Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Trân Tảo (Bản Vẽ Số 15)


bay thẳng sang hai bên, đi kèm các đao mác là rồng con đang quấn lấy đao. Thân xà nách chạm bào soi vỏ măng, phần đầu tiếp giáp với cột quân được chạm nổi, bong kênh đề tài lá cúc lật (Bản ảnh số 54).

- Cốn gian giữa phía trước bên trái

Phần cốn này cũng tương tự như cốn bên phải được tạo bởi các con rường chống khít nhau tạo thành 4 đề tài trang trí. Con rường trên cùng được chạm hình tượng lân đang trong tư thế ngoái cổ ngoắc đầu lên, một tay đang cầm dải mây (Bản ảnh số 59, số 61). Thân và đuôi lân được tỉa vảy tròn lô xô. Vây đao và vây lưng dạng vây cá xếp xuôi về phía sau, đuôi được thể hiện như vắt từ bên kia lại.

Con rường phía dưới lại là đề tài rồng, rồng ở đây chủ yếu thể hiện phần đầu với các đao bay lại sau, đao lông quấn lượn gần như che mặt rồng, đuôi rồng dạng đuôi các rất mập. Phía dưới cổ đao nhô ra một tay rồng đang cầm lấy râu đao. Mặc dù là con rường ngắn nhưng đã thể hiện khá sinh động hình tượng rồng đang trong tư thế bay.

Con rường thứ ba lại là đề tài đôi rồng đang chầu nhau, trang trí tiếp giáp với cột cái. Hình tượng rồng được chạm nhỏ, nhìn chung chỉ thể hiện đầu rồng. Hai phần ba còn lại của rường chạm nổi với đường nét khối lượn kèm theo đao lá rất khúc triết trữ tình.

Phần trang trí thứ tư cũng tương tự như cốn bên phải là một con rường cụt kê tiếp giáp với cột quân, phía trong là mảng chữ nhật. Mặc dù là hai cấu kiện gỗ không liền nhau nhưng đã khép khít lại với những đường nét chạm nổi, bong kênh, chạm lộng tạo thành một đề tài hoàn chỉnh “Tiên cưỡi rồng”. Đầu rồng thể hiện mặt trực diện có góc độ ngoái khác nhau. Các đao bay về phía trước tuỳ theo độ nghiêng của đầu rồng. Rồng gần như không thể hiện phần thân là do tiết diện của phần trang trí ngắn, đi kèm đầu rồng chỉ thể hiện đuôi rồng dạng đuôi cá rất mập. Phía trên 4 con rồng lớn là hình tượng các nàng tiên đang trong động tác múa với cánh tay dang rộng sang hai bên. Phía


dưới hình tượng rồng lớn là đôi rồng con đang chầu nhau cùng với những đao mác bay thẳng về phía sau. Xà nách cũng được trang trí như cốn bên phải với đề tài lá cúc lật (Bản ảnh số 58).

- Cốn gian giữa phía sau bên phải

Phần cốn này cũng được tạo tác như hai cốn phía trước là do các con rường chồng khít nhau. Tuy nhiên ở đây lại được trang trí hai mặt. Mặt bên ngoài phía gian cạnh tạo tác thành một đề tài “Rồng ổ” và được chia thành nhiều tầng khác nhau. Cũng với kỹ thuật chạm nổi, bong kênh, chạm lộng, rồng được thể hiện rồng to với biểu đạt chủ yếu đầu rồng nhìn trực diện: mắt quỷ, miệng lang, sừng lai, tai thú, trán lạc đà, chân chim ưng, vẩy cá chép, mũi sư tử, kèm theo đó là các đao bay ngang hai bên, bay về phía trước và sau thân rồng. Cùng với rồng lớn cũng là những đôi rồng con chầu nhau trong tư thế đang cầm đao râu. Dưới cùng cũng được thể hiện hình tượng “tiên cưỡi rồng” với đôi tay đang dang rộng múa. Xà nách được trang trí phần đầu tiếp giáp với cột quân là lá cúc lật. Mặt phía trong chầu vào gian giữa cũng với đề tài rồng ổ, nhiều tầng, đi kèm là những đao mác và cụm mây có đao bay hơi lượn. Xà nách, phía đầu cũng trang trí lá cúc lật, phần thân lại được chạm nổi đôi rồng đuổi nhau, đi kèm có cụm mây và hạt tròn.

- Cốn gian giữa phía sau bên trái

Mặt ngoài phía gian bên: không trang trí dày đặc như ở các cốn bên. Cũng với kỹ thuật cham nổi, bong kênh thì con rường trên cùng là hình tượng lân đang trong tư thế trườn bò chầu vào trong hậu cung, nhưng đầu lân lại ngoảnh sang bên. Hai con rường phía dưới, phần thân được bào soi vỏ măng, phần đầu tiếp giáp với cột quân được thể hiện nổi khối với một đao lượn về phía sau, phần trang trí rất trìu tượng. Con rường cụt phía dưới tiếp giáp với xà nách cũng được trang trí rồng với các đao bay về phía sau. Phía trong là ô trang trí chữ nhật với hình tượng rồng chạm nổi, và ở đây con rồng phía dưới


cũng thể hiện chủ yếu đầu rồng với bộ mặt nhìn chính diện. Phía trên là đôi rồng nhỏ đang chầu nhau với những đao mác bay về phía sau.

Mặt phía trong chầu vào gian giữa cũng với kiểu thức như mặt ngoài nhưng phần ô chữ nhật lại được chạm nổi đề tài phượng hàm thư. Hình ảnh phượng toàn thân đang dang rộng cánh bay, bươn trải về một bầu trời huyền diệu. Phần xà nách cũng với đề tài lá cúc lật.

* Các cốn gian bên

Các cốn này được kết cấu dạng cốn chồng rường, các con rường được kê nhau thông qua đấu vuông thót đáy. Thân các con rường được chạm bào soi vỏ măng, một đầu ăn mộng vào cột cái không trang trí, một đầu được chạm nổi với những cụm mây, vân xoắn lớn, họa tiết trái giành. Chỉ còn một vài con rường được chạm nổi hình tượng rồng và lân. Trong đó có một hình tượng con lân nhô mõm đang ngậm đuôi con rắn. Hình tượng bắt rắn, khiến chúng ta liên tưởng đến câu chuyện “Khấy biển sữa” của người Ấn Độ (Bản ảnh số 62). Ở đây hình tượng này được thể hiện tính dân gian rất cao.

* Trang trí các đầu dư

Đầu dư ở đình Tình Quang được chia làm hai loại. Loại thứ nhất chiếm gần hết số lượng đầu dư ở các gian và chúng đều là sản phẩm của nghệ thuật tạo hình thế kỷ XVII với một phong cách tương đồng. Cụ thể là các đầu dư được chạm lộng, nổi với hình tượng đầu rồng được thể hiện hai bên với mũi hếch lên phía trên, miệng rộng, mắt tròn nổi khối (Bản ảnh số 52). Các đao cằm xoắn tết nhau bay hết cổ rồng, các đao mang bay về phía sau gần sát cột cái, các đao tóc bay lượn về phía mang rồng. Chân rồng gần sát cột cái nắm lấy đao râu. Loại thứ hai là đôi đầu dư của “vì đốc” bên trái đình đã được bố trí đầu rồng ngoảnh chầu vào trung tâm, mà không chạy thẳng ra như các đầu rồng khác (Bản ảnh số 53).


* Trang trí các kẻ

Phần đầu phía dưới các xà nách là đầu nghé được chạm nổi hình tượng đầu rồng (Bản ảnh số 60). Đầu rồng xéo lên phía trên mà không bay ngang như đầu rồng ở đầu dư. Rồng cũng được thể hiện hai mặt nhìn nghiêng với mắt quỷ tròn nổi khối, miệng lang, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, cổ rồng dạng cổ rắn. Hai đao mác lớn bay thẳng về phía sau sát với cột quân.

Thân kẻ được chạm bào soi vỏ măng, phần lòng bào nhẵn tròn, phía ngoài là viền được chạm nổi, hai đầu chạm nổi gân tròn diềm mây.

Các đầu kẻ được trang trí với nhiều đề tài khác nhau. Dạng thứ nhất được chạm nổi các cụm vân xoắn lớn (Bản ảnh số 64). Dạng thứ hai là đề tài lá cúc lật, dạng thứ ba là hình tượng lân đi kèm các đao mập (Bản ảnh số 65b), dạng thứ tư là phần giữa để trơn, diềm ngoài là viền kèm theo dạng đao lá và dạng cuối cùng được thể hiện đề tài rồng, phượng (Bản ảnh số 63). Loại đề tài rồng ở đây cũng chia làm nhiều loại. Loại thứ nhất là thể hiện rồng đang ẩn ở cụm mây, phía sau là đuôi và cụm lá thiêng. Loại thứ hai là cả phần đầu kẻ dạng rồng, viền xung quanh là hệ thống đao mác. Loại thứ ba là dạng nhiều cây trúc mọc vươn lên, ngọn trúc được tạo thành đuôi rồng. Loại cuối cùng là dạng “Trúc hoá long”, thân cây trúc mọc ra từ cụm mây, thân trúc đồng nhất với thân rồng có những đốt xù xì khúc khỉu và ngọn trúc là đầu rồng (Bản ảnh số 65a). Các kẻ góc chủ yếu được bào soi vỏ măng, phần đầu có chạm nổi dạng cụm mây cách điệu nổi khối.

Bảng 2.9: Các đề tài sử dụng trang trí đình Tình Quang


STT

Đề tài trang trí

Vị trí trang trí

1

Đầu rồng

Đầu dư, nghé

2

Rồng ổ, lân, lân bắt rắn, người cưỡi nghê, “Tiên nữ

cưỡi rồng”, cụm mây, vân xoắn, hạt tròn, lá cúc lật, phượng, sóng nước

Cốn

3

“Trúc hóa long”, rồng, phượng, lân, vân xoắn

Đầu kẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 12


d. Hệ thống di vật liên quan

Do biến động lịch sử nên phần lớn các di vật cổ đã bị thất lạc, hầu như không còn. Hiện nay, trong khuôn viên đình còn lưu giữ lăng đá của một vị quan Thái giám, kèm đó là 01 bia đá phong cách nghệ thuật Lê (thế kỷ XVII), 01 bia trụ vuông có mái niên hiệu Vĩnh Thịnh (1709) và đôi chó đá (Bản ảnh số 66, số 67).

e. Niên đại

Đình Tình Quang hiện chưa tìm thấy tài liệu ghi niên đại khởi dựng. Nhưng bằng vào sự so sánh trí kiến trúc đình Công Đình và nghệ thuật điêu khắc trang trí đình Trân Tảo (Phú Thị). Với các đề tài trang trí ở các cốn là những hình tượng “Tiên cưỡi rồng’’, các cảnh sinh hoạt dân gian như uống rượu, rồi chạm khắc trên các đầu dư, đầu kẻ hiên hình tượng rồng, phượng, lân, ly, trúc hóa long cho thấy nó tương đồng với nghệ thuật trang trí đình Trân Tảo (có niên đại chính xác năm Cảnh Trị nguyên niên 1663). Từ những truyền thuyết về xây dựng đình, qua khảo sát và so sánh về mặt bằng kiến trúc, nghệ thuật trang trí kiến trúc nêu trên cho thấy niên đại xây dựng đình Tình Quang trước thời Chính Hòa (1680 – 1705) theo tư liệu lịch sử là phù hợp.

2.2.2.4. Đình Trân Tảo

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Làng Trân Tảo có tên nôm là Táo. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử, một bộ phận của hương Siêu Loại (Thổ Lỗi) xưa. Theo các già làng cho biết, đình được dựng dưới thời Lê với chỉ một tòa đại đình. Đến thời Nguyễn, dân làng xây dựng thêm tòa thiêu hương và hậu cung. Năm 1990 xây nghi môn. Hiện nay đại đình đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đình làng Trân Tảo thờ tướng quân Lý Công Tuấn, một danh tướng thời Lý Bí đánh đuổi giặc Lương.


b. Kiến trúc

* Mặt bằng kiến trúc


Ghi chú:

1. Nghi môn

2. Bệ đặt mã

3. Đại đình

4. Thiêu hương

5. Hậu cung

6. Nhà khách


6

2

1

5

4

3

Đình Trân Tảo nằm phía Tây Nam của làng Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm. Đình xây dựng trên một thế đất cao thoáng, phía trước là cánh đồng rộng, trên cánh đồng còn dấu tích của dòng sông Cầu Giàng hay còn gọi là sông Nghĩa Giang (Nghĩa Trụ). Cắt qua mặt đình khoảng 300 m là con đường liên xã từ Phú Thị vào Dương Quang. Trước đình là nghi môn dạng “Tứ trụ lồng đèn” (Bản ảnh số 68), qua nghi môn là sân rộng, giữa sân xây bệ đặt mã (Bản ảnh số 69). Tiếp đến là đại đình, kế liền là thiêu hương và sau thiêu hương là 3 gian hậu cung, tạo mặt bằng kiến trúc kiểu chữ “Công”. Đình không có tả vu, hữu vu nhưng hiện nay có xây thêm dãy nhà chạy dọc phía trước bên trái đại đình với 3 gian để làm nhà khách (Bản ảnh số 70). Về cơ bản, giá trị truyền thống chỉ còn tập trung ở toà đại đình (Bản vẽ số 14). Do điều kiện lịch sử, các công trình kiến trúc được xây dựng và sửa chữa nhiều thời kỳ khác nhau. Riêng đại đình là công trình kiến trúc trung tâm bảo lưu được những yếu tố ban đầu, phản ánh được những giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Do vậy chỉ tập trung nghiên cứu về tòa đại đình.


Sơ đồ mặt bằng khu di tích đình Trân Tảo


* Nền móng kiến trúc

Đại đình Trân Tảo dựng cao hơn so với sân 0,50m, được lát gạch Bát Tràng kích cỡ 0,30m x 0,30m. Với kết cấu 3 gian 2 chái, 4 hàng chân cột dựng trên một diện tích 264m2 (23m x 11,5m). Gian giữa để lòng thuyền thấp hơn gian cạnh là 0,15m. Tại các cột vẫn còn dấu vết các lỗ mộng sàn cách mặt nền 0,25m. Cột được dựng trên tảng kê đá vuông tròn với kích thước phù hợp với kích thước của cột. Do kết cấu khung gỗ nên lực tải chủ yếu ở các cột, chính bởi vậy móng tường xung quanh không xử lý kỹ thuật mà chủ yếu xử lý nện đất gạch ở các cột nhằm gia cố tải lực.

Bảng 2.10: Kích thước cắt dọc của đại đình Trân Tảo (Bản vẽ số 15)

Các đơn vị không gian

Số đo

Gian giữa

4,63m

Gian bên bên phải cạnh gian giữa

4,25m

Gian bên bên trái cạnh gian giữa

4,25m

Chái bên phải

4,015m

Chái bên trái

4,015m

Bảng 2.11: Kích thước cắt ngang của đại đình đình Trân Tảo (Bản vẽ số 16)


Khoảng cách giữa các cột

Số đo

Cột cái – cột cái

4,86m

Cột cái – cột quân phía trước (đồng thời là cột hiên)

2,44m

Cột cái – cột quân phía sau (đồng thời là cột hiên)

2,40m

* Kết cấu bộ khung kiến trúc

So với các ngôi đình Tình Quang, Thanh Am, Xuân Dục thì đình Trân Tảo có kết cấu nhỏ hơn, chỉ với 3 gian 2 chái, 4 hàng chân cột, cột quân đồng thời là cột hiên. Kết cấu các bộ vì được làm giống nhau theo kiểu: Vì nóc giá chiêng (Bản ảnh số 72), cốn ván mê (ở gian chái phía trước), cốn chồng rường


(ở các gian còn lại), bẩy hiên. Do chỉ có 4 hàng chân cột nên ở kiến trúc này không dùng kẻ mà dùng bẩy. Những bộ vì này cũng đã nhiều lần sửa chữa nên có nhiều con rường có niên đại khác nhau. Khoảng hoành mái kiểu “Thượng tứ, hạ ngũ” (trên 4, dưới 5). Chiều cao của mái từ thượng lương đến nền là 6,25m, chiều cao từ giọt gianh đến nền là 2,36m. Tỷ lệ giữa chiều cao của mái so với chiều cao của giọt gianh là 2,98 lần. Như vậy mái đình dài, chiều cao đình thấp.

- Liên kết ngang kiến trúc

Đình Công Đình chỉ có 4 hàng chân cột, sự liên kết giữa cột cái với cột cái là câu đầu, giữa cột cái với cột quân là xà nách, phía dưới chân cột có ván sàn. Sự liên kết này được đánh mộng với nhau tạo độ giằng vững chãi.

Vì nóc dựng trên câu đầu thông qua đấu vuông thót đáy. Dưới thượng lương là đấu hình thuyền kê trên đấu vuông thót đáy, phía dưới đấu vuông là con rường được kê trên hai đấu vuông, con rường phía dưới ăn mộng sập vào đầu cột trốn. Cột trốn được kê trên câu đầu thông qua đấu vuông thót đáy. Ăn mộng phía ngoài là hai con rường kê trên dưới là đấu vuông. Con rường trên một đầu ăn mộng vào cột trốn, con rường phía dưới kê trên cột cốn thông qua đấu vuông. Câu đầu ăn mộng vào cột cái, phía dưới câu đầu là đầu dư được sập mộng qua khe cột cái. Hệ thống cốn các gian được dạng cốn chồng rường. Các con rường chồng khít nhau đặt trên xà nách. Xà nách một đầu ăn mộng vào cột cái và đầu cột quân. Phía dưới xà nách là nghé và đầu phía ngoài là bẩy hiên. Cốn phía trước gian chái được làm dạng cốn ván mê với ván bưng dày để chịu lực. Cốn gian chái phía sau là cốn chống rường. Một đầu ăn mộng vào cột trốn, một đầu kê trên nhau thông qua đấu vuông thót đáy đặt trên xà. Đặc biệt hai đầu hồi vẫn dạng tam giác cân, nhưng khoảng trống bịt ván kín, tạo không gian đình có độ mờ ảo (Bản vẽ số 17).

- Liên kết dọc kiến trúc

Nối giữa các bộ vì là hệ thống xà thượng và xà hạ. Các xà ăn mộng chắc vào cột cái và cột quân tạo thành độ giằng kiên cố. Phần gian chái sử

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí