Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 15

cổ đông thiểu số. Những trường hợp khác còn lại không được liệt kê như chương trình họp, bầu ban kiểm phiếu... có thể nhà làm luật không thấy nhất thiết phải bảo vệ cổ đông thiểu số hay cũng chẳng có cơ sở để bảo vệ cổ đông thiểu số. Vì vậy, nếu pháp luật không quy định thì tỷ lệ biểu quyết đối với các trường hợp trên do Điều lệ quyết định. Nếu Điều lệ không quy định thì tỷ lệ quá bán (trên 50%) là phù hợp thông lệ

Tham khảo pháp luật của một số nước: Ở Anh, các trường hợp biểu quyết thông thường của ĐHĐCĐ luật chỉ quy định phải đảm bảo tỷ lệ 51%. Một số trường hợp đặc biệt như thay đổi điều lệ, thay đổi quyền của cổ đông hay giải thể công ty thì tỷ lệ là 75%. Tỷ lệ % ở đây được tính trên số cổ đông dự họp (hội đủ thành phần hợp lệ cho cuộc họp). Những vấn đề về thủ tục như chương trình họp (nếu có) hay bầu ban kiểm phiếu không nằm trong tỷ lệ 75%.

Ở Mỹ, tỷ lệ biểu quyết được quy định là 51% trên cổ đông dự họp (hoặc tỷ lệ cao hơn theo Điều lệ) ngoại trừ một số trường hợp hãn hữu (như bầu thành viên HĐQT theo phương thức dồn phiếu).

Do vậy, cùng với sự sửa đổi của LDN 2005 trong lần tới đây, Điều lệ mẫu của CTNY cũng cần quy định rõ:

Một là: tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp đều phải đảm bảo tỷ lệ số phiếu biểu quyết 65% trừ các điểm a, c, d, đ khoản 2 Điều 104. Trong trường hợp này, điều luật nên được bổ sung lại là “Tất cả (hoặc “mọi”) quyết định của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận trừ các điểm a, c, d, đ khoản 2 Điều 104”.

Hai là, chỉ những trường hợp quy định tại Điều 104.2 mới phải bị buộc đảm bảo tỷ lệ 65%. Nếu hiểu theo cách này thì Điều 104.3a phải được sửa đổi

như sau: “Các quyết định của ĐHĐCĐ quy định tại khoản 2 điều này được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận trừ các điểm a, c, d, đ”.

Sự bất cập trong các quy định về tỷ lệ biểu quyết của ĐHĐCĐ đã được các cơ quan quản lý nhìn thấy rõ. Đại diện của UBCKNN - ông Thọ đã phát biểu: Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ tỷ lệ biểu quyết dẫn đến tốn kém trong các lần tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ, song việc sửa đổi lại không dễ. Bộ Tài chính đã gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sửa đổi tỷ lệ quy định trong LDN 2005 nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi lại rằng, quản lý CTNY là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán. Ông này còn cho biết thêm: LDN 2005 quy định tỷ lệ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không sửa thì Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán làm sao có thể hướng dẫn khác được. Vì một TTCK Việt Nam phát triển, các cơ quan liên quan rất cần ngồi lại với nhau để thảo luận và thống nhất một mục tiêu, chính sách chung.

Nhân đây, cũng xin đề cập về việc ủy quyền cho HĐQT hoặc đại diện của trung tâm lưu ký mà ĐLM đã nêu là không hợp lý. Tuy nhiên, cổ đông không thực hiện cũng chẳng ủy quyền gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề này là đã gỡ khó cho doanh nghiệp không ít.

Thứ bảy: Việc chấm dứt tư cách CĐSL trong trường hợp CĐSL không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 84.3.c LDN là không hợp lý. Và nội dung này đã được khắc phục tại Điều 23.5 của Nghị định 102. Vì vậy, một trong những yêu cầu cấn thiết phải ban hành một văn bản mới về ĐLM cho các CTNY vì ĐLM có quá nhiều nội dung vi phạm Luật, nội dung chồng chéo, rườm rà, cơ cấu Điều lệ chưa hợp lý …thì còn bởi lẽ nhiều quy định trong ĐLM đã không còn phù hợp với pháp luật hiện hành. Sửa đổi ĐLM trong khuôn khổ sửa đổi hoàn thiện pháp luật kinh doanh đồng thời cập nhật các quy định pháp lý mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

- Thứ tám, về cổ tức: Hiện nay, nhiều CTCP áp dụng hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt nhưng lại tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Điều này hoàn toàn hợp pháp bởi vì luật không cấm, không hạn chế thì doanh nghiệp có quyền thực hiện. Song cũng có nhiều ý kiến về cách thức chia cổ tức bằng tiền mặt trong luật Việt Nam cần phải theo chuẩn mực của quốc tế. Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital phát biểu: “ Ở nước ngoài không bao giờ có chuyện chia cổ tức 12%, 15% hay 20% mà chỉ có thể là 12.000 đồng, 15.000 đồng...". Ông Huy Nam, chuyên gia tài chính chứng khoán khẳng định: “Vấn đề công bố cổ tức theo tỷ lệ phần trăm hiện nay là một điển hình và đây là trở ngại lớn cho các NĐT. Ở nước ngoài, cổ tức luôn phải công bố bằng số tiền tuyệt đối để NĐT lấy đó làm cơ sở tính toán xem việc họ đầu tư vào CP đó có thực sự hấp dẫn hay không”. Ông này còn nói thêm “Công bố cổ tức phải bằng số tiền tuyệt đối chứ tỷ lệ phần trăm như hiện nay không có ý nghĩ gì cả”[58.

Việc công bố và chia cổ tức theo tỷ lệ như hiện nay trên thực tế cũng gây ra một số hiểu nhầm bởi lẽ không phải NĐT nào cũng am hiểu về chứng khoán. Các NĐT có kinh nghiệm thì sẽ hiểu ngay đây là tỷ lệ phần trăm tính trên mệnh giá, trong khi một số sẽ hiểu đó là tính trên giá thị trường. Sự nhầm lẫn không cần thiết này sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng đến quyền của NĐT. Việt Nam đã gia nhập WTO, tức là chúng ta đã chấp nhận quy luật chung, vậy nên cũng cần khảo sát, nghiên cứu để có quy định hợp lý.

Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 15

Thứ chín, quy định về cuộc họp của HĐQT theo LDN 2005 là tương đối đầy đủ và toàn diện. ĐLM nói chung, Điều 28 nói riêng, tránh diễn giải và sáng tạo các LDN 2005 một cách không cần thiết và bất hợp lý.

Mười, sự thiếu vắng các quy định pháp luật về thành viên HĐQT độc lập là một trong những lỗ hổng của LDN và LCK. Cho đến thời điểm này, tính pháp lý về vai trò của thành viên HĐQT độc lập hoặc được nhìn qua lăng

kính của luật quốc tế, luật của nước ngoài hoặc qua kinh nghiệm thực tế của những người đã từng là thành viên HĐQT độc lập tại các tổ chức chuyên nghiệp 35,36. Thực tế đang phản ánh những hiện tượng phức tạp trong hoạt động của CTNY mà chỉ có thành viên độc lập mới phát hiện, giải quyết được. Nhận thức được điều này, trong Thông tư 09 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK ban hành năm 2010 của UBCKNN đã tăng cường sự tham gia và tính chịu trách nhiệm của thành viên HĐQT độc lập trong hoạt động công bố thông tin của CTNY 3.

Hàng loạt các vấn đề liên quan đến thành viên HĐQT trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có thành viên độc lập ở vai trò giám sát. Thí dụ công ty cho thành viên HĐQT vay tiền hoặc ngược lại; thành viên HĐQT dùng tài sản của mình thế chấp ở ngân hàng cho CTNY vay tiền hoặc ngược lại; đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết mà thành viên HĐQT có cổ phần… Từ những mối quan hệ chằng chịt này, đã xảy ra việc chuyển lời lỗ từ các CTNY về các công ty con làm các thành viên có lợi ích liên quan được hưởng lợi. Nguyên tắc quản trị công ty của OEDC chỉ ra rằng trong HĐQT phải lập ra các tiểu ban để giúp HĐQT như tiểu ban lương thưởng, kiểm toán, nhân sự… và trưởng các tiểu ban bắt buộc phải là thành viên độc lập HĐQT. Việt Nam chưa hề có một quy định bắt buộc như thế.

Thị trường tài chính Việt Nam còn non trẻ và phần lớn là NĐT ngắn hạn mới chỉ chú ý đến mục đích sinh lời nhanh mà chưa quan tâm đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và còn thiếu các tổ chức tạo lập thị trường. Trên cái nền đó, chỗ đứng của thành viên độc lập HĐQT chưa thể nổi bật. Nhưng khi thị trường càng lớn, xung đột lợi ích giữa các chủ thể phát sinh càng nhiều, thành viên độc lập sẽ là nhân vật không thể thiếu để bảo vệ NĐT. Sự hoàn chỉnh địa vị của thành viên độc lập phải bắt đầu từ khía cạnh pháp luật, bằng sự sửa đổi, bổ sung và cập nhật quy định về mẫu hình này.

Mười một, về vai trò của BKS: Ở không ít các công ty, BKS chỉ đóng vai trò “bù nhìn”, được chính HĐQT và các cổ đông lớn dựng lên cho có lệ rồi hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Thậm chí, BKS ở nhiều DN còn là lực lượng hậu thuẫn, tiếp tay cho HĐQT, GĐ/TGĐ dấn sâu vào những hoạt động sai phạm, xâm phạm lợi ích các cổ đông nhỏ lẻ. Cơ chế đơn giản và hiệu quả nhất là các thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ không được quyền đề cử và không được quyền bỏ phiếu bầu thành viên BKS. Điều này là hợp lý, bởi lẽ BKS không tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, không có vai trò trong việc làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả, mà chỉ đóng vai trò giám sát hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp của HĐQT, GĐ/TGĐ.

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng LDN là hạn chế thấp nhất những xung đột lợi ích trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khi một người có quyền đề cử, ủng hộ hoặc loại bỏ một người có quyền giám sát mình thì hành vi đó được xem là có xung đột lợi ích. Tương tự như trong nguyên tắc bỏ phiếu trong HĐQT, khi sự việc có liên quan đến lợi ích của thành viên nào thì thành viên đó không được quyền bỏ phiếu.

Cơ chế nào để BKS thực sự là một tổ chức độc lập, làm đúng chức năng giám sát và kiểm soát mà không bị vô hiệu hóa hoặc được dựng lên như bù nhìn để hậu thuẫn sau lưng HĐQT, TGĐ/GĐ? Trong một công ty hoạt động minh bạch, hoặc có mong muốn hoạt động minh bạch, HĐQT và GĐ/TGĐ công ty luôn nhìn nhận BKS dưới góc độ vừa là người “thổi còi” để giúp HĐQT ngừng ngay các sai phạm và dừng lại trước khi quá muộn; vừa là người hỗ trợ tích cực cho hoạt động cải tiến, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như quản lý tài chính, quản lý đầu tư, điều tiết các quan hệ cổ đông…

Cuối cùng, QTCT là một phương tiện, nhờ đó mà xã hội có thể chắc chắn rằng các doanh nghiệp đang vận hành tốt, từ đó các NĐT có thể mạnh dạn đầu tư vào doanh nghiệp. Với hệ thống minh bạch và công bằng, QTCT

tạo ra các biện pháp bảo vệ, hạn chế việc quản lý kém, thu hút nguồn vốn bên ngoài và nâng cao niềm tin vào doanh nghiệp. Để các NĐT tin tưởng mua chứng khoán, họ cần đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ được vận hành một cách trung thực và minh bạch. NĐT bên ngoài sẽ quan sát chất lượng quản trị của các công ty đại chúng, và giá cổ phiếu phản ánh sự đồng thuận của họ. QTCT tốt đem lại lợi ích lâu dài cho công ty trong việc nâng cao hình ảnh, uy tín, huy động nguồn vốn dễ dàng với chi phí thấp. Ở cấp độ quốc gia, QTCT tốt còn đem lại hình ảnh tốt về một môi trường đầu tư minh bạch và an toàn.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy QTCT tốt sẽ tạo niềm tin cho NĐT, thu hút được nguồn vốn lớn, giá cổ phiếu cao hơn và vì vậy giá sử dụng vốn sẽ rẻ hơn. Sự công khai minh bạch cũng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, QTCT càng trở nên quan trọng và là tiêu chí để nhà đầu tư đánh giá và gửi gắm nguồn vốn của mình. QTCT cần được cải tiến “từ dưới lên”, từ chính từng công ty chứ không chỉ bằng những chỉ thị bắt buộc của luật pháp. Kinh nghiệm thế giới cho thấy mọi người thường thờ ơ với QTCT cho đến khi những vấn đề nghiêm trọng bắt đầu xảy ra. Cuộc khủng hoảng châu Á năm 1998, vụ bê bối công ty ở Mỹ năm 2001 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đây cũng bắt nguồn từ sự yếu kém trong QTCT. Một công ty được quản trị tốt, ngoài việc thu hút được một nguồn vốn lớn từ bên ngoài vào, sẽ biết cách xác định và quản lý được rủi ro. Đây là một cách giảm chi phí.

Luật DN 2005 và LCK còn thiếu các chế tài cho các hoạt động của Công ty. Để nâng cao chất lượng QTCT tại Việt Nam, sự hoàn thiện và đồng bộ phải bắt đầu từ pháp luật: các quy định pháp lý cần minh định, rõ ràng, hợp lý, đầy đủ từ khi còn trong giả định đến lúc thực hiện, kèm theo là sự kiểm soát đủ chặt để ngăn chặn mọi rủi ro và khi xảy ra vi phạm thì có các chế tài đủ mạnh để trừng phạt, răn đe. Bên cạnh đó, công tác quản lý hiệu quả của Bộ

máy Nhà nước góp phần tạo ra một khuôn khổ pháp lý tốt cho QTCT. Đến lượt mình, các Công ty muốn phát triển và thu hút đầu tư phải tự mình nâng cao năng lực QTCT.

4.2. Đề xuất cấu trúc Điều lệ mẫu

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn này, tác giả mạnh dạn đề xuất cấu trúc của một bản Điều lệ mẫu như tại Phụ lục 6 luận văn này.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, hoạt động, văn hóa hay đặc thù ngành nghề của mình, các công ty có thể xây dựng thêm các quy định khác về tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, mối quan hệ giữa của công ty mẹ với đơn vị phụ thuộc, Công ty con, Công ty liên kết.

KẾT LUẬN


Đến thời điểm hiện nay, TTCK Việt Nam đã bước sang năm thứ 13. Qua chừng ấy thời gian, TTCK trải qua nhiều giai đoạn: lúc mờ nhạt, khi định hình hay từng sôi sùng sục trước khi rơi vào những chuỗi ngày trầm lắng, ảm đạm và buồn tẻ kéo dài. Đã có thời khắc mà chỉ một thông tin, một tín hiệu xa vời, một làn xanh le lói dù chưa thật sự hiện hữu nhưng cũng làm bừng sáng niềm tin từ bao khuôn mặt: từ người quản lý đến người làm công, từ sàn chứng khoán đến công sở, từ thành thị lan về nông thôn. Hiểu rõ sức mạnh và sự lan tỏa của chứng khoán đến đời sống kinh tế đất nước, Nhà nước đã có những đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này: từ việc xây dựng cơ sở pháp lý đến cơ sở vật chất nhằm mục tiêu đưa TTCK Việt Nam phát triển ngang với các nước trong khu vực và thế giới. Chẳng thế mà trong hai năm (từ năm 2006 đến 2008), số các công ty chứng khoán và CTNY ra đời gấp hàng chục lần sáu năm trước đó. Số lao động làm việc trong lĩnh vực chứng khoán cũng tăng lên vùn vụt, hàng ngàn tài khoản được mở với vô số NĐT lộ diện. Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để nâng cấp một thị trường thứ cấp lên hạng. Hệ thống pháp luật chứng khoán và TTCK vẫn còn nhiều lỗ hổng, nhiều bất cập mà ĐLM áp dụng cho các CTNY chỉ là một trong số đó. Từ luật lệ của Nhà nước đến Điều lệ doanh nghiệp là một chặng đường. Rồi từ luật lệ, Điều lệ đó đến việc thực hiện lại là một chặng đường khác. Khi chặng đường đầu tiên còn nhiều khấp khểnh, e rằng chặng sau khó có thể xuôn xẻ. Vì vậy, thực trạng áp dụng và thực thi pháp luật của cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam khiến cho NĐT chân chính không khỏi lo ngại. Thực tế thị trường hai năm qua đã chứng minh cho điều đó. Để một TTCK phát triển lành mạnh, là nơi nuôi dưỡng nguồn vốn cho nền kinh tế và cho doanh nghiệp thì cần phải có sự đầu tư dài hơi: bắt đầu từ cơ chế quản lý cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023