Cấu Trúc Và Kỹ Thuật Pháp Lý Của Điều Lệ Mẫu

ĐLM đã và phải làm điều đó.

1.2.3. Cơ sở pháp lý của Điều lệ mẫu

Chứng khoán Việt Nam mở phiên giao dịch đầu tiên vào tháng 07 năm 2000 nhưng mãi đến hơn 02 năm sau, chúng ta mới có Quyết định 07.

Vậy trước đó thì sao?

Những công ty đầu tiên tham gia giao dịch trên TTCK Việt Nam là những công ty được Nhà nước vận động nhằm thực hiện mục tiêu thí điểm TTCK cho một đất nước Việt Nam vẫn nghèo nàn và đang “lần mò” trên con đường học hỏi các nước phương Tây. Điều lệ về tổ chức hoạt động của các CTNY lúc đó vẫn theo Luật Công ty, LDN cũ và có hơi hướng của một vài quy định chứng khoán quốc tế mà chúng ta vừa học được. Mãi hai năm sau chúng ta mới có một Bản Điều lệ cho các CTNY khi ban hành Quyết định 07. Bản hướng dẫn Điều lệ cho CTNY này được các luật sư nước ngoài soạn và sau đó được dịch sang tiếng Việt để ban hành chính thức 28, tr.97. Từ năm 2002 cho đến thời điểm áp dụng Quyết định 15, hàng trăm công ty đã bước lên sàn niêm yết và tuân thủ theo Quyết định 07. Tại thời điểm năm 2002, sự ra đời của Quyết định 07 đã là một sự cố gắng và nỗ lực của các cơ quan quản lý. Cho dù sau đó đã có rất nhiều vần đề bàn cãi về nội dung, về văn phong của văn bản này nhưng với Quyết định 07, có thể được xem như là một sự định hướng ban đầu cho các CTNY.

Cùng với sự hội nhập và thúc đẩy kinh tế, pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh doanh không ngừng được hoàn thiện. Sự ra đời của LDN 2005, LCK thể hiện những bước tiến dài và vượt bậc của pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. ĐLM áp dụng cho các CTNY ban hành kèm theo Quyết định 15 hình thành trên cơ sở LDN 2005, LCK, các văn bản hướng dẫn thi hành hai văn bản luật trên cùng với việc tiếp thu kiến thức pháp lý về quản trị CTNY từ bên ngoài 49, nhằm thay thế cho ĐLM của Quyết định 07. Bắt

đầu từ tháng 04 năm 2007, Điều lệ của các CTNY tuân theo hướng dẫn của Quyết định 15.

Một CTNY trước hết là doanh nghiệp và nó phải tuân theo LDN 2005. Do vậy, Điều lệ của các CTNY gồm 57 điều trong 21 mục đã đảm bảo các nội dung cơ bản tại Điều 22 – LDN 2005. Bên cạnh đó, nội dung của ĐLM cũng cần tuân thủ quy định của LCK và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các CTNY nhằm đảm bảo cho các giao dịch niêm yết, phát hành, thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty, người quản lý công ty, người có liên quan theo LCK. Nói tóm lại, nếu ĐLM dựa trên LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành để quyết định về tổ chức và quản trị, quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng trong trong công ty thì LCK quy định về các hoạt động, cách thức, điều kiện thực hiện các hoạt động mà CTNY sẽ làm, có thể làm và phải làm với tư cách là một pháp nhân như chào bán chứng khoán, niêm yết, kinh doanh, đầu tư…

Ngoài ra, với việc gia nhập WTO, mở cửa kinh tế và hội nhập với thế giới, trên phương diện pháp lý cũng đã du nhập những yếu tố pháp lý từ bên ngoài vào và trở thành một thành tố mới của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp cần phải học hỏi, thực hiện và tuân thủ luật chơi toàn cầu nếu muốn phát triển, hội nhập, kết giao, làm ăn với các đối tác bên ngoài. Vì vậy, rất nhiều quy định pháp lý về tổ chức, quản trị đối với CTNY trong ĐLM được tiếp thu từ văn hoá nhân loại.

Nếu không tuân thủ các căn cứ pháp lý chặt chẽ, ĐLM cũng như bất cứ một hợp đồng nào, có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần. ĐLM của CTNY không chỉ là sự thống nhất giữa các cổ đông, các nhà đầu tư về về việc các cổ đông nhà đầu tư sẽ góp vốn như thế nào, làm gì với số vốn đó, có quyền gì với số tiền mình bỏ ra và thoả thuận về việc tổ chức cho cái pháp nhân mà họ thành lập như thế nào, ai làm gì trên cơ sở quy định của pháp luật về doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

nghiệp, về LCK và các luật chuyên ngành khác. Do tính phức tạp và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn của CTNY trong nền kinh tế, ĐLM của CTNY đòi hỏi nhiều hơn và sâu hơn trên cái nền tảng của Điều lệ chung của các CTCP. Cổ đông của công ty muốn niêm yết phải theo một cơ chế thoản thuận đặc biệt hơn, họ có nhiều quyền và có thể thu được nhiều rất nhiều lợi ích từ thị trường nhưng họ cũng có thể phải gánh chịu rủi ro hoặc họ có thể mang lại sự bất ổn, xáo trộn trong nền kinh tế. Vì vậy, pháp luật buộc họ phải ngồi lại với nhau thông qua từng vấn đề: họ phải “chẻ” phần vốn của họ theo mệnh giá cổ phần của CTNY trên sàn giao dịch chứ không phải mệnh giá mà họ thích nữa; họ phải ấn định rõ quyền, nghĩa vụ của người góp vốn rất cụ thể; họ phải tổ chức lại doanh nghiệp một cách rất chặt chẽ với đầy đủ các cơ quan, ban bệ và cơ chế hoạt động của mỗi cơ quan theo thông lệ chung với sự định hướng mang tính bắt buộc của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật.

Tóm lại, ĐLM của CTNY là sự thoả thuận và thống nhất của cổ đông có sự tham gia và giám sát của nhà nước. Nhà nước bằng các quy định pháp lý đã vươn tay vào sự quản lý CTNY một cách sát sao hơn. Điều này xuất phát từ tính đại chúng rộng lớn của loại hình tổ chức kinh tế này đến nhà đầu tư, đến thị trường tài chính và nền kinh tế.

Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4

Một vấn đề cần được làm rõ về tính chất pháp lý của Điều lệ mẫu đó là:

Điều 22 - LDN 2005 nêu ra 15 nội dung quan trọng mà Điều lệ một công ty phải có và còn quy định thêm: “Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật”; Quyết định 15 chỉ ghi đơn giản: “Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/Trung tâm Giao dịch chứng khoán” nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về tính chất “mẫu” của ĐLM này. Cả cơ quan nhà nước và cổ đông của công ty sắp niêm yết đều không thống nhất với nhau sẽ phải tuân thủ các nội dung mẫu

trong ĐLM như thế nào. Ban soạn thảo Điều lệ của nhiều doanh nghiệp sắp niêm yết thường băn khoăn, họ phải vận dụng nội dung của 57 điều này vào thực tế hoạt động của công ty như thế nào? Ngoài nội dung 57 điều này, họ có thể thêm hoặc bỏ bớt đi được không, vì nhiều vấn đề thực tế đã được quy định trong LDN 2005. Cán bộ các SGDCK cũng có cách hiểu khác nhau về tính chất “mẫu” của ĐLM, có người yêu cầu CTNY áp dụng nguyên nội dung ĐLM, có người lại chấp nhận cho sửa đổi, bổ sung nội dung, miễn là không trái với quy định của pháp luật và các điều khoản khác trong ĐLM.

Cần phải thấy rằng ĐLM là những quy định chung nhất mà mọi CTNY phải thể hiện được trong văn bản pháp lý quy định về tổ chức và hoạt động của mình. Còn đối với từng công ty, tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động chuyên ngành, văn hoá công ty… mà Điều lệ của mỗi công ty có thể đưa thêm vào các điều khoản khác. Như đã đề cập ở phần trên, nếu ĐLM là một khung pháp lý bắt buộc mọi CTNY phải tuân theo thì người ta sẽ không thể hiểu một CTCP chứng khoán Đầu tư Việt Nam (mã IVS) khác thế nào với một CTCP Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín (mã STB) hoặc một CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (mã VCR). Vậy nên, phải chăng chỉ nên xem ĐLM là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng đối với CTNY bên cạnh các cơ sở pháp lý khác. Mới đây nhất, tại cuộc Hội thảo rà soát về LDN 2005, các đại biểu đã nêu ra ý kiến nên xem LDN 2005 là luật chung về doanh nghiệp cũng như BLDS là luật chung về hợp đồng. Nhưng khi đã có các loại Hợp đồng chuyên biệt mà các luật chuyên ngành đã điều chỉnh thì áp dụng theo quy định của luật đó. Tương tự như vậy, doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù như tài chính, ngân hàng bên cạnh việc tuân thủ quy định về quản lý, tổ chức, đại diện pháp luật của doanh nghiệp… theo luật chung thì còn phải thực hiện quy định đặc thù của ngành nghề kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động nghề nghiệp của mình và cho cả xã hội.


Kết luận Chương 1:

Chương 1 xem xét Điều lệ công ty nói chung và Điều lệ CTNY nói riêng với tư cách một hợp đồng đặc biệt về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty. Do tính chất của Hợp đồng này là sự ra đời của một pháp nhân mà quyền, lợi ích và trách nhiệm của mỗi chủ thể là rất khác nhau. Hoạt động của chủ thể này có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc, trực tiếp đến các cổ đông, đến nền kinh tế nên cần có sự thỏa thuận chi tiết, kỹ lưỡng của mọi đối tượng liên quan. Đặc biệt, Nhà nước với vị trí là cơ quan quản lý, giám sát đã xây dựng các quy định chặt chẽ và đặc thù về yêu cầu chủ thể, sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, nội dung và hình thức của Hợp đồng - Điều lệ của CTNY nhằm tạo điều kiện để các CTNY tạo dựng một khung pháp lý cho chính mình nhưng đồng thời phải đảm bảo vận hành trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Để hiểu rõ tính chất, nội dung cũng như giá trị pháp lý của của loại hợp đồng đặc biệt này, tác giả đi sâu vào xem xét và phân tích từng vấn đề cụ thể của ĐLM áp dụng cho các CTNY trên TTCK Việt Nam tại chương 2.

Chương 2‌‌

CẤU TRÚC, KỸ THUẬT PHÁP LÝ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐIỀU LỆ MẪU


2.1. Cấu trúc và kỹ thuật pháp lý của Điều lệ mẫu

2.1.1. Cấu trúc Điều lệ mẫu

So với ĐLM của Quyết định 07 (“ĐLM 07”), ĐLM trong Quyết định 15 (“ĐLM 15”) vẫn theo cơ cấu cũ gồm 21 mục (Phụ lục 1). Tuy nhiên, ĐLM 15 có bổ sung thêm 07 điều, nâng tổng số điều từ 50 lên 57, cụ thể như sau:

- ĐLM 15 đã tách Điều 6 của ĐLM 07 thành 02 điều (gồm Điều 6, 7) là hợp lý vì như tên gọi của điều này là “chứng chỉ cổ phiếu” thì sẽ không có cơ sở để đưa tất cả chứng chỉ chứng khoán khác vào chứng chỉ cổ phiếu như ĐL

07. Sau khi được tách ra, Điều 7 có đảo vị trí trong câu để văn phong của điều luật trở nên xuôi hơn.

- Điều 7 về chứng chỉ chứng khoán tại mục IV của ĐLM 15 được tách và sửa đổi từ Điều 5 của ĐLM 07;

- Điều 19, 20, 22 của ĐLM 15 (Thể thức tiến hành và biểu quyết tại ĐHĐCĐ, Thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, Biên bản họp ĐHĐCĐ) thuộc mục VI được tách từ Điều 17 (Các điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ và lập Biên bản ĐHĐCĐ) của Điều lệ cũ;

- Các Điều 23, 41 được bổ sung mới;

- Điều 36 của mục X được tách ra từ Điều 31 Điều lệ cũ để thành một điều độc lập.

Việc tăng thêm 07 điều trong ĐLM 15 theo hướng bổ sung mới và tách từ các điều cũ trong ĐLM 07 như trên là cần thiết để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức trong các điều, làm cho mỗi điều được gọn gàng, khoa học, không bị ôm đồm và kéo dài lê thê như trong Điều 17, 31... tại

ĐLM 07. Như đã nói, về cơ bản, cơ cấu của ĐLM 15 không khác nhiều so với ĐLM 07, các điều tăng thêm là là do được tách ra từ các điều cũ và sắp xếp lại. Song về nội dung, ĐLM 15 đã có nhiều điểm thay đổi để phù hợp với tình hình mới và các văn bản pháp luật hiện hành: Điều 8 được viết rất gọn, theo đó cổ phiếu niêm yết sẽ được chuyển nhượng theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK mà không phụ thuộc và cổ đông và công ty.

ĐLM 15 đã sửa lại tên một số điều trong ĐLM 07, ví dụ như: Điều 17 - ĐLM 07 có tên: Các điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ và lập Biên bản ĐHĐCĐ, còn tại ĐLM 15 ngoài việc tách điều trên thành 2 điều (Điều 18, 22) thì “lập Biên bản ĐHĐCĐ” được sửa lại là “Biên bản họp ĐHĐCĐ” vừa đảm bảo tính khái quát, vừa đảm bảo tính tính pháp lý chặt chẽ của văn bản cuộc họp ĐHĐCĐ chứ không phải là điều luật đang quy định về hành vi lập biên bản.

Điều 31 - ĐLM 07 về “Bổ nhiệm BKS” sau khi được chia thành 2 điều, nhóm gọn các nội dung có liên quan một cách hợp lý trong ĐLM 15: một điều đề cập đến các điều kiện để làm thành viên và việc mất tư cách thành viên BKS; điều sau quy định về địa vị pháp lý của BKS trong Công ty thay vì quy dồn tất cả các nội dung liên quan đến BKS vào một chỗ như ĐLM 07 làm điều luật vừa rối vừa khiến người đọc tưởng nhầm về hành vi bổ nhiệm BKS . Về mặt cấu trúc, ĐLM 15 trên cơ sở kế thừa có chọn lọc cách thức của

ĐLM 07 nhưng đồng thời cũng có những bổ sung, sửa đổi để áp dụng phù hợp với tình hình của các CTNY trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, cơ cấu của ĐLM 15 vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, một số điều trong ĐLM ôm đồm quá nhiều vấn đề:

Điều 17 đưa cùng 03 nội dung lớn: triệu tập cuộc họp của ĐHĐCĐ, chương trình họp và mời họp của ĐHĐCĐ vào trong một điều làm cho Điều

17 trở nên dàn trải và bị phá vỡ tính lôgich. Trong khi đang đề cập đến việc triệu tập cuộc họp của ĐHĐCĐ, chương trình họp và mời họp của ĐHĐCĐ điều luật lại xen lẫn các quy định về giá trị của cuộc họp ĐHĐCĐ;

Điều 28 - Các cuộc họp về HĐQT - trình bày quá nhiều vấn đề: về cuộc họp của HĐQT, về nghị quyết, biên bản của HĐQT, về biểu quyết, về hoạt động của các tiểu ban trực thuộc HĐQT hay giá trị pháp lý của hành động. Việc quy định như trên quá rườm rà và phức tạp.

Thứ hai, nhiều điều trong ĐLM có cơ cấu và nội dung lộn xộn:

Điều 19: Thay vì chia thành hai phần thể thức và biểu quyết như trong LDN 2005 thì ĐLM 15 lại cơ cấu lẫn lộn, cụ thể: Điều 19.2 đang quy định về thể thức tiến hành cuộc họp lại xen lẫn nội dung về cách biểu quyết rồi sau đó quay lại đề cập đến thể thức: Khi tiến hành đăng ký cổ đông, Công ty sẽ cấp cho từng cổ đông hoặc đại diện được uỷ quyền có quyền biểu quyết một thẻ biểu quyết, trên đó có ghi số đăng ký, họ và tên của cổ đông, họ và tên đại diện được uỷ quyền và số phiếu biểu quyết của cổ đông đó. Khi tiến hành biểu quyết tại đại hội, số thẻ ủng hộ nghị quyết được thu trước, số thẻ phản đối nghị quyết được thu sau, cuối cùng đếm tổng số phiếu tán thành hay phản đối để quyết định. Tổng số phiếu ủng hộ, phản đối từng vấn đề hoặc bỏ phiếu trắng, sẽ được Chủ toạ thông báo ngay sau khi tiến hành biểu quyết vấn đề đó. Đại hội sẽ tự chọn trong số đại biểu những người chịu trách nhiệm kiểm phiếu hoặc giám sát kiểm phiếu và nếu đại hội không chọn thì Chủ tọa sẽ chọn những người đó. Số thành viên của ban kiểm phiếu không quá ba người.

Mục VII - về HĐQT mà ĐLM 15 đưa ra chưa hợp lý và còn thiếu nhiều phần quan trọng như Biên bản họp HĐQT, việc bầu/bãi nhiệm và bổ sung thành viên HĐQT… Đồng thời, nội dung trong các điều được xếp không đúng với tinh thần của điều luật: Điều 24 quy định về thành phần và nhiệm kỳ của thành viên HĐQT nhưng khoản 5 lại đưa việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023