Chương 2
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ VỀ MA TÚY CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TRONG QUÁ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
2.1. Một số khái niệm liên quan đến các tội phạm về ma túy
Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành một chương quy định các tội phạm về ma tuý. Theo Bộ luật hình sự năm 1999 thì ma tuý bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; hêrôin; côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý khác ở thể rắn;
Theo Luật phòng chống ma tuý năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) và Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT ngày 24/12/2007 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Công an thì:
1. “Chất ma tuý” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành, bao gồm:
- “Chất gây nghiện” là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng;
- “Chất hướng thần” là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Của Việc Định Tội Danh Đối Với Các Tội Phạm Về Ma Túy
- Những Yếu Tố Đảm Bảo Cho Việc Định Tội Danh Đối Với Các Tội Phạm Về Ma Túy
- Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Hoặc Chiếm Đoạt Chất Ma Túy (Điều 194)
- Tội Sản Xuất, Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Các Phương Tiện, Dụng Cụ Dùng Vào Việc Sản Xuất Hoặc Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy (Điều 196)
- Tội Chứa Chấp Việc Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy (Điều 198)
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Đối với các chất ma tuý ở thể rắn được hoà thành dung dịch (như dung dịch thuốc phiện, dung dịch hêrôin dùng để tiêm chích) hoặc chất ma tuý ở thể lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma tuý ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma tuý đó.
Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện.
2. “Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý” là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.
3. “Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý” là những vật được sản xuất ra chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý hay tuy được sản xuất ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma tuý hoặc các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma tuý, tiền chất.
Như vậy, ma tuý bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần, là những chất được xác định có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục các chất ma tuý, tiền chất ma tuý do Chính phủ ban hành gồm 235 chất ma tuý và 42 tiền chất để sản xuất ra chất ma tuý [4; 5; 7; 9] . Mỗi nước có những quy định riêng về tội phạm ma tuý. Nước ta qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung hiện nay còn 9 tội danh với 19 hành vi, bao gồm các tội danh: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192); Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 193); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 195); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 196); Tội tổ
chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 198); Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200); Tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác (Điều 201). Riêng Điều 199 về tội “Sử dụng trái phép chất ma tuý” đã được Quốc hội khoá X tại kỳ họp thứ 9 thông qua bỏ tội danh này.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình nghiện hút và buôn lậu ma túy diễn ra hết sức nghiêm trọng, đã trở thành thảm họa chung của toàn nhân loại. Con người khi sử dụng một vài lần các chất ma túy sẽ có nhu cầu được cung cấp thường xuyên với liều lượng ngày càng cao hơn. Chất ma túy vào cơ thể sẽ gây ra sự rối loạn về tâm sinh lý và tàn phá, hủy hoại sức khỏe; khi không đáp ứng được nhu cầu họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể xác và có thể làm tất cả những gì kể cả tội ác để giải tỏa cơn nghiện. Nạn nghiện hút, tiêm chích ma túy không những trực tiếp hủy hoại sức khỏe con người mà còn làm khánh kiệt kinh tế gia đình và xã hội, là nguyên nhân xô đẩy người lương thiện vào con đường phạm tội. Vì vậy, Nhà nước phải độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy với những qui định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các qui định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma túy của Nhà nước mà còn tạo ra một lớp người nghiện, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của việc vi phạm các qui định về chế độ quản lý chất ma túy nên mọi hành vi vi phạm ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là tội phạm.
Như vậy, căn cứ vào các điều luật về tội phạm ma túy trong BLHS năm 1999 và sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, Tội phạm về ma tuý được hiểu là "những hành vi xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các
chất gây nghiện, chất hướng thần và tiền chất trong việc trồng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và các hành vi khác".
Một người phạm tội về ma tuý khi có đủ các dấu hiệu: hành vi được quy định trong Chương XIIIV của Bộ luật hình sự; hành vi đó có lỗi do người đủ độ tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực hành vi và năng lực về nhận thức); do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án); và phải chịu hình phạt thì mới coi là tội phạm.
Định tội danh là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không. Theo quy định tại Điều 2 BLHS "Chỉ người nào phạm một tội đã được quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Do vậy, việc định tội danh phải dựa trên cơ sở các quy định của BLHS (căn cứ pháp lý). Từ đó, cơ quan có thẩm quyền định tội danh sẽ xem xét, đánh giá một hành vi đã thực hiện trên thực tế có thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm nào được quy định trong BLHS rồi trên cơ sở đó mới xác định vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
2.2. Một số vấn đề liên quan đến việc định tội danh đối với một số tội phạm cụ thể về ma tuý
Qua việc nghiên cứu về phần các tội phạm trong BLHS Việt Nam hiện hành, chúng ta có thể thấy rõ dấu hiệu pháp lý cụ thể được quy định từ Điều 192 - 201 tại Chương XVIII của BLHS về các tội phạm về ma túy.
2.2.1. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 192)
Tình hình trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy về cơ bản đã được ngăn chặn, tuy nhiên tái trồng cây có thuốc phiện vẫn còn xảy ra ở một số
tỉnh: Yên Bái 3.1054; Điện Biên 34.000 m2... Việc trồng cây cần sa còn xảy ra ở: Bình Phước, Khánh Hòa, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp… Tại Nghệ An xảy ra tình trạng một số đồng bào dân tộc ít người ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương xâm canh sang đất Lào và người Lào xâm canh sang Việt Nam trồng cây thuốc phiện. Việc trồng cây cần sa để sử dụng và bán cho các con nghiện đã xảy ra tại Hà Giang, Quảng Nam, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, đáng chú ý: Vụ án Nguyễn Tấn Ẩn, sinh năm 1956, trú tại thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có hành vi bán cần sa cho Ngô Văn Thành. Qua khám xét nơi của Ẩn thu giữ nhiều lá, hoa cần sa với tổng trọng lượng 1.861 gam. Nguồn gốc số cần sa có được là do trồng ở khu vực vườn sau nhà và những nơi gò mả bỏ hoang. Cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ đã phát hiện 06 trường hợp trồng cây cần sa ở các huyện Cờ Đỏ, Phong Điền, Thốt Nốt, Vĩnh Thạch, thu giữ và tiêu hủy 61kg và 100 cây cần sa. Đáng lưu ý, đã xuất hiện việc trồng cây cần sa áp dụng quy trình công nghệ mới du nhập từ nước ngoài như trồng dưới tầng hầm (tại Hải Phòng), trồng trên sân thượng (tại Hải Dương) [53, tr.3].
Theo Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) thì "Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy (Các loại cây khác có chứa chất ma túy là các loại cây chứa chất gây nghiện, chất hướng thần) do Chính phủ quy định" [38].
Khách thể của tội phạm: là hành vi xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma tuý. Đối tượng tác động của tội này cây thuốc phiện (hay còn gọi là cây anh túc) và các loại cây khác có chứa chất ma tuý như cây côca, cây cần sa...
Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội này thể hiện ở hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (lá, hoa,
quả, thân cây) có chứa chất ma túy [2]. Người phạm tội đã tham gia trực tiếp vào quá trình canh tác với kỹ thuật khác nhau từ gieo trồng đến chăm sóc, thu hoặch... để tạo ra sản phẩm cuối cùng là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa... Địa điểm canh tác có thể ở bất cứ nơi nào như trong rừng, vườn, đồi, trên tầng thượng...
Việc trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma tuý đã trở thành thói quen lâu đời của số ít đồng bào dân tộc ít người ở một số vùng cao của nước ta và đã có thời kỳ là nguồn thu nhập chính của một bộ phận nhân dân. Do vậy, quan điểm của Nhà nước ta là lấy giáo dục làm chính và chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi người vi phạm đáp ứng đầy đủ ba điều kiện “đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn tiếp tục vi phạm”:
Điều kiện thứ nhất là "Đã được giáo dục nhiều lần". Việc một người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy "đã được giáo dục nhiều lần" là việc người đó đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng văn bản. Người có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị coi là "đã được giáo dục nhiều lần" nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính. Như thế có nghĩa là tuy họ đã được giáo dục nhiều lần nhưng họ chưa bị xử phạt hành chính về hành vi trồng cây có chứa chất ma túy thì đương nhiên họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Điều kiện thứ hai là "Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống". Người có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy được coi là "đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống" khi họ đã được cơ quan chức năng, chính
quyền địa phương hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực…để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.
Điều kiện thứ ba là "Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm". Một người có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm" được hiểu là trước đó người này đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện.
Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi tiếp tục trồng cây có chứa chất ma tuý sau khi đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện việc đó. Mục đích, động cơ phạm tội có thể trồng để bán, sử dụng hay chữ bệnh không có ý nghĩa trong việc định tội danh.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên).
Một số điểm lưu ý:
Người mà biết người khác gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch cây có chứa chất ma túy, đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Giáo dục nhiều lần”, “tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” mà vẫn giúp họ thực hiện một trong các hành vi đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm về tội này.
Người trồng cây có chứa chất ma túy, đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “giáo dục nhiều lần”, “tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính” nhưng không chịu phá bỏ mà bán lại cho người khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy theo quy định tại Điều 192 của BLHS.
Người mua lại cây có chứa chất ma túy để tiếp tục chăm sóc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Người nào mua bán trái phép cây có chứa chất ma túy khi cây hoặc các bộ phận của cây có chứa chất ma túy là đối tượng (chất ma túy) quy định tại Điều 194 của BLHS thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 của BLHS.
Như vậy, muốn xác định tội danh đối với một người về tội "Trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy" thì phải căn cứ vào hành vi "gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây có chứa chất ma túy" và đáp ứng đủ ba điều kiện "đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm". Nếu thiếu một trong các căn cứ và điều kiện trên thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều này thể hiện chính sách của Nhà nước ta, một mặt kiên quyết loại trừ tận gốc tệ nạn ma tuý, mặt khác cũng phải chiếu cố đến tình hình thực tế để chính sách cấm trồng cây có chứa chất ma tuý có điều kiện thực hiện.
2.2.2 Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193)
Theo báo cáo của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc năm 2010, số người lạm dụng các chất ma túy tổng hợp trên thế giới là khoảng gần 40 triệu người, một nửa trong số đó là khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Ở khu vực này, các đối tượng phạm tội ma túy ngày càng lợi