Tội Sản Xuất, Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Các Phương Tiện, Dụng Cụ Dùng Vào Việc Sản Xuất Hoặc Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy (Điều 196)

Mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội phạm này là một trong những hành vi sau:

Hành vi tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; Hành vi vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất

ma tuý;



ma tuý.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hành vi mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; Hành vi chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất

“Hành vi tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túylà cất giữ, cất giấu bất hợp pháp tiền chất ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, hoặc cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ là bất kỳ khoảng thời gian nào có thể là 1 giờ, 2 giờ hay vài ngày... Địa điểm và thời gian tàng trữ tiền chất để sản xuất trái phép chất ma tuý không có ý nghĩa trong việc định tội danh.

Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 7

“Hành vi vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tiền chất từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, quần, nuốt vào bụng…; có thể để trong hành lý như vali, túi xách…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Quãng đường vận chuyển ngắn hay dài không ảnh hưởng đến việc định tội danh.

“Hành vi mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

Bán tiền chất cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

Mua tiền chất nhằm bán cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

Xin tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

Dùng tiền chất để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy tiền chất nhằm bán lại cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

Tàng trữ tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

Vận chuyển tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy.

“Hành vi chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt… tiền chất của người khác để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Tuỳ từng trường hợp mà đánh giá tội phạm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Ví dụ: cướp tiền chất thì chỉ cần có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tiền chất, không kể người phạm tội đã lấy được tiền chất hay chưa, tội phạm đã hoàn thành.

Như vậy, hành vi khách quan của tội này, nếu không xét đến đặc điểm của đối tượng tác động thì giống như hành vi khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194).

Lưu ý: Trong trường hợp tiền chất có trọng lượng dưới 50 gam (đối với tiền chất ở thể rắn) hoặc dưới 75 mililít (đối với tiền chất ở thể lỏng) thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rằng các tiền chất sẽ được dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý. Mặc dù thấy rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Do vậy, người tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 195 của BLHS khi các hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích để sản xuất trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy.

Lưu ý: Trong trường hợp không chứng minh được mục đích nhằm sản xuất trái phép chất ma túy hoặc mục đích nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 195 của BLHS mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác theo quy định của BLHS.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định (theo khoản 1 Điều 195 chủ thể của tội phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên; theo khoản 2, 3 và 4 thì chủ thể của tội phạm là từ đủ 14 tuổi trở lên). Đối với tình tiết tăng nặng định khung ở khoản 2, chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ quyền hạn để phạm tội.

2.2.5. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196)

Theo thống kê của Cục thống kê Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tất cả các tội phạm về ma tuý. Mỗi năm chỉ xảy ra một vài vụ như năm 2002 là 5 vụ/ 7 bị can, năm 2003 là 2 vụ/ 3 bị can... Mục đích của nhà làm luật khi đưa tội danh này nhằm đấu tranh chống các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. Thực chất, những hành vi trên liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất và hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điều luật quy định thành bốn tội phạm cụ thể sau:

Tội sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Tội tàng trữ các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Tội vận chyển các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Tội mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước ta về chất ma tuý, trật tự an toàn xã hội. Nhà nước ta nghiêm cấm mọi hoạt động tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Đối tượng tác động của tội phạm là các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. “Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý” là những vật được sản xuất ra với chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay tuy được sản xuất ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hay sử dụng trái phép chất ma túy [2].

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm là một trong những hành vi sau:

Hành vi sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Hành vi tàng trữ các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Hành vi vận chyển các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Hành vi mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

“Hành vi sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi làm ra các vật chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý hay tuy được làm ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. Các vật này có thể bằng phương pháp thủ công hoặc áp dụng khoa học kỹ thuật như sản xuất nồi áp suất để tinh dầu cần sa, chế tạo các thiết bị kỹ thuật, các ống nghiệm để điều chế hêrôin, sản xuất các bàn đèn, các tẩu thuốc lá để hút thuốc phiện...

“Hành vi tàng trữ các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi cất giữ các phương tiện, dụng cụ nêu trên ở bất kỳ địa điểm nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali hoặc cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

Hành vi vận chuyển các phương tiện dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dịch chuyển các phương tiện, dụng cụ nêu trên từ nơi này đến nơi khác. Hành vi vận chuyển được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, quần…; có thể để trong hành lý như vali, túi xách…). Mục đích của hành vi vận chuyển các phương tiện,

dụng cụ nêu trên phải là dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

“Hành vi mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” được thể hiện một trong các hành vi sau:

Bán các phương tiện, dụng cụ nêu trên cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Mua các phương tiện, dụng cụ nêu trên nhằm bán cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép

chất ma túy;

Xin các phương tiện, dụng cụ nêu trên nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

Dùng các phương tiện, dụng cụ nêu trên để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy các phương tiện, dụng cụ nêu trên nhằm bán lại trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

Tàng trữ các phương tiện, dụng cụ nêu trên nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

Vận chuyển các phương tiện, dụng cụ nêu trên nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ các phương tiện, dụng cụ mà mình sản

xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán sẽ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. Như vậy, người phạm tội thấy rõ hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định (theo khoản 1 Điều 196 chủ thể của tội phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên; theo khoản 2, 3 và 4 thì chủ thể của tội phạm là từ đủ 14 tuổi trở lên).

Một số điểm lưu ý:

Khi định tội danh đối với người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy cần làm rõ một số điểm sau:

Người lần đầu sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy và chỉ dùng các phương tiện, dụng cụ này để cho bản thân họ sử dụng trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính. Trường hợp đã bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán từ năm bộ dụng cụ, phương tiện (có thể cùng loại, có thể khác loại) trở xuống thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để không truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử lý hành chính.

2.2.6. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197)

Năm 2010, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là 18 vụ /37 bị can. Mặc dù đứng thứ hai trong các tội phạm về ma tuý nhưng tội này vẫn chiếm tỉ lệ thấp so với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma tuý là 11.946 vụ/ 14.883 bị can [50, tr.1]. Từ số liệu trên, chúng

ta có thể thấy người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý hàng năm không nhiều nhưng nó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tệ nạn nghiện hút ma tuý trong cộng đồng.

Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước ta về chất ma tuý. Ngoài ra, tội phạm này còn xâm hại đến trật tự, an toàn xã hội và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người khác.

Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội này là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Đó là những hành vi chủ động tập hợp một số người có nhu cầu sử dụng ma tuý, chuẩn bị địa điểm, các dụng cụ, phương tiện, chất ma tuý để tiến hành sử dụng trái phép chất ma tuý. Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào, dưới bất kỳ hình thức nào và người phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau (Như cho người khác hút, hít thử để rồi họ sẽ quen và có nhu cầu hút, hít trở lại...).

Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được thể hiện như sau:

Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;

Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật mà vẫn mong muốn thực hiện.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định (theo khoản 1 Điều 197 chủ thể của tội phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên; theo khoản 2, 3 và 4 thì chủ thể của tội phạm là từ đủ 14 tuổi trở lên).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024