Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Xã Hội

chính: Doanh nghiệp xã hội dựa vào cộng đồng (HTX, tổ chức tài chính địa phương…); Doanh nghiệp xã hội do nước ngoài thành lập/ hỗ trợ; Doanh nghiệp xã hội do nhà nước thành lập; Doanh nghiệp xã hội do Doanh nhân xã hội thành lập; Doanh nghiệp xã hội do doanh nghiệp lập; Tổ chức khác.

Mạng lưới doanh nghiệp xã hội Châu Á được thành lập với mục tiêu là thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp xã hội châu Á trong việc đưa ra và nhân rộng các giải pháp cho các thách thức ngày càng gia tăng và phức tạp trong khu vực, cụ thể mạng lưới đang ưu tiên cho 4 nhiệm vụ chính sau: Xây dựng mạng lưới, chia sẻ kiến thức và quan hệ đối tác; Nâng cao năng lực; Tạo điều kiện tiếp cận thị trường; Thúc đẩy nguồn vốn để nâng cao tác động xã hội

Ở Châu Mỹ, DNXH được du nhập từ Anh Quốc và phát triển tương đối mạnh mẽ. Tại Mỹ có hơn 195.000 tổ chức nộp đơn là tổ chức từ thiện công cộng (tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến nghệ thuật, giáo dục, y tế chăm sóc, dịch vụ con người, và phục vụ cộng đồng,…). Hơn 100 triệu người Mỹ là thành viên của doanh nghiệp xã hội. Công đoàn tín dụng là hợp tác xã phổ biến nhất $ 629 tỷ tài sản (đại diện cho một sự gia tăng gấp 100 lần kể từ khi năm 1960) [34, tr.33].

* Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

- Thời kỳ trước đổi mới 1986

“Doanh nghiệp xã hội” là thuật ngữ mới xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỉ XX. Trong cơ chế tập trung bao cấp, nhà nước là chủ thể duy nhất có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội được phân phối tới người dân. Sự hình thành và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lý nhà nước và là nơi duy nhất qua đó cá nhân có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng. Trong thời kỳ này, các loại hình tổ chức xã hội độc lập với

nhà nước như các tổ chức phi chính phủ (NGO) không được phép hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được công nhận là hai thành phần kinh tế chủ đạo của đất nước.

Trong bối cảnh ấy, hợp tác xã (HTX) là hình thức tổ chức kinh tế-xã hội phù hợp duy nhất được thành lập để đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của xã viên theo tinh thần cộng đồng: hợp tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. HTX được coi là một tổ chức thuộc sở hữu cộng đồng, đồng thời là một đơn vị kinh tế độc lập. Nhiều HTX ra đời với mục đích tương trợ các hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như HTX thương binh, HTX của người khuyết tật... Các mô hình này đã có những hỗ trợ rất tích cực và hiệu quả cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội nói trên góp phần làm giảm gánh nặng đối với chính sách an sinh xã hội của nhà nước cho nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, HTX có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất ở Việt Nam. Việc phát triển các HTX, đặc biệt là HTX trong lĩnh vực đảm bảo chính sách an sinh xã hội đối với một số nhóm đối tượng yếu thế, đảm bảo quá trình góp sức lao động, góp của cải vật chất làm ăn chung, dưới sự hỗ trợ của nhà nước góp phần quan trọng vào việc hình thành nên một mô hình DNXH đầu tiên ở Việt Nam.

Với tính chất như vậy, trong số các HTX ra đời trong giai đoạn này, chúng ta thấy bên cạnh các HTX mang tính sản xuất là chủ yếu như HTX nông nghiệp, HTX tiểu thủ công nghiệp... thì một số không nhỏ được thành lập để tạo việc làm, hỗ trợ cuộc sống cho những đối tượng yếu thế của xã hội, chủ yếu là người khuyết tật. Hầu hết các HTX của người khuyết tật hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, như mây tre, đan thêu, may mặc... bởi đây được coi là những việc làm phù hợp với sức khỏe và điều kiện lao động của họ. Đây là đặc trưng điển hình của một DNXH mà các HTX này đã có. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một mô hình mang tính chất tương tự như các

DNXH. Còn trong giai đoạn này, ở Việt Nam chưa có khái niệm DNXH cũng chưa thực sự có DNXH nào được thành lập và hoạt động trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Giai đoạn Đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010

Ở Việt Nam, mặc dù trong các giai đoạn trước DNXH đã bắt đầu xuất hiện dưới hình thức HTX từ rất lâu, nhưng các doanh nghiệp mang tính chất xã hội với mục tiêu xã hội và có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của mô hình DNXH chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi chính sách đổi mới được thực hiện vào năm 1986. Đây là cột mốc đánh dấu sự thừa nhận các thành phần kinh tế mới là kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ. Nhờ đó, vai trò chủ động của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao đổi các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đã được công nhận và phát triển.

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 3

Thời kỳ Đổi mới đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt là chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các giao lưu kinh tế, dẫn đến việc các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn viện trợ phát triển đối với Việt Nam tăng nhanh chóng. Sự gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đã thổi một luồng gió mới vào các quan hệ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này. Các mô hình doanh nghiệp mới được du nhập, các cách thức quản trị mới từ nước ngoài được áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, mô hình doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận, hoạt động vì mục tiêu xã hội đã theo chân các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đem lại những phúc lợi xã hội rất lớn cho xã hội Việt Nam giai đoạn này.

Đây là giai đoạn nhà nước có nhiều chính sách cởi mở, tạo lập khung khổ pháp lý cho sự phát triển các tổ chức kinh tế và xã hội ngoài nhà nước. Các chính sách này đã giúp các tổ chức và doanh nghiệp phát triển cộng đồng

thực sự nở rộ. Số liệu thống kê cho thấy có tới hơn 1.000 tổ chức NGO, 320 hiệp hội hoạt động cấp quốc gia và 2,150 hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và tự chủ ở trung ương và địa phương. Hầu hết tất cả các tổ chức này nhận hỗ trợ tài chính từ các tổ chức NGO quốc tế và nhà tài trợ để duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hàng nghìn tổ chức có tính cộng đồng như nhà văn hóa, câu lạc bộ và mảng phụ trách hoạt động kinh doanh thuộc các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng (ví dụ: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người tàn tật, v.v.) và hàng nghìn đơn vị sự nghiệp đang thực hiện chức năng cung cấp phúc lợi xã hội của nhà nước (mang lại các dịch vụ công cộng như quản lý chất thải, nguồn nước, v.v.). Các tổ chức này đều có một số đặc điểm của DNXH và có khả năng chuyển thành DNXH trong tương lai [32, tr.31].

Cùng với quá trình mở cửa và đổi mới toàn diện, nhà nước cũng thực hiện cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công theo hướng xã hội hóa, kêu gọi sự đầu tư và tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân và tập thể vào việc chia sẻ gánh nặng cung cấp các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực giảm nghèo, giáo dục và chăm sóc y tế. Số lượng lớn các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa nghệ thuật ngoài công lập ra đời theo định hướng chính sách này đã phần nào giải quyết các vấn đề xã hội và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Nhìn chung, giai đoạn Đổi mới là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ngoài nhà nước, trong đó có DNXH. Tuy nhiên, sự tách biệt hai lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội cả trong tư duy lẫn hoạt động thực tế đã hạn chế sự ra đời của mô hình hỗn hợp như DNXH. Khi nói đến doanh nghiệp người ta chỉ nói đến lợi nhuận tài chính thuần túy, còn các hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp thường chỉ mang dấu ấn cá nhân và được hiểu với ý nghĩa từ thiện đơn thuần. Trong khi đó, các tổ chức xã hội thường được xếp cùng loại với các tổ chức từ thiện nhân đạo,

dựa vào nguồn lực huy động từ các nhà hảo tâm bên ngoài, điều này không những kìm hãm năng lực sáng kiến xã hội mà khiến cho các DNhXH có rất ít sự lựa chọn hoặc hoạt động như tổ chức xã hội từ thiện, hoặc như một doanh nghiệp thông thường. Giai đoạn này đã xuất hiện những doanh nghiệp xã hội khá điển hình, hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Công ty TNHH Mai Handicrafts tại TP. Hồ Chí Minh… Các DNXH trong giai đoạn này tuy còn ít, phương thức hoạt động chưa hiệu quả, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động còn thiếu tuy nhiên cũng cho thấy tiềm năng rất lớn cho sự hình thành và phát triển của DNXH ở Việt Nam, tạo ra những chương trình hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo chính sách xã hội rất tốt.

- Từ năm 2010 đến nay

Sau 25 năm phát triển kinh tế kể từ sau Đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển rất nhanh và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên đạt từ 7-8%, nền kinh tế được phát triển toàn diện, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc Việt Nam bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới dẫn đến việc thay đổi chính sách hỗ trợ nhân đạo và phát triển xã hội của các quốc gia và tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Điển hình là các chương trình hỗ trợ nhân đạo, viện trợ phát triển (ODA) đối với Việt Nam đã bị cắt giảm, thậm chí dừng hoàn toàn. Một số quốc gia đã bày tỏ việc dừng nguồn vốn ODA cho Việt Nam.

Việc dừng các chương trình hỗ trợ phát triển, hỗ trợ xã hội từ các nguồn vốn nước ngoài, cộng thêm với việc ngân sách nhà nước dành cho an sinh xã hội, hỗ trợ xã hội đang còn rất hạn chế. Điều này đã đặt ra cho Việt Nam một thách thức để có thể đạt được các giải pháp tốt về an sinh xã hội. Trong khi đó, việc huy động tài trợ và vốn từ cộng đồng ở Việt Nam còn khá hạn chế.

Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển mô hình DNXH phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện này là điều rất cần thiết. DNXH như một hướng giải quyết mới, một mô hình tổ chức thay thế phù hợp với bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Thế mạnh của DNXH là áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên những nguyên tắc và động lực của thị trường để giải quyết chính những thất bại của thị trường và các vấn đề xã hội. Nói cách khác, DNXH giải quyết được cả hai mục đích xã hội và kinh tế, trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu chủ đạo, đạt được mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội ở qui mô lớn hơn một cách bền vững.

Theo tài liệu được Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng công bố thì các DNXH ở giai đoạn này xuất phát từ 3 nhóm chính sau đây:

Các tổ chức phi chính phủ (None Goverment Oganization – NGO): chuyển đổi chiến lược hoạt động của tổ chức, hoặc thành lập một DNXH thành viên nhằm: (1) tìm kiếm thu nhập để làm tăng nguồn quỹ tài trợ; và (2) Sử dụng và quản lý nguồn lực trong lĩnh vực cung cấp phúc lợi xã hội hiệu quả hơn dựa trên cơ chế mang tính thị trường.

Nhóm các doanh nghiệp theo đuổi các giá trị kép (shared value): Đây là khái niệm mà ở đó việc tạo ra các giá trị kinh tế được thực hiện theo cách mà nó cũng đồng thời tạo ra các giá trị cho xã hội, thông qua việc đáp ứng được nhu cầu và các thách thức xã hội. Ở đây, giá trị kép không phải là trách nhiệm xã hội, từ thiện hoặc thậm chí là vì mục tiêu phát triển bền vững, nó là một cách mới để tạo ra các thành công về kinh tế. Các giá trị xã hội được đưa vào chuỗi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như một thành tố không thể thiếu trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này về cơ bản mang những đặc trưng nhất định của DNXH ở mặt thực hiện trách nhiệm xã

hội, từ thiện hoặc vì các mục tiêu khác. Nhưng đồng thời nó cũng là những doanh nghiệp ban tính lợi nhuận, thể hiện ở việc đem lại lợi luận cho thương nhân kinh doanh.

Nhóm các DNXH mới: Sau khi khái niệm DNXH được giới thiệu vào Việt Nam trong một vài năm gần đây và được khuyến khích, hỗ trợ bởi các tổ chức trung gian đóng vai trò phát triển DNXH như CSIP và Spark, nhiều cá nhân đã khởi nghiệp bằng cách thành lập các DNXH, có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau (NGO hoặc công ty TNHH, CP). Các doanh nghiệp này ngay từ đầu khi xuất hiện đã có đầy đủ các đặc điểm của DNXH và có sứ mạng của một DNXH. Đây là một mô hình mới mà trong thời gian gần đây cùng với sự ngày càng hoàn thiện của chính sách liên quan đến doanh nghiệp này nên ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và phát triển [32, tr.21].

Trong giai đoạn này các mô hình DNXH mới đã được hình thành và có chiến lược phát triển khá bền vững, có các chương trình hỗ trợ cộng đồng, xã hội một cách hoàn chỉnh như: DNXH Tò he, Nhà hàng Koto....

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội

Về mặt bản chất doanh nghiệp xã hội tự thân nó là một mô hình kinh doanh đặc thù được thành lập từ sáng kiến cộng đồng, các sáng kiến này bắt nguồn từ nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy DNXH rất năng động và luôn cập nhật được nhu của xã hội, điển hình là việc các DNXH chủ yếu phát triển trong các lĩnh vực mang tính phúc lợi xã hội hoặc từ thiện mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Nếu như sử dụng nhận thức xã hội thông thường về doanh nghiệp để đưa ra khái niệm DNXH thì sẽ không thể nào nêu bật được nội hàm của khái niệm này. Bởi lẽ ở DNXH có rất nhiều đặc điểm, trong đó có đặc điểm về tính chất không tối ưu hóa lợi nhuận mà hoàn toàn khác với các

doanh nghiệp kinh doanh thông thường khác. Về khái niệm DNXH không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở các xã hội hiện đại như các nước châu Âu, Mỹ... vẫn còn nhiều tranh cãi về bản chất và vai trò của DNXH trong số các chủ thể kinh doanh và trong các khu vực kinh tế. Ở Việt Nam, DNXH là khái niệm hoàn toàn mới mẻ về phương diện pháp lý, cho đến năm 2014 hình thức này mới chính thức được quy định trong Luật Doanh nghiệp, mặc dù trên thực tế DNXH đã và đang tồn tại và hoạt động từ những năm 1990, cho đến nay với số lượng DNXH đã lên đến hàng trăm [24].

Về cơ bản trên thế giới hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm DNXH mà chủ yếu nguyên nhân của sự khác nhau này là xuất phát tự những sự khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm này. Chính phủ Anh trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002 đã đưa ra định nghĩa về DNXH xuất phát từ tính chất mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp này và đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố không tối ưu hóa lợi nhuận của DNXH. Theo đó: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” [35, tr.7].

Về cơ bản, cách định nghĩa này rất toàn diện, bám sát những đặc điểm cơ bản của DNXH. Một là, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác DNXH cũng có hoạt động kinh doanh (business). Như vậy, về bản chất này DNXH cần được hiểu như một mô hình, phương án, giải pháp có và thông qua hoạt động kinh doanh hơn là ràng buộc DNXH vào hình thức công ty xơ cứng, vốn suy cho cùng cũng chỉ là công cụ tổ chức. Hai là, một đặc trưng nổi bật khác của DNXH mà không có ở các loại hình doanh nghiệp khác đó là ở tính xã hội. Theo đó, DNXH có mục tiêu xã hội được đặt ra như một sứ mệnh cơ bản và trước tiên của việc thành lập tổ chức đó, điểm này là nội dung cơ bản để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. DNXH

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí