là một làng cổ, nằm bên bờ Bắc sông Hồng. Làng có tên nôm là Đậu Hạ. Làng quê này xưa kia vốn là đất bãi sông Hồng. Trải qua thời gian, sau những lần đắp đê chống lụt, Xuân Đỗ trở thành một làng trong đê. Phần sót của con đê cổ là đoạn đường gom cầu Thanh Trì chứng tích của thời gian. Dòng biên niên sử của Đại việt sử ký toàn thư cũng ghi lại địa danh bãi Xuân Đỗ như sau: "Vì năm trước 1523 là năm Nhâm Ngọ, theo lệ có khoa thi Hương, nhưng trong nước loạn lạc, không mở khoa thi được. Nay, xuống chiếu cho học trò 4 xứ Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương, Kinh Bắc cùng tới Xuân Đỗ này để vào thi". Ở “Bên kia sông Đuống” có đình Ninh Giang (Ninh Hiệp) dựng vào thời Cảnh Trị Trị (khởi công năm 1665, hoàn thành năm 1667) theo như lời văn bia “Hậu thần bi ký” lập năm Canh Tuất, đời Cảnh Trị thứ 8 (1670) hiện đặt phía trước sân bên phải đình có ghi lại. Khảo sát vị trí được biết, phía trước đình Ninh Giang nguyên là ao tự nhiên và hệ thống hồ đầm, trận lụt năm 1971 đã bồi lấp tạo thành bãi phẳng, dần về sau dân làng chuyển đến sinh sống. Ngay sát bên phải đoạn đầu sông Đuống có đình Thượng Cát còn gọi là đình Tăng Phúc (Thượng Thanh) được dựng dưới thời Vĩnh Trị (1676 – 1679), văn bia “Tăng Phúc đình bi ký’’lập năm Vĩnh Trị thứ 3 (1678) hiện đặt phía trước bên trái đình ghi lại việc dựng đình năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676) như sau: “... khi ấy xóm làng ngày càng trù mật, kinh tế phát triển, nên dân thôn Thượng đã cùng góp công góp của để dựng đình, gọi là Tăng Phúc vì: Lúa nhà nông được mùa sung túc, hàng hóa chất đầy, nhà nhà no đủ, người người an khang. Bậc tiền bối đinh ninh lấy tên đất Tăng Phúc đặt làm tên đình. Nhân đó khắc vào bia đá để truyền mãi về sau”. Ngay cả sự tích ở Công Đình (Đình Xuyên) ghi lại việc đức Tả Phụ đánh giặc Bầu, sau đó lấy nhà khách của giặc về dựng đình làng, việc chuyên chở nhà đi theo đường sông về làng qua đoạn sông Thiên Đức bè bị mắc, phải cầu khấn thần Cây Gạo. Ngoài ra, ở Gia Lâm có rất nhiều đình làng thế kỷ XVII – XVIII như đình Ngô (Thạch Bàn) cạnh sông Cầu Bây, đình Đông Dư Hạ (Đông Dư) dựng ven đê
sông Hồng, đình Tế Xuyên (Đình Xuyên) gần sông Đuống, đình Ngọc Động (Đa Tốn) gần sông Nghĩa Trụ (sông Đào Xuyên)...
* Khảo sát các đình làng thế kỷ XVII - XVIII trên thấy rằng, sự giống nhau bao giờ đình cũng được xây dựng ở bìa làng, một nơi thoáng đãng, phía trước thường là cánh đồng, cánh bãi, không bị nhà dân che mặt, gần sông nước. Các dòng sông vừa là điều kiện giao thông để giao lưu, giao thương phát triển kinh tế, vừa là điều kiện để vận chuyển nguyên vật liệu như gỗ lớn để làm đình thời kỳ này. Câu đồng giao vẫn còn lưu truyền “Lênh đênh hai ba mũi thuyền kề, thuyền ra sông Nhị thuyền về sông Dâu”. Sông nước với các khúc quanh co lắng đọng, tạo nên các thế đất, với nhân tố nước làm căn cốt của thuật phong thủy “Thè lè lưỡi trai chẳng sai được nó, khum khum gọng vó chẳng nó thì ai” để cho thấy đình làng ở Gia Lâm giai đoạn này được xây dựng gắn với vị trí gần sông nước.
Ngoài việc chọn vị trí xây dựng đình làng thì việc chọn hướng cũng là vấn đề quan trọng. Những đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII thường quay hướng Tây, hướng Nam hoặc hướng Tây Nam. Duy nhất trong các ngôi đình được khảo sát có đình Tình Quang quay hướng Bắc nhìn ra sông Đuống. Theo các già làng cho biết, trên cơ sở đoạn sót lại của dòng Thiên Đức xưa đã kè thẳng thành sông Đuống dưới thời Tự Đức (1856) cho nên làng nằm ở ngoài đê. Đoạn đê cổ vẫn còn ngay cạnh đình, bên cạnh đó vào năm 1929 nhân dân tu sửa lại đình, xây dựng nhà Tả vu – Hữu vu nên đình được dựng quay ra sông Đuống theo hướng Bắc để tránh nhà dân che mặt đình. Về cơ bản, đây không phải là hướng truyền thống của ngôi đình này từ khởi dựng.
3.1.2. Quy mô kiến trúc
Đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII có quy mô kiến trúc lớn, mặc dù khởi nguyên chỉ có tòa Đại đình dựng theo kiểu chữ “nhất”. Đình Xuân Dục: hiện có quy mô kiến trúc lớn, thể hiện qua diện tích mặt bằng và chiều cao vượt trội trên kiến trúc xóm làng. Đình có quy hoạch khá độc đáo, nay theo kiểu chữ “công”, gồm Đại đình, Thiêu hương và Hậu cung. Đình
Công Đình khởi đầu đình cũng được dựng theo kiểu chữ “nhất”, sau đó xây thêm Hậu cung. Về cơ bản mặt bằng đình hiện nay có kết cấu hình chữ “đinh”, sát trước mặt có Phương đình. Đình Tình Quang được xây dựng trên khu đất phẳng rộng. Hiện nay, tại di tích là một quần thể các công trình kiến trúc, trong đó tòa Đại đình giữ vai trò trung tâm. Đình Trân Tảo cũng được dựng theo kiểu chữ “nhất”, sau này vào thời Nguyễn đã cấy thêm 3 gian thiêu hương và 3 gian hậu cung tạo mặt bằng của ngôi đình hiện theo dạng chữ “công”. Đình Thanh Am được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng và rộng rãi ở rìa làng. Ngay trước đình là hồ nước rộng và khu vực canh tác, phía sau là xóm làng. Đại đình tọa lạc ở vị trí trung tâm, các kiến trúc ra đời muộn như thiêu hương, hậu cung được xây dựng liền sau đại đình. Hiện tại, mặt bằng của đình hiện theo dạng chữ “công”. Sự thay đổi của mặt bằng kiến trúc theo thời gian chứng tỏ sức sống của loại hình di tích này trong đời sống tinh thần của cộng đồng làng xóm.
Để đánh giá đặc điểm chung về quy mô kiến trúc các đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII, xin đưa ra số đo mặt cắt dọc và số đo mặt cắt ngang của Đại đình.
Bảng 3.1: Tổng số đo cắt dọc của đại đình
Số đo | |
Đình Tình Quang | 26,68m |
Đình Thanh Am | 27,20m |
Đình Xuân Dục | 27,50m |
Đình Trân Tảo | 21,16m |
Đình Công đình | 21,20m |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Đề Tài Sử Dụng Trang Trí Đình Trân Tảo
- Kích Thước Cắt Dọc Của Đại Đình Thanh Am (Bản Vẽ Số 20)
- Những Đặc Trưng Của Đình Làng Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Gia Lâm
- Mối Quan Hệ Với Hệ Thống Kiến Trúc Đình Làng Việt Nam
- Kích Thước Mặt Cắt Dọc Của Đại Đình Đình Tây Đằng
- Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm Hà Nội - Những giá trị lịch sử và văn hoá - 19
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Bảng 3.2: Tổng số đo mặt cắt ngang của đại đình
Tên đình | ||||
Tình Quang | Thanh Am | Xuân Dục | Trân Tảo | Công Đình |
3,77m | 4,30m | 4,25m | 4,86m | 3,65m | |
Cột cái – cột quân phía trước | 2,91m | 2,10m | 2,00m | 2,44m | 2,20m |
Cột cái – cột quân phía sau | 2,91m | 2,10m | 2,00m | 2,40m | 2,32m |
Cột quân phía trước – cột hiên phía trước | 1,45m | 1,30m | 1,55m | 0 | 1,30m |
Cột quân phía sau – cột hiên phía sau | 1,45m | 1,30m | 1,55m | 0 | 1,23m |
Tổng cộng | 12,49m | 11,10m | 11,35m | 9,70m | 10,70m |
* Từ những tư liệu trên cho thấy, gian giữa các đình đều lớn hơn so với các gian bên. Gian chái có số đo lớn hơn các gian khác. Đây là đặc điểm kích thước các gian của những đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII - XVIII. Khoảng mặt cắt ngang giữa các cột cái với cột cái là lớn nhất tuy không thống nhất giữa các đình. Về cơ bản khoảng cách giữa các cột cái với cột quân đều trên 2,00m; khoảng cách giữa các cột quân với cột hiên khoảng từ trên 1,20m nhưng lệ thuộc vào mặt cắt dọc của kiến trúc. Nó đáp ứng diện tích khoảng gian để phục vụ sinh hoạt. Mặc dù có đình to, đình nhỏ nhưng tựu chung lại đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII có quy mô khá lớn so với các loại hình di tích khác.
3.1.3. Nghệ thuật điêu khắc trang trí
Trong điêu khắc trang trí trên kiến trúc, những ngôi đình này có những đặc trưng chung ở hai khía cạnh:
- Kỹ thuật chạm khắc: đa phần trang trí trên các ngôi đình sử dụng kỹ thuật chạm lộng, bong kênh ở đầu dư, nghé, đầu kẻ, cốn, cánh gà. Những đường nét chạm khắc chắc khỏe, khối gọn, mềm mại và ấm cúng.
- Đề tài trang trí khá phong phú phản ánh nhiều mặt đời sống tinh thần xã hội là những cảnh sinh hoạt cộng đồng như múa hát, “Tiên cưỡi rồng’’ thể
hiện ở đình Trân Tảo, đình Tình Quang, đình Xuân Dục. Chứng tỏ phản ánh tính dân gian rất cao. Những hình tượng con thú như: hổ, lân bắt rắn, hươu, nai, chim, sóc. Những hình tượng cây cỏ, hoa lá như cúc, lá cúc, tùng, trúc, mai được thể hiện trên các cốn. Trúc là biểu tượng của chính nhân quân tử, tùng biểu tượng của đấng trượng phu. Hình tượng này chịu ảnh hưởng của nho giáo. Như vậy, ít nhiều có tác động của tầng lớp nho sĩ.
- Đề tài thể hiện nhiều nhất là hình tượng rồng có nhiều đao mác bay về phía sau và đầu hếch phía trước. Đặc biệt hình tượng rồng thường đi kèm với rồng con, hình tượng người và linh thú khác. Một đề tài cũng nổi bật là những cụm mây, vân xoắn. Mặc dù trong trang trí có rất nhiều hình tượng rồng, lân, ly, phượng nhưng chưa thấy hình tượng rùa để tạo thành bộ “Tứ linh” hoàn chỉnh.
3.1.4. Niên đại của các ngôi đình
Trong các đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm, duy nhất có đình làng Xuân Dục (Yên Thường) được xây dựng sớm nhất vào đầu thế kỷ XVII thông qua sự so sánh về trang trí trên kiến trúc. Nó như kế thừa gần gũi về phong cách, đề tài trang trí với những ngôi đình thời Mạc. Bên cạnh đó đa số đình làng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, thời Cảnh Trị (1663 – 1671) như đình Trân Tảo (Phú Thị), đình Ninh Giang (Ninh Hiệp), đình Công Đình (Đình Xuyên). Những dấu tích vật chất minh chứng niên đại chính xác khởi dựng đình còn được ghi lại trên Câu đầu, bia ký...cũng như qua sự so sánh về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí. Cũng có đình được xây dựng dưới thời Vĩnh Trị (1676). Ngoài những ngôi đình nêu trên còn có nhiều đình được dựng đầu thế kỷ XVIII như đình Ngô (Thạch Bàn), đình Đông Dư Hạ (Đông Dư), đình Tế Xuyên (Đình Xuyên)...Từ việc xác định niên đại xây dựng đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm cho thấy những ngôi đình này có những đặc điểm chung về thời gian xây dựng sau:
- Hiện tại chưa phát hiện được ngôi đình nào xây dựng trước thế kỷ XVII mà chủ yếu được dựng từ nửa cuối thế kỷ XVII trở về sau. Bên cạnh
đình Xuân Dục được xác nhận xây dựng vào đầu thế kỷ XVII thì ở Gia Lâm có đình Xuân Đỗ Hạ (Cự Khối) hiện còn bia đá mang niên đại Vĩnh Tộ (1619
-1628), bia đã mờ chữ nên không xác định được nội dung, các công trình kiến trúc của đình được làm lại dưới thời Nguyễn, hiện chỉ còn 2 cỗ ngai và bài vị mang phong cách nghệ thuật Lê. Ngôi đình này còn tồn nghi trong nghiên cứu nhưng nếu quả ngôi đình này được dựng dưới thời Vĩnh Tộ thì đây cũng là tư liệu bổ sung phần khuyết cho những đình làng đầu thế kỷ XVII.
- Cũng trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVII đã phát hiện rất nhiều đình làng ở Gia Lâm dựng trước thời Chính Hòa như nêu trên.
* Từ kết quả trên cho thấy đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII được ra đời trong bối cảnh chung của sự nở rộ các đình làng.
3.2. Đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII trong hệ thống kiến trúc đình làng Việt Nam
3.2.1. Mối quan hệ với hệ thống đình làng ở Gia Lâm
3.2.1.1. Vị trí xây dựng
Trong hệ thống đình làng ở Gia Lâm, cũng có những ngôi đình được dựng dưới thời Nguyễn. Xin được điểm qua hai đình làng cụ thể để có sự so sánh về vị trí xây dựng giữa đình làng thế kỷ XVII – XVII trong hệ thống đình làng ở Gia Lâm.
- Trường hợp thứ nhất là đình làng Trạm (Long Biên), qua khảo sát kiến trúc thấy dòng chữ được ghi ở “quá giang” bên tả có đề: “Hoàng triều Gia Long thập thất niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật, lương thời thụ trụ thượng lương đại cát’’ cho biết niên đại hoàn thành cụ thể của đình này vào ngày 22 tháng mười một âm lịch năm Gia Long thứ 17 (tức năm 1818). Kiến trúc đình làng của thời Gia Long ở Gia Lâm hiện còn lại rất ít, có khi là độc nhất. Ngôi đình này quay hướng Tây, nằm ngay sát chân đê nhìn ra sông Hồng, phía sau là khu dân cư. Các già làng cho biết, trước đây uốn quanh đình có dòng lạch của sông Nghĩa Trụ. Sau trận lụt vỡ đê năm 1926 đã đắp lại
đê và lấp luôn dòng chảy đó. Hiện vẫn còn đoạn sót dải đầm lớn là hồ sân bay Gia Lâm.
- Trường hợp thứ hai là đình làng Vàng (Cổ Bi). Ngôi đình này quay hướng Tây Nam nhìn vào xóm làng, lưng dựa vào đê sông Đuống. Trên thượng lương đại đình còn ghi rõ “Hoàng triều Tự Đức Canh Thân niên nhị nguyệt nhị thập bát nhật Thìn thời thụ trụ thượng lương đại cát” tức là dựng đình vào giờ Thìn ngày 28 tháng Hai âm lịch năm Canh Thân đời vua Tự Đức (1860), Quy mô kiến trúc lớn gồm nghi môn, sân gạch rộng, tả mạc, đại đình, trung đình và hậu cung.
Ngoài 2 đình làng nêu trên, được biết đình Thổ Khối (Cự Khối) được các cụ kể lại là nằm ở vị trí gò má con rồng. Đình Thượng Cát (Thượng Thanh) thì xây dựng ở trên lưng con rùa, đầu rùa nhô ra giếng đình. Đình Thanh Am (Thượng Thanh) thì xây trên thế đất “Quy xà hội tụ’’. Đình Xuân Đỗ Hạ (Cự Khối) lại chọn ở vị trí được ghi lại bằng đôi câu đối trước đình “Tây hướng Nhĩ Hà nam mã thủ, đông tựa Thạch Kiều bắc hoàn long”. Đình Lệ Mật (Việt Hưng) được chọn vị thế như theo lời “Hậu thần bi ký” tại đình lập năm Dương Đức thứ 3 (1674) có ghi “Tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ tứ thần bao bọc, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ tám ngả chầu về”.
* Nhìn chung đình làng ở Gia Lâm đều được xây dựng ở những vị trí đặc biệt của làng, được thế phong thủy. Trong thành ngữ cổ, người Việt thường nói “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam’’. Do đó có thể thấy rằng hướng Nam là yếu tố chi phối quan trọng để lấy “Phong thủy”, được yếu tố tụ thủy tức tụ phúc của dòng sông nước, được làn gió nồm (Nam) mát mẻ, tránh trực diện của ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó các đình làng ở Gia Lâm cũng thường quay hướng Tây. Hướng Tây là hướng của sự hòa hợp âm dương, bởi lẽ mặt Thánh thuộc dương – hướng Tây thuộc âm, lưng Thánh thuộc âm – hướng Đông thuộc dương, tay phải Thánh thuộc dương – hướng Bắc thuộc âm, tay trái Thánh thuộc âm – hướng Nam thuộc dương. Như vậy âm – dương giao hòa mới sinh sôi phát triển. Trong tâm thức của người dân nếu chọn
được hướng tốt thì sẽ sinh sôi phát triển, nếu hướng đình không tốt thì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả làng, dân gian có câu “Mắt toét đổ tại hướng đình, cả làng mắt toét có mình em đâu’’.
Trường hợp đặc biệt, có đình Tình Quang quay hướng Bắc. Hướng đình hiện không theo truyền thống do thay đổi về dòng chảy sông Đuống, để tránh nhà dân che mặt đình. Về mặt tâm linh, đình lưng dựa vào làng cũng hàm nghĩa Thánh vì dân làng, vì chống lũ lụt cho dân, bảo trợ cho dân làng mà tồn tại.
Từ thời Nguyễn về sau, hướng của các ngôi đình cũng đa dạng, không theo truyền thống, mà đình hướng ra đường cái như đình Trung thôn (Cự Khối) là trường hợp điển hình. Có lẽ do nhận thức truyền thống bị suy lạc, mang tính thực dụng hoặc giai đoạn này ngôi đình do chuyển chức năng nặng tính Đền thờ nhiều hơn.
* Về vị trí xây dựng, đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm thường ở gần các dòng sông. Đó cũng là đặc điểm chung do yếu tố địa lý và ảnh hưởng của thuật phong thủy. Đến thời Nguyễn do những nhân tố phát triển kinh tế, đi kèm đó là dân số tăng, nhiều nơi có hiện tượng tách làng như trường hợp làng Xuân Đỗ Thượng tách ra từ Xuân Đỗ Hạ, làng Hạ Trại tách một phần dân cư từ làng Cầu Bây ra khai dân ở ngoài đê thuộc Cự Khối là những trường hợp điển hình. Những làng mới này cũng dựng đình nhưng do vị trí xa sông nên những ngôi đình này không dựng ở gần sông. Đó cũng là yếu tố khác biệt về vị trí xây dựng những ngôi đình dưới thời Nguyễn so với đình làng ở Gia Lâm vào thế kỷ XVII – XVIII.
3.2.1.2. Quy mô kiến trúc
Có thể nói từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, ở Gia Lâm không thấy xuất hiện thêm ngôi đình nào mới, mà ở các làng quê vẫn bảo tồn những ngôi đình đã dựng từ thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, Gia Lâm chịu ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa nông dân mà địa bàn của Quận He Nguyễn Hữu Cầu? Chính bởi vậy, nhiều kiến trúc công cộng như đình,