Số Liệu Thống Kê Về Tình Hình Phạm Tội Về Ma Túy Trên Địa Bàn Cả Nước.

Hạnh, Chime Chidike Ben và Tersita Giuyab Neponuceno (mang quốc tịch Nigêria) đã vận chuyển 871 gam hêrôin từ Ấn Độ về Việt Nam bằng thủ đoạn giấu ma túy vào trong cúc áo của 11 bộ váy để vận chuyển từ Hà Nội sang Nam Ninh, Trung Quốc thì bị bắt quả tang hoặc có vụ đối tượng người nước ngoài phạm tội khi bị phát hiện đã chống trả quyết liệt như: Vụ Vừ Tồng Chò, sinh năm 1991, trú tại Viên Phán, Sầm Tớ, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cùng 4 đối tượng người Lào vận chuyển 18 bánh hêrôin từ Lào vào Việt Nam để bán. Khi lực lượng biên phòng tỉnh Nghệ An phát hiện đã tấn công chống trả lại quyết liệt; tang vật thu giữ gồm: 17 bánh hêrôin (5.900 gam), 02 khẩu súng (loại K54 và AK), 02 Qủa lựu đạn, 28 viên đạn, hơn 22 triệu đồng tiền Việt Nam, 200 USD, 80.000 kíp Lào và 04 điện thoại di động; phía Trung Quốc bắt giữ 56 người Việt Nam vận chuyển 14 kg hêrôin.

Trên tuyến biển: tiềm ẩn nhiều phức tạp; đã phát hiện một số vụ các đối tượng lợi dụng hình thức tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cảng biển để vận chuyển ma túy, hạt thuốc phiện. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục Cảnh sát biển và Cục phòng, chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan bắt giữ 8,8 tấn nhựa cần sa; Công an Đài Loan phát hiện thu giữ 4kg hêrôin giấu trong container hải sản đông lạnh có xuất xứ từ Việt Nam; Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phát hiện, thu giữ 18 tấn hạt thuốc phiện có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ…[51]

Trong tất cả các hành vi phạm tội về ma túy thì hành vi Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS là 52.717 vụ/

65.534 bị can chiếm tỉ lệ khoảng 96,49% trong tổng số các vụ phạm tội về ma túy từ năm 2006 đến 2010 (54.640 vụ/ 71.415 bị can), còn hành vi Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 197 BLHS chiếm tỉ lệ khoảng 1,6% và hành vi Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 198 BLHS chiếm tỉ lệ khoảng 0,7%, còn lại là các hành vi phạm tội về ma túy khác.

Bảng 2.1: Số liệu thống kê về tình hình phạm tội về ma túy trên địa bàn cả nước.


STT

Điều luật


Tội danh

Tỉ lệ so với tổng số vụ phạm tội về

ma túy

1

Đ194

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất

ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy

96,49%

2

Đ197

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1,6%

3

Đ198

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

0,7%



Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác




có chứa chất ma túy, Tội sản xuất trái phép chất




ma túy, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc




chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái



4


Điều khác

phép chất ma túy, Tội sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma


1,3%



túy, Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng




trái phép chất ma túy, Tội vi phạm quy định về




quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất




ma túy khác.


5


Tổng số

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 9


Nguồn: Theo báo cáo công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy của Vụ 1C - VKSNDTC từ năm 2006 đến 2010.

Tội phạm về ma túy diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Tính chất, thủ đoạn, phương thức phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt. Nhiều

đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh được hình thành từ Lào sang Việt Nam. Từ Ấn Độ, Pakistan, Malaisia về Việt Nam sau đó vận chuyển đi Trung Quốc bằng đường hàng không, đường bộ. Các đối tượng cầm đầu thường không lộ diện, chúng thường thuê người dân tộc thiểu số có đời sồng khó khăn, đối tượng nghiện ma túy hoặc người có nhận thức về pháp luật hạn chế. Những người thực hiện, giúp sức thường không biết tên tuổi, địa chỉ của đối tượng cầm đầu nên việc điều tra, xử lý đối tượng chủ mưu cầm đầu trong nhiều vụ án rất khó khăn. Trước những khó khăn và thách thức ngày càng gay gắt của tội phạm về ma túy, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, theo dõi và chỉ đạo sát sao công tác phòng chống ma túy. Với tinh thần kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy, Bộ công an đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan, VKSNDTC, các lực lượng thi hành pháp luật phòng chống ma túy hướng dẫn chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tội phạm về ma túy; thực hiện nghiêm túc qui chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển và Hải quan trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy theo Quyết định số 156/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2006-2010.

Trong 5 năm qua (2006-2010), lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển phát hiện, bắt giữ: 59.738 vụ/ 90.964 đối tượng; thu giữ 986 kg hêrôin ; 242 kg thuốc phiện; trên 50,46 kg và 671.051 viên ma túy tổng hợp; 17.522 kg cần sa và nhiều vũ khí, phương tiện, tài sản khác có liên quan. Trong đó:

- Lực lượng phòng, chống ma túy Bộ đội biên phòng phối hợp các lực lượng phát hiện, bắt giữ 5.891 vụ/ 7.477 đối tượng; thu giữ 332, 139 kg

hêrôin, 182,86 kg thuốc phiện, 13, 598 kg ma túy tổng hợp, 335,78 kg cần sa và nhiều vũ khí, phương tiện, tài sản khác có liên quan.

- Lực lượng phòng, chống ma túy Cảnh sát biển phối hợp các lực lượng phát hiện, bắt giữ 360 vụ/ 697 đối tượng; thu giữ 28,35 kg hêrôin, 1,767 kg thuốc phiện, 10.910 kg ma túy tổng hợp, 8.160 kg cần sa và nhiều vũ khí, phương tiện,tài sản khác có liên quan.

- Lực lượng phòng, chống ma túy Hải quan phối hợp các lực lượng phát hiện, bắt giữ 253 vụ/ 356 đối tượng; thu giữ 87,429 kg hêrôin, 25,326 kg thuốc phiện, 49.082 kg ma túy tổng hợp, 8.847 kg cần sa và nhiều vũ khí, phương tiện,tài sản khác có liên quan.

Bảng 2.2: Số liệu thống kê các vụ án đã được giải quyết của cơ quan điều tra từ năm 2006 đến 2010.


STT

Cơ quan điều tra

Vụ / Bị can

1

Lực lượng Cảnh sát điều tra

53.012 / 81.986

2

Lực lượng phòng, chống ma túy Bộ đội biên phòng

5.891 / 7.477

3

Lực lượng phòng, chống ma túy Hải quan

253 / 356

4

Lực lượng phòng, chống ma túy Cảnh sát biển

360 / 697

5

Lực lượng phòng, chống ma túy khác

222 / 448

6

Tổng số

59.738 / 90.964


Nguồn: Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện kế hoặch tổng thể phòng, chống ma tuý năm 2006 đến 2010 của Uỷ ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn Ma túy, mại dâm - Bộ công an.

Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, từ năm 2006- 2010 Viện kiểm sát nhân dân các cấp trên toàn quốc đã thụ lý kiểm sát điều tra 54.798 vụ/71.242 bị can và Viện kiểm sát phải giải quyết 51.694 vụ/67.580 bị can.


18.000

16.000

14.000

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0

2006 2007 2008 2009 2010

Bảng 2.3: Số liệu thống kê các vụ án đã được giải quyết của Viện kiểm sát các cấp từ năm 2006 đến 2010.


So vu

So bi cao


Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy số án Viện kiểm sát phải xử lý năm sau bao giờ cũng tăng so với năm trước. Năm 2008, Viện kiểm sát các cấp phải giải quyết là 10.709 vụ/14.231 bị can, tăng 1.327 vụ/1.741 bị can (tăng 14,14 số vụ) so với năm 2007, đã giải quyết được 10.430 vụ/13.707 bị can, bằng 97,39%, trong đó lập cáo trạng truy tố 10.388 vụ/13.638 bị can (đạt 99,59%); đình chỉ 28 vụ/54 bị can (0,26%); tạm đình chỉ điều tra 14 vụ/15 bị can (0,113%). Hiện còn 279 vụ/ 524 bị can đang giải quyết trong thời hạn do luật định. Điển hình có các vụ án sau: Vụ án mua bán trái phép chất ma túy xảy ra tại M12 tập thể Mai Hương phường Bạch Mai và phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. đây là vụ án phạm tội có tổ chức mua bán lẻ hêrôin do Trần Thị Thuận, Bùi Trọng Bẩy cầm đầu có đông đối tượng tham gia đã mua bán lẻ 10.175 gam hêrôin trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt

để mua bán hêrôin được an toàn và tồn tại lâu dài Bùi Trọng Bảy và đồng bọn đã quan hệ mua chuộc nhiều lần đưa hối lộ cho các cán bộ công an phường Bạch Mai với tổng số tiền 40 triệu đồng. Vụ án Huỳnh Thị Ánh cùng đồng bọn đã tổ chức, hình thành một đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Campuchia vào TP Hồ Chí Minh sang Đài Loan tiêu thụ. Trong thời gian từ 12/5/2007 đến 21/5/2007, Huỳnh Thị Ánh, Wei Chun Lung, Phan Thị Cẩm Tú và Lee Chih Wen đã mua bán trái phép 06 bánh hêrôin có tổng trọng lượng 2.5105 gam.

Năm 2009, Viện kiểm sát các cấp phải giải quyết là 11.599 vụ/15.101 bị can. Đã giải quyết 11.286 vụ/ 14.575 bị can (đạt 98,42%), trong đó, có cáo trạng truy tố

11.175 vụ/14.451 bị can (bằng 99,64%); đình chỉ điều tra 31vụ / 48 bị can (chiếm tỷ lệ 0,27 %); tạm đình chỉ 10 vụ/14 bị can, chiếm tỷ lệ 0,08%. Hiện đang giải quyết 184 vụ /388 bị can. Điển hình các vụ án năm 2009 là: Vụ án Lò Văn Thiêu, Tạ Quang Huy cùng đồng bọn mua bán trái phép chất ma túy. Đây là vụ án lớn, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có đông đối tượng tham gia mua bán trái phép chất ma túy từ giữa năm 2006 đến tháng 8/2007, các bị can đã mua bán trái phép 8 bánh và 15 chỉ hêrôin từ Sơn La, Điện Biên đem về Hà Nội, Thái Bình chia nhỏ tiêu thụ.

Đặc biệt, tình hình vi phạm và tội phạm ma túy năm 2010 tăng nhanh so với năm 2009. Các cơ quan chức năng đã phát hiện, khởi tố để điều tra 12.182 vụ/15.213 bị can phạm tội về ma túy (so với năm 2009 tăng 816 vụ), trong đó có một số tội về ma túy khởi tố nhiều như: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy: 11.946 vụ/14.883 bị can; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: 18 vụ/ 37 bị can; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy: 12 vụ/ 14 bị can. Một số địa phương đã khởi tố tăng như: Đồng Nai tăng 166 vụ; Hà Nội tăng 139 vụ; Nam Định tăng 96 vụ; Điện Biên tăng 51 vụ… Đáng chú ý tại các tỉnh khu vực Miền trung - Tây Nguyên tội phạm ma túy cũng có chiều hướng gia tăng. Tại Khánh Hòa tăng 48 vụ; Bình Thuận tăng 33 vụ; Đà Nẵng tăng 20 vụ; …Đối tượng phạm tội đa dạng và có sự câu kết với các đối tượng nước ngoài và giữa các tỉnh, thành phố. Vật chứng

thu giữ gồm: 213 kg hêrôin; 24,5kg thuốc phiện; 78,98 kg cần sa khô và khoảng 2 tấn cần sa tươi; 23.780 gam và 524.008 viên ma túy tổng hợp.

Tình trạng mua bán trái phép chất ma túy tại khu vực biên giới Việt Nam- Lào diễn biến phức tạp, nhiều vụ khi bị phát hiện đã chống trả quyết liệt như: Ngày 05/2/2010, công an tỉnh Hòa Bình vây bắt đối tượng Vàng A Khua có quyết định truy nã đặc biệt về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy tại xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Vàng A Khua đã dùng súng AK bắn vào lực lượng truy bắt làm 03 chiến sĩ công an hy sinh. Tại Nghệ An các đối tượng Lầu Vả Rùa (người Lào) và 02 đối tượng người Việt Nam là Lầu Bá Xông, Kha Thị Huệ. Hậu quả làm 03 chiến sĩ công an bị thương. Đã bắt, thu giữ 03 bánh hêrôin (993 gam), 01 quả lựu đạn. Vụ 02 đối tượng người Lào là Louangchanh Vong Oudom và Vichitvongsa Khamseng nổ súng chống trả lực lượng Công an tỉnh Ninh Thuận làm 02 chiến sĩ Cảnh sát bị thương, thu giữ 17 bánh hêrôin, trọng lượng khoảng 7 kg.

Tình hình mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tổng hợp cũng xảy ra nhiều tuyến ở biên giới Việt Nam- Lào, Việt Nam- Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc, trong đó đáng lưu ý: ngày 2/3/2010, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại TP Hồ Chí Minh phát hiện và bắt quả tang Lê Quang Duy, trú tại Quảng Ninh vận chuyển trái phép chất ma túy là 1.211 viên thuốc lắc trên xe ô tô khách từ Quảng Ninh đến TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Tình hình trồng và tái trồng cây cần sa, thuốc phiện xảy ra ở một số địa phương như: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh… Cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên đã phát hiện và tổ chức phá nổ 34.000 m2 diện tích trồng cây thuốc phiện. Đặc biệt tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai do Bộ Công an

quản lý đã phát hiện các bị án đang thi hành đã liên lạc với bên ngoài để người thân và đồng bọn gửi ma túy vào sử dụng vừa bán lại cho các con nghiện khác. Năm 2010, qua kiểm tra quản giáo đã phát hiện 09 vụ vận chuyển trái phép chất ma túy vào trại, thu giữ 18,66 gam hêrôin.

Điều đáng chú ý là Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp xác định được 3.578 vụ án ma túy trọng điểm, đã truy tố 3.490 vụ và đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm là 3.383 vụ. Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân địa phương đã phối hợp với Tòa án, Cơ quan điều tra tổ chức xét xử lưu động ngay tại nơi xảy ra hành vi phạm tội, có tác dụng tích cực trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Điển hình là: Hà Nội 1.725 vụ, thành phố Hồ Chí Minh 541 vụ, Nghệ An 213 vụ, Bắc Giang 142 vụ, Lai Châu 121 vụ, Hòa Bình 125 vụ, Hưng Yên 114 vụ, Đồng Nai 99 vụ, Quảng Ninh 87 vụ…

Theo báo cáo thống kê của Tòa án các cấp, từ năm 2006 đến 2010 toàn ngành Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm 55.669 vụ án với 74.625 bị cáo trong tổng số 60 167 vụ với 81.077 bị cáo phải giải quyết đạt tỉ lệ 92,5%.


18.000

16.000

14.000

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0

2006 2007 2008 2009 2010

Bảng 2.4: Số liệu thống kê các vụ án đã xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp từ năm 2006 đến 2010.


So vu

So bi cao


Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân tối cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024