Đề Xuất Một Số Ý Kiến Về Điều Lệ Mẫu

vào người đại diện của mình. NĐT Mỹ hướng tới là sự phát triển của công ty hay chính là giá trị gia tăng của tiền đầu tư chứ không phải là cổ tức hay quyền quản lý. Vì thế, quyền của cổ đông Mỹ không nhiều nhưng thiết thực. Thông thường, quyền của cổ đông gồm: (1) quyền bán cổ phiếu, (2) quyền bầu người đại diện, (3) quyền kiện đòi bồi thường khi người đại diện không hoàn thành nghĩa vụ, (4) quyền xem xét một số thông tin và (5) quyền được chia phần tài sản còn lại khi công ty đã thanh toán hết nợ nần trong trường hợp giải thể hay phá sản. Việc chọn, bầu và bãi nhiệm thành viên HĐQT của công ty là quyền lớn nhất của cổ đông để lựa chọn ra người đại diện tin tưởng bảo vệ và phát triển được lợi ích của mình đồng thời có quyền bãi nhiệm thành viên HĐQT hay cả HĐQT bất cứ lúc nào mà không cần lý do. Luật pháp của Mỹ cho phép làm như vậy trừ khi Điều lệ công ty quy định khác. Như vậy, tất cả các vấn đề trong tổ chức, điều hành của công ty hoặc được quy định chi tiết trong Luật để Công ty tự động áp dụng nếu Điều lệ Công ty không quy định khác hoặc mang tính gợi mở để cổ đông hoặc HĐQT (nếu được ủy thác) lựa chọn.

Như đã đề cập, TTCK Mỹ vốn là một thị trường mở nên khi các công ty muốn niêm yết và có đủ điều kiện (vì các loại chi phí để tồn tại được trên các Sở GDCK của Mỹ không hề rẻ) là có thể tham gia. Đương nhiên, Mỹ cũng không có một văn bản như Quyết định 15 đối với CTNY như chúng ta đang làm. Khi đã thực hiện niêm yết, các công ty của Mỹ bắt buộc phải tuân thủ các chuẩn mực chung về trách nhiệm của công ty, trách nhiệm của người quản lý, người điều hành, quyền của cổ đông, các thủ tục cần thiết… (ngoại trừ một số quy định mang tính tùy nghi) bất kể việc công ty có đưa vào Điều lệ hay không. Luật pháp của Mỹ đặc biệt lưu ý bảo vệ quyền của các cổ đông có vốn ít để họ có thể bảo vệ quyền lợi của mình: họ có quyền bầu dồn phiếu để cử đại diện của mình trong HĐQT, có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ

phần với giá công bằng trong các trường hợp cụ thể. Cuối cùng, để cưỡng chế việc thực hiện quyền của mình, cổ đông có thể kiện ra tòa. Điều này, mãi gần đây mới được thể chế trong văn bản hướng dẫn của LDN Việt Nam.

Ở Mỹ, tính hiệu lực và khả năng cưỡng chế thi hành của các hạn chế về chuyển giao cổ phiếu được thừa nhận rộng rãi trên thực tế và quy định công khai trong Luật công ty Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng chỉ được áp đặt đối với các cổ đông tán thành các quy định đó, dưới hình thức những hạn chế đặt ra khi phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc các thỏa thuận hay quy định trong điều khoản thành lập công ty được các cổ đông có cổ phiếu bị hạn chế tán thành, chúng cũng chỉ có hiệu lực thi hành đối với những người chuyển giao tương lai khi thông báo về hạn chế chuyển giao được nêu rõ trong chứng nhận cổ phiếu 27, tr.533.

Tổ chức của các thư ký công ty tại Mỹ có vị trí quan trọng. Nơi này đề nghị rằng vai trò của thư ký công ty là tổ chức các phiên họp của HĐQT, của cổ đông, lưu giữ sổ sách của công ty, sổ sách liên quan đến cổ đông và phụ trách việc công ty phát hành chứng khoán ra công chứng. Tổ chức đó còn cho rằng thư ký công ty sẽ là người liên lạc chính giữa HĐQT và Ban GĐ/TGĐ. Thư ký Công ty không cần phải là một nhân viên của công ty mà có thể là một người ngoài vào, người này thường là cố vấn pháp luật của công ty.

3.2.3. So sánh với pháp luật Singapore.

Cũng như Mỹ, Singapore là một nền kinh tế mở. Với đất đai hạn hẹp và tài nguyên nghèo nàn, Singapore giàu lên từ việc thu hút các nguồn tài nguyên, dịch vụ phi vật chất từ khắp nơi trên thế giới đổ về bằng cơ sở vật chất và lao động hiện đại nhất, những ưu đãi và điều kiện thuận lợi nhất của chính quyền Singapore dành cho NĐT. Giống như London, New York, Singapore có thị trường tài chính dành cho các công ty lớn và một thị trường thứ cấp dành cho các công ty mới thành lập nhưng có tốc độ phát triển nhanh

và mạnh mẽ. Tổng quy mô vốn hóa toàn thị trường Singapore từ năm 2000 đến thời điểm tháng 06 năm 2007 đã tăng gấp 9 lần, tức là từ 600 triệu USD lên 5,5 tỷ USD. Có 718 công ty đang niêm yết cổ phiếu tại thị trường này, trong đó 66% là công ty trong nước 53.

Là một TTCK mang tính quốc tế, thủ tục pháp lý để niêm yết tại SGDCK Singapore (SGX) không quá phức tạp nhưng để niêm yết tại đây, doanh nghiệp nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

- Phải có mức vốn hóa khoảng 15 triệu USD, lợi nhuận cộng dồn trước thuế cho 3 năm gần nhất là 7,5 triệu đô la Singapore (S$)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

- Có ít nhất 1.000 cổ đông (ít nhất 2.000 cổ đông với doanh nghiệp niêm yết “thứ cấp” - đã giao dịch ở trong nước sang SGX);

- Tình trạng tài chính lành mạnh với các hoạt động tạo ra luồng lưu chuyển tiền tệ dương;

Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13

- Theo các chuẩn mực kế toán Singapore, Mỹ, hoặc quốc tế;

- Có hai ủy viên HĐQT độc lập là người cư trú tại Singapore (có thể xem xét một số trường hợp linh hoạt) của DN niêm yết Việt Nam đại diện tại đó để xử lý những vấn đề về quan hệ cổ đông và công bố thông tin.

- Các nghĩa vụ có tính liên tục, tuân thủ theo các quy định niêm yết của cả Việt Nam và Singapore;

- Về QTCT, áp dụng theo Bộ tiêu chuẩn QTCT của Singapore;

- Chi phí niêm yết: Mức phí thấp nhất là 50.000 S$ và cao nhất là 200.000S$. Phí nộp hồ sơ xin niêm yết trên sàn giao dịch chính (GDBC) hoặc trên Catalist là 20.000 S$ và không hoàn lại. Ngoài ra, mỗi năm DN phải nộp tối thiểu 50.000 S$ và cao nhất 200.000 S$ 62.

Năm 2007, Sở GDCK Singapore đưa sàn Catalist (được chuyển đổi từ sàn Giao dịch SESDAQ - Sàn Giao dịch thứ 2 của SGX) vào hoạt động với các điều kiện thông thoáng hơn: Không đặt ra tiêu chuẩn về tài chính, không

hạn chế về quy mô công ty nhưng yêu cầu các công ty phải niêm yết qua nhà bảo lãnh, phạm vi phát hành thông thoáng hơn khi chỉ yêu cầu công chúng nắm giữ trên 15% vốn cổ phần sau khi phát hành hoặc 500.000 cổ phiếu, phải có ít nhất phải có 200 cổ đông tại thời điểm IPO ( initial public offer), công chúng phải nắm giữ 10% vốn cổ phần sau IPO, Ban lãnh đạo có ít nhất 02 nhà điều hành độc lập. Đối với công ty nước ngoài, phải có ít nhất một trong số những nhà điều hành độc lập, cư trú tại Singapore. CĐSL không được bán cổ phiếu nếu số cổ phiếu họ có ít hơn 50% số vốn phát hành tại thời điểm IPO; hoặc sau khi bán cổ phiếu, số cổ phiếu họ nắm giữ sẽ chỉ còn dưới 50% số vốn phát hành tại thời điểm niêm yết...

Luật Công ty Singapore có những nét tương đồng với Luật các nước Anh, Mỹ trong đó đề cao tính chịu trách nhiệm của HĐQT, CEO, vai trò của BKS nhằm thực hiện sự ủy quyền của cổ đông một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của cổ đông. Các quy định trong Luật Công ty Singapore khá rõ ràng, cụ thể và có cơ chế kiểm soát tương đối chặt chẽ. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp tại Singapore diễn ra khá minh bạch. Bản ghi nhớ (Memorandum) và Điều lệ hoạt động của Công ty (Article Association) được coi là những tài liệu pháp lý mang tính “hiến pháp” của Công ty.


Kết luận chương 3:

Tại chương 3, tác giả tập trung vào khảo sát Điều lệ của 39 CTNY trên TTCK Việt Nam trên 2 phương diện: việc “nội luật hóa” – chuyển hóa các văn bản pháp luật của Nhà nước để trở thành “luật” của chính công ty; việc chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của các CTNY trên thực tế nhằm đưa ra cái nhìn sâu và toàn diện hơn về việc tuân thủ, áp dụng pháp luật của CTNY trên TTCK Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và so sánh với pháp luật áp dụng cho các CTNY với một số nước trên thế giới cũng nhằm góp phần hướng đến việc xây dựng một hệ thống luật Việt nói chung, luật kinh doanh nói riêng hoàn thiện hơn.

Chương 4‌

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. Đề xuất một số ý kiến về Điều lệ mẫu

Việc ban hành ĐLM để nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp đưa ra một khuôn mẫu chung về tổ chức và hoạt động của các CTNY là điều cần thiết xuất phát từ các lý do sau:

- Về phía cơ quan quản lý: tạo sự thống nhất trong quản lý của Nhà nước. Đối với một TTCK hàng trăm và hàng ngàn công ty, hàng vạn cổ đông và hàng tỷ tiền vốn thì cần thiết phải có một quy định sườn cứng cho các công ty với mục đích cao nhất là để Nhà nước có thể quản lý thị trường một cách tốt nhất nhằm bảo vệ nền kinh tế đất nước, bảo vệ cổ đông. Vì vậy, ĐLM cần có hệ thống các quy định chuẩn chứ không nên coi ĐLM chỉ mang tính “khuyến khích áp dụng” hoặc“ mô hình tham khảo”. Bên cạnh đó, với những vấn đề mà Luật để ngỏ cho doanh nghiệp thì phải để cho doanh nghiệp tự quyết định, không thể khiên cưỡng bắt doanh nghiệp phải tuân thủ bởi nếu không ĐLM sẽ trở thành mô hình cứng nhắc và không phù hợp với mọi doanh nghiệp. Hơn nữa, nó cũng sẽ khó được thực thi một cách triệt để vì “đạo luật” của Công ty đã không được xây dựng trên cơ sở tự chủ của doanh nghiệp và sự đồng thuận của các thành viên. [56]

- Về phía các doanh nghiệp: Thứ nhất, không phải mọi doanh nghiệp đều có đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý tài năng để xây dựng một bộ khung pháp lý chuẩn bao quát các vấn đề cho tổ chức và hoạt động doanh nghiệp. Thứ hai, không thể để các doanh nghiệp tự bơi trong hệ thống pháp luật chằng chịt vốn đã nhiều rắc rối và phức tạp. Do vậy, cần phải có những quy định mang tính dẫn đường cho doanh nghiệp. Ngoài ra, với một đất nước mà lịch sử pháp lý kinh doanh còn non trẻ, vốn coi trọng giao tiếp hơn văn

bản giấy tờ, trên con đường hội nhập quốc tế, cần phải buộc và học cách soạn thảo các nguyên tắc, quy tắc pháp lý và tôn trọng Điều lệ - những quy tắc do chính mình viết ra.

Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần thống nhất với nhau một nguyên tắc rằng ĐLM chỉ nên quy định những nội dung tối thiểu nhưng cơ bản và mang tính nguyên tắc liên quan đến tổ chức và hoạt động mà CTNY phải tuân theo trong Điều lệ của mình. Đồng thời, các CTNY có quyền đưa thêm các vấn đề khác phù hợp với tính chất đặc điểm của cổ đông công ty, truyền thống công ty, điều kiện của từng công ty… mà không bị pháp luật cấm.

Quyết định số 15 về ĐLM được ban hành trên cơ sở kế thừa Quyết định 07, cập nhật những nội dung mới nhất của LDN 2005, LCK và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mặc dù đã có những sửa đổi cần thiết và kịp thời nhằm thay thế một văn bản trước đó song ngay từ lúc ra đời và trong quá trình thực hiện cho đến thời điểm này, ĐLM 15 có nhiều điểm bất cập cả về mặt cơ cấu, chính sách - kỹ thuật pháp lý và nội dung.

Xuất phát từ ý nghĩa trên của việc ban hành ĐLM, tác giả mạnh dạn đưa ra một số đề xuất cụ thể sau đây về việc hoàn thiện ĐLM cho các CTNY ở Việt Nam:

4.1.1. Kiến nghị hoàn thiện về cơ cấu ĐLM

Cần nghiên cứu sắp xếp để ĐLM có cơ cấu hợp lý trong từng chương, từng mục. Ở mỗi mục, các điều được đặt trong mối tương quan và logich với nhau, cấu trúc chặt chẽ. Nội dung của quy định phải phù hợp với tiêu đề của điều luật, tránh đến mức tối thiểu việc ôm đồm quá nhiều ý tứ trong mỗi điều luật hay nhồi nhét các vấn đề không ăn nhập và không cần thiết. Với những quy định mà Luật đã rõ ràng thì cần bám sát và sử dụng, không nên xáo trộn và thay đổi lộn xộn, tùy hứng như rất nhiều điều trong ĐLM đã làm.

- Điều 5 của ĐLM xem xét tách CĐSL thành một điều luật riêng nhằm tránh sự quá tải của điều luật khi cùng một lúc quy định nhiều nội dung lớn. Mặt khác, trong trường hợp mà danh sách CĐSL kéo dài, ví như các CTNY là các ngân hàng với hàng nghìn tỷ đồng trở lên thì tiêu chí và danh sách CĐSL có thể đến cả chục trang, sẽ tạo cảm giác phân tán cho người theo dõi. Và xét về phương diện khoa học, điều luật như vậy là chưa hợp lý.

- Chuyển nội dung Điều 15 - về các đại diện được ủy quyền - vào phần cuối quy định về quyền và nghĩa vụ của cổ đông vì đây là một quyền cụ thể của cổ đông cần được chi tiết. Hơn nữa, quyền này cũng không thuộc về phần quyền của cơ quan ĐHĐCĐ.

- Điều 13, 14, 17: Một số nội dung của ba điều này cần được hoán đổi vị trí cho nhau theo đó bỏ Điều 14 có tên “Quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ” và chuyển Điều 14.1, 14.2 vào Điều 13 để trở thành 13.2 và 13.3; Điều 13.2,

13.3 cũ nên được đưa vào Điều 17 về triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ; đưa Điều

14.3 vào Điều 12 về quyền của cổ đông; bỏ Điều 14.4.

- Nên được tách 03 nội dung (triệu tập cuộc họp của ĐHĐCĐ, chương trình họp và mời họp của ĐHĐCĐ) của Điều 17 thành 03 điều độc lập, tránh cho Điều 17 bị dàn trải và bị phá vỡ tính lôgich.

- Mục VII- về HĐQT mà ĐLM đưa ra chưa hợp lý, nên theo hướng của LDN 2005 là đưa thông tin về địa vị pháp lý của HĐQT trước thành phần và nhiệm kỳ HĐQT. Điều đó cho thấy sự sắp xếp chưa hợp lý trong cơ cấu của ĐLM. Thay vì thế, Điều 25.2 cần được cắt đi để nhập vào làm một ý của Điều

25.3. Sắp xếp các nội dung của Điều 25 vào đúng vị trí để không gây ra những sự hiểu nhầm. Nhằm tạo sự thông thoáng, mạch lạc trong văn bản pháp lý, nên tách các khoản từ Điều 25.7 đến 25.10 thành một điều luật riêng về thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên HĐQT và các chức danh quản lý khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023