Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Thanh Am (Bản Vẽ Số 20)


đây miếu thờ Đào Kỳ ở sát đê sông Đuống nhưng do miếu đổ, dân làng rước về thờ tại đình.

b. Kiến trúc

* Mặt bằng kiến trúc

Đình Thanh Am được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng và rộng rãi ở rìa làng (Bản ảnh số 95). Ngay trước đình là hồ nước rộng và khu vực canh tác, phía sau là xóm làng (Bản ảnh số 96, số 97). Hiện tại, mặt bằng của di tích bao gồm: giếng, sân gạch rộng, đại đình, thiêu hương (dạng phương đình) nằm sau đại đình nối với hậu cung, hai bên thiêu hương có hai dãy dải vũ song song. Hai bên dải vũ có hai dãy nhà oản. Xét về hệ thống kiến trúc cụ thể, tuy mặt bằng của ngôi đình hiện theo dạng chữ “công”, nhưng kiến trúc bên trên lại được dựng thành ba toà khác nhau và theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” và đại đình là kiến trúc trung tâm. Do điều kiện lịch sử, các công trình kiến trúc được xây dựng và sửa chữa nhiều thời kỳ khác nhau. Riêng đại đình là công trình kiến trúc trung tâm bảo lưu được những yếu tố ban đầu, phản ánh được những giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Do vậy chỉ tập trung nghiên cứu về tòa đại đình.

7

Ghi chú:

1. Cổng đình

2. Giếng đình

3. Đại đình

4. Thiêu hương

5. Hậu cung

6. Dải vũ

7. Nhà oản

8. Cổng nách

1

8

7

2

5

6

4

6


3

Sơ đồ mặt bằng khu di tích đình Thanh Am


* Nền móng kiến trúc

Đại đình có quy mô kiến trúc lớn, gồm 5 gian 2 chái trên diện tích 328m2. Nền nhà đại đình được tôn cao 0,50m so với mặt sân. Gian giữa lớn hơn cả để thực hiện các nghi lễ thờ thành hoàng làng. So với gian giữa, nền các gian bên được tôn cao 0,30m, mặt nền hiện nay không còn ván sàn mà được lát gạch đỏ. Cột đặt trên đá tảng to; cột cái cao 5,1m, chu vi 1,8m; cột quân chu vi 1,4m; cột hiên 1,20m (Bản vẽ số 19).

Bảng 2.13: Kích thước cắt dọc của đại đình Thanh Am (Bản vẽ số 20)

Các đơn vị không gian

Số đo

Gian giữa

3,80m

Gian bên bên phải cạnh gian giữa

3,50m

Gian bên bên trái cạnh gian giữa

3,50m

Gian bên bên phải kế tiếp

3,50m

Gian bên bên trái kế tiếp

3,50m

Chái bên phải

4,70m

Chái bên trái

4,70m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 14

Bảng 2.14: Kích thước cắt ngang của đại đình Thanh Am (Bản vẽ số 21)

Khoảng cách giữa các cột

Số đo

Cột cái – cột cái

4,30m

Cột cái – cột quân phía trước

2,10m

Cột cái – cột quân phía sau

2,10m

Cột quân phía trước – cột hiên phía trước

1,30m

Cột quân phía sau – cột hiên phía sau

1,30m

* Khung gỗ kết cấu

Đại đình là một ngôi nhà lớn với 5 gian 2 chái lớn với 6 hàng chân. Vì nóc theo kiểu “Vì giá chiêng ”, vẫn sử dụng “câu đầu” kê trên cột cái qua một


đấu lớn, mà vẫn chưa sử dụng quá giang (Bản ảnh số 99). Hệ thống kết cấu nối giữa cột cái và cột quân, hiện nay chủ yếu với dạng cốn chồng rường và “cốn mê” bằng ván. Nối giữa cột quân ra cột hiên là những kẻ cong kiểu cổ ngỗng (Bản vẽ số 22). Khoảng hoành mái kiểu “Thượng tứ, hạ ngũ” (trên 4, dưới 5) (Bản ảnh số 100). Chiều cao của mái từ thượng lương đến nền là 6,25m, chiều cao từ giọt gianh đến nền là 2,24m. Tỷ lệ giữa chiều cao của mái so với chiều cao của giọt gianh là 2,79 lần. Như vậy mái đình dài, chiều cao đình thấp.

- Liên kết ngang kiến trúc

Nối giữa cột cái với cột cái là câu đầu, hai đầu câu đầu bám mộng vào đầu cột cái. Giữa cột cái với cột quân được liên kết bởi xà nách, một đầu xà nách đánh mộng vào thân cột cái, một đầu ăn mộng sập vào cột quân. Giữa cột quân với cột hiên cũng được gắn kết bởi kẻ, hai đầu kẻ đánh mộng sập vào đầu cột quân và đầu cột hiên. Phía dưới chân cột cái, cột quân trước đây có làm ván sàn (hiện vẫn còn dấu vết lỗ mộng), cũng có chức năng liên kết các cột với nhau.

Vì giá chiêng được tạo thành bởi hai cột trốn đặt trên câu đầu to, dầy. Hai cốn gian giữa được làm kiểu ván mê dày đỡ lấy các hoành mái. Cốn các gian bên là cốn chồng rường, các rường được chồng thưa với một đầu ăn mộng vào cột cái, đầu kia chồng nhau thông qua các đấu vuông thót đáy và đỡ các khoảng hoành. Kẻ hiên đánh mộng qua đầu cột quân và cột hiên, phía trên có ván nong dày để đỡ hoành (Bản vẽ số 23).

- Liên kết dọc kiến trúc

Cũng như nhiều ngôi đình, các bộ vì ở đây được liên kết bởi các xà dọc ăn mộng vào các cột cái, cột quân và cột hiên. Chân các cột quân có xà ngưỡng cũng là những cấu kiện có tác dụng liên kết làm bộ khung gỗ chịu lực thêm vững chãi. Chạy song song với các xà dọc là các hoành mái vừa có tác dụng đỡ lấy rui vừa là sự liên kết các vì với nhau.


- Kỹ thuật mộng

Cũng như ở đình Tình Quang, trên kiến trúc đình Thanh Am chủ yếu sử dụng 3 loại mộng: mộng xuyên, mộng sập, mộng chốt làm gắn kết các cấu kiện kiến trúc.

* Đánh giá đặc điểm: so với đình Tình Quang thì đây là ngôi đình có quy mô khá đồ sộ, khoảng cách các gian khá đồng đều (gian giữa và các gian bên), tuy nhiên gian chái vẫn lớn hơn so với các gian khác. Đó là đặc điểm để đáp ứng nhu cầu, chức năng của nó.

c. Điêu khắc trang trí

Đình Thanh Am, cũng có thể được xếp vào diện một công trình có giá trị về mặt chạm khắc với kỹ thuật chạm bong kênh, nổi, lộng thuộc nhiều đề tài ẩn chứa nhiều ý nghĩa ở các bộ phận kiến trúc.

* Trang trí các vì nóc

Các vì nóc đình Thanh Am được làm theo kiểu vì “Giá chiêng” và được chạm khắc giống nhau. Các con rường được bào soi, đầu các con rường được chạm nổi với khối xoắn lớn. Các khối được chạm nổi cuộn ngược chiều kim đồng hồ, sau đó từ trung tâm bay ra đường nét dạng lá và lượn ngược hất lên. Các con rường phía trong cột trốn được chạm khắc hai đầu, các con rường bên ngoài cột trốn chỉ chạm khắc một đầu, đầu còn lại ăn mộng vào cột trốn (Bản ảnh số 99).

* Trang trí câu đầu

Các câu đầu cũng được trang trí giống nhau. Phần giữa được tạo phình khoẻ khoắn, ấm cúng. Lòng dưới bào lõm tạo thành khoảng chữ nhật chiếm một phần ba chiều dài, hai mặt bên được chạm nối đề tài lá cúc lật. Lá cúc được chạm nổi mềm mại uyển chuyển.

* Trang trí các cốn

- Cốn gian giữa phía trước bên trái


Mặt ngoài phía gian bên cạnh. Phần trên cùng là đuôi của đầu dư là dạng đuôi rồng, phía dưới là ván mê do các mảnh gỗ dầy ghép khít nhau tạo thành một mảng trang trí hoàn chính với đề tài “Tứ linh”. Ván mê phía dưới với những đường nét kết hợp giữa chạm nổi, bong kênh đã mô phỏng rất tỉ mỉ hình tượng rồng trong tư thế bươn trải, với thân rồng uốn lượn thoải mái, đầu rồng do mảnh gỗ khác ghép lại có vẻ dữ tợn (Bản ảnh số 101). Thân rồng được phủ lớp vẩy cá đi kèm là những đao mây. Đuôi rồng dạng đuôi vân xoắn lượn mềm mại uốn về phía dưới. Phía trên trước đầu rồng là hình tượng phượng đang trong tư thế dang rộng cánh bay. Phía dưới đầu rồng là hình tượng ly đang vờn quả cầu chạy lô xô trên sóng nước. Phía dưới, tiếp giáp với chân trước rồng là hình đầu rùa đang nhô khỏi mặt nước, trên lưng cõng “Hà đồ”. Xà nách được chạm nổi với đầu rồng nổi khối tại phần tiếp giáp với cột quân. Đuôi rồng là dải lá cúc lượn ngoặt lên phía trước tạo thành thân rồng trong tư thế lượn mềm mại.

Mặt trong chầu vào gian giữa: là đề tài “Đào lựu”. Phía trên là con rường thể hiện phần đuôi rồng để kết hợp với đầu dư thành một con rồng hoàn chỉnh. Phía dưới là các ván mê dày ghép khít nhau để thể hiện các cây đào và lựu uốn lượn đan xen và gần như không rạch ròi các thân cây đào và lựu. Bằng những đường nét đục chạm nổi có vẻ tỉa tót kỹ càng đã thể hiện các nhành cây tưởng như khô cằn nhưng ở những đoạn thân cây mọc ra những lộc, nụ và hoa. Đề tài này tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cho sự sinh sôi phát triển.

- Cốn gian giữa phía trước bên phải

Mặt ngoài gian bên cạnh: cũng như cốn đối diện, phần trên cùng là con rường được chạm khắc phần sau con rồng để kết hợp với đầu dư thành con rồng hoàn chỉnh. Tuy nhiên ở đây lại được chạm nổi, bong kênh thể hiện rõ nhất chân con rồng với 4 móng trong tư thế đạp lại phía sau. Chân rồng chạm kín vẩy cá, khúc triết, khoẻ khoắn, kèm theo phía trên đùi là cụm mây, phía


sau bàn chân hở ra đuôi rồng dạng cụm dải xoắn và lượn mềm xuống dưới. Phần ván mê phía dưới chạm nổi, bong kênh đề tài “Tứ linh”. Tuy nhiên ở đây không thấy xuất hiện hình tượng rùa mà chỉ thấy rồng, phượng và ly. Vẫn theo lối thể hiện rồng có kích thước chiếm ưu thế diện tích của mảng trang trí. Đầu rồng do mảnh gỗ được gắn vào chạm theo lối bong kênh rất tinh xảo, tỉa tót kỹ càng với bộ mặt nhìn trực diện trông dữ dằn, các đao tóc, đao mang bay lượn. Trên nền hoạt cảnh rồng được chạm nổi những cành nụ đào và một vài áng mây. Phần trên phía trước đối ứng với đầu rồng là hình tượng phượng đang dang rộng cánh bay. Phía dưới là hình tượng ly đang trong tư thế vờn cầu, quả cầu được chạm tròn nổi khối và được quấn dải lụa, đầu dải lụa được tạo lượn mềm mại bay lên trên.

Mặt trong chầu vào gian giữa: cũng như phía mặt ngoài nhưng phần con rường này thể hiện đuôi rồng theo cách khác, phần tiếp giáp với cột cái là hai cụm mây quấn chồng nhau, phía sau là đuôi rồng với 5 dải lượn mềm. Phần ván mê phía dưới chạm nổi đề tài “Mai hoá long”. Gốc mai được thể hiện đầu rồng đang ngoái đầu lại phía sau, cành mai phía trên tượng cho đao tóc, hai nhành mai dưới trông tựa hai chân trước của rồng. Thân và đuôi rồng là thân mai uốn lượn. Giữa thân rồng được chạm hai ô chữ nhật đè góc nhau, lòng chữ nhật khắc chữ Thọ cách điệu. Nhìn chung đề tài này được chạm khắc thoáng đạt, khúc triết nhưng rất trữ tình.

- Cốn gian giữa phía sau bên trái

Mặt phía ngoài gian bên cạnh: cũng như các cốn khác, phần trên cùng là phần trang trí thể hiện đuôi rồng của đầu dư. Phía dưới là ván mê được chạm nổi dạng hồi văn làm nền cho trang trí đề tài “Trúc hóa long”. Tuy nhiên những cành trúc vẫn nổi rõ và đôi khi những cành và lá được chạm đè lên viền của hồi văn. Đầu rồng được chạm nổi với vài nét chạm khắc đơn sơ đã thể hiện rõ ngay từ gốc trúc đang tiến triển thành rồng. Thân trúc uốn lên phía trước cách điệu hình rồng tư thế bay lượn. Nhiều cụm lá trúc với nhánh


khuỳnh như thể vuốt móng rồng. Ở các góc tam giác ván mê và cạnh dưới viền ngoài hồi văn nấp nó những cụm lá mây. Nhìn chung đề tài trang trí khúc triết tưởng như khô cứng nhưng với tài nghệ của người nghệ nhân xưa đã tạo nên một bức tranh huyền diệu.

Mặt bên trong chầu vào gian giữa: với kiểu thức phía trên như mặt phía ngoài là đuôi rồng, phần ván mê phía dưới được chạm nổi, bong kênh với đề tài “Tùng hóa long”. So với mặt bên kia thì ở đây không tạo nền bằng hồi văn mà bằng tài nét chạm đục thể hiện hình tượng rồng khá rõ nét. Mặt rồng nhìn chính diện với mắt quỷ, miệng lang, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, với đôi chân khuỳnh sang hai bên và được chạm vảy cá. Tư thế của rồng trông khỏe mạnh hung dữ. Một chân rồng trong tư thế đạp nghiêng, móng vuốt chân phía bên phủ bởi cụm mây. Phía trên tiếp giáp với phần đuôi đầu dư được chạm nổi dải mây lớn. Phía dưới trước đầu rồng cùng được chạm những áng mây, dưới cùng là những cụm sóng nước và đang nhô lên những cụm lá thiêng. Phần góc tam giác gần cột quân là những cành tùng được chạm khắc tỉa tót, tuy có nét rạch ròi nhưng điểm xuyết một vài cụm mây nhỏ.

- Cốn gian giữa phía sau bên phải

Mặt phía ngoài gian bên cạnh: Cũng với kiểu thức phía trên là phần đuôi rồng, phía dưới là ván mê được chạm nổi, bong kênh đề tài “Mai hóa long”. Hình tượng rồng được chạm toàn thân quay vào phía trong hậu cung. Đầu rồng là do miếng gỗ khác ghép vào đã thể hiện nhô ngoảnh và nghếch lên áp lấy phía dưới hoành mái. Đầu rồng cũng được chạm theo kiểu mắt quỷ, miệng lang, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, mũi sư tử gồ ghề, hai đao bay ra từ mắt lượn cong lại đằng sau được chạm dải tròn, các đao mang, đao râu và đao gáy lượn mềm. Thân rồng mập phủ vây cá với 4 chân khuỳnh trong tư thế bồng bềnh trên nền, kết hợp với dải lá cúc lật của xà nách tạo thành một nền thiêng. Phần đuôi rồng được đặc tả phần còn lại của ngọn cây mai với những nhánh nụ, đôi lúc nụ mai dải rác phía dưới thân rồng. Đặc biệt phía dưới cổ


rồng và chân trước là đóa mai đi kèm cụm mây. Tất cả như lột tả về một đề tài thanh cao, tao nhã.

Mặt phía trong chầu vào gian giữa: Phần đuôi của đầu dư không chạm theo đuôi rồng mà kết hợp với ván mê phía dưới tạo thành đề tài “Tứ linh”. Với những đường nét chạm nổi, bong kênh, hình tượng rồng đang trong tư thế đạp lại phía sau để bươn trải bơi về phía trước. Phủ lên thân rồng là những áng mây, chỉ để hở 4 dải xoắn thể hiện đuôi rồng. Phía trên, đằng sau rồng là phượng trong tư thế dang rộng cánh bay của nền mây. Thực chất khoảng trang trí này là phần đuôi của đầu dư. Phía dưới chân sau rồng là hình tượng rùa đang bơi trên sóng nước, miệng rùa đang ngậm dải lá thiêng. Một chân trước rồng đang khuỳnh đạp, một chân để hở 3 móng đang cầm cụm mây. Phía trước cổ rồng là hình tượng ly đang chạy vờn cụm dải lá, hếch mang tai là dải mây tiếp giáp với hoành mái. Cả đầu rồng và đầu ly được thể hiện nổi khối, những đường nét tỉa tót các dải đao trông mạnh mẽ. Đây cũng là một đề tài khá chủ đạo trong trang trí ở đình Thanh Am.

* Các cốn gian còn lại

Tất cả cốn các gian cạnh, gian chái có kết cấu chồng rường. Các con rường được chạm nổi hơi bong kênh lá cúc lật và cụm mây. Con rường cụt được tạo ô chữ nhật soi chữ Thọ cách điệu. Những con rường trên cùng được chạm hai cánh sen lớn lô xô vào phía cột cái, dưới là hai cánh sen nhỏ ngửa lòng, các cánh sen được chạm bên cạnh cụm vân xoắn lớn. Đề tài trang trí rất đơn giản nhưng đã thể hiện một không gian thiêng (Bản ảnh số 100).

* Trang trí đầu dư

Đầu dư trên kiến trúc đình Thanh Am đều được chạm khắc đầu rồng và chia làm hai loại. Một loại là 4 đầu dư ở hai gian tiếp giáp với chái có phong cách chạm khắc giống nhau (Bản ảnh số 103). Loại thứ hai được thể hiện ở tất cả các gian còn lại.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022