Những Đặc Trưng Của Đình Làng Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Gia Lâm


Các đầu dư ở gian tiếp giáp với chái được chạm lộng, bong kênh với hình tượng đầu rồng. Mũi rồng nổi khối, miệng rộng đang ngậm ngọc thể hiện tính thiêng. Các đao tóc, đao mang chạy thẳng về phía sau tiếp giáp với cột cái. Đao râu cằm lại được chia làm hai loại. Một loại phần đầu xoắn tết, sau đó chạy thẳng về phía cột cái. Loại thứ hai là các đao râu này chạy thẳng về phía cổ cũng tiếp giáp với cột cái (Bản ảnh số 102).

Các đầu dư ở các gian còn lại thể hiện đầu rồng và hai đôi chân khuỳnh đạp tựa vào cột cái. Đầu rồng được thể hiện gồ ghề với miệng há rộng hếch lên để hở hàm răng đang ngậm ngọc minh châu. Mũi rồng nổi khối dạng mũi sư tử, đôi mắt quỷ chạm hạt tròn. Các đao mang, đao tóc và vây cổ lưng lượn về phía sau. Các đao cằm xoắn lượn về phía cổ tiếp giáp hai chân trước. Một số rồng còn được thể hiện đôi chân sau đang nắm lấy đao râu.

* Trang trí xà nách

Tất cả các xà nách được trang trí một mô típ chung với kỹ thuật chạm nổi. Một đầu xà ăn mộng cột cái không trang trí, phần phía cột quân được chạm lá cúc lật. Toàn thân xà nách được bào soi vỏ măng.

* Trang trí trên hệ thống kẻ

Kẻ được trang trí thành hai loại. Một loại là hai kẻ gian giữa phía trước được chạm khắc tỉ mỉ và các kẻ gian khác được trang trí đơn giản hóa.

Đầu nghé của hai vì gian giữa được chạm khắc với đầu rồng. Rồng với nhiều đao mác như đao râu, đao mang, đao tóc và đao từ mắt rồng được bay lượn mềm mại ra phía sau, có bốn đôi đao mang bay lượn tiếp giáp với cột quân. Đôi chân rồng chụm khuỳnh trong tư thế quắp lấy cụm dải mây (Bản ảnh số 104).

- Kẻ ở hai gian giữa

Kẻ hiên phía bên trái: thân và đầu kẻ hiên phía ngoài tiếp giáp gian bên được chạm khắc nổi, bong kênh hình tượng toàn bộ con rồng đang bươn chầu vào phía trong. Phần thân trước của rồng được thể hiện đầu và chân trước trên


nền mây. Đầu rồng do mảng chạm khác ghép vào, được tỉa tót kỹ càng trông sắc xảo. Phía sau chân trước là những cụm mây. Phần đầu kẻ hiên được thể hiện đuôi rồng. Trước phần đuôi tiếp giáp với cột quân là những cụm mây vờn lượn, sau đuôi cũng dạng thức cụm mây, trên đó thể hiện đuôi rồng mập xoắn bằng 5 dải lượn đuôi nheo. Sau đuôi rồng là hình tượng rùa đang cõng sách bút, miệng ngậm cọng lá (Bản ảnh số 115). Phía trên rùa, sau đuôi rồng là quả đào được quấn dải lụa mềm mại. Hếch tiếp giáp với tàu mái là cụm lá thiêng.

Mặt kẻ hiên chầu vào gian giữa được chạm nổi, bong kênh đề tài “Tứ linh”. Phần thân kẻ giữa cột quân và cột hiên là phần đầu rồng và hình tượng phượng. Rồng đang trong tư thế trườn vào phía trong với đôi chân bươn trải đạp trên những cụm mây. Thân và chân rồng phủ vẩy cá. Đầu rồng là mảng chạm khác được ghép vào (hiện đầu rồng bị mất). Hình tượng phượng được chạm trong lối khoáng đạt với đôi cánh bay dang rộng. Chân phượng đạp trên nền mây, đuôi phượng dải lượn dưới cụm mây. Đầu kẻ thể hiện phần đuôi rồng với khúc uốn lượn. Chân sau rồng bám lấy cụm dải mây. Các đao vây chân, vây lưng rồng dạng vây cá xô lượn về phía sau. Dải mây tiếp giáp cột hiên được bao che lá cúc lật. Đuôi rồng xoắn lại bằng các dải đuôi. Sau chân dưới cùng của rồng là hình tượng ly đang vờn cầu (Bản ảnh số 113). Đầu ly là mảnh gỗ khác ghép vào trông sắc xảo, tỉa tót kỹ càng. Thân ly như đang dướn mạnh làm động tác xoay trườn, dưới chân sau ly là dải mây lụa. Phần mũi của đầu kẻ hiên được chạm nổi hình tượng rùa đang cõng trên lưng cuốn bút sách. Hình tượng rùa đang bò từ giọt gianh trườn xuống dưới (Bản ảnh số 106, số

114).

Kẻ hiên phía bên phải: phần mặt gian chầu vào gian giữa, cũng được chạm nổi, bong kênh đề tài “Tứ linh” giống với mặt chầu vào bên trong của kẻ đối diện. Chỉ có khác, vị trí lý thay chỗ cho rùa. Hình tượng rùa đang cõng


sách bút ở phía dưới sau đuôi rồng và hình tượng ly ở trên đầu kẻ tiếp giáp với tàu mái và đi kèm là quả đào, dải lụa.

Mặt gian phía gian bên cạnh: được chạm nổi hơi bong kênh ở viền bo. Đây là đề tài rồng lá. Toàn bộ thân và đầu kẻ là hình tượng rồng cách điệu bằng lá cúc lật. Các đao, vây là biến thể của các dải lá cúc kế tiếp nhau. Đề tài khoáng đạt như thể hiện tài năng của một nhóm hiệp thợ khác cùng trang trí cho một ngôi đình (Bản ảnh số 117).

- Kẻ các gian còn lại

Các gian khác đều được làm theo một mô típ. Đầu kẻ đỡ lấy cột quân là nghé, một số để trơn không trang trí, một số bào soi vỏ măng một số chạm lá cúc lật đi kèm cụm mây lớn. Kẻ góc để trơn không trang trí (Bản ảnh số 105).

Thân các kẻ được trang trí viền lá cúc lật, đầu kẻ hiên được chạm nổi viền dạng lá cúc và dải mây, lòng trong để trơn.

Bảng 2.15: Các đề tài sử dụng trang trí đình Thanh Am


STT

Đề tài trang trí

Vị trí trang trí

1

Vân xoắn, lá cúc

Con rường ở vì nóc,

câu đầu, kẻ

2

Đầu rồng

Đầu dư

3

Tứ linh, tứ quý: “Mai hóa long”, “Trúc hóa long”, “Tùng hóa long”, “Cúc hóa long”, đào,

lựu, chữ Thọ cách điệu

Cốn, kẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 15

d. Hệ thống di vật liên quan

Do thiên tai, lũ lụt cho nên đình Thanh Am hiện không còn nhiều đồ thờ tự cổ. Tuy nhiên cũng còn một số đạo sắc phong dưới thời Cảnh Hưng 44 (1774), Quang Trung nguyên niên (1789) là một trong những tư liệu xác định quá trình tồn tại và phát triển của đình Thanh Am.


e. Niên đại của di tích

Từ những truyền thuyết về lịch sử xây dựng đình qua khảo sát và so sanh về mặt bằng kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí. Đặc biệt, hiện trên thân cột vẫn còn dấu tích mộng sàn. Một số đầu dư được chạm nổi, bong kênh, lộng với đề tài rồng có nét tương đồng với đầu dư đình Tình Quang. Cho thấy niên đại ngôi đình được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII theo tư liệu lịch sử là phù hợp.

2.3. Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát, nghiên cứu 5 đình làng trên, có thể nói đây là những đình làng tiêu biểu thế kỷ XVII – XVIII trong tổng số 123 đình làng hiện còn ở Gia Lâm. Những ngôi đình này có những đặc điểm sau:

- Về vị trí xây dựng, những đình làng tiêu biểu thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm dựng ở khá gần sông. Đình Xuân Dục, đình Thanh Am, đình Tình Quang, đình Công Đình nằm gần sông Thiên Đức (sông Đuống hiện nay), đình Trân Tảo gần sông Cầu Giàng (Nghĩa Giang). Đồng thời các ngôi đình đều được dựng trên một thế đất thoáng rộng theo thuật phong thủy. Đình thường quay hướng Nam, Tây Nam, Đông Nam tức là có yếu tố Nam. Duy nhất đình Tình Quang vì lý do biến đổi dòng sông, cải tạo đê nên đã đổi ra hướng Bắc để tránh nhà dân che mặt.

- Về quy mô kiến trúc: đây là công trình văn hóa tín ngưỡng có quy mô lớn nhất làng. Khởi đầu, những ngôi đình này chỉ có tòa đại đình kết cấu hình chữ “Nhất’’, dưới thời Nguyễn bổ sung các hạng mục khác như thiêu hương, hậu cung, tả - hữu vu, phương đình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng và do biến động về chức năng của đình làng.

- Đại đình thường có 5 gian, 2 chái với 6 hàng chân cột. Gian giữa thường lớn hơn các gian cạnh để phục vụ tế lễ. Gian chái lớn hơn các gian khác vì nó có kẻ góc, cốn góc để tạo đầu đao, mái hồi. Vậy thì những ngôi đình này thường có tầu đao, lá mái. Riêng đình Trân Tảo chỉ có 3 gian, 2 chái


với 4 hàng chân cột. Như vậy, cũng có đình to, đình nhỏ do phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: điều kiện kinh tế và số lượng dân đinh ít nhiều.

- Khởi dựng đình sử dụng sàn gỗ, sau này thay thế bằng lát nền gạch. Ở chân các cột vẫn còn dấu vết các lỗ mộng sàn. Bên cạnh đó chưa sử dụng tường bao, ván đố mà để trống xung quanh. Tường bao chỉ bổ sung dưới thời Nguyễn và bổ sung hậu cung do chức năng thờ cúng mang nặng tính đền.

- Tỷ lệ so sánh giữa chiều cao từ nóc thượng lương xuống nền so với chiều cao từ giọt gianh xuống nền gần gấp trên dưới 3 lần. Chứng tỏ thân đình thấp, mái đình rộng.

- Tỷ lệ phân chia hoành mái thường theo kiểu thức “Thượng tứ, hạ ngũ’’ (trên 4, dưới 5), tổng lại là con số 9, con số ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa biểu tượng số nhiều, số phiếm chỉ. Mặt khác phần mái trên có 4 hoành cộng với thượng lương, biểu đạt của “Ngũ phúc’’ (Phú, quý, thọ, khang, ninh). Tuy nhiên đình Trân Tảo có 4 hàng chân nhưng chia khoảng hoành “Thượng tứ, hạ ngũ”. Bên cạnh đó Công Đình, mặc dù có 6 hàng chân cột nhưng lại chia khoảng hoành thành “Thượng tam, hạ tứ” (trên 3, dưới 4). Như vậy việc phân chia khoảng hoành không phụ thuộc vào kích thước cắt ngang mà do từng quan niệm của địa phương.

- Về điêu khắc trang trí, những ngôi đình này có nhiều chủ đề miêu tả cảnh sinh hoạt dân gian, những hình tượng con thú, cây cỏ, hoa lá. Hình tượng rồng chiếm số lượng lớn trong các mảng trang trí. Đi kèm với rồng là những đao mác, vân xoắn. Chưa thấy hình tượng rùa, đặc biệt chưa có đề tài “Tứ linh” trong các mảng trang trí. “Tứ linh” chỉ xuất hiện ở những mảng chạm được thay thế dưới thời Nguyễn.

- Kỹ thuật điêu khắc thường sử dụng chạm bong, chạm lộng.

- Về niên đại khởi dựng, hai ngôi đình Trân Tảo và Công Đình được khởi dựng dưới thời Cảnh Trị (1663 – 1671) được ghi lại trên câu đầu và bia ký. Đình Xuân Dục được xác định khởi dựng đầu thế kỷ XVII thông qua sự so


sánh về đề tài trang trí, kỹ thuật điêu khắc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước. Đình Tình Quang tuy chưa xác định chính xác niên đại khởi dựng nhưng nó có những nét tương đồng về điêu khắc, đề tài trang trí với đình Trân Tảo và Công Đình. Có khả năng đình Tình Quang khởi dựng cùng thời với đình Trân Tảo và Công Đình. Riêng đình Thanh Am, tuy không giữ lại được nhiều mảng chạm khắc nhưng về cơ bản còn giữa lại được hệ thống cột với những lỗ mộng sàn và một vài đầu dư đã cho thấy đình khởi dựng cuối thế kỷ XVII, sang đầu thế kỷ XVIII được tu sửa. Đây là vấn đề tồn nghi để tiếp tục nghiên cứu.

Từ những đặc điểm nêu trên, với những giá trị của nó làm cơ sở để nghiên cứu những đình làng cùng niên đại, những ngôi đình khác trong vùng và đình làng Việt Nam nói chung trong sự so sánh về vị trí xây dựng, quy mô kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí và niên đại xây dựng ở chương sau của luận án.


Chương 3

NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVII – XVIII Ở GIA LÂM

Khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các đình làng ở Gia Lâm, ngoài 5 ngôi đình tiêu biểu như đình Trân Tảo (Phú Thị), đình Công Đình (Đình Xuyên), đình Xuân Dục (Yên Thường), đình Thanh Am (Thượng Thanh), đình Tình Quang (Giang Biên) thì còn nhiều ngôi đình được dựng từ thế kỷ XVII –

XVIII. Xác định được niên đại nêu trên, dựa vào một số tư liệu sau:

- Đình làng có niên đại chính xác niên đại khởi dựng là đình Ninh Giang (xã Ninh Hiệp) hiện còn giữ lại những mảng chạm khắc tinh tế và lời văn bia “Hậu thần bi ký” lập năm Canh Tuất đời vua Cảnh Trị thứ 8 (1670) cho biết đình khởi công năm 1665, hoàn thành năm 1667.

- Những đình làng còn lưu giữ những mảng chạm khắc lúc khởi dựng như đầu dư, con rường phải kể đến đình Ngô (Thạch Bàn), đình Lệ Mật (Việt Hưng), đình Dương Đình (Dương Xá).

- Những đình làng còn lưu giữ được tư liệu bi ký ghi việc xây dựng đình như đình Thượng Cát, đình Gia Quất (Thượng Thanh), đình Ngọc Động (Da Tốn).

- Những đình làng không còn giữ lại kiến trúc nhưng còn hiện vật minh chứng như bia đá, sắc phong, đồ thờ tự phải kể đến đình Thổ Khối, đình Xuân Đỗ Hạ (Cự Khối), đình Mai Phúc (Phúc Đồng), đình Tế Xuyên (Đình Xuyên), đình Lê Xá (Đa Tốn), đình Vàng (Cổ Bi)...

- Bên cạnh đó, những ngôi đình được trùng tu tôn tạo tuy đã bị thay thế cấu kiện nhưng về dáng vẻ kiến trúc vẫn mang phong cách lúc khởi dựng như đình Thuận Tốn (Đa Tốn), đình To Khê (Phú Thị), đình Chử Xá (Văn Đức),... hoặc thông qua một số đơn nguyên kiến trúc như nghi môn, giếng là căn cứ xác định thời gian khởi dựng từ thế kỷ XVII – XVIII như đình Sài Đồng, đình Mai Phúc (Phúc Đồng), đình Cự Linh (Thạch Bàn), đình Đông Dư Hạ (Đông Dư)... và nhiều ngôi đình khác.


Những đình làng ở Gia Lâm được xác đình xây dựng vào thế kỷ XVII – XVIII, có những đặc trưng chung về vị trí xây dựng, quy mô kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí và niên đại xây dựng.

3.1. Những đặc trưng của đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm

3.1.1. Vị trí xây dựng

Vị trí xây dựng đình làng vào thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm phụ thuộc rất nhiều vào vị thế địa tự nhiên, thuật phong thủy cho nên yếu tố sông nước rất quan trọng. Tuy chỉ là một huyện nhưng ở Gia Lâm có rất nhiều sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đuống và hệ thống chi lưu của nó. Các chi lưu ấy là mạng lưới chằng chịt các con sông nhỏ như sông Nghĩa Trụ nối sông Hồng thông ra sông Đuống thuộc địa phận Giang Biên. Đoạn sông này từ Cầu Bây chạy dọc lên Long Biên, Bồ Đề mà nay còn sót lại dải đầm lớn ở khu sân bay Gia Lâm. Một nhánh khác của sông Nghĩa Trụ chảy qua Phú Thị, Đặng Xá, Dương Xá gọi là sông Cầu Giàng rồi nhập vào sông Đuống thuộc thôn Chi Đông xã Lệ Chi. Một con sông khác là sông Đài Bi, cũng là chi lưu của sông Hồng đã bị “chết’’, nay chỉ còn là dải đầm lớn chạy dọc các thôn của xã Đa Tốn. Trước đây con sông này gặp sông Nghĩa Trụ ở miếu Cầu Vương (Đa Tốn). Nhân dân nơi đây vẫn còn truyền câu đồng dao: “Cầu Vương có chốn thanh nhàn, có sông tắm mát có hàng nghỉ ngơi. Tháng tám thì đi xem bơi, tháng hai xem hội, tháng mười đúc chuông’’. Chính bởi có nhiều sông hồ như vậy do Gia Lâm là vùng đất trũng. Ngay danh từ Gia Lâm, Hoa Lâm, Ngọc Lâm là sự biến thể, thông âm của từ tố Kẻ Lầm (lầm lội, lầy lội). Bên cạnh các dòng sông thì Gia Lâm còn có rất nhiều dải đầm như đầm Trượng, đầm Trành chạy suốt từ Cự Khối đến bến Bồ Đề. Dải đầm Cọ chạy từ Đông Dư xuống Đa Tốn.

Trên thực tế, khảo sát cụ thể một số ngôi đình ở Gia Lâm được ghi nhận xây dựng vào thế kỷ XVII – XVIII như đình Xuân Đỗ Hạ (Cự Khối) còn tấm bia Vĩnh Tộ (1619 - 1628) hiện đặt cạnh giếng đình như một khẳng định với chúng ta Đình đã được xây dựng ở đây ít nhất tới gần 400 năm. Xuân Đỗ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022