Thực Tiễn Định Tội Danh Tội Tàng Trữ Trái Phép Chất Ma Túy

mua có số lượng nhiều, mục đích tàng trữ số ma túy này là tích trữ để sử dụng nhiều lần.

Đối chiếu qua các Bảng số liệu đề cập ở trên, số liệu thống kê trên cho thấy, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 TAND Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử tổng cộng 930 vụ án hình sự với 1568 bị cáo. Đối với nhóm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy xét xử 311 vụ với 435 bị cáo (chiếm tỷ lệ 33,44% vụ án và 27.74% bị cáo). Tuy nhiên trong đó, tội Tàng trữ trái phép chất ma túy xét xử 226 vụ với 271 bị cáo (chiếm tỷ lệ 24,3% vụ án và 17,3% bị cáo); tội vận chuyển trái phép chất ma túy không có vụ án nào; tội Mua bán trái phép chất ma túy xét xử 61 vụ với 127 bị cáo (chiếm tỷ lệ 9,2% vụ án và 10,5% bị cáo);

Trong 5 năm giai đoạn từ 2016 đến 2020, TAND Quận 7 không xét xử vụ án nào liên quan đến tội Vận chuyển trái phép chất ma túy bởi lẽ: Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh được xem là điểm nóng của tội phạm về ma túy, nhưng địa bàn Quận 7 không có nơi nào giáp ranh với biên giới các nước khác, tội phạm về ma túy nếu có vận chuyển ma túy cũng chỉ đi ngang qua chứ không ở lại địa bàn Quận 7, nếu bị bắt trên địa bàn Quận 7 thì số lượng ma túy bị bắt cũng chỉ có khối lượng nhỏ, đối tượng bị bắt khi cấu giấu ma túy trong người khai mục đích chỉ để sử dụng.

Về số lượng án hình sự TAND Quận 7 xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hàng năm như sau: Năm 2016 xét xử 61 vụ/79 bị cáo; Năm 2017 xét xử 48 vụ/55 bị cáo; Năm 2018 xét xử 43 vụ/49 bị cáo; Năm 2019 xét xử 52 vụ/57 bị cáo; Năm 2020 xét xử 22 vụ/31 bị cáo. Từ những kết quả cập nhật số liệu trên cho thấy, trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 số lượng các vụ án TAND Quận 7 xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy tăng giảm không đều qua các năm nhưng có xu hướng tăng: Từ năm 2016 tăng đến năm 2017 có sự giảm nhẹ; Năm 2017 đến năm 2018 tiếp tục giảm; Năm 2018 đến năm 2019 có sự tăng nhẹ; Năm 2019 đến năm 2020 giảm đáng kể.

Từ những kết quả phân tích các bảng cập nhật số liệu thống kê có thể nhận thấy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh thì các tội thuộc nhóm tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm các tội phạm, đặc biệt riêng tội tàng trữ trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm các

tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Từ các kết quả thống kê nêu trên cho thấy, trong thời gian qua công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này đã phát huy hiệu quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó trong thực tiễn còn đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan chức năng, trong đó cần đặc biệt quan tâm nhất đó vai trò trong công tác xét xử của ngành TAND. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nâng cao hiệu lực hiệu quả của nhiệm vụ đề ra trong việc ban hành và áp dụng các quy định về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đóng vai trò quan trọng và là khâu tất yếu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng tại địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Đề tài Luận văn này tác giả đã thực hiện trong giai đoạn năm 2016 - 2020 nên việc định tội danh đối với tội “Tàng trái phép chất ma túy” dựa trên căn cứ cơ sở pháp lý của BLHS sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

2.2.1. Thực tiễn định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản

Từ thực tiễn kết quả công tác xét xử cấp sơ thẩm tại TAND Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, thì việc định tội danh ở khung cấu thành cơ bản (khoản 1 Điều 249 BLHS 2015) chiếm đa số trong các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy, trong 5 năm có 194/1568 bị cáo, chiếm tỷ lệ khoảng 12,4%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

CTTP cơ bản là loại CTTP chỉ có dấu hiệu định tội, đó là những dấu hiệu mô tả tội phạm và là cơ sở pháp lý cho việc định tội danh, cho phép phân biệt giữa tội này với tội khác, CTTP cơ bản thường được quy định tại khoản 1 của phần các tội phạm cụ thể của BLHS.

Theo đó tại khoản 1 Điều 249 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định cấu thành cơ bản của tội tàng trữ trái phép chất ma túy (trước đây là khoản 1 Điều 194 BLHS 1999). Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm qua cho thấy toà án đã định tội danh đúng theo các dấu hiệu của yếu tố CTTP. Tuy nhiên, tình hình tội phạm phạm

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh - 7

tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra ngày càng phức tạp, với quy mô khác nhau, dưới nhiều hình thức đa dạng, thông qua việc nghiên cứu các bản án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy cụ thể như sau:

Bản án số 28/2019/HSST ngày 13/3/2019 của TAND Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh

“Nguyễn Hoàng H là người có sử dụng ma túy. Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 04/10/2018, H được một người bạn tên L (không rò lai lịch) cho 01 gói nylon chứa ma túy trên đường Trần Đình Xu, Quận 1, để sử dụng. Đến 13 giờ cùng ngày, H điều khiển xe máy hiệu Honda Dream, gắn biển số 52L2 - 0500 chở Nguyễn Thị Thu V, đi đến chân cầu Him Lam, phường Tân Hưng thì bị Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Quận 7 tuần tra phát hiện, bắt quả tang. Thu giữ trong túi quần phía trước bên phải của H đang mặc 01 gói nylon chứa tinh thể không màu.

Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 7, Nguyễn Hoàng H khai nhận hành vi phạm tội. Việc H tàng trữ trái phép chất ma túy để sử dụng, V không biết.

Theo Kết luận giám định số 1646/KLGĐ-H ngày 12/10 2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công An Thành phố Hồ Chí Minh: Tinh thể không màu trong 01 gói nylon được niêm phong bên ngoài có chữ ký ghi tên Nguyễn Hoàng H và hình dấu Công an phường Tân Hưng, Quận 7 là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 0,1426g (không phẩy một bốn hai sáu gam) loại Methamphetamine.

Như vậy, dựa trên nội dung của vu ̣án, TAND Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh đã định tội danh đúng đối với hành vi của Nguyễn Hoàng H trên cơ sở các dấu hiệu đã đáp ứng đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:

Về khách thể: Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy của Nguyễn Hoàng H đã xâm phạm trực tiếp đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy trong khâu lưu trữ các chất ma túy.

Về chủ thể: Nguyễn Hoàng H là người đã thành niên, đạt độ tuổi nhất định phải chiụ TNHS, có khả năng nhận thức được hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối

với các chất ma túy trong khâu lưu trữ các chất ma túy nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi tàng trữ chất ma túy này.

Về mặt khách quan: Nguyễn Hoàng H đã có hành vi cất giấu trong túi quần phía trước bên phải của H 01 gói nylon chứa tinh thể không màu. Theo Kết luận giám định số 1646/KLGĐ-H ngày 12/10 2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công An Thành phố Hồ Chí Minh: Tinh thể không màu trong 01 gói nylon được niêm phong bên ngoài có chữ ký ghi tên Nguyễn Hoàng H và hình dấu Công an phường Tâng Hưng, Quận 7 là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 0,1426g (không phẩy một bốn hai sáu gam) loại Methamphetamine. Hành vi của Nguyễn Hoàng H đã cấu thành tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 7, Nguyễn Hoàng H khai nhận hành vi phạm tội.

Về mặt chủ quan: Nguyễn Hoàng H nhận thức được hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy của mình là trái với quy định của pháp luật hình sự, thấy được trước hậu quả cũng như tác hại của việc tàng trữ chất ma túy đó là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và để mặt cho hậu quả xảy ra.

2.2.2. Thực tiễn định tội danh theo cấu thành tội phạm tăng nặng

CTTP tăng nặng là loại CTTP mà ngoài các dấu hiệu định tội còn có thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (được gọi là các dấu hiệu định khung tăng nặng), các dấu hiệu định khung nặng thường được quy định tại khoản 2, 3, 4 của phần các tội phạm cụ thể. Theo đó, tại khoản 2, 3, 4 Điều 249 BLHS là hoạt động định tội danh đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo cấu thành tội phạm tăng nặng. Đối với việc định tội danh đối với cấu thành tội phạm tăng nặng đối với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, trong 5 năm có 32/1568 bị cáo, chiếm tỷ lệ khoảng 2%

Sau khi nghiên cứu các bản án đã được TAND Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, qua đó cho thấy Tòa án đã nhận định đúng theo các Điều khoản được quy định trong trong BLHS của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Điều đó, được thể hiện một cách cụ thể thông qua rất nhiều các vụ án về tàng trữ trái phép chất ma túy, mà cụ thể ở bản án sau:

Bản án số 109/2020/HS-ST ngày 09/9/2020 của TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

“Khoảng 19 giờ 30 ngày 20/4/2020, tại dưới hầm xe chung cư Sunrise View số 33 đường N, phường M, Quận K, Thành phố Hồ Chí Minh, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy Công an Quận 7 bắt quả tang Nguyễn Công M, có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thu giữ trên tay M một túi vải, bên trong có 01 gói nylon chứa chất tinh thể không màu, 01 gói nylon chứa 186 viên nén màu xanh lá cây, 02 viên nén màu xanh chuối, là ma túy. Số ma túy bị công an thu giữ, M mua từ một người đàn ông tên L (không rò nhân thân lai lịch) tại quán Bar số 35 đường Y, Quận C, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số tiền 50.000.000 đồng. Mục đích để sử dụng trong tiệc sinh nhật nhưng chưa tổ chức được nên M giữ lại sử dụng dần.

Kết luận giám định số 669/KLGĐ-H ngày 27/04/2020 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an Thành phố Hồ Chí Minh kết luận:

-“Tinh thể không màu trong 01 gói nylon là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 38,9414 gam (ba tám phẩy chín bốn một bốn gam), loại Ketamine; 186 viên nén màu xanh lá cây là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 64,8718 gam (sáu bốn phẩy tám bảy một tám gam), loại MDMA; 02 viên nén màu xanh chuối là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 0,7433g (không phẩy bảy bốn ba ba gam), loại MDMA”.

Tại phiên tòa bị cáo khai nhận, 02 gói nylon chứa ma túy Cơ quan điều tra thu giữ trong trong túi vải trên tay của bị cáo là ma túy bị cáo mua, cất giữ nhằm mục đích sử dụng trong tiệc sinh nhật của mình nhưng chưa tổ chức được nên bị cáo giữ lại sử dụng dần. Bị cáo đi mua ma túy từ một người đàn ông tên L (không rò lai lịch) tại quán Bar số 35 đường Y, Quận C, Thành phố Hồ Chí Minh. Bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hoàn cảnh gia đình bị cáo một mẹ một con, bản thân bị cáo là lao động chính, đồng thời xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.”

Từ nội dung bản án trên, TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng quy định pháp luật trên cơ sở các căn cứ sau đây để làm cơ sở để định khung hình phạt: TAND Quận 7 đã định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy do bị cáo đã có hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy để sử dụng; theo Kết luận giám định số 669/KLGĐ-H ngày 27/04/2020 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an

Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: “Tinh thể không màu trong 01 gói nylon là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 38,9414 g (ba tám phẩy chín bốn một bốn gam), loại Ketamine; 186 viên nén màu xanh lá cây là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 64,8718 gam (sáu bốn phẩy tám bảy một tám gam), loại MDMA; 02 viên nén màu xanh chuối là ma túy ở thể rắn, có khối lượng 0,7433g (không phẩy bảy bốn ba ba gam), loại MDMA”. Do đó, hành vi của bị cáo đã phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” thuộc trường hợp quy định tại Điểm h khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2.2.3. Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Do đó, để cấu thành nên đồng phạm thì phải có từ hai người trở cùng thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý, hành vi phạm tội của họ phải có mối liên hệ với nhau, không xảy ra một cách biệt lập. Hành vi của người này góp phần hỗ trợ cho hành vi của người khác mục đích chung để tội phạm được thực hiện với. Do vậy, nếu những đối tượng cùng thực hiện hành vi một phạm tội, trong cùng một thời điểm hoặc với cùng một nạn nhân nhưng những người này không có sự bàn bạc, phân công, giúp sức lẫn nhau mà thực hiện một cách độc lập thì không cấu thành nên đồng phạm được. Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm được thể hiện qua bản án cụ thể sau:

Bản án số 108/2019/HSST ngày 15/8/2019 của TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

“Vào lúc 00 giờ 45 phút ngày 28/9/2018, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an Quận 7 phối hợp Công an phường Tân Hưng, Quận 7 kiểm tra căn hộ số 68 đường D1, khu phố 5, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại phòng số 101 lầu 01 gồm: Trần Bảo N, Lê Quốc T, Trần Bích N, Trần Quốc H, Trần Ngân G, Nguyễn Thị Như N, Nguyễn Thị Mỹ L, Nguyễn Ngọc Thúy A, Nguyễn Thanh Đ, Nguyễn Thanh T, Trần Quốc V, Phạm Chinh D đang có hành vi sử dụng ma túy. Vật chứng thu được tại phòng 101 lầu của D và V 01 gói nylon bên

trong có chứa tinh thể không màu (ketamin), 01 gói nylon chứa 04 viên nén màu xám là ma túy ở thể rắn (loại MDMA).

Tại Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Quận 7 các bị cáo khai nhận:

Trần Quốc V, Phạm Chinh D khai nhận: Lúc 23 giờ 15 phút ngày 27/9/2018, Trần Quốc V thuê phòng 101 lầu 1 căn hộ 68 đường D1, khu phố 5, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để cùng với Trần Bảo N, Lê Quốc T, Trần Bích N, Trần Quốc H, Trần Ngân G, Nguyễn Thị Như N, Nguyễn Thị Mỹ L, Nguyễn Ngọc Thúy A, Nguyễn Thanh Đ, Nguyễn Thanh T, Phạm Chinh D sử dụng ma túy. Sau khi thuê, V liên lạc với người thanh niên tên Tài (không rò nhân thân lai lịch) mua 01 gói ma túy, 08 viên nén (ma túy đá). Tài đến giao ma túy, D bỏ tiền

3.500.000 đồng trả tiền mua ma túy. Sau khi mua, cả nhóm đang sử dụng thì bị Công an bắt quả tang.”

Tại bản án này, Tòa án dựa trên các căn cứ quy định của pháp luật hình sự đã định tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm đối với các bị cáo với nhận định trong bản án: “Các bị cáo Trần Quốc V, Phạm Chinh D đến căn hộ số 68 đường D1, khu phố 5, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đặt phòng từ trước để sử dụng ma túy trái phép tại phòng số 101. Khối lượng ma túy thu giữ của các bị cáo là 1,9822 gam (một phẩy chín tám hai hai gam), loại ketamin và 1,1542 gam (một phẩy một năm bốn hai gam), loại MDMA nên đã phạm vào tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm I khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

- Trường hợp nếu một người bị bắt đang cất giấu ma túy trong người khi đang lưu thông trên đường, người này khai cất giấu ma túy trong người với mục đích là để sử dụng, trong thực tiễn áp dụng nảy sinh các luồng quan điểm khác nhau:

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, người này phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Điều 250 BLHS 2015 do thỏa mãn các dấu hiệu hành vi khách quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy được hướng dẫn theo Thông tư 17/2007.

+ Quan điểm thứ hai cho rằng, người này phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 BLHS 2015, vì thỏa mãn hành vi khách quan được hướng dẫn tại Thông tư 17/2007.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai. Bởi lẽ, trường hợp này phải dựa vào các tài liệu, chứng cứ cũng như lời khai của bị cáo. Trường bị cáo khai cất giấu ma túy trong người để sử dụng mà không có mục đích vận chuyển hay mua bán trái phép chất ma túy thì bị tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Đối với tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, cần phải dựa vào các tính tiết của vụ án như: lời khai của người phạm tội khai cất giữ ma túy trong người nhằm mục đích vận chuyển và vận chuyển số ma túy này cho ai, thù lao là bao nhiêu, không biết mục đích của việc vận chuyển này là để bán. Ngoài ra các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cũng cần phải có chứng cứ để chứng minh lời khai của người phạm tội là có căn cứ, thì từ đó người này mới phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, TAND Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh không có vụ án nào định tội danh sai đối với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Điều đó cho thấy sự thống nhất trong cách hiểu về khoa học pháp lý hình sự trong áp dụng pháp luật hình sự của CQĐT, VKSND, TAND Quận 7, thể hiện sự khách quan trong nhận thức, đánh giá chứng cứ cũng như các tình tiết của vụ án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Từ kết quả cũng như số liệu thống kê tại Bảng 2.1 của luận văn này cho thấy, tình hình tội phạm liên quan đến tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” đang diễn biến phức tạp, có nhiều hướng tăng qua các năm từ năm 2016 đến 2020. Do đó các cấp, các ngành của Quận 7 đã có chỉ đạo khi quyết định hình phạt đối với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” phải đảm bảo tương xứng với mức độ hành vi phạm tội, bảo đảm tính răn đe của pháp luật và phòng ngừa chung. Hầu hết các vụ án về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đều được TAND Quận 7 tuyên hình phạt tù có thời hạn.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí