Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT


***


LƯU ĐỨC HẠNH


ĐIỀU LỆ MẪU ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Néi - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT


***


LƯU ĐỨC HẠNH


ĐIỀU LỆ MẪU ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tuyến


Hà Néi - 2012


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt

Chương 1: ĐIỀU LỆ - QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT

1.1. Vai trò của Điều lệ đối với Công ty.

1.2. Điều lệ mẫu đối với Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.2.1. Về phương diện chủ thể.

1.2.2. Về phương diện nội dung.

1.2.3. Cơ sở pháp lý của Điều lệ mẫu.

Chương 2: VỀ CẤU TRÚC, KỸ THUẬT PHÁP LÝ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐIỀU LỆ MẪU

2.1. Cấu trúc và kỹ thuật pháp lý của Điều lệ mẫu.

2.1.1. Cấu trúc Điều lệ mẫu.

2.1.2. Về mặt kỹ thuật pháp lý.

2.2. Nội dung của Điều lệ mẫu.

Chương 3: KHẢO SÁT ĐIỀU LỆ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ SO SÁNH VỀ PHÁP LUẬT ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

3.1. Khảo sát Điều lệ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.1.1. Đánh giá chung về Điều lệ của các công ty niêm yết trên thị


Trang 1

6

7


7

16


16

18

20

25


25

25

28

34

63


63


63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1


trường chứng khoán Việt Nam.

3.1.2. Điều lệ Công ty- từ lý thuyết đến thực tiễn.

3.2. Một số so sánh về pháp luật áp dụng cho các Công ty niêm yết của Việt Nam với một số nước trên thế giới.

3.2.1. So sánh với pháp luật Nhật Bản.

3.2.2. So sánh với pháp luật Mỹ.

3.2.3. So sánh với pháp luật Singapore.

Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Đề xuất một số ý kiến.

4.1.1. Kiến nghị hoàn thiện về cơ cấu.

4.1.2. Kiến nghị về chính sách, kỹ thuật pháp lý.

4.1.3. Kiến nghị hoàn thiện về nội dung.

4.2. Đề xuất cấu trúc Điều lệ mẫu.

KẾT LUẬN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cấu trúc Điều lệ mẫu.

Phụ lục 2: Bảng so sánh một số nội dung giữa Điều lệ mẫu 07 và Điều lệ mẫu 15.

Phụ lục 3: Bảng so sánh một số nội dung giữa Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ mẫu 15.

Phụ lục 4: Danh mục các CTNY lựa chọn khảo sát.

Phụ lục 5: Bảng khảo sát một số nội dung cụ thể trong Điều lệ của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Phụ lục 6: Đề xuất cấu trúc Điều lệ mẫu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


68

82


83

89

94

97

97

98

100

104

114

115


117

119

119

123


126

130


133

138

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Lưu Đức Hạnh

LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Chứng khoán Việt Nam mở phiên giao dịch đầu tiên vào tháng 07 năm 2000. Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2011, đã có tổng số hơn 700 công ty niêm yết trên cả hai sàn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Trong gần mười hai năm hoạt động, VN Index trải qua bao thăng trầm, vui buồn, hỉ nộ ái ố như bất cứ thị trường chứng khoán lâu đời và lừng danh nào. Bởi lẽ, suy cho cùng, thị trường chứng khoán dù non trẻ hay lâu đời thì cũng đều là nơi giao dịch vốn mà tiền thì quả thật ở đâu cũng hấp dẫn. Vì vậy, số lượng các công ty tham gia niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ không dừng lại ở con số trên. Doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường giao dịch tập trung phải đảm bảo những yêu cầu chung đối với công ty được niêm yết được quy định trong “Điều lệ mẫu” áp dụng cho các công ty niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ - BTC ngày 19 tháng 03 năm 2007 (“Quyết định 15”) 2. Có thể xem Điều lệ công ty là một đạo luật có tính chất tổng hợp về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của chính doanh nghiệp trên cơ sở các quy định của pháp luật kinh doanh. Việc xây dựng một bản Điều lệ tốt là nền tảng cho hoạt động Công ty. Tác giả chọn đề tài nêu trên vì những lý do sau đây:

- Mong muốn được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, tổng quát về Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán và các quy định có liên quan đến tổ chức, quản lý, hoạt động của công ty cổ phần nói chung, công ty niêm yết nói riêng.

- Luật Doanh nghiệp 2005 khi ra đời được đánh giá là một trong những luật thành công nhất trong các luật và bộ luật. Trên thực tế, nó đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của giới doanh nhân và sự bằng lòng phần nào của

những người làm công tác pháp luật. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần được bổ sung, sửa đổi. “Điều lệ mẫu" ban hành là sự kết hợp các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán, các quy định khác của pháp luật có liên quan cũng như vay mượn ý tưởng từ các văn bản pháp luật khác trong và ngoài nước. Do vậy “Điều lệ mẫu” áp dụng cho các công ty niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 15 không tránh khỏi những bất cập của chính các văn bản trên, sự chắp vá khập khiễng giữa các văn bản luật trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu “Điều lệ mẫu” một mặt chỉ ra những điểm tích cực, những mặt hạn chế của Điều lệ mẫu nhằm tạo cơ sở cho sự ra đời của một văn bản pháp luật về Điều lệ mẫu hợp lý hơn nhưng đồng thời cũng góp phần tham gia vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh.

- Việc nghiên cứu đề tài là cơ hội để tác giả có điều kiện khảo sát, đánh giá về việc xây dựng Điều lệ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó rút ra kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong hoạt động nghề nghiệp của mình khi tham gia tư vấn cho hoạt động thành lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Điều lệ Công ty - văn bản pháp lý khởi thảo của các công ty nói chung, công ty niêm yết nói riêng và cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có trong hoạt động của các công ty niêm yết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước và sau khi luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Luật Doanh nghiệp. Nhiều diễn đàn được tổ chức, nhiều bài viết trên các báo và tạp chí chuyên ngành bàn về Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán... Viết về đề tài “Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” tưởng là nhỏ mà không nhỏ vì nó đụng chạm đến những nội dung cơ bản của luật kinh

doanh, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Dân sự… Tưởng là cũ mà không cũ vì các công trình chuyên khảo, các bài báo hoặc là đánh giá tổng quát về Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán… hoặc khai thác các khía cạnh riêng của của hệ thống pháp luật kinh doanh. Trong khi đó, “Điều lệ mẫu” áp dụng cho các công ty niêm yết là sự rút gọn và tổng hợp từ các văn bản trên nhằm xây dựng một luật tiêu chuẩn chung về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty niêm yết. Kể từ khi Quyết định 15/2007/QĐ

- BTC về Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết ban hành ngày 19/03/2007 cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về “Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết” với tư cách là một đạo luật” về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Thực hiện luận văn này, tác giả sẽ tập trung vào tìm hiểu, phân tích cơ sở pháp lý, cấu trúc, kỹ thuật pháp lý và nội dung của Điều lệ mẫu. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung, cấu trúc của Điều lệ mẫu trong mối tương quan với các quy định có liên quan của pháp luật trong nước và tham khảo đến các quy định của pháp luật nước ngoài.

Việc khảo sát thực tế là một phần vô cùng cần thiết và quan trọng của đề tài bởi lẽ thực tế là tấm gương soi đường cho lý luận, là tiền đề của lý luận, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển lý luận. Sự tìm tòi, khảo sát Điều lệ của một loạt các công ty niêm yết đã minh chứng cho phần lý luận mà tác giả đã đề cập ở các phần trên và là cơ sở để đưa ra những đề xuất và kiến nghị nghiên cứu pháp lý sâu sắc, gắn liền với thực tiễn.

Từ đó, hướng đến việc hoàn thiện quy định về “Điều lệ mẫu" và những đề xuất đối với các quy định pháp luật liên quan.

4. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023