Đề tài mang ý nghĩa cho việc xây dựng một bản Điều lệ tương đối đầy đủ, hợp lý, lô gích và chặt chẽ làm chuẩn mực chung cho các công ty niêm yết. Đồng thời là cơ sở để mỗi doanh nghiệp tự xây dựng Điều lệ riêng phù hợp với đặc thù ngành nghề, quy mô, văn hoá kinh doanh… của từng đơn vị. Thông qua Điều lệ, các quy định pháp luật của Nhà nước được Công ty “nội luật hoá" trở thành luật của chính Công ty. Điều lệ Công mang bản chất của một hợp đồng, trong đó là thể hiện ý chí của đại đa số cổ đông, mọi cổ đông và những người không phải là cổ đông làm việc trong công ty có nghĩa vụ tuân thủ.
Sự tìm tòi, phân tích, kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện các quy định về pháp luật kinh doanh nói chung và Điều lệ mẫu nói riêng. Tác giả cũng hy vọng với sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- Phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích, đánh giá và so sánh các quy định của Điều lệ mẫu trong mối liên quan với pháp luật kinh doanh trong nước đồng thời tham khảo pháp luật áp dụng đối với công ty niêm yết của một số nước trên thế giới.
Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra khảo sát Điều lệ của các công ty niêm yết trong nước. Từ đó rút ra các ưu, nhược điểm của Điều lệ mẫu nói riêng, các quy định pháp luật kinh doanh nói chung và hướng hoàn thiện.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn gồm 04 chương:
Chương 1: Điều lệ - Quy chế pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của Công ty niêm yết.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Điều Lệ Mẫu Đối Với Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Cấu Trúc Và Kỹ Thuật Pháp Lý Của Điều Lệ Mẫu
- Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Chương 2: Về cấu trúc, kỹ thuật pháp lý và nội dung của Điều lệ mẫu.
Chương 3: Khảo sát Điều lệ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và một số so sánh về pháp luật áp dụng cho các công ty niêm yết của Việt Nam với một số nước trên thế giới.
Chương 4: Một số đề xuất và kiến nghị.
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Luật Doanh nghiệp: LDN Luật Chứng khoán: LCK Luật Đầu tư: LĐT
Bộ Luật Dân sự 2005: BLDS
Luật các Tổ chức tín dụng: Luật TCTD Công ty cổ phần: CTCP
Cổ đông sáng lập: CĐSL Cổ đông phổ thông: CĐPT Cổ phần phổ thông: CPPT
Đại hội đồng cổ đông: ĐHĐCĐ Hội đồng quản trị: HĐQT
Ban Kiểm soát: BKS
Giám đốc/Tổng Giám đốc: GĐ/TGĐ Ban Giám đốc: BGĐ
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: UBCKNN Thị trường Chứng khoán: TTCK
Sở Giao dịch Chứng khoán: SGDCK
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội: HNX
Điều lệ mẫu: ĐLM
Công ty niêm yết: CTNY Nhà đầu tư: NĐT
Quản trị Công ty: QTCT
Chương 1
ĐIỀU LỆ - QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1. Vai trò của Điều lệ đối với Công ty
Pháp luật ra đời chỉ mang tính định khung, định hướng và trong khuôn khổ đó, mỗi chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật do các quy phạm này điều chỉnh hoặc phải chấp nhận những điều kiện “tĩnh” hoặc có quyền lựa chọn những phương án cụ thể trên nền của phương án “mở” do Nhà Nước đặt ra. Các chủ thể cần phải nhận thức rõ và có sự lựa chọn ngay trước khi dấn mình vào sân chơi chung. Trong kinh doanh cũng vậy, khi các chủ thể có nhu cầu hợp tác với nhau cùng kiếm lợi nhuận, pháp luật yêu cầu họ phải có thỏa thuận hay suy cho cùng Điều lệ chính là bản hợp đồng thỏa thuận giữa những người bỏ vốn đứng ra thành lập Công ty, những người có vốn tham gia vào Công ty. Giống như bất cứ một hợp đồng nào, Điều lệ cũng phải tuân thủ các yếu tố của một hợp đồng. Cụ thể là:
Thứ nhất, về chủ thể: Chủ thể của Điều lệ CTCP là các cổ đông (được gọi là người góp vốn) bao gồm các cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, có tài sản và các pháp nhân (được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật) không thuộc các đối tượng bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và các văn bản quản lý chuyên ngành.
Thứ hai, về nội dung: Sự thỏa thuận hoạt động dưới tư cách một chủ thể kinh tế duy nhất giữa các cá nhân, pháp nhân phải tuân theo các quy định của pháp luật (các quy định cứng) và các quy định tùy nghi do các bên thỏa thuận lựa chọn. Đó là các quy định cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Ngoài những nội dung căn bản, giữa các bên có thể thỏa thuận các quy định khác, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ ba, Điều lệ được xây dựng trên tinh thần tự do ý chí, tự nguyện tham gia của các bên nhằm hướng đến mục đích kinh doanh kiếm lời. Tuy nhiên, tính chất tự nguyện, bình đẳng trong Hợp đồng - Điều lệ khác với hợp đồng thông thường khác ở chỗ Hợp đồng - Điều lệ là sự bình đẳng tương đương với số tiền vốn mà các chủ thể góp vào. Nghĩa là: chủ thể/nhóm chủ thể nào có nhiều tiền thì nhóm chủ thể đó có nhiều quyền năng hơn, đồng thời có thể sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn. Điều đó, suy cho cùng cũng là lẽ công bằng.
Thứ tư, Điều lệ chỉ có giá trị khi được thể hiện dưới hình thức văn bản. Không thể có một pháp nhân ra đời mà không có Điều lệ. Chỉ khi ý chí của các chủ thể thành lập pháp nhân được thể hiện dưới một hình thức pháp lý luật định thì pháp nhân đó mới được người khác thừa nhận và tôn trọng. Điều lệ của Công ty không chỉ là một văn bản pháp lý có giá trị điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên công ty, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nội bộ mà còn có giá trị đối với bên thứ ba và những người có các quyền và nghĩa vụ liên quan, những người tham gia vào hoạt động của Công ty, nhà nước, các cơ quan tố tụng (khi có tranh chấp xảy ra) và còn là cơ chế để nhà nước kiểm soát hoạt động của Công ty. Các chủ thể không thể tham gia vào một sân chơi kinh doanh mà không có cơ chế gia nhập, ràng buộc của mình.
Điều lệ CTCP là do các CĐSL Công ty lập ra nhằm ấn định quyền hạn và trách nhiệm của các cổ đông, của các thành viên HĐQT và mối tương quan giữa các loại cổ đông với nhau để điều chỉnh các hoạt động nội bộ của công ty. Pháp luật nhiều nước coi Điều lệ là một bản hợp đồng giữa công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau. Chẳng hạn:
- Kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm 2011 của Công ty Vibex được tổ chức vào ngày 22/4/2011 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc bầu ra HĐQT gồm 5 thành viên và BKS nhiệm kỳ 2011- 2015. Việc bầu thành viên
HĐQT được thực hiện trên nguyên tắc bầu dồn phiếu đã được pháp luật và Điều lệ Công ty quy định, nên nhóm các cổ đông nắm giữ 10,92% vốn điều lệ đã thực hiện đầy đủ thủ tục đề cử bà Nguyễn Thanh Bình vào danh sách bầu thành viên HĐQT. Nhưng danh sách đề cử bà Nguyễn Thanh Bình đã bị Đoàn Chủ tịch điều hành cuộc họp ĐHĐCĐ bác bỏ với lý do bản lý lịch cá nhân của bà Bình không được xác nhận bởi cơ quan chức năng. Ngay tại cuộc họp ĐHĐCĐ, nhóm các cổ đông nắm giữ 10,92 % vốn điều lệ đã đồng loạt có văn bản phản đối. Đồng thời, đại diện nhóm cổ đông nhỏ cũng tiến hành các thủ tục khởi kiện Công ty Vibex và ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2006 - 2011 ra Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị Tòa tuyên hủy kết quả bầu HĐQT và BKS Công ty tại kỳ Đại hội ngày 22/4/2011.
46
- Ở Anh, năm 1989, có vụ án Woods kiện Odessa Water Work, trong đó Điều lệ quy định Công ty có quyền tuyên bố trả cổ tức cho cổ đông. Công ty ra một nghị quyết thường niên không trả cổ tức nhưng đưa cho cổ đông trái phiếu. Một cổ đông tên là Wood bèn kiện ra tòa, xin ngăn không cho công ty thực hiện nghị quyết trên. Tòa án đã ra bản cho ngăn chặn với lý do: trả cổ tức là trả bằng tiền mặt trong khi trái phiếu chỉ là một sự hứa sẽ trả 28, tr.95.
Luật của Việt Nam trước kia cũng như hiện nay chỉ xem Điều lệ như một thành phần hồ sơ doanh nghiệp mà không đề cập đến mục đích cũng như bản chất pháp lý của nó. Vì thế, các Điều lệ đã từng ban hành trước đây thường hay có những điều khoản áp đặt ý chí của cơ quan công quyền hoặc coi Điều lệ như là luật pháp của nhà nước được chi tiết hóa cho từng công ty. Thực tế, Điều lệ của các công ty Nhà nước trước đây thuần túy là những quy định hành chính, mệnh lệnh theo ý chí của nhà nước. Sau này, cùng với sự mở cửa kinh tế, chính sách pháp luật đối với hoạt động kinh tế và tổ chức kinh tế đã dần mở ra. Nhưng ý thức hệ của nhà làm luật và chính các doanh nhân sinh
ra, trưởng thành, phát triển trong một đất nước ngàn năm phong kiến và kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp thì không thể một sớm một chiều có thể khai thông và gặp gỡ được nhau. Điều này đã diễn ra trong các cuộc thảo luận của Quốc hội kỳ họp tháng 05/1999, dự thảo LDN có những câu như “trừ trường hợp điều lệ công ty quy định thời hạn khác ngắn hơn” thì đã có đại biểu cho rằng như vậy văn bản dưới luật quy định trái ngược với luật. Thực ra câu này chỉ nói lên nguyên tắc tự do kết ước của luật về hợp đồng. Trước áp lực của những ý kiến đó, các câu nêu trên đã bị bỏ hết trong LDN được ban hành năm 2000. Đến khi soạn thảo LDN 2005, trước áp lực và yêu cầu “cởi trói” cho doanh nghiệp, tư duy pháp luật kinh tế của nhà làm luật nới thêm một bước khi quy định: “Trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”. Câu này cho phép các cổ đông ghi thêm những nội dung nào họ thấy cần thiết trong bản Điều lệ. Cũng có lẽ vì thế mà, UBCKNN thông qua Bộ Tài chính, đã ban hành một Bản ĐLM cho CTNY trên TTCK và đưa vào đó những điều khoản ngoài và khác LDN 2005 bắt buộc các CTNY thực hiện.
Trong toàn bộ các tài liệu cấu thành công ty thì Điều lệ đóng vai trò quan trọng nhất khi công ty hoạt động. Cổ đông mới nhìn vào đó để biết quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Người ngoài nhìn vào Điều lệ để biết công ty được làm gì, đại diện theo pháp luật của nó là ai, thẩm quyền trong công ty được quy định như thế nào, các giao dịch và mua bán cổ phần trong công ty, việc bầu/bãi miễn thành viên HĐQT hay thành viên BKS Công ty được thực hiện ra sao? Tất cả những điều đó được ghi nhận trong Điều lệ Công ty. Cổ đông phải tìm hiểu và tìm ra các điều khoản liên quan đến mình để đảm bảo thực hiện hợp lý.
Ở các nước phát triển, người ta đặc biệt lưu ý đến các vấn đề pháp lý trước khi thành lập công ty, trong đó thường thỏa thuận rất rõ các vấn đề cần thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các vấn
đề pháp lý trước khi thành lập công ty dường như chưa được các chủ thể kinh doanh quan tâm đúng mức mà chỉ thực hiện cho đúng thủ tục để cho ra đời một doanh nghiệp. Chỉ khi các tranh chấp xảy ra, lúc đó các chủ thể mới nhận ra tầm quan trọng của Bản Điều lệ.
Nói rằng Điều lệ quy định các quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông, nhưng thực tế, nó là sự sắp đặt mà người sáng lập công ty – hay người bỏ vốn lớn đưa ra nhằm cân bằng quyền lợi trong công ty ở một mức nào đó để thu hút được nhiều người khác bỏ vốn vào công ty nhưng vẫn giữ được quyền kiểm soát cho mình. Bản Điều lệ thể hiện ý đồ của người sáng lập trong tương quan giữa họ với các cổ đông khác. Vì thế, ngoài những vấn đề bị luật pháp ràng buộc không thể làm khác được, người soạn thảo Điều lệ sẽ tính toán hai vấn đề chính: Một là, dành cho các cổ đông những quyền lợi như thế nào để khuyến khích họ đầu tư vào công ty của mình; hai là, xây dựng cơ cấu quyền lực trong công ty mà trọng tâm là phân chia quyền hành giữa ĐHĐCĐ và HĐQT. Một cách cụ thể hơn, Điều lệ công ty là sự sắp xếp trong hành lang luật pháp của người sáng lập công ty, những người có số vốn lớn nhất, để thực hiện ý đồ kinh doanh của mình để làm sao họ phải có nhiều quyền năng, lợi ích nhất vì họ là người bỏ ra nhiều tiền nhất và họ cũng có thể là người phải gánh chịu rủi ro nhiều nhất.
Vậy, có những sự khác nhau như thế nào giữa Hợp đồng thành lập công ty và Điều lệ công ty?
Câu trả lời không quá phức tạp: Hợp đồng được tạo nên bởi ý chí của các bên trên cơ sở tự do ý chí. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, pháp luật không ràng buộc hay hạn chế quyền tự do thoả thuận hay cam kết của các bên nếu không có lý do xác đáng. Tuy hợp đồng được xem là luật của các bên tham gia giao kết nhưng để đảm bảo trật tự xã hội và thúc đẩy giao lưu dân sự, tránh đến mức thấp nhất các thiệt hại, tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên