Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Đình Công Đình (Bản Vẽ Số 7)


được chạm ở phần tiếp giáp cột quân cụm lá cúc xoè sang hai bên. Đoạn giữa lòng bụng các xà nách được chạm nổi mỗi xà nách một hình tượng của “Bát bửu”: sách bút, sáo, khánh, tù và... với dải lụa được cách điệu bằng dải lá cúc mềm.

* Trang trí các kẻ

Kẻ trên kiến trúc đình Xuân Dục được chia làm hai loại. Loại thứ nhất gồm hai kẻ gian giữa và loại thứ hai là các kẻ các gian còn lại.

- Trang trí hai kẻ gian giữa

Hai kẻ này được thay thế dưới thời Nguyễn. Kỹ thuật chạm khắc với đề tài rồng. Rồng được chạm lộng, bong kênh phủ kín toàn thân kẻ. Hình tượng rồng với mắt quỷ, miệng lang, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, vảy cá chép, chân chim ưng với các móng vuốt sắc nhọn. Rồng trong tư thế uốn lượn trong nền của nhiều đao mác lượn kết hợp với các đao nheo đuôi tạo dáng rồng không bị thô cứng mà uyển chuyển trong nền trời vần vũ. Đầu nghé được trang trí dạng đầu rồng với miệng, mũi hếch lên phía trên. Mắt rồng nổi khối, hai chân khuỳnh đạp về phía sau. Các đao tóc, đao mang, đao gáy, đao bay ra từ mắt lượn mềm lại phía sau kết thúc gần cột quân. Đầu kẻ hiên được chạm dạng đầu rồng cũng trong tư thế hếch mõm lên phía tàu mái. Lòng bụng kẻ được chạm nổi hoa và dải lá cúc lượn sang hai bên (Bản ảnh số 16).

- Trang trí trên các kẻ khác

Hệ thống kẻ các gian khác được chạm nổi ở hai đầu tiếp giáp với cột quân và cột hiên. Hình tượng chạm nổi là lá cúc, viền mây và cụm vân xoắn lớn. Đầu nghé chạm viền lượn kẻ soi, đầu kẻ cũng được chạm viền vân xoắn, viền lượn kẻ soi.

Bảng 2.3: Các đề tài sử dụng trang trí đình Xuân Dục

STT

Đề tài trang trí

Vị trí trang trí

1

“Ngũ phúc khánh tiền”, sen, hồi văn, lá cúc lật, nhành cúc, nhành mai, cụm mây, viền lá

Câu đầu, đấu vuông ở vì nóc, cốn, xà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 10



đề, vân xoắn

nách, kẻ

2

Đầu rồng

Đầu dư

3

Tứ linh, “Mai hóa long”, “Trúc hóa long”,

“Tùng hóa long”, “Cúc hóa long”, chữ Thọ cách điệu

Cốn

4

Rồng, , động vật, cảnh sinh hoạt: chuốc rượu,

múa hát, người cưỡi ngựa, tiên cưỡi rồng

Cánh gà, xà nách

5

“Lưỡng long triều nhật (nguyệt)”, “Lưỡng long với nàng tiến”, “Bát bửu”

Ván gió, xà nách

d. Hệ thống di vật liên quan

Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc, trong đình Xuân Dục hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật gắn với các thời kỳ lịch sử, có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học khá tiêu biểu, như: 2 cuốn thần tích; 1 đỉnh đồng, niên đại thế kỷ XIX; 1 đôi câu đối; 2 long ngai chạm rồng chầu, tứ linh, hoa dây, niên đại thế kỷ XVIII và 34 đạo sắc phong thần, có niên đại nằm trọn trong 4 thế kỷ XVII, XVIII, XIX và XX. Trong số này, quan trọng nhất là đạo sắc có niên đại Cảnh Trị thứ 8 (1671) (Bản ảnh số 17). Đây là một trong những căn cứ để xác định niên đại khởi dựng đình Xuân Dục.

e. Niên đại

Từ những truyền thuyết về lịch sử xây dựng đình, qua khảo sát và so sánh về mặt bằng kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí. Đặc biệt sự so sánh “cánh gà’’, “ván lá gió’’ còn lại ở hai gian cạnh gian giữa với hình thức chạm nổi, bong kênh, thể hiện đề tài rồng, tiên cưỡi rồng, lưỡng long triều nguyệt có nét tương đồng, kế thừa phong cách kiểu cánh gà ở đình Tây Đằng, đình Thanh Lũng (niên đại thế kỷ XVI) và như cầu nối với những cánh gà của một số kiến trúc có niên đại vào cuối thế kỷ XVII mà điển hình ở đình Công Đình. Trong đó có sự so sánh nét tương đồng về trang trí của “cánh gà’’ đình Phù Lưu (Từ Sơn, Bắc Ninh). Về hiện vật, đình Xuân Dục còn lưu giữ nhiều sắc


phong có niên đại sớm, trong đó có sắc niên đại Cảnh Trị thứ 8 (1671). Đã cho thấy niên đại xây dựng đình Xuân Dục vào đầu thế kỷ XVII theo tư liệu lịch sử là phù hợp.

2.2.2.2. Đình Công Đình

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Đình Công Đình trước thuộc xã Công Đình, tổng Hạ Dương, huyện Đông Ngàn. Nay thuộc xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Theo các già làng Công Đình cho biết, đình làng Công Đình được dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Truyền thuyết kể lại, sau khi đánh thắng giặc Bầu, Tả Phụ tướng quân đã mang gỗ nhà khách của giặc Bầu mang về làm đình, khởi đầu ngôi đình được dựng theo kiểu chữ “Nhất” với 3 gian. Sang thế kỷ XVIII, đình được tu sửa. Văn bia hiện còn tại đình có niên đại Lê Cảnh Hưng thứ 3 (1742) có ghi lại tướng công Đào Công Luận người làng Phù Ninh đã cúng 200 quan cổ tiền, 60 cây gỗ quý, 30 sào ruộng tốt để sửa sang mở rộng ngôi đình thành 3 gian 2 chái và Hậu cung. Trên thực tế, nhiều mảng chạm khắc đã được thay thế. Điều này phù hợp với nội dung văn bia nêu trên. Tuy nhiên, hiện nay hậu cung không còn để lại dấu vết vật chất nào có niên đại thế kỷ XVIII. Có khả năng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đình được bổ sung toà phương đình phía trước đồng thời đã sửa mới hậu cung.

Vì có công với nước và là người mang gỗ về làm đình nên khi mất Tả Phụ được dân làng tôn thờ làm thành hoàng làng.

b. Kiến trúc

* Mặt bằng kiến trúc

Đình Công Đình được dựng trên một khu đất rộng, phía trước và hai bên là đường làng, phía sau tiếp giáp với khu dân cư. Qua nghi môn dạng “Tứ trụ lồng đèn” là một sân khoảng 3.000m2 lát gạch Bát Tràng. Thực chất sân rộng này được cải tạo vào thời Nguyễn để nó phục vụ sinh hoạt văn hóa của cộng đồng mà đặc biệt là hội làng. Bằng vào hồi cố của các già làng cho biết:


phía trước đình là một ao lớn đã bị lấp và sau này mở rộng thành đường đi và khu chợ làng. Về cơ bản mặt bằng đình hiện nay có kết cấu hình chữ “Đinh” (Bản ảnh số 25), sát trước mặt có Phương đình (Bản vẽ số 6), (Bản ảnh số 24). Cũng như nhiều đình làng khác, các công trình kiến trúc được xây dựng và sửa chữa nhiều thời kỳ khác nhau. Riêng đại đình là công trình kiến trúc trung tâm bảo lưu được những yếu tố ban đầu, phản ánh được những giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Do vậy chỉ tập trung nghiên cứu về tòa đại đình.


5

1

4

Ghi chú:

1. Cổng đình

2. Phương đình

3. Đại đình

4. Hậu cung

5. Bia đá

3

2

Sơ đồ mặt bằng khu di tích đình Công Đình

* Nền móng kiến trúc

Toà Đại đình với kiến trúc 3 gian 2 chái với 6 hàng chân cột, dựng cao hơn sân 0,6 m. Trước đây đình có sàn gỗ ở gian bên nhưng nay được tôn nền và thay nền đất bằng cách lát gạch. Các cột gỗ được kê trên chân tảng đá vuông tròn. Để tải lực ở các cột, phía dưới chân tảng xử lý nện đất kè gạch vỡ. Tường bao xung quanh chủ yếu có tác dụng che chắn, không có tác dụng chịu lực vì toàn bộ mái được đặt trên bộ khung gỗ với hệ thống vì và được giằng với nhau do hệ thống các xà.

Bảng 2.4: Kích thước cắt dọc của đại đình đình Công Đình (Bản vẽ số 7)


Các đơn vị không gian

Số đo

Gian giữa

3,80m


Gian bên bên phải cạnh gian giữa

3,35m

Gian bên bên trái cạnh gian giữa

3,35m

Chái bên phải

4,50m

Chái bên trái

4,50m

Hiên hồi bên phải

0,85m

Hiên hồi bên trái

0,85m

Bảng 2.5: Kích thước cắt ngang của đại đình đình Công Đình (Bản vẽ số 8)


Khoảng cách giữa các cột

Số đo

Cột cái – cột cái

3,65m

Cột cái – cột quân phía trước

2,20m

Cột cái – cột quân phía sau

2,32m

Cột quân phía trước – cột hiên phía trước

1,30m

Cột quân phía sau – cột hiên phía sau

1,23m

* Kết cấu bộ khung kiến trúc

Đình Công Đình, các bộ vì nóc đã được thay thế, hiện nay theo kiểu thức “Vì kèo trụ trốn” bào trơn đóng bén, tất cả đều là ván xẻ, với hệ thống trụ trốn (một lớn hai nhỏ) có đòn tay kết nối. Phần vì nóc tạo dáng tam giác cân, phần đáy tam giác là ván xẻ đặt trên câu đầu, ván xẻ hai cạnh trên tam giác đỡ lấy hệ thống hoành mái phần trên (Bản ảnh số 27). Các cốn đều được tạo cốn chồng rường với các con rường chồng thưa thông qua đấu vuông thót đáy, một đầu ăn mộng vào cột cái đỡ lấy các hoành mái phần dưới (Bản ảnh số 28, số 29). Các kẻ được nối đầu cột quân với cột hiên, phía trên có ván nong dày đỡ lấy các hoành còn lại. Khoảng hoành kiểu “Thượng tam hạ tứ” (trên 3, dưới 4). Chiều cao của mái từ thượng lương đến nền là 6,28m, chiều cao từ giọt gianh đến nền là 2,05m. Tỷ lệ giữa chiều cao của mái so với chiều cao của giọt gianh là 3,06 lần. Như vậy mái đình dài, chiều cao đình thấp.


- Liên kết ngang kiến trúc

Cũng giống đình Xuân Dục, liên kết giữa cột cái với cột cái là câu đầu, giữa cột cái với cột quân là xà nách, giữa cột quân với cột hiên là kẻ, phía dưới chân cột có ván sàn. Sự liên kết này được đánh mộng với nhau. Vì nóc được dựng trên câu đầu lớn, câu đầu dựng trên đầu cột cái thông qua đấu vuông thót đáy, phía dưới là đầu dư. Cốn phía mái trước là các con rường chồng nhau, một đầu ăn mộng vào cột cái, đầu kia được đỡ lấy bởi đấu vuông thót đáy. Cốn phía sau gian giữa, con rường cuối một đầu ăn xuyên mộng qua một cột non, cột non kê trên đấu vuông đặt trên xà nách mà không có cột quân, tạo thành ô trống chữ nhật. Đỡ lấy bụng xà thượng là “cánh gà” dưới hình thức thân rồng, phần đầu được chầu vào giữa gian (Bản vẽ số 9).

- Liên kết dọc kiến trúc

Nối giữa các bộ vì là hệ thống xà thượng và xà hạ. Các xà ăn mộng chắc vào cột cái và cột quân tạo thành độ giằng kiên cố. Phần gian chái để tạo góc đao đã sử dụng kẻ góc, một đầu ăn mộng vào cột cái, đầu ngoài kê trên cột góc hồi và liên kết với tàu mái nhằm đảm bảo tính chịu lực phần chái. Phần gian giữa không có xà ngưỡng do sửa chữa nhiều lần và tạo thành cửa “Thượng song hạ bản” tiếp giáp nền. Các gian còn lại, xà ngưỡng có độ cao hơn mặt nền 0,30m. (Bản vẽ số 10).

- Kỹ thuật mộng

Liên kết các cấu kiện trên kiến trúc với nhau, đình Công Đình sử dụng các loại mộng sập ở hệ thống để kết nối các cấu kiện lớn như “cánh gà”, đầu dư. Mộng xuyên ở các xà và mộng chốt ở các cấu kiện nhỏ. Cụ thể: Loại thứ nhất là mộng sập: Câu đầu chưa sử dụng đánh mộng vào cột cái mà được kê trên đầu cột cái thông qua đấu vuông thót đáy. Ở đầu dư được sử dụng mộng sập vào khe cột cái và kẻ hiên sập mộng vào đầu khe cột quân và cột hiên. Loại thứ hai là mộng xuyên: loại mộng này sử dụng để liên kết các hoành


mái, các xà dọc với nhau, xà nách vào cột cái và cột quân. Loại thứ ba là mộng chốt: sử dụng ở tàu mái nhằm liên kết ván gỗ dày với kẻ hiên.

* Đánh giá đặc điểm: từ số đo khoảng gian, đây là ngôi đình có quy mô vừa phải so với các ngôi đình cùng niên đại như đình Trân Tảo.

c. Điêu khắc trang trí kiến trúc

Dưới thời Nguyễn (đầu thế kỷ XX), đình được tu bổ lớn. Chính bởi vậy, giai đoạn tu bổ này đã làm mất hẳn các mảng chạm ở vì nóc, ở các ván bưng, ván gió nối đầu cột (theo hệ xà đai). Nghệ thuật trang trí cổ truyền của đình chỉ còn ở các “đầu dư”, “cánh gà” và đặc biệt ở bức cửa võng gian giữa.

* Trang trí đầu dư

Hiện tại vẫn giữ nguyên được 6 đầu dư từ thời khởi dựng. Các đầu dư được chạm lộng, bong kênh giống nhau. Đầu tư được thể hiện đầu rồng, trên thân gỗ tròn. Thân gỗ tròn không chạm hết mà để thừa một chút khoảng 12 cm tiếp giáp với cột cái. Phía dưới chạm nổi dạng lá đề với vài nét đục bo. Rồng được chạm với hình thức: mũi, mồm hếch lên, miệng rộng có răng cưa và 4 răng nanh, miệng há ngậm viên ngọc. Hai đao râu cằm tết xoắn một phần hai chiều dài, sau đó chạy thẳng đến tiếp giáp phần lá đề. Các đao mác kéo dài về phía sau. Với phương pháp kết hợp chạm lộng, chạm bong đã tạo thành đề tài trang trí sống động (Bản ảnh số 31, số 42, số 43).

* Trang trí “cánh gà”

Trên kiến trúc hiện còn 8 “cánh gà” thể hiện ở các cột cái phía trước và phía sau. Bộ phận này được lắp dưới xà hạ, phía dưới kê bởi thanh gỗ vừa để tán lực, giúp “cánh gà” không bị xộc xệch. Hình thức tạo tác chạm lộng, nổi, bong kênh 2 mặt trên một thân gỗ dẹt thể hiện toàn thân rồng. Phần đầu quay vào gian giữa (0,9m), phần đuôi ở gian bên (1,1m), thân thể hiện chui qua cột cái. Cả phần đầu và đuôi rồng dày đặc các đao mác, đao đầu rồng thể hiện bay cả về phía sau và hất lên phía đầu; đao đuôi dày đặc chỉ để hở đuôi rồng dạng


đuôi cá rất mập. Mặt rồng dẹt với miệng rộng có răng cưa. Cứ cách một gian hai đầu chầu vào, lại một gian hai đuôi chầu vào (Bản ảnh số 33, số 34).

* Trang trí cửa võng

Cửa võng chia làm ba phần. Phần trên cùng là ván gỗ có chiều dài bằng lòng gian giữa, rộng 27 cm, đặt dưới xà thượng và trên một con xà gỗ tròn ngang với đầu dư. Kỹ thuật chạm nổi đôi phượng chầu mặt trời. Mặt trời ở giữa với cụm mây phía dưới và mỗi bên mặt trời có 3 đao chạy ngang sang hai bên. Mỏ phượng dài gần kề với đao mác và toàn thân đang trong tư thế dang rộng cánh bay chạy gần hết phần thanh gỗ mỗi bên, cách cột cái khoảng 13 cm. Thân phượng ngắn, đuôi dài chiếm 2/5 toàn bộ thân phượng. Mào dưới cổ phượng được chạm lượn mềm.

Phần giữa phía dưới thanh gỗ tròn và trên thanh gỗ bào soi kẻ chỉ được chạm lộng, bong kênh đề tài “Lưỡng long chầu hổ phù”. Hổ phù được tạo tác dưới dạng đầu rồng với mặt chính diện mũi sư tử, miệng rộng ngậm ngọc, trán lạc đà nhô thấp, tỉa vảy cá. Đỉnh thóp được thể hiện mặt trời nhỏ chạm nổi tròn nhẵn, phía trên mặt trời có đao. Hai sừng hổ phù bay thẳng lên trên, song song phía ngoài là hai đao mang chạy thẳng lên tiếp giáp với thanh xà gỗ tròn. Mỗi bên mang hổ phù có 4 đao chạy thẳng hếch sang hai bên. Hai rồng hai bên được chạm chầu vào hổ phù cũng với hình thức mặt nhìn thẳng nhưng có độ nghếch. Mặt rồng cũng tựa mặt hổ phù, tuy nhiên đao mang bay lượn úp vào trong đỉnh. Các đao mang nheo lượn sau đó bay sang hai bên. Hệ thống đao phía trong bay tiếp giáp đến đao Hổ phù, các đầu đao nọ gối kế đầu đao kia. Các đao phía ngoài bay tiếp sát cột cái. Giữa những đao lớn lại có đao nhỏ ngắn, phía dưới đao cuối cùng có điểm bông cúc mãn khai. Rồng không thể hiện phần thân mà chỉ nhấn mạnh bộ mặt và khoe đua các loại đao. Nhìn chung các mặt hổ phù, rồng được chạm phóng khoáng và khoẻ mạnh.

Phần dưới cùng được đặt dưới và ốp trong thanh gỗ dưới mảng “Lưỡng long chầu hổ phù”. Dưới dải băng là hệ thống chạm kép trên dưới, phía trên là

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí