Điều Lệ Mẫu Đối Với Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

nên pháp luật cũng đòi hỏi các bên ít nhất phải thoả thuận về những điểm cốt yếu của hợp đồng.

Trong thực tế, không phải ai cũng có khả năng lập một hợp đồng đầy đủ như các luật gia, luật sư nên đối với các hợp đồng, các bên thường chỉ cần thỏa thuận với nhau về các điều khoản quan trọng, chủ yếu và mục đích của hợp đồng. Khi tranh chấp xảy ra, pháp luật về hợp đồng có nhiệm vụ giải thích cho ý chí của các bên nếu hợp đồng quy định không đầy đủ hay không rõ nghĩa các điều khoản. Tuy nhiên, Hợp đồng thành lập công ty có nhiều đặc điểm khác biệt với các loại hợp đồng thông thường vì nó tạo ra một pháp nhân. Pháp nhân này có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. 29. Nhằm bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội và người thứ ba, bảo hộ quan hệ hợp đồng, đặc biệt là quyền lợi của các bên, đồng thời để công ty do hợp đồng tạo ra đi theo một định hướng nhất định phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, pháp luật yêu cầu loại hợp đồng này phải thể hiện nhiều điều khoản bắt buộc.

Luật Công ty Singapore quy định giấy tờ pháp lý bắt buộc phải nộp khi thành lập công ty là Biên bản ghi nhớ (Memorandum) và Điều lệ công ty (Article of Association). Cả hai loại này đều theo mẫu do Cơ quan đăng ký kinh doanh Singapore cấp trong đó phải thể hiện các nội dung: tên công ty, số lượng cổ phần, trách nhiệm của cổ đông 68. Các điều khoản về thành lập Công ty được xem là luật của Công ty bao gồm các quy định liên quan đến việc Công ty sẽ được quản trị như thế nào. Điều đó có nghĩa rằng Biên bản ghi nhớ (Memorandum) là sự thoả thuận giữa các cá nhân với nhau về việc thành lập công ty và là cơ sở để cụ thể hoá trong Điều lệ công ty (Article of Association).

Luật Công ty của Anh quy định thủ tục bắt buộc trong Biên bản ghi nhớ về việc thành lập công ty - một chứng thư được ký kết bởi ít nhất hai

thành viên sáng lập (promoter) tuyên bố và xác định hiến pháp và quyền lực của công ty mà trong đó phải có các điều khoản bắt buộc nhau như: tên của từng thành viên công ty, mong muốn thành lập công ty theo Luật này và đồng ý trở thành thành viên của công ty đồng nghĩa với việc chấp nhận các thoả thuận trong Bản ghi nhớ này, thống nhất về việc đặt tên công ty, trụ sở đăng ký của công ty, mục tiêu của công ty, trách nhiệm của các thành viên trong công ty, số vốn cổ phần được phát hành và tỷ lệ nắm giữ cũng như cam đoan về trách nhiệm của mỗi thành viên 65. Tuy nhiên, pháp luật của Anh có sự phân định rõ giữa Biên bản ghi nhớ về việc thành lập công ty (Memorandum of Assocition) với các quy định về hoạt động của công ty (Articles of Association) khi tại Điều 18 quy định:

(1) A company must have articles of association prescribing regulation of the company.

(2) Unless it is a company to which model articles apply by virtue of section 20 (default application of mdel articles in case of limited company), it must register articles of association.

(3) Articles of association registered by a company must:

(a) be contained in a single document, and

(b) be divided into paragraphs numbered consecutively.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

(4) Refenrences in the Companies Acts to a company‟s „articles” are to its articles of association.

Qua các quy định tại Chương 2 (Articles of Association) của Luật Công ty Anh cho thấy cái gọi là “Articles of Assocition” trong Luật Anh cũng giống như Điều lệ công ty trong pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam.

Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

Luật Công ty Trung Quốc quy định: “The promoters of a joint stock limited company shall undertake the preparatory work of the company. They shall conclude a promoter‟s agreement to clarify their respective rights and

obligations during the course of establishing the company 67, Điều 80. Như vậy, cái gọi là “promoter agreement” (thỏa thuận của các sáng lập viên) có thể xem như là Hợp đồng thành lập công ty còn “the article of association” lại là một văn bản khác. Đây là văn bản pháp lý bắt buộc phải có trong tài liệu thành lập công ty và nó tương tự như Điều lệ về tổ chức và hoạt động của các công ty Việt Nam vì nó do các cổ đông ban hành, thông qua tại cuộc họp thành lập công ty. Điều lệ CTCP bao gồm những nội dung sau:

- Tên và địa chỉ công ty;

- Phạm vi hoạt động của công ty;

- Hình thức công ty;

- Tổng số cổ phần, mệnh giá của mỗi cổ phần và số lượng vốn đăng ký của Công ty;

- Tên của CĐSL, cổ phần đăng ký mua, hình thức góp vốn và ngày góp

vốn;


- Việc thành lập, quyền hành, thời hạn và quy định về thủ tục của BGĐ;

- Đại diện theo pháp luật của Công ty;

- Thành phần, quyền hạn, và quy định về thủ tục của BGĐ;

- Thành phần, quyền hạn, và quy định về thủ tục của BKS;

- Phương pháp phân chia lợi nhuận;

- Điều kiện giải thể Công ty và phương thức thanh toán khi giải thể;

- Cách thức phát hành thông báo hoặc tuyên bố thông tin của Công ty;

- Các vấn đề cần thiết khác do cuộc họp của ĐHĐCĐ quyết định” [67,

Điều 82].

Pháp luật Malaysia quy định mọi công ty phải đăng ký Hợp đồng thành lập công ty như một điều kiện thiết yếu cho việc ra đời của mình và không phải mọi công ty đều bị buộc phải đăng ký Điều lệ của mình. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập công ty ở các nước này bao gồm: Tên công

ty; Mục tiêu của công ty; Số lượng cổ phần hay phần lợi và giá trị của mỗi cổ phần hay phần lợi; Cách thức phân chia vốn thành các cổ phần hay phần lợi; Chế độ trách nhiệm của các thành viên; Tên, địa chỉ và nghề nghiệp của những người góp vốn; Cam kết của các thành viên về việc theo đuổi các mục tiêu của công ty và số vốn đóng góp hay cổ phần sẽ mua. Pháp luật Malaysia quan niệm rằng, Điều lệ công ty là các quy tắc nội bộ của công ty và phụ thuộc vào bản hợp đồng thành lập công ty và cả hai tạo ra quan hệ hợp đồng giữa công ty với mỗi thành viên, và một thành viên này với mỗi thành viên khác [64, tr.37- 41].

Pháp luật Việt Nam, riêng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài thực hiện theo hình thức liên doanh từ trước và sau khi có Luật Đầu tư đều có quy định về hợp đồng liên doanh (cũng đồng thời là Hợp đồng thành lập công ty) bên cạnh Điều lệ công ty, nhưng nhiều điều khoản không khác gì Điều lệ của của công ty [6, Điều 13, Điều 14 và Điều 15], [9, Điều 54]. Còn pháp luật về doanh nghiệp áp dụng cho người Việt từ trước đến nay nay không nhắc tới hợp đồng thành lập công ty mà đồng nghĩa hợp đồng này với Điều lệ công ty. Nghị định số 03/2000/NĐ- CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của LDN năm 2000 quy định: “Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty” [7, Điều 10.1].

Như vậy, pháp luật của mỗi nước quy định về Hợp đồng thành lập công ty/Biên bản ghi nhớ về việc thành lập công ty giữa các thành viên với nhau có thể bắt buộc có hoặc không trong hồ sơ pháp lý thành lập công ty nhưng về cơ bản đó là văn bản pháp lý nội bộ giữa các thành viên với nhau. Trên cơ sở của Hợp đồng thành lập công ty/Biên bản ghi nhớ này, một văn bản pháp lý khác được hình thành để trưng ra ngoài với mọi người để mọi người biết và thừa nhận đồng thời đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về quản lý doanh nghiệp

và được gọi là Điều lệ Công ty. Khi có tranh chấp xảy ra, Hợp đồng thành lập công ty/Biên bản ghi nhớ là một trong những chứng cứ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Ở những nước không quy định về Điều lệ công ty thì Hợp đồng thành lập công ty cũng có ý nghĩa như Điều lệ công ty. Song, theo quan điểm của người viết, dưới góc độ quản trị khách quan, khi công ty được thành lập hoặc phát triển ở một mức độ nhất định với số lượng thành viên/cổ đông lớn, với phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh đa dạng, phức tạp, nó cần tuân thủ và bám sát luật công ty - luật của tổ chức và phân tách khỏi luật hợp đồng.

1.2. Điều lệ mẫu đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Điều lệ công ty là văn bản pháp lý quan trọng trong hoạt động nội bộ Công ty và với các bên thứ ba. Điều lệ của CTNY - đối tượng chủ thể có vai trò và sức lan toả trong nền kinh tế, ngoài việc phải đảm bảo các yêu cầu chung về chủ thể, nội dung, hình thức, tự do ý chí của CTCP thì còn đòi hỏi nhiều yêu cầu và yếu tố hơn. Đó lý do ra đời của Quyết định số 07/2002/QĐ- VPCP ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các CTNY (“Quyết định 07”) và sau đó được thay thế bằng Quyết định số 15/2007/QĐ-Ttg ngày 19/03/2007 về ĐLM áp dụng cho các CTNY trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Việt Nam26, 2:

1.2.1. Về phương diện chủ thể

Chủ thể của Điều lệ CTNY phải đáp ứng những điều kiện chặt chẽ. Các điều kiện này là khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và sàn giao dịch của mỗi công ty. Cụ thể:

- Đối với Công ty niêm yết tại HOSE, điều kiện để trở thành công ty niêm yết bao gồm:

a) Là CTCP có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ, Phó GĐ/Phó TGĐ, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không phải là cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ, Phó GĐ/Phó TGĐ và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ 10, Điều 8.1, 13, Điều 1.8 và Điều 1.9.

- Đối với Công ty niêm yết tại HNX, điều kiện để trở thành công ty niêm yết bao gồm:

a) Là CTCP có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và có tình hình tài chính lành mạnh đến thời điểm đăng ký niêm yết;

c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông

nắm giữ;

d) Cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ, Phó GĐ hoặc Phó TGĐ và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ 10, Điều 9.1, 13, Điều

1.14 và Điều 1.15.

Đấy là quy định chung đối với các chủ thể muốn niêm yết trên HOSE và HNX. Tuy nhiên, đối với các CTNY trong từng lĩnh vực ngành nghề đặc thù lại có những quy định riêng, chẳng hạn:

- Đối với các CTNY thuộc lĩnh vực đầu tư chứng khoán thì phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Thành viên HĐQT, BKS, GĐ/TGĐ, Phó GĐ hoặc Phó TGĐ, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;

c) Có ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 10, Điều 8.3.

Hay việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành CTCP không phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 9.1.b

10, Điều 9.1.e].

1.2.2. Về phương diện nội dung

Do số vốn lớn với những đặc quyền riêng có của loại hình CTNY: có thể huy động vốn rộng rãi trong/ngoài nước, số lượng cổ đông tham gia phức

tạp với nhiều thành phần và có ảnh hưởng đến xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần phải kiểm soát nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, trật tự xã hội bằng cách yêu cầu các CTNY tuân thủ và công khai các nội dung cơ bản theo quy định của ĐLM. Ngoài ra, Điều lệ của CTNY là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ niêm yết bên cạnh việc tuân thủ quy định tại Điều 22 - LDN 2005 còn phải tuân thủ các quy định chuyên ngành của LCK, các văn bản hướng dẫn như Điều lệ công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ - BTC ngày 24/04/2004 và mẫu Điều lệ Công ty quản lý quỹ ban hành theo Quyết định 25/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2004

3, 4.

Đối với CTNY là các tổ chức tín dụng thì phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về điều kiện tổ chức, nguyên tắc hoạt động nhằm đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức tuân theo các chế độ, chính sách quản lý tài chính, tiền tệ của ngân hàng, bảo đảm sự lành mạnh và vững mạnh của tổ chức tín dụng nói riêng, hệ thống ngân hàng nói chung 11], 22].

Nói cách khác, để thực hiện việc niêm yết trên TTCK Việt Nam, pháp luật buộc các Công ty đồng thời phải có một thoả thuận nằm trong tiêu chí chung của nhà nước và các cổ đông phải thể chế hoá thoả thuận đó trong tổ chức và hoạt động của Công ty. Chí ít tối thiếu với những quy định trong ĐLM, Công ty mới đủ điều kiện để niêm yết trên TTCK ở Việt Nam, đủ tạo dựng niềm tin ban đầu từ nhà nước, nền kinh tế và các cổ đông. Không có những tiêu chí bắt buộc đó giống như những điều khoản của một bản hợp đồng, một sự cam kết thật khó có thể hình dung về một Công ty sở hữu vốn đến hàng chục, hàng trăm và hàng ngàn tỷ đồng, nắm giữ tài sản của không biết bao nhiêu con người và những hệ lụy về kinh tế - xã hội mà nó có thể mang lại. Cần phải có một cơ chế pháp lý để cả nhà nước, cổ đông và cả xã hội có thể thực hiện quyền năng của mình với mục tiêu, lợi ích khác nhau.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023