Những Yếu Tố Đảm Bảo Cho Việc Định Tội Danh Đối Với Các Tội Phạm Về Ma Túy

định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm” (Điều 61-Hiến Pháp 1992).

Tại Điều 2 Quyết định số 113/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc quản lý thống nhất xuất, nhập thuốc và các nguyên liệu làm thuốc chữa cho người bệnh, quy định “...Việc xuất, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc có chất độc, có chất gây nghiện, thuốc gây mê và thuốc tâm thần do Bộ Y tế chọn đơn vị tổ chức để giao nhiệm vụ”. Nghị quyết 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1993 của Chính phủ quy định “Bộ y tế có trách nhiệm xác định các loại thuốc phiện và các chất ma tuý khác vào sản xuất dược phẩm và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước”.

Điều 3 Luật phòng chống ma tuý cũng quy định cấm 8 nhóm hành vi có liên quan đến ma tuý.

Vì vậy, các tội phạm ma tuý xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma tuý; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và xâm phạm sức khoẻ, sự phát triển giống nòi...

Chủ thể của các tội phạm về ma tuý: là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự. Trong 9 tội danh và 13 hành vi của các tội phạm về ma tuý được quy định tại Chương XVIII Bộ luật hình sự thì có đến 8 tội danh và 12 hành vi phạm tội chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên, chỉ có một tội danh “Tội trồng cây thuốc phiện...” (Điều 192) là tội phạm nghiêm trọng nên chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, chủ thể của tội Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác (Điều 201) là người có trách nhiệm trong công tác này mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan của các tội phạm về ma tuý: bao gồm năm nhóm hành vi sau: Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất

ma tuý;

Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý; chiếm đoạt chất ma tuý; tổ chức sử dụng, chứa chấp việc sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý;

Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua, bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác.

Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 4

Đối tượng tác động của tội phạm ma tuý là các chất ma tuý như thuốc phiện, hêrôin, côcain,... và các tiền chất để sản xuất ra chất ma tuý. Muốn xác định là chất ma tuý hoặc tiền chất thì phải trưng cầu giám định và việc giám định là bắt buộc để xác định trọng lượng, hàm lượng chất ma tuý mới có cơ sở để định tội danh và khung hình phạt

Mặt chủ quan của các tội phạm về ma tuý: tội phạm được thực hiện theo lỗi “cố ý trực tiếp”, một số tội lỗi “vô ý” như Điều 201.

Về đường lối xử lý: Tội phạm về ma tuý được coi là những tội phạm rất nghiệm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến trật tự trị an và an toàn xã hội nhất hiện nay nên có mức hình phạt nghiêm khắc nhất. Có 6 tội danh đặc biệt nghiêm trọng (193,194,195,197,200,201) có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình; một tội phạm rất nghiêm trọng; một tội phạm là nghiêm trọng (Điều 192).

Hiện nay đã bỏ Điều 199 và bỏ mức hình phạt tử hình ở điều 197 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 (năm 2009) theo tinh thần của 3 Công ước quốc tế .

Ngoài ra, trong từng tội còn quy định hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (vì động cơ của tội phạm ma tuý

là lợi nhuận cao); cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến năm năm; quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

1.2.2. Những yếu tố đảm bảo cho việc định tội danh đối với các tội phạm về ma túy

Định tội danh là một hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Muốn việc định tội danh đúng cần phải có những yếu tố đảm bảo như năng lực chuyên môn của người định tội danh (người có thẩm quyền trong giải quyết án ma tuý– Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán), đạo đức nghề nghiệp của người định tội danh và cần phải có một hệ thống pháp luật về ma túy hoàn chỉnh.

1.2.2.1. Năng lực chuyên môn của người định tội danh

Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là những người có thẩm quyền trong giải quyết vụ án ma tuý hay nói đúng hơn họ là những người tìm ra tội danh đối với những tên tội phạm ma tuý. Họ được tuyển chọn khắt khe qua các kỳ bổ nhiệm. Theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2009, Pháp lệnh Kiếm sát viên năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì năng lực chuyên môn là một trong những tiêu chí quan trọng để bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán. Đối với Điều tra viên, năng lực chuyên môn là khả năng điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của cấp mình. Đối với Kiểm sát viên, năng lực chuyên môn là năng lực thực hành quyền công tố và kiếm sát các hoạt động tư pháp theo thẩm quyền của Viện kiểm sát các cấp. Đối với Thẩm phán, năng lực chuyên môn là năng lực làm công tác xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của mình. Như vậy, năng lực chuyên môn của người định tội danh là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc định tội danh đối với

các tội phạm về ma túy cho đúng. Khi có năng lực chuyên môn vững vàng, người định tội danh khi tiến hành hoạt động định tội danh sẽ có đủ sự tự tin trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Để có năng lực chuyên môn vững vàng, người định tội danh phải là người nắm chắc những kiến thức được giảng dạy ở trường đại học và phải thường xuyên trau rồi chuyên môn, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới về ma túy, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước. Trong thực tế, các vụ án ma túy xảy ra rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ và thường có nhiều đối tượng, chúng hoạt động theo đường dây và xảy ra cũng khác nhau về những tình tiết cũng như các chứng cứ rất phức tạp trong vụ án ma túy. Do đó, chỉ với khả năng chuyên môn vững vàng của mình, người định tội danh mới có điều kiện cân nhắc, đánh giá toàn bộ các tình tiết của vụ án thông qua các chứng cứ xác thực, đối chiếu hành vi đã thực hiện với quy định Chương XVIII của BLHS để từ đó xác định hành vi đó phạm tội gì tương ứng với điều luật nào BLHS.

Năng lực chuyên môn là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc định tội danh. Trong Chương XVIII của BLHS vẫn còn một số quy định có tính chất chung chung, không rõ ràng ở một số cấu thành cơ bản của một số tội như Điều 195 “Tội tàng trữ, mua bán, vận chuyển hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” (Nếu không chứng minh được đối tượng là tiền chất dùng để sản xuất ma túy thì không phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy)… Do vậy, người định tội danh phải biết vận dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn, linh hoạt và phát huy tính sáng tạo của mình trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật hình sự của Nhà nước trong hoạt động nghề nghiệp.

1.2.2.2. Đạo đức nghề nghiệp của người định tội danh

Theo Pháp lệnh tổ chức điều tra án hình sự năm 2009, Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Pháp lệnh Thẩm

phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì tiêu chuẩn chung để bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, ...” [39, 40, 41]. Phẩm chất đạo đức ở đây bao gồm cả phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức xã hội. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc định tội danh đối với tội phạm ma tuý được đúng. Người định tội danh có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở chỗ: “là người có ý thức tuân thủ pháp luật cũng như gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, là người có trách nhiệm và lương tâm trong hoạt động nghề nghiệp; là người chiến sỹ kiên cường, dũng cảm trên mặt trận chống tội phạm, bảo vệ công bằng xã hội và là người có thái độ làm việc khách quan, vô tư trong công việc nhằm bảo vệ công lý” [27, tr.43].

Người định tội danh đối với tội phạm về ma tuý phải luôn có ý thức tuân thủ pháp luật và gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật dù trong hoạt động nghề nghiệp hay trong cuộc sống hàng ngày. Trách nhiệm và lương tâm trong hoạt động nghề nghiệp là điều không thể thiếu trong phẩm chất đạo đức của người định tội danh đối với tội phạm về ma tuý. Người định tội danh đối với tội phạm về ma tuý là người nhân danh Nhà nước để xác định một người có tội hay không, nếu có tội thì là tội gì, theo điều khoản nào của Chương XVIII BLHS. Quá trình định tội danh đối với tội phạm về ma tuý cần phải nghiêm túc, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc chuyên môn tốt hoặc phẩm chất đạo đức tốt. Nếu người định tội danh thiếu sự cẩn trọng cần thiết, làm việc qua loa, đại khái thì có thể dẫn đến bỏ sót một hoặc nhiều tình tiết nào đó, từ đó sẽ dẫn đến định tội danh sai; hoặc thái độ thờ ơ, không quan tâm đến chất lượng của công việc mình đang làm, đến số phận của

người phạm tội hoặc thái độ làm việc nhũng nhiễu, thiếu khách quan cũng có thể đưa đến hậu quả xử lý oan sai.

Tình hình tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp, nhiều tên tội phạm về ma tuý tìm mọi cách đmóc nối với cơ quan có chức năng để thuận tiện cho việc buôn bán, vận chuyển ma tuý. Do vậy, người định tội danh (Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán) trong quá trình giải quyết án ma tuý phải là người có bản lĩnh, dũng cảm; là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chống tiêu cực, bảo vệ công bằng xã hội và là người dám đấu tranh vì sự công bằng xã hội, chỉ tuân theo pháp luật, không chịu sức ép của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để có được định tội danh đúng. Bên cạnh đó, thái độ làm việc khách quan, vô tư cũng là yếu tố cần thiết trong phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người định tội danh. Nếu họ thiếu sự khách quan, vô tư, để tình cảm cá nhân chi phối trong công việc thì điều này có thể dẫn đến việc định tội danh sai. Trong quá trình giải quyết vụ án ma tuý, người định tội danh phải có thái độ đúng mực, nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh. Quá trình xác định một hành vi có phạm tội ma tuý hay không, người tiến hành định tội danh phải xem xét, đánh giá thật toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, biết lắng nghe một cách có chọn lọc và dựa trên cơ sở quy định của pháp luật để từ đó đảm bảo xác định tội danh đối với người phạm tội được đúng.

1.2.2.3. Hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh

Hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động định tội danh đối với tội phạm về ma tuý được hiệu quả. Chỉ trên cơ sở hệ thống pháp luật mà trước hết là hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh, đặc biệt là Chương XVIII, người tiến hành định tội danh mới có thể có điều kiện phát huy được khả năng làm việc của mình trong quá trình giải quyết án ma tuý.

Bộ luật hình sự năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta. BLHS 1985 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX ngày 10/5/1997 tại Chương VII A quy định 14 điều tương ứng với 14 tội danh về ma túy. Sau khi BLHS 1985 được bổ sung Chương VII A, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương cũng kịp thời ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) và Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT/TATC-VKSTC-BNV ngày 05/08/1998 hướng dẫn áp dụng Chương VII A qui định các tội phạm về ma túy. Những văn bản hướng dẫn này bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng các cấp và cán bộ làm công tác định tội danh đối với các tội phạm về ma túy. Những nội dung này vẫn còn giá trị tham khảo khi áp dụng các quy định tại Chương XVIII BLHS năm 1999 đối với các tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, những quy định của BLHS 1985 đối với các tội phạm về ma túy và hướng dẫn áp dụng đã ban hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn xét xử đặt ra.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X ngày 21/12/1999 Quốc hội đã thông qua BLHS mới, BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2000, đây là BLHS thay thế BLHS 1985. Tại Chương XVIII - các tội phạm về ma túy gồm 10 điều tương ứng với 13 tội danh khác nhau. Một thay đổi lớn nhất đối với Chương XVIII, BLHS năm 1999 so với Chương VII A, BLHS năm 1985 là nhập 4 tội phạm qui định các Điều 185c,185đ và 185e thành một tội danh qui định tại Điều 194 với đầy đủ các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma túy; đồng thời qui định hình phạt bổ sung ngay trong từng điều này mà không qui định thành một điều luật riêng; cụ thể hóa một số tình tiết qui định trong BLHS năm 1985 và điều chỉnh lại mức hình phạt trong từng khung hình phạt cho phù hợp với thực tiễn xét xử. Có thể nói, các qui

định về tội phạm ma túy trong BLHS 1999 có những bước tiến về trình độ lập pháp so với BLHS năm 1985, các qui định trở nên rõ ràng và cụ thể hơn, các khung hình phạt được chia nhỏ hơn nên dễ áp dụng hơn.

Đến Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009, cũng có những thay đổi nhất định. Tại Chương XVIII, BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 có 9 tội danh với 19 hành vi; bỏ tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199) và bỏ hình phạt tử hình đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197).

Hiện nay, chúng ta vẫn dựa vào Thông tư 17/2007/TTLT ngày 24/12/2007 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS trong quá trình giải quyết án ma tuý. Như vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung Thông tư này sao cho phù hợp với Chương XVIII của BLHS được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tóm lại, hoạt động định tội danh do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những quy định của pháp luật hình sự vào đời sống thực tế. Trong quá trình giải quyết án ma tuý, bên cạnh việc dựa trên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì một Điều tra viên, một Kiểm sát viên hay một Thẩm phán muốn định tội danh đúng cần phải có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024