Các Đề Tài Sử Dụng Trang Trí Đình Trân Tảo


dụng kẻ góc, một đầu ăn mộng vào cột cái, đầu ngoài kê trên cột góc hồi và liên kết với tàu mái nhằm đảm bảo tính chịu lực phần chái. Các xà ngưỡng dưới chân các cột quân vừa để liên kết các bộ vì vừa tạo thành khoảng cửa. Ngưỡng cửa gian giữa thấp hơn các gian cạnh, ngưỡng cửa các gian cạnh nâng cao hơn tạo thành khoảng cửa con tiện (Bản vẽ số18).

- Kỹ thuật mộng

Cũng như các đình khác, đình Trân Tảo cũng chủ yếu được sử dụng 3 loại mộng làm gắn kết các cấu kiện kiến trúc.

+ Loại thứ nhất là mộng sập: câu đầu đánh mộng vào cột cái. Ở đầu dư được sử dụng mộng sập vào khe cột cái.

+ Loại thứ hai là mộng xuyên: loại mộng này sử dụng để liên kết các hoành mái, các xà dọc với nhau, xà nách vào cột cái và cột quân. Ở các “cánh gà” được sử dụng mộng xuyên qua thân cột, vươn ra hai phía, đỡ dạ các xà dọc.

+ Loại thứ ba là mộng chốt: sử dụng ở tàu mái nhằm liên kết ván gỗ dày với kẻ hiên.

* Đánh giá đặc điểm: tuy chỉ có 3 gian, 2 chái với 4 hàng chân cột nhưng các bước gian rất lớn: gian giữa 4,63m và các gian bên đều trên 4m. Như vậy, khoảng rộng của gian cơ bản đã tạo không gian rộng.

c. Điêu khắc trang trí

Mặc dù đình Trân Tảo không có kiến trúc lớn như đình Xuân Dục (xã Yên Thường), đình Tình Quang (phường Giang Biên) nhưng trên kiến trúc vẫn để lại rất nhiều mảng chạm khắc độc đáo, phản ánh những cảnh sinh hoạt dân gian, với những đường nét chạm nổi, chạm lộng, bong kênh mà nhiều ngôi đình khác không có. Điêu khắc trang trí được thể hiện ở các bộ phận kiến trúc.

* Trang trí vì nóc

Trang trí vì nóc chỉ tập trung ở các con rường. Các con rường phía trên cột trốn được chạm hai đầu, các con rường hai bên cột trốn được chạm phần


đầu phía ngoài. Hình thức trang trí ở đây dưới dạng chạm nổi với những đường nét mạch lạc thể hiện dưới dạng cụm vân xoắn lớn đi kèm lá cúc lật. Lòng trong giữa hai cột trốn trên câu đầu được cấy ván lá mỏng tạo không gian thu hẹp bớt đi độ trống. Lòng hai vì nóc gian giữa ken thêm con tiện tạo không gian có vẻ huyền diệu (Bản ảnh số 72). Vì đốc dạng tam giác cân được bưng kín bằng ván lá không trang trí. Lòng câu đầu khắc dòng lạc khoản ghi niên đại khởi dựng của đình.

* Trang trí các Cốn

- Cốn gian giữa phía trước bên trái

Mặt ngoài tiếp giáp gian bên cạnh: Phía trên cùng là con rường được chạm nổi, bong kênh phần sau rồng, chân và đuôi rồng phủ dầy lớp vẩy cá, chân rồng trong tư thế khuỳnh đạp về phía sau. Phía dưới là các ván dầy khép kín tạo thành mảng trang trí với đề tài Tùng. Các cây tùng với những thân cây cổ thụ mọc thẳng lên trên, ngọn cành các cây tùng mọc ra các đốt lá và hoa nở mãn khai. Phía trên ngọn tùng có hình ảnh chim hạc đậu trong tư thế cánh dang rộng chuẩn bị bay. Phía dưới gốc tùng có hình lân, ly trong các tư thế khác nhau (Bản ảnh số 73).

Mặt chầu vào gian giữa: được chạm lộng, bong kênh nhiều con vật. Hình tượng rồng vẫn giữ vai trò chủ đạo là rồng lớn, rồng con đang trong tư thế nhào lượn với thân rồng uốn khúc, hai chân trước khuỳnh sang hai bên để lộ 4 móng sắc nhọn. Thân rồng phủ vảy cá, các vây khủy chân hơi cong. Dưới rồng là một loạt các linh vật khác như lân, ly, cá, ếch đang vờn sóng nước và đi kèm đó là các dải mây.

- Cốn gian giữa phía trước bên phải

Mặt ngoài tiếp giáp gian bên cạnh: phía trên là đuôi rồng là phần sau của đầu dư. Phía dưới được chạm lộng, bong kênh đề tài “Tứ linh”. Tuy nhiên không thấy xuất hiện rùa. Rồng vẫn chiếm vị trí chính trong mảng trang trí với thân rồng nổi khối, đầu rồng chạm kỹ với các đao bay lượn, thân rồng phủ


kính vẩy cá, đôi chân đạp khuỳnh trong tư thế lượn khúc khuỷu. Rồng có nhiều đao lớn mập chạy thẳng đi kèm cụm vân xoắn lớn. Phần góc tiếp giáp với cột quân là hình tượng phượng đang bay với đôi cánh dang rộng. Giáp với cột cái là hình tượng ly có khuôn mặt rồng đang bò lên ốp sát vào thân cột cái. Phía dưới mảng trang trí còn có dải mây lá viền ngang với xà nách.

Mặt chầu vào gian giữa: phía trên vẫn là đuôi rồng là phần đuôi của đầu dư. Phần ván mê dưới là các ván dày chạm nổi, bong kênh nhiều con vật. Đầu rồng và đầu lân là các mảng chạm khác ghép vào, hình tượng rồng và lân được nổi trên nền các mây đao dày đặc. Các chân rồng và lân khuỳnh ra trong tư thế bay. Đặc biệt xà nách kết hợp với ván mê của cốn tạo thành một đề tài trang trí. Thân xà nách chạm nổi, bong kênh hình tượng ly đang chạy và ngoái đầu lại. Thân ly thể hiện mình tròn mập chạy trên sóng nước. Phía sau ly là cua, cá, rùa cõng “Hà đồ”. Hình tượng cua đang bò ngang, cá nhảy theo sóng nước. Dưới cùng là các sóng nước ngập tràn đang vận sóng cuốn bờ, kèm theo các sóng nước là vân xoắn.

- Cốn gian giữa phía sau bên phải

Chỉ được chạm khắc phía bên trong chầu vào gian giữa. Do phía mặt ngoài được bít. Đây cũng là đề tài “Tứ linh”. Hình tượng rồng và ly được chạm nổi bong kênh rõ với đầu ngoảnh khúc khủy, chân khuỳnh trong tư thế chạy ngoắc trên nền các cụm mây dải lớn. Phía trên tiếp giáp gần góc hoành mái là hình tượng phượng đang bay và rồng ngoái đầu lại. Đề tài ở đây không nhìn thấy hình tượng rùa mà thay đó là các lá sen lớn đang úp, phía trên là những áng mây. Xà nách phía dưới được chạm nổi những cánh lá cúc xòe và lật.

- Cốn gian giữa phía sau bên trái

Cũng được thể hiện một mặt như cốn đối diện. Cốn được chạm lộng, bong kêng đề tài “Tứ linh”. Hình tượng rồng chiếm gần hết diện tích trang trí. Đầu rồng do mảnh gỗ khác ghép vào với các đao tóc, đao mang, đao râu bay


lượn lại phía sau. Thân rồng phủ đầy vẩy cá với các móng vuốt nhọn đang nắm lấy dải mây. Phía trên đầu rồng là hình tượng phượng đang bay. Phía dưới gần chân sau là hình tượng rùa đang cõng “Hà đồ”. Chếch một chút là hình tượng ly đang trong tư thế chạy trên nền sóng nước. Nền trang trí còn được tạo các đao mác lớn mập, các cụm vân xoắn lớn.

* Các cốn gian bên cạnh

- Cốn gian cạnh bên phải phía trước mặt chầu vào gian giữa

Hệ thống trang trí được chạm nổi, bong kênh. Con rường trên cùng được chạm hình tượng hai người đang múa hát với đôi tay dang rộng sang hai bên. Con rường phía dưới chạm hình tượng hổ đang đi với bộ mặt nhìn chính diện, phía trong là đầu người thể hiện mặt tròn bầu bĩnh, trong cùng tiếp giáp với cột cái là cụm vân xoắn lớn có dải lá hất ngược ra phía ngoài gần đầu người. Phần dưới do hai mảnh ván dầy khép kín với hình tượng ba đầu rồng với các đao lớn mập bay thẳng lên phía trên. Đầu rồng thể hiện miệng rộng, môi lượn cong với đôi mắt tròn to, tai rồng dạng tai thú cũng dựng đứng song song với đao mang. Cổ rồng dạng cổ rắn với đường nét chạm ngấn. Cưỡi trên 3 rồng là 3 “nàng tiên”, giữa các rồng cùng là tiên nữ dang rộng tay múa (Bản ảnh số 75). Bên cạnh cổ rồng được chạm các con thú nhỏ. Phía ngoài là một con hổ với đôi mắt tròn, mũi thẳng, tai vểnh, đùi hổ mập khỏe và tròn lẳn, đuôi dài lượn về phía sau. Đôi tay hổ trong tư thế ghìm rồng, một tay kẹp cổ, một tay cầm đầu. Thân rồng uốn quanh thân hổ, đuôi rồng dạng đuôi cá có vây. Mảng trang trí này bị mất phần dưới mà thay vào đó là ván mỏng hình chữ nhật nằm được chạm nổi dải lá cúc lật lối nhau. Một phần của dải lá cúc bị mất phần gắn vào, có khả năng là đầu rồng. Con rường lửng phía ngoài chạm nổi con tiện, phía ngoài là cụm mây xoắn lớn.

- Cốn gian cạnh bên trái phía trước mặt chầu vào gian giữa

Đây là cốn chồng rường, phía trên cùng là con rường được chạm vân xoắn lớn. Con rường phía dưới chạm nổi dải lá mây lớn, đi kèm là các đao.


Con rường dưới, một đầu ăn mộng vào cột cái, một đầu kê trên con rường lửng được chạm cụm mây lớn và lá cúc lật. Con rường lửng chạm bông cúc mãn khai lớn chiếm gần hết diện tích. Phía ngoài được chạm cụm vân xoắn lớn. Kẹp giữa con rường trên và con rường lửng là ván chữ nhật nằm được chạm nổi hồi văn. Thân hồi văn nảy ra những cánh lá cúc ngắn. Các khúc hồi văn được chạm những đồ thờ như bình hoa. Một số phần gắn vào dải mây bên cạnh bị mất. Có khả năng đây là đầu con vật (Bản ảnh số 78).

- Cốn gian cạnh bên phải phía sau mặt chầu vào gian giữa

Con rường trên cùng được tạo vân xoắn lớn. Hai con rường dưới được thay thế để trơn không trang trí. Con rường cuối cùng được chạm nổi, bong kênh hệ thống những con vật trong rừng.

- Cốn gian bên phải phía sau cạnh gian chái mặt chầu vào gian giữa

Hai con rường trên cùng khép kín được chạm nổi, lộng, bong kênh dày đặc cảnh người đang múa hát. Tầng người trên được xếp hàng, tầng dưới là một người đang múa đứng ở giữa thân rồng. Rồng được trang trí với các đao râu bay ngược lại phía sau, đuôi rồng mập dạng đuôi cá hếch vào trong (Bản ảnh số 80). Phía dưới là con rường lớn được bào soi vỏ măng, một đầu ăn mộng vào cột cái, một đầu kê trên con rường lửng và được chạm cụm vân xoắn lớn có đao lá mập bay ra. Con rường lửng phía dưới được chạm bong kênh một phần cây cúc với bông cúc lớn và đi kèm là lá và mây. Có khả năng con rường này được chắp ở đồ án trang trí khác do một lần tu sửa. Lòng ván ô chữ nhật nằm dưới rường lớn và xà nách được chạm nổi hoa lá vân mây.

- Cốn gian bên phải phía trước cạnh gian chái mặt chầu vào gian giữa

Con rường trên cùng được chạm thành vân xoắn lớn. Phía dưới là ván mê được chạm nổi, bong kênh đề tài “Phúc Lộc Thọ”. Lòng trang trí chạm 3 cây tùng lớn, từ thân cây tùng mọc ra các cành và hoa nở mãn khai. Mỗi gốc cây tùng lớn lại mọc một mầm tùng con theo kiểu “Trực phụ tử”. Dưới gốc tùng là các con hươu đang vui đùa hồn nhiên, cảnh hổ vồ nai (Bản ảnh số 74,


số 83). Diềm bo trên, bên cạnh phía ngoài được chạm con dơi đang dang rộng cánh bay biểu tượng cho Ngũ phúc. Đề tài này rất độc đáo trong kiến trúc đình Trân Tảo, nó là biểu tượng của Tam đa: Dơi – Phúc, Hươu – Lộc, Tùng

– Thọ. Bên cạnh đó còn một số hình ảnh các con vật khác như ly, sóc và cụm cây cỏ (Bản ảnh số 73).

* Các cốn gian chái

Là các con rường chồng nhau, một đầu ăn mộng vào cột cái, một đầu được kê nhau trên các con rường cụt. Các con rường này được chạm cụm vân xoắn lớn.

* Trang trí đầu dư

Đầu dư được chia làm hai loại. Loại thứ nhất ở hai vì gian giữa, loại thứ hai ở các gian khác.

- Các đầu dư vì gian giữa

Được tạo tác giống nhau do cùng đợt tu bổ dưới thời Nguyễn. Đầu dư chạm lộng, bong kênh đầu rồng mũi hếch lên, miệng rộng ngậm ngọc có hàm răng cưa đều nhau, mắt rồng tròn nổi, các đao tóc lượn sóng bay về phía sau, các đao mang dải lượn nhịp nhàng bay về sau tiếp giáp với cột cái. Hai chân trước rồng khuỳnh sang với các móng nhọn đang quắp lấy lá đề. Lá đề nhỏ từ phía dưới tiếp giáp với thân cột cái (Bản ảnh số 81).

- Các đầu dư gian còn lại

Các đầu dư này được chạm lộng, bong kênh trong hình thức đầu rồng. Mũi rồng hếch, miệng há rộng với hàm răng đều nhau, cằm rồng chạm nổi vảy cá. Các đao tóc, đao râu, đao cằm chạy thẳng về phía sau sát với cột cái. Tuy nhiên mỗi đầu dư, hình tượng rồng có biến thể khác nhau ở phần miệng rồng và có phủ thêm lá ở miệng (Bản ảnh số 82).

* Trang trí xà nách

Các xà nách được chạm nổi, bong kênh với nhiều cách thức khác nhau. Phần đầu một số xà nách tiếp giáp cột quân chạm lá cúc lật hoặc chạm hai


viền lá cúc, kèm trên là rồng, phượng đuôi lá. Một số tiếp giáp với cột cái chạm rồng lá cúc, một số chạm ly, công, chim tước kèm theo dải lá.

* Trang trí đầu nghé

Các đầu nghé được chạm nổi, bong kênh hai mặt với mỗi đầu nghé là một hình tượng khác nhau như long, ly, phượng đi kèm đó là những dải lá và cụm mây (Bản ảnh số 89, số 90, số 91. số 93).

* Trang trí bẩy hiên

Chạm khắc trang trí hiện còn trên 4 bẩy hiên phía trước ở hai vì gian giữa và hai vì gian bên cạnh gian giữa. Các đầu này được chạm lộng, bong kênh với các đề tài khác nhau. Đầu bẩy phía tay phải gian giữa chạm đề tài rồng, mây, cá, cua, rùa và các cụm mây đao. Đầu bẩy gian bên phía tay phải chạm đề tài “Tứ linh” (long, ly, quy, phượng). Đầu bẩy phía tay trái gian giữa chạm hình tượng rồng lá, toàn bộ thân rồng là dải gân lá, hai bên nảy ra các đao vây và kết thúc phần đuôi là các đao lá lượn áp vào. Đầu bẩy gian bên phía tay trái chạm nổi “Mai hoá long”(Bản ảnh số 94).

Bảng 2.12: Các đề tài sử dụng trang trí đình Trân Tảo

STT

Đề tài trang trí

Vị trí trang trí

1

Vân xoắn, lá cúc

Con rường ở vì nóc, cốn

2

Rồng, lá đề

Đầu dư

3

Rồng, tùng, hạc, rồng, lân, ly, cua, cá, ếch, rùa, dải mây, “Tứ linh”, sen, “tiên cưỡi rồng”, rồng đuôi cá, hồi văn có kèm đồ thờ ( bình hoa, bình hương), cúc mãn khai, chim, hổ, nai, chồn, sóc,

sóng nước, “Tam đa”( dơi, hươu, tùng), cây cỏ

Cốn, xà nách, bẩy hiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 13

d. Hệ thống di vật liên quan

Trong quá trình tồn tại, đình được tu sửa nhiều lần, hầu như hệ thống đồ thờ bị thất lạc. Hiện ở đình những đồ thờ cổ còn lại là kiệu bát cống có


niên đại thế kỷ XVIII là bằng chứng quá trình tồn tại, phát triển của đình làng gắn với lễ hội.

e. Niên đại

Trang trí kiến trúc đình Trân Tảo có những chủ đề “Tiên cưỡi rồng’’, Hổ vồ nai, quản tượng, các cảnh sinh hoạt dân gian ở các cốn như ở đình Tình Quang. Các đầu dư chạm rồng có nét tương đồng với đầu dư đình Công Đình (khởi dựng năm 1668). Đặc biệt trên câu đầu gian giữa còn lưu lại dòng lạc khoản ghi rõ niên đại khởi dựng “Tuế tại Lê triều Quý Mão niên thập nhị nguyệt Ất Sửu nhị thập nhị nhật Canh Thân thụ trụ thượng lương đại cát” (Dựng cột cất nóc vào ngày 22 (ngày Canh Thân) tháng 12 (tháng Ất Sửu) năm Quý Mão triều Lê tức năm 1663). Có thể khẳng định, đình Trân Tảo được khởi dựng vào năm 1663. Như vậy so với truyền thuyết xây dựng đình của nhân dân địa phương là phù hợp.

2.2.2.5. Đình Thanh Am

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Thanh Am là một làng cổ có tên nôm là Đuống, nằm ngay sát tả ngạn sông Đuống. Trước đây Thanh Am thuộc xã Thượng Thanh huyện Gia Lâm, nay thuộc quận Long Biên. Vào thời Mạc (thế kỷ XVI), Trình quốc công Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan ở Thăng Long đã đưa con cháu tới định cư, mở rộng làng thành một vùng trù phú, và ông đã đặt tên mới cho làng là Hoa Am. Đến thời Nguyễn Thiệu Trị đổi tên là Thanh Am. Theo các già làng cho biết thì đình làng được dựng từ thế kỷ XVII. Đến thời Nguyễn, đình được tu sửa lớn. Năm 1998, đình được sửa chữa và thay thế một số đầu dư. Năm 2009, đình Thanh Am được tu bổ hệ thống hạ tầng, thay thế hoành, rui, ngói.

Do có nhiều công đức với dân làng nên sau khi mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm được tôn thờ làm Thành hoàng làng. Đình Thanh Am còn tôn thờ Đào Kỳ - một danh tướng của Hai Bà Trưng và Phương Dung phu nhân. Trước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022