược hướng, nhân quả, thời gian - trình tự. Thực chất của quan hệ đồng hướng chính là quan hệ bổ sung, quan hệ ngược hướng là quan hệ tương phản mà các nghiên cứu trước đã chỉ ra. Bên cạnh đó, tác giả còn gợi mở về chức năng liên kết hồi chỉ và khứ chỉ của phép nối nói chung.

Nếu các công trình trên lấy ngữ liệu phát ngôn trong các VB viết tiếng Việt làm đối tượng để xem xét các phép liên kết cũng như phép nối thì công trình của Nguyễn Thị Việt Thanh (1999) lại dựa trên ngữ liệu là lời nói để đi sâu vào các vấn đề cũng có tính khái quát về liên kết lời nói. Theo tác giả, phương thức liên kết lời nói thể hiện trên hai phương diện: liên kết bằng phương thức ngữ kết học và liên kết bằng phương thức ngữ dụng học. Đi sâu vào phương thức liên kết ngữ kết học, tác giả tiếp tục phân chia thành ba tiểu loại: liên kết duy trì chủ đề, liên kết phát triển chủ đề và liên kết logic. Trong đó, phép nối được tác giả xếp vào loại phương thức liên kết logic. Ngoài phép nối bằng liên từ, theo tác giả còn có phép nối không có liên từ vì

―mặc dù từ nối không được sử dụng nhưng quan hệ ngữ nghĩa vẫn được xác lập‖.

Ngoài các chuyên khảo đề cập tới các từ ngữ nối còn có một loạt các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và hội thảo khoa học đề cập đến từ ngữ nối ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Đức Dân - Lê Đông (1985) tập trung xem xét các phương thức liên kết của từ nối nói chung. Đỗ Thị Kim Liên (1995), Nguyễn Chí Hoà (2006) đề cập đến phép nối không có liên từ trong nội bộ câu ghép. Bên cạnh đó, Lương Đình Khánh (2000, 2003) đi sâu khảo sát phép nối trong mối quan hệ giữa các phát ngôn và giá trị tu từ của chúng ở trong một số bài viết của Nguyễn Đình Thi và trong truyện ngắn ―Chí Phèo‖ - Nam Cao. Trong khi Lương Đình Dũng (2005) quan tâm đến phương pháp giảng dạy phép nối trong tiếng

Việt thì Ngô Thị Bảo Châu (2010) tiếp tục trở lại tìm hiểu quan hệ ―làm rò‖ trong tiếng Việt, vốn là một trong những quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối nhưng với những tiểu loại cụ thể, ít nhiều khác với các công trình đi trước…

Việc nghiên cứu phép nối tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Anh hoặc ngược lại cũng là hướng nghiên cứu đang được chú ý hiện nay. Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu của một số tác giả như: Ngô Thị Bảo Châu (2009), Bùi Văn Năm (2010), Nguyễn Thị Thanh Hà (2011), Nguyễn Thị Hoa (2011), Nguyễn Thị Hoàng Huế (2012)… Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc đối chiếu phép nối trong tiếng Việt với tiếng Anh trên một số phương diện như đặc điểm cú pháp, đặc điểm ngữ nghĩa. Tuy nhiên, các công trình trên chỉ tập trung đối chiếu phép nối nói chung, không đi sâu vào đối chiếu các nhóm từ nối cụ thể. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu này mang tính bước đầu (luận văn thạc sĩ và khoá luận), chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về vấn đề đối chiếu phép nối.

Đi sâu nghiên cứu thực tiễn sử dụng của phép nối nhưng ở từng mối quan hệ cụ thể của phép nối như trên có lẽ là địa hạt mới mẻ. Vì vậy, cho đến nay mới có một số nhóm từ nối theo phạm trù đã được nghiên cứu bước đầu (các luận văn thạc sĩ), chẳng hạn: Thái Thị Như Quỳnh (2013) nghiên cứu về các cặp từ nối theo phạm trù hợp - tuyển, Nguyễn Thị Thu (2014) nghiên cứu từ nối theo phạm trù tương phản - nhượng bộ, Vũ Thị Huyền Trang (2014) nghiên cứu từ nối theo phạm trù tương phản, Vò Thị Hường (2017) nghiên cứu nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết... Mặc dù các nghiên cứu này đặt trọng tâm tìm hiểu từng mối quan hệ ý nghĩa của các phương tiện nối nhưng mới dừng ở nghiên cứu ban đầu; hơn nữa, đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn là các từ ngữ nối tiếng Việt và trên nguồn ngữ liệu khảo sát là các tác phẩm văn học và một số văn bản nghị luận tiếng Việt.

Có thể thấy việc nghiên cứu phép nối nói chung hết sức đa dạng ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Những vấn đề lý thuyết về phép nối đã được nghiên cứu khá kĩ và toàn diện. Các nghiên cứu trên cho thấy các xu hướng nghiên cứu phương thức nối trong và ngoài nước cho đến nay. Cụ thể, qua phần tổng quan trên có thể thấy hai xu hướng nghiên cứu về chúng: (1) Nghiên cứu phương thức nối như là một từ loại trong các công trình ngữ pháp chuyên sâu; và (2) Nghiên cứu phương thức nối như là một phương thức liên kết diễn ngôn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học VB, hướng nghiên cứu về từ ngữ nối gắn liền với sự

phát triển ngữ pháp - chức năng và ngữ nghĩa - ngữ dụng ngày càng được quan tâm và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu từng mối quan hệ nghĩa của phép nối do các phương tiện nối đảm nhiệm là công việc cần thiết. Hơn nữa, điểm qua tình hình nghiên cứu có thể thấy chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu đối chiếu các từ ngữ nối theo từng mối quan hệ nghĩa mà chúng biểu thị, cũng như nhóm từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết trong các VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh. Vì vậy, luận án đã chọn đề tài này (Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa “kết quả”, “tổng kết” tiếng Việt và tiếng Anh (trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội)) nhằm miêu tả và làm rò đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa và liên kết – lập luận của một nhóm từ ngữ nối khá đặc biệt trong hai ngôn ngữ Việt - Anh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2.1. Văn bản và liên kết

Đối chiếu từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở các văn bản khoa học xã hội - 3

1.2.1.1. Câu và phát ngôn

Trong ngôn ngữ học truyền thống, câu (sentence) thường được xem xét ở mặt tĩnh tại, cô lập, tách khỏi ngữ cảnh giao tiếp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học ứng dụng, các nhà nghiên cứu đã tập trung chú ý nhiều đến mặt hành chức của câu và câu trong hành chức được gọi là phát ngôn (utterance).

Theo Yule (1997), nếu như cú pháp học nghiên cứu câu với tư cách là những đơn vị trừu tượng thì ngữ dụng học nghiên cứu các phát ngôn với tư cách là những ví dụ của hệ thống. Do câu là một đơn vị ở bậc ngôn ngữ nên nó là một đơn vị trừu tượng và chúng ta chỉ có thể nhận thức được câu thông qua các biến thể trong lời nói: đó là các phát ngôn. Phát ngôn chính là đơn vị hiện thực của câu trong giao tiếp. Nó là sản phẩm của lời nói, gắn liền với từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

Như vậy, câu và phát ngôn thực chất không phải là hai đơn vị ngôn ngữ khác nhau. Chúng cùng một cấp độ nhưng xuất phát từ các khía cạnh nghiên cứu khác nhau mà có sự phân biệt câu phát ngôn.

Xét về phương diện cấu tạo ngữ pháp, tức là bậc trừu tượng, khái quát, đơn vị ngôn ngữ được tạo nên bởi sự kết hợp của các đơn vị nhỏ hơn như: từ, ngữ cố định, cụm từ tự do và theo những quy tắc nhất định thì được gọi là câu. Câu không gắn với tình huống sử dụng mà ở trạng thái cô lập, tĩnh tại và việc phân tích câu thường chỉ tập trung vào mặt cấu tạo ngữ pháp.

Còn xét ở phương diện sử dụng, mỗi câu luôn gắn liền với một tình huống cụ thể nhằm một mục đích giao tiếp nhất định và biểu thị một ý nghĩa cụ thể thì được gọi là phát ngôn. Phát ngôn chính là câu trong hoạt động giao tiếp.

Phát ngôn chính là đơn vị nhỏ nhất của VB, thực chất là câu trong VB cho nên khi nói tới phát ngôn là nói đến sự tương tác giữa nó với các phát ngôn khác xung quanh. Nó chịu sự tác động của đặc điểm kế thừa thông báo. Phát ngôn mở đầu là tiền đề cho các phát ngôn sau. Đến lượt mình, các phát ngôn sau là chỗ dựa cho các phát ngôn sau nữa, cứ thế chúng dựa vào nhau để tồn tại.

Xét về mặt nội dung, phát ngôn có thể có nghĩa hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh. Tương tự, về cấu trúc, phát ngôn cũng có thể thiếu thành phần nòng cốt (ngôn ngữ học truyền thống gọi là câu sai ngữ pháp). Vì vậy, nghĩa của phát ngôn chỉ được bộc lộ rò trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Ngoài ra, câu có thể được xem xét ở phương diện cấu trúc và tình huống sử dụng cụ thể nên gọi là câu - phát ngôn. Điều này muốn nhấn mạnh mối quan hệ của câu và phát ngôn.

Trong nghiên cứu này, luận án coi phát ngôn là đơn vị cơ sở của phép nối trong VB, nghĩa là: luận án xác định phép nối là mối quan hệ liên kết tối thiểu giữa hai phát ngôn trở lên và nhận diện, xem xét đặc điểm, chức năng phát ngôn chứa từ nối trong sử dụng gắn liền với bối cảnh và tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, về mặt hình thức của phát ngôn: với ngữ liệu nghiên cứu là các phát ngôn trong VB viết cho nên về mặt hình thức của phát ngôn, luận án vẫn căn cứ vào hình thức của câu để nhận diện các phát ngôn: phát ngôn được mở đầu bằng chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một số loại dấu câu nhất định.

1.2.1.2. Văn bản và diễn ngôn. Phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn

a. Văn bản và diễn ngôn

Sự phát triển của ngôn ngữ học hiện đại đã đưa phân tích ngữ pháp không chỉ giới hạn ở câu truyền thống mà còn hướng đến khảo sát cấu trúc trên câu, đặc biệt là xem xét mối quan hệ giữa các câu trong cả văn bản. Đây chính là cơ sở cho sự ra đời của một ngành mới: ngôn ngữ học văn bản (text linguistics, textual linguistics) mà giai đoạn sau các nhà nghiên cứu gọi là phân tích diễn ngôn (discourse analysis).

Trong ngôn ngữ học VB hay phân tích diễn ngôn, ngoài khái niệm phát ngôn còn có hai khái niệm khác luôn song hành, đó là diễn ngôn (discourse) và văn bản (text). Đây được xem là hai khái niệm cơ bản, nền tảng của ngôn ngữ học VB và

phân tích diễn ngôn. Vì vậy, hai khái niệm này được hầu hết các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài lĩnh vực này đề cập tới, chẳng hạn như: Halliday & Hasan (1976), Brown & Yule (1983), Cook (1989), Nunan (1993), Asher (1994), Trần Ngọc Thêm

(1985), Hồ Lê (1996), Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Phạm Văn Tình (2002),

Nguyễn Hoà (2008), Diệp Quang Ban (1998 & 2009), Nguyễn Thiện Giáp (2009)... Theo tổng kết của Diệp Quang Ban (2009), cùng với quá trình phát triển của ngôn ngữ học, khái niệm VB và diễn ngôn cũng được hiểu theo những cách khác nhau.

Ở giai đoạn đầu, do trọng tâm của các nhà nghiên cứu tập trung vào sự kiện nói bằng chữ viết cho nên tên gọi văn bản được sử dụng để chỉ những sự kiện nói (tức là những sản phẩm của ngôn ngữ) bằng chữ viết và nói miệng có mạch lạc và liên kết. Nghĩa là VB thời kì này được dùng để chỉ các sản phẩm của cả hoạt động viết và nói, tức giao tiếp nói chung. Tiêu biểu cho quan niệm thời kì đầu này là định nghĩa về VB của Halliday & Hasan (1976): “Văn bản - một đơn vị của ngôn ngữ - được xác định không phải dựa vào độ dài ngắn, dạng nói hay viết, bao gồm một động từ hay nhiều… mà dựa vào tính chỉnh thể, thống nhất về nội dung ngữ nghĩa của nó”.... “Văn bản là một thuật ngữ ngôn ngữ học được dùng để chỉ bất kì một đoạn văn nào, dù là dạng nói hay viết, dù là dài hay ngắn, nhưng phải là một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh”. Và: “Văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ tồn tại trong quá trình sử dụng - giao tiếp hay tư duy” [123: 1-2]. Đồng thời, Halliday cũng chỉ rò việc xác định VB phải gắn liền với ngữ cảnh, nghĩa là VB phải được xác định tuỳ thuộc vào văn cảnh và nội dung, ý nghĩa của các câu đi trước và sau nó mà không thể xác định một cách tách rời các thành phần (câu, chuỗi câu) nào cấu tạo nên VB. [123: 295]. Như vậy, Halliday rất chú trọng đến các mối quan hệ về nghĩa giữa các phát ngôn trong VB.

Tương tự, Crystal (1992) quan niệm: “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng về những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp phích...” [116: 25]. Như vậy, VB không chỉ là sản phẩm của hoạt động viết mà còn là sản phẩm của hoạt động nói, nghĩa là VB còn luôn được đặt trong bối cảnh giao tiếp.

Giai đoạn về sau, do ngôn ngữ nói được quan tâm nhiều hơn nên đã tạo thế cân bằng với ngôn ngữ viết: xuất hiện tên gọi thứ hai, đó là diễn ngôn. Do đó, ở thời kì

này các nhà nghiên cứu có xu hướng phân biệt, đối lập rạch ròi về nội hàm khái niệm giữa hai tên gọi này. VB dùng để chỉ sản phẩm ngôn ngữ dưới dạng viết (chữ viết), còn diễn ngôn chỉ sản phẩm ngôn ngữ nói (nói miệng). Chẳng hạn, Hồ Lê (1996) phân biệt "Văn bản là chỉnh thể của một sản phẩm - viết để diễn đạt trọn vẹn một ý kiến về một vấn đề hoặc một hệ thống vấn đề. Ngôn bản là chỉnh thể của một sản phẩm - nói để diễn đạt trọn vẹn ý kiến về một vấn đề hoặc hệ thống vấn đề” [58: 55]. Một số tác giả khác cũng đề cập đến sự phân biệt VB và diễn ngôn ở những khía cạnh khác nhau như Brown & Yule (1983), Widdowson (1984), Cook (1989), Nunan (1993)... Chẳng hạn, theo Cook (1990), sự khác biệt giữa diễn ngôn và VB là sự khác biệt giữa chức năng và hình thức: VB là ―một chuỗi ngôn ngữ được hiểu một cách hình thức, bên ngoài ngữ cảnh‖, còn diễn ngôn là ―các chuỗi ngôn ngữ được cảm nhận như có ý nghĩa, thống nhất và có mục đích‖ [114: 158].

Như vậy, với quan niệm VB thuộc về ngôn ngữ viết còn diễn ngôn là thuộc về lời nói thì theo cách hiểu này, diễn ngôn sẽ là một chuỗi phát ngôn được thực hiện trong quá trình giao tiếp bằng lời nói (thể hiện dưới dạng âm thanh) và hàm ý có người nghe trực tiếp.

Tuy nhiên, việc cố gắng phân biệt rạch ròi hai khái niệm này trong thực tế là vô cùng khó khăn, bởi vì thực tế cho thấy sản phẩm của diễn ngôn cũng thường được ghi lại bằng chữ viết, nghĩa là bằng VB hiện hữu hay còn gọi là ―văn bản hoá‖. Mặc dù các tác giả trên cố gắng phân biệt diễn ngôn và VB nhưng cách định nghĩa cho thấy họ chưa làm rò bản chất của sự khác biệt giữa hai khái niệm này, thậm chí là chúng hoà trộn vào nhau, rất khó phân biệt. Chẳng hạn, Crystal (1992) phân biệt diễn ngôn “là một chuỗi ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) liên tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị có mạch lạc, như bài truyền giáo, một lý lẽ, một câu chuyện tiếu lâm hay truyện kể”. Còn văn bản “là một đoạn diễn ngôn xuất hiện dưới dạng nói, viết hoặc ở dạng kí hiệu bằng cử chỉ sử dụng tự nhiên, được xác định để phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ áp phích‖ [116: 25]. Như vậy, Crystal cuối cùng vẫn không thể phân biệt rò được hai khái niệm này vì cuối cùng ông vẫn coi VB ―là một đoạn diễn ngôn xuất hiện dưới dạng nói, viết hoặc ở dạng kí hiệu‖. Cũng phản ánh thực tế này, Phạm Văn Tình (2002) thấy rằng trong nhiều VB, các nhân tố hội thoại và đơn thoại nhiều khi được hòa trộn vào nhau [98: 30]. Lý giải điều này, Nguyễn Hòa

(2008: 33-34) cho rằng: trong văn bản sẽ có cái diễn ngôn, trong diễn ngôn sẽ có cái VB cho nên sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối. Đây không phải là hai thực thể tách biệt mà chỉ là một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong bối cảnh giao tiếp xã hội. Do vậy, việc sử dụng hai khái niệm này thay thế lẫn nhau là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, mặc dù trong thực tế sử dụng, ta không phân biệt giữa diễn ngôn và VB nhưng khi muốn nhấn mạnh tới mặt hành chức hay mặt hình thức của ngôn ngữ thì vẫn có sự phân biệt.

Như vậy, xuất phát từ góc nhìn cũng như quan điểm khác nhau nên mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm VB cũng khác nhau. Mặc dù về cơ bản khái niệm VB và diễn ngôn là đồng nhất nhưng đi sâu vào chi tiết cho thấy thuật ngữ VB vẫn có ngoại diên rộng hơn phạm vi diễn ngôn.

Luận án này đi theo xu hướng: xem xét từ ngữ nối biểu thị ý nghĩa kết quả, tổng kết (từ bình diện cấu trúc - ngữ nghĩa và liên kết – lập luận) được sử dụng trong các phát ngôn. Đồng thời, luận án cũng khảo sát các phát ngôn chứa từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết được sử dụng trong các văn cảnh nhưng lại được định dạng bằng VB hiện hữu (ghi lại bằng chữ viết). Vì vậy, để có một khái niệm VB làm việc, luận án tán thành với nhận định của Phạm Văn Tình (2002): Văn bản phải được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bó hẹp là đặc thù của ngôn ngữ viết - loại hình văn bản được xây dựng theo những định hướng về chủ đề và bố cục nhất định, thoát ly khỏi các bối cảnh giao tiếp bằng lời - mà nó còn là sản phẩm hoàn chỉnh của hành vi phát ngôn và được ghi lại bằng chữ viết [98: 29].

b. Phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn

Khi nói đến phân tích VB và phân tích diễn ngôn cũng là đề cập đến hai giai đoạn nghiên cứu của cùng một đối tượng: ngôn ngữ học VB. Giai đoạn đầu, để phân tích VB người ta căn cứ vào đơn vị tối thiểu là câu, và do VB được hiểu như tập hợp câu nên các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp và lý thuyết của câu theo quan điểm cấu trúc hình thức vào việc nghiên cứu VB và gắn liền với tên gọi ―ngữ pháp văn bản‖. Giai đoạn sau đánh dấu sự chuyển đổi đối tượng từ câu sang diễn ngôn, nghĩa là VB được hiểu như đơn vị của nghĩa không phải là đơn vị của ngữ pháp nên tên gọi diễn ngôn được sử dụng nhiều hơn và ―phân tích diễn ngôn‖ được chọn thay thế cho ―ngữ pháp văn bản‖. Tuy vậy, thuật ngữ ―văn bản‖ vẫn được dùng khi phân tích bề mặt từ ngữ của sự kiện nói trong phân tích diễn ngôn. Việc giải thích các từ

ngữ bằng mối quan hệ của chúng với ngữ cảnh tình huống và ý định của người nói thuộc về diễn ngôn là một phần quan trọng trong phân tích diễn ngôn, nghĩa là phân tích diễn ngôn là phân tích ngôn ngữ trong hành chức. Việc hình thành tên gọi và xác định đối tượng, phương pháp tiếp cận của ―phân tích văn bản‖ và ―phân tích diễn ngôn‖ đã được đề cập trong các công trình của Brown và Yule (1983), Guy Cook (1989) và Lyons (1995) về cách hiểu VB (mặt từ ngữ lý giải được có thể được diễn đạt bằng chữ viết hoặc âm thanh của một tài liệu ngôn ngữ) và diễn ngôn (nghĩa- logic và chức năng gắn liền với ngữ cảnh hành chức). Chẳng hạn, Geogre Yule (1997) cho rằng trong phân tích diễn ngôn "nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức, nhất thiết không giới hạn nó ở việc mô tả các hình thức ngôn ngữ tách biệt với các mục đích hay chức năng mà các hình thức này sinh ra để đảm nhận trong xã hội loài người" [107; 23]. Theo đó, phân tích diễn ngôn phải tập trung vào việc phân tích cấu trúc và dụng học. Xét ở góc độ cấu trúc, tiêu điểm là sự nối kết tường minh giữa các câu tạo nên liên kết, các yếu tố tổ chức VB. Xét ở góc độ dụng học, tập trung đến những phương diện của những điều không được nói hay viết ra, quan tâm đến đằng sau của cấu trúc và hình thức trong VB, đến những khái niệm tâm lí như kiến thức nền, niềm tin, mong đợi, khám phá những gì người nói/viết nghĩ trong đầu. Đây là phương pháp chung về phân tích diễn ngôn.

Như vậy, phân tích VB cũng là một bộ phận trong phân tích diễn ngôn (không phải đối lập với phân tích diễn ngôn). Nguyễn Hoà (2002) nhận định khó có thể có sự phân tích hình thức thuần tuý tách ra khỏi chức năng và ngược lại, cho nên không thể tách biệt phân tích VB và phân tích diễn ngôn vì ―cũng giống như mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản, phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản không phải là hai bộ phận khác biệt, mà chỉ là hai mặt của ngôn ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội‖ [46, tr.34].

Trong luận án này, mặc dù chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ ―văn bản‖ giống như ở giai đoạn đầu (và VB để chỉ ngôn ngữ viết) nhưng chức năng liên kết của từ ngữ nối mang nghĩa kết quả, tổng kết mà chúng tôi nghiên cứu trong VBKH sẽ thuộc về vấn đề của phân tích diễn ngôn. Cụ thể, áp dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc xem xét nhóm từ ngữ nối này trong VB chính là sự nghiên cứu cách thức giữa các phát ngôn hoặc giữa các đoạn văn trong VB liên kết với nhau thông qua các từ

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí