Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 2

kỳ văn bản hướng dẫn thi hành có liệu lực nào, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đang dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết về Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong đó có hướng dẫn về DNXH. Tuy nhiên văn bản này cho đến thời điểm hiện tại chưa được ký ban hành nên các quy định về DNXH vẫn đang còn rất thiếu. Các hướng dẫn cụ thể về thủ tục thành lập, mô hình quản trị, đầu tư, vốn góp, việc chấm dứt hoạt động, phá sản của DNXH như thế nào?... vẫn chưa được quy định. Chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Namlàm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Doanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp đã được hình thành từ lâu, và cũng đã phát triển ở Việt Nam trong một thời gian nhất định. Những đóng góp cho xã hội của DNXH là không thể phủ nhận, chính vì vậy nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của DNXH đã được rất nhiều người đề cập đến. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

- Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) với nghiên cứu về: Khái niệm Doanh nghiệp xã hội.

- Khảo sát về doanh nghiệp xã hội đăng trong “Báo cáo kết quả khảo sát doanh nghiệp xã hội Việt Nam” năm 2011 của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) và Hội đồng Anh Việt Nam;

- Công trình: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách năm 2012 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP);

Nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp xã hội, đặc biệt là pháp luật về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đầu tiên như:

- TS. Phan Thị Thanh Thủy với bài viết: Những vấn đề pháp lý về Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2015.

- ThS. Vũ Thị Hòa Như với bài viết: Hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp xã hội, Tạp chí Luật học, số 3/2015.

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh nhất định của mô hình phát triển doanh nghiệp xã hội dưới góc độ pháp lý. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về vấn đề pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam” với mong muốn làm sáng tỏ lý luận một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật về DNXH ở Việt Nam và đóng góp những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về DNXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - 2

Đề tài có mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của mô hình doanh nghiệp xã hội, về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam từ trước tới nay. Nghiên cứu về sự cần thiết của việc ban hành khung pháp luật về doanh nghiệp xã hội, khái niệm của pháp luật về doanh nghiệp xã hội.

- Nghiên cứu về các nội dung chủ yếu của pháp luật về doanh nghiệp xã hội, thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ đó rút ra được những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của pháp luật về doanh nghiệp xã hội, chỉ ra được những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.

- Nghiên cứu đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề là các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, về địa bàn nghiên cứu đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước, thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài.

6. Tính mới và những đóng góp của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về các vấn đề liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt

Nam hiện nay. Đề tài giải quyết những nội dung cơ bản thuộc về lý luận và thực tiễn của pháp luật về doanh nghiệp xã hội là: các khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực trạng pháp luật về DNXH Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đề tài cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động đối với loại hình doanh nghiệp này.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và học tập của các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học, việc học tập của sinh viên, học viên chuyên ngành luật kinh tế....

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội

1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển doanh nghiệp xã hội

* Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới

Theo nghiên cứu của MacDonald M. & Howarth C. (2008), mô hình DNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665, khi Đại dịch (Great Plague) hoành hành đã khiến nhiều gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởng công nghiệp và cơ sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động. Trong bối cảnh đó, Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân. Ngay từ khi thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện [32, tr.9].

Ra đời lần đầu tiên ở Anh, với những ưu điểm của nó, mô hình DNXH đã lan rộng ra nhiều nước tư bản ở Châu Âu và Châu Mỹ và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Sự hình thành và phát triển của DNXH ở các quốc gia này hỗ trợ một cách đáng kể vào các chính sách an sinh xã hội của nhà nước trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Như vậy, DNXH lần đầu tiên xuất hiện tại Anh do những nhu cầu nhất định về thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội đối với người nghèo, người khuyết tật. Cho đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, các DNXH ở Anh đã phát triển một cách tương đối và trong số các DNXH ở quốc gia này thì thường được phân thành hai nhóm như sau:

(i) Nhóm thứ nhất, là một số người giàu có thay đổi quan điểm của họ

trong hoạt động từ thiện. Theo quan điểm của những người này thay cho những khoản đóng góp vật chất dễ gây nên tâm lý ỷ lại, lười biếng và “nhàn cư vi bất thiện” ở tầng lớp dân nghèo, họ chuyển sang các chương trình cung cấp việc làm để nhóm này học việc và có thể duy trì công việc cũng như thu nhập của mình, trở thành “những thành viên hữu ích của quốc gia”. Cách thức tiếp cận như vậy, dẫn đến việc ra đời một số mô hình doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động của các quỹ, các chương trình dành cho người nghèo, người khuyết tật. Những chương trình hỗ trợ như vậy, được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, của các nhà tư sản lớn. Từ đó tạo nên những DNXH đầu tiên trên thế giới.

(ii) Nhóm thứ hai, đối với một số đối tượng khác có quan điểm khác về phúc lợi xã hội và hỗ trợ cộng đồng. Theo đó, trong giai đoạn này ở Anh, xuất hiện các mô hình cho phép người lao động có nhiều quyền hơn trong ký kết hợp đồng lao động và lần đầu tiên họ có khả năng làm chủ kế hoạch kinh doanh cũng như phân phối lợi nhuận. Sự phát triển của mô hình này dẫn đến việc ra đời của các Hợp tác xã (Co-op), hội ái hữu (Provident Society), làng nghề (Industrial Society) đã thực hiện phân phối lợi nhuận và cung cấp phúc lợi cho toàn bộ cộng đồng, cũng như trao quyền biểu quyết về quản lý tổ chức và kinh doanh cho tất cả thành viên [32, tr.13-15].

Đến đầu thế kỷ 20, hoạt động của các DNXH có phần giảm sút khi chủ thuyết kinh tế Keynes lên ngôi từ sau cuộc Đại suy thoái (1929-1933), cổ vũ cho vai trò can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế; và cũng nhờ đó, một loạt mô hình Nhà nước phúc lợi đã ra đời ở Tây Âu và Bắc Mỹ sau Thế chiến II.

Trong thời hiện đại, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi và phát triển mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh thế giới, bên cạnh đó là sự tác động của Chiến tranh lạnh và đối đầu Đông – Tây. Do đó, ở các quốc gia Phương Tây, chính sách xã hội đặc biệt được quan tâm, coi đây là mũi nhọn trong việc đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Trong giai đoạn này, các DNXH chỉ thực sự phát triển mạnh để hình thành nên một phong trào rộng khắp có diện mạo như ngày nay sau những chính sách kinh tế của nước Anh vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, ở Anh chủ trương thu hẹp lại vai trò của Nhà nước và cho rằng Nhà nước không nên trực tiếp tham gia cung cấp phúc lợi xã hội. Nhà nước tư sản phương Tây trong giai đoạn này đã rút dần ảnh hưởng trong lĩnh vực công, xã hội hóa nhiều hoạt động phúc lợi, từ thiện. Từ đó dẫn đến sự phát triển của các DNXH trong giai đoạn này.

Về cơ bản có thể thấy, các vấn đề về dịch vụ công và phúc lợi xã hội vốn luôn được thừa nhận rộng rãi như một trong các chức năng cơ bản của Nhà nước, Nhà nước khi được ra đời cần phải thực hiện hai chức năng cơ bản là bảo vệ và quản lý xã hội, trong đó quản lý xã hội bao gồm thực hiện cả những yếu tố phúc lợi xã hội và dịch vụ công như hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ sau thập niên 80 của thế kỷ XX Chính phủ của nhiều nước Phương Tây đều thực hiện chức năng này thông qua các tổ chức dân sự và tư nhân bằng hình thức đấu thầu và thuê ngoài. Hoạt động xã hội hóa các hình thức dịch vụ công và phúc lợi xã hội khác cho thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với việc nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt động này.

Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào DNXH đã phát triển mạnh ra khỏi biên giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Hiện tại không có số liệu chính xác bao nhiêu DNXH đang hoạt động tại bao nhiêu quốc gia bởi mô hình khái quát về DNXH tuy đã được công nhận thức một cách rộng rãi, nhưng đi vào nội dung, tiêu chí cụ thể để định nghĩa, phân loại DNXH lại có nhiều quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội của từng nước, và thậm chí là mục tiêu chính sách của từng chính phủ. Mặc dù

vậy, qua các tài liệu nghiên cứu, có thể nói DNXH đang hoạt động mạnh mẽ ở tất cả các khu vực trên thế giới từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc đến Mỹ La-tinh, Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á. Không ít quốc gia đã ban hành văn bản pháp lý riêng về DNXH và tạo lập được các mạng lưới có tổ chức để tập hợp, chia sẻ và kết nối lên tới hàng nghìn DNXH ở phạm vi trong nước cũng như quốc tế.

Theo nghiên cứu của tác giả Jane wei-Skillern, Jamese.Austin Herman Leonard và Howard Stevenson trong cuốn sách Doanh nghiệp xã hội trong khu vực xã hội thì ngoài mô hình của Anh, còn có các mô hình DNXH khác như các mô hình hợp tác truyền thống ở Tây Ban Nha, Italia và Phần Lan: Các hợp tác xã công nghiệp và nông nghiệp.

Tại Italia: Có hơn 15,000 doanh nghiệp xã hội hoạt động, tạo việc làm cho rất nhiều công nhân.

Doanh nghiệp xã hội tại Pháp: giúp những người thất nghiệp dài hạn hoặc bị cô lập về mặt xã hội trở lại làm việc.

Ở châu Á nơi DNXH xuất hiện muộn và hình thành một cách dè dặt hơn. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp xã hội đã được hình thành ở khu vực này như:

Tại Hồng Kông mô hình DNXH được hình thành chủ yếu tập trung vào hỗ trợ hòa nhập và đào tạo cho người thất nghiệp. Nhu cầu xây dựng Doanh nghiệp xã hội từ cấp cơ sở lên.Trung tâm tạo nguồn Doanh nghiệp xã hội Hồng Kông thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và đào tạo.

Tại Thái Lan, Chính phủ thành lập Văn phòng Phát triển doanh nghiệp xã hội Thái Lan (có văn phòng, ngân sách riêng). Chiến lược hỗ trợ: nâng cao nhận thức và năng lực, xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp, kết nối nguồn lực.

Ước tính Thái Lan có 116.298 doanh nghiệp xã hội thuộc 6 nhóm

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí