Điều Kiện Có Khả Năng Áp Dụng Công Nghiệp

phải được hiểu là một người có những kiến thức thông thường về toàn bộ lĩnh vực kỹ thuật được đề cập của sáng chế. Trình độ của họ phải đạt đến ngưỡng có khả năng cập nhật được tất cả những kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật tương ứng tính đến thời điểm ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế cũng như khả năng ứng dụng riêng rẽ hoặc kết hợp, khả năng suy luận logic thông thường từ những kiến thức tương ứng để giải quyết vấn đề kỹ thuật của sáng chế.

Giải pháp kỹ thuật của sáng chế có thể được thực hiện hoặc được tạo ra một cách dễ dàng đối với những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng khi vấn đề kỹ thuật được sáng chế đề cập nằm trong khả năng giải quyết của các chủ thể trên, dựa trên việc ứng dụng những kiến thức đã được bộc lộ công khai trước đó. Việc ứng dụng này có thể là riêng rẽ như dựa trên khả năng kết dính của hỗn hợp tinh bột và nước để sản xuất keo dán; có thể là bằng cách kết hợp như nối mô tơ điện với máy khâu thông qua một đai truyền động để chế tạo máy khâu chạy bằng điện…; hoặc bằng cách suy luận logic một cách thông thường như tính năng sinh học của loài nấm thích hợp với môi trường có độ ẩm cao để đề xuất quy trình nuôi cấy nấm bằng cách phun nước lên các vật liệu có khả năng giữ ẩm cao… Bởi vậy, để đánh giá được khả năng đáp ứng điều kiện về trình độ sáng tạo của sáng chế được yêu cầu bảo hộ, đòi hỏi xét nghiệm viên không chỉ so sánh một cách đơn giản các tài liệu kỹ thuật đối chứng mà phải xem xét một cách toàn diện các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật của sáng chế đã được bộc lộ công khai trước đó.

Sáng chế chỉ được coi là có khả năng đạt được điều kiện về trình độ sáng tạo nếu giải pháp kỹ thuật mà nó đề cập tạo ra được bước phát triển căn bản so với những hiểu biết thông thường trước đó. Sự phát triển này được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, vấn đề mà sáng chế giải quyết: Việc xác định trình độ sáng tạo của sáng chế dựa trên vấn đề mà giải pháp kỹ thuật hướng tới có phần tương đối đơn giản. Giải pháp kỹ thuật của sáng chế chỉ được coi là có khả năng đạt trình độ sáng tạo dựa trên vấn đề mà sáng chế giải quyết, nếu tính đến trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, vấn đề đó chưa từng được đặt ra hoặc chưa từng được giải quyết. Ví dụ, ngày 17 tháng 10 năm 2005, theo quyết định số A11086/QD-DK, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tiến hành cấp Bằng độc quyền sáng chế số 5237 cho giải pháp kỹ thuật liên quan đến vấn đề sản xuất chất dẻo các nguyên liệu vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên như bã rượu, vỏ trấu, bã mía. Vấn đề kỹ thuật được đặt ra trong sáng chế chưa từng được đề cập trong lĩnh vực tương ứng tính đến ngày ưu tiên của đơn đăng kí sáng chế. Bởi vậy, nếu chỉ dựa trên những kiến thức đã được bộc lộ trước đó, người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng không có khả năng thực hiện được giải pháp được sáng chế này đề cập. Do đó, giải pháp kỹ thuật của sáng chế được coi là đạt trình độ sáng tạo.

Thứ hai, giải pháp giải quyết vấn đề được đặt ra của sáng chế: Sáng chế cũng có thể được coi là có khả năng đạt trình độ sáng tạo, ngay cả khi vấn đề kỹ thuật được giải quyết không mới, nếu giải pháp để thực hiện vấn đề kỹ thuật đó có khả năng tạo ra được sự đột phá về chất so với những kiến thức đã được công bố công khai trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế. Việc đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế trong trường hợp này là tương đối phức tạp, đòi hỏi xét nghiệm viên xem xét kỹ lưỡng không chỉ từng dấu hiệu riêng biệt mà còn phải xét nghiệm tính không hiển nhiên của việc lựa chọn và kết hợp các dấu hiệu của giải pháp kỹ thuật được đề cập. Ví dụ, việc dập ghim vào các tài liệu giấy tờ văn phòng đã được biết đến rất rộng rãi trong thực tế và cũng đã được mô tả rất cụ thể trong nhiều tài

liệu công bố sáng chế trước đây. Giải pháp kỹ thuật này trước đây được thực hiện bằng việc sử dụng các thiết bị dập ghim với bộ phận tiếp lực đầu đặt ở đầu trước của thiết bị cho phép người sử dụng có thể dập ghim vào tài liệu một cách dễ dàng với một lực không lớn. Trong trường hợp này, giải pháp kỹ thuật sau đề cập đến vấn đề kỹ thuật nêu trên cũng có khả năng đạt trình độ sáng tạo nếu thiết bị dập ghim theo sáng chế được thiết kế theo một phương thức khác, nhưng vẫn đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn. Trình độ sáng tạo của sáng chế cũng có thể được xem xét, mặc dù từng dấu hiệu kỹ thuật riêng rẽ của sáng chế có thể đã bị bộc lộ công khai, những sự kết hợp và sự lựa chọn các dấu hiệu kỹ thuật của sáng chế được coi là không hiển nhiên đối với người có hiểu biết thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Ví dụ, sáng chế đề cập đến loại găng tay có khả năng lồng vào nhau hai lần dùng trong lĩnh vực y tế được sản xuất từ các loại cao su nitril được carboxy hóa và nhựa butadiene styrene được carboxy hóa. Việc sử dụng riêng rẽ hai loại nhựa nêu trên để chế tạo găng tay có khả năng lồng vào nhau hai lần để được biết đến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Tuy nhiên, sáng chế vẫn có thể được coi là có trình độ sáng tạo nếu việc kết hợp hai chất liệu nêu trên vào trong một hỗn hợp chung, với những tỷ lệ nhất định để tạo ra một vật liệu có tính năng đặc biệt hữu hiệu cho việc sản xuất loại găng tay này nằm ngoài khả năng thực hiện đối với những người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Thứ ba, kết quả được bảo đảm bởi việc áp dụng giải pháp kỹ thuật của sáng chế: Hiệu quả kỹ thuật của sáng chế sẽ được xem xét để đánh giá trình độ sáng tạo khi hai khía cạnh trên đây của giải pháp kỹ thuật được coi là hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng. Theo đó, giải pháp được đề cập của sáng chế cần thiết phải đạt được những hiệu quả kỹ thuật có tính chất bất ngờ. Đây chính là điểm khác biệt căn bản nhất giữa việc

đánh giá tính mới về tính sáng tạo của sáng chế. Ví dụ, một tài liệu công bố đơn đã mô tả cách thức để hạn chế những sự bất tiện trong việc nấu nướng do dầu mỡ bị dây vào các vật dụng nấu nướng như thìa, dĩa, bàn xẻng bằng cách dùng một cơ cấu kẹp giữ nhằm làm cố định thìa dĩa vào cán chảo. Cơ cấu này được thiết kế như một bộ phận độc lập, tách rời hoàn toàn, cán chảo. Trong khi đó, để đạt được mục đích nêu trên, giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế đã đề xuất phương thức gắn dụng cụ nấu nướng lên bề mặt cán chả.Theo đó, thìa, dĩa hoặc bàn xẻng sẽ được cố định lên cán chảo thông qua một cơ cấu giữ có sử dụng nam châm được thiết kế nối liền với cán chảo. Trong trường hợp này, giải pháp kỹ thuật của sáng chế có thể đạt được tính mới, do tồn tại ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật không được bộc lộ trong các nguồn thông tin đối chứng là mối nối liền giữa cơ cấu giữ và cán chảo. Tuy nhiên, so với giải pháp kỹ thuật của tài liệu đối chứng, dấu hiệu khác biệt nêu trên không tạo được một hiệu quả kỹ thuật có tính chất bất ngờ.

Trong trường hợp khác, mặc dù không tồn tại sự khác biệt về các khía cạnh liên quan đến vấn đề kỹ thuật được giải quyết và phương thức để giải quyết vấn đề kỹ thuật, nhưng sáng chế vẫn có thể đạt được trình độ sáng tạo nếu việc áp dụng các phương án của sáng chế có khả năng tạo ra những bước phát triển đột biến về hiệu quả kỹ thuật. Chẳng hạn, việc tạo ra một loại chất dẻo có khả năng đàn hồi từ nhựa nitril được cacboxy hóa đã được công bố công khai trong khá nhiều tài liệu công bố đơn sáng chế. Lượng nhựa nitril được cacboxy hóa được sử dụng trong hỗn hợp nhựa để sản xuất chất dẻo theo hiểu biết thông thường nằm trong khoảng từ 30% đến xấp xỉ 50%. Giải pháp kỹ thuật được đề cập trong đơn đăng ký sáng chế sau đó cũng hướng tới việc sử dụng nhựa nitril được cacbonxy hóa nói trên để tạo ra chất dẻo có độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, tỷ lệ nitril được cacboxy hóa trong hỗn hợp nhựa chỉ nằm trong khoảng không quá 5%. Hiệu quả kỹ thuật đạt được từ việc áp dụng

phương pháp nói trên là có thể sản xuất một loại chất dẻo có tính đàn hồi rất cao, đồng thời, khắc phục được tình trạng bị đông cứng lại trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp của chất dẻo thông thường được sản xuất theo phương án kỹ thuật đã được bộc lộ trước đó. Trong trường hợp này, phương pháp giải quyết vấn đề kỹ thuật là không khác biệt nhiều, tuy nhiên hiệu quả kỹ thuật đạt được có thể được coi là một bước phát triển có tính chất đột phá. Do vậy, nếu chỉ dựa vào những kiến thức đã được bộc lộ trước đó, người có hiểu biết thông thường về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng không thể thực hiện được giải pháp kỹ thuật của sáng chế. Do đó, sáng chế này có khả năng đạt trình độ sáng tạo [44, tr.46]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định các trường hợp cụ thể xác định sáng chế không đạt trình độ sáng tạo:

Thứ nhất, sáng chế không đạt trình độ sáng tạo nếu sáng chế đó yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế khác các sáng chế khác đã biết bởi việc sử dụng vật liệu theo các tính chất đã biết của các vật liệu hoặc nếu sử dụng công nghệ đã biết trong lĩnh vực kỹ thuật tương tự. Ví dụ: Giải pháp kỹ thuật yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế được thể hiện là nguồn xung điện dùng để điều khiển động cơ điện của cần trục và hệ thống điều khiển như vậy trước đó đã được sử dụng để điều khiển chuyển động của toa tàu.

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 8

Thứ hai, sáng chế yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế không được coi là có trình độ sáng tạo nếu nó được thể hiện bởi sự ghép nối các cơ cấu hay quá trình thực hiện chức năng bằng phương pháp thông thường và có dạng liên kết rõ ràng. Ví dụ: Máy sản xuất giò có kết cấu gồm máy xay thịt đã biết và máy hấp thịt đã biết đặt cạnh nhau.

Thứ ba, sáng chế yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế không đạt trình độ sáng tạo nếu chỉ chọn một trong số các khả năng loại trừ nhau. Ví dụ: Giải pháp liên quan tới các quá trình hóa học đã biết, trong đó hỗn hợp được đun

nóng bằng điện năng. Đã biết các phương án cấp điện năng khác nhau, việc chọn một trong số các phương án cấp điện năng khác nhau, việc chọn một trong số các phương án đó được coi là không đạt trình độ sáng tạo.

Việc chọn một chế độ thực hiện một công đoạn nhờ thử nghiệm không được coi là sáng tạo nếu việc đó không đưa đến kết quả bất ngờ. Không thỏa mãn trình độ sáng tạo nếu giải pháp kỹ thuật được tạo ra bằng cách nội suy và ngoại suy.

Trong các trường hợp sau, ứng với một điểm thuộc phạm vi bảo hộ, sáng chế được coi là không có trình độ sáng tạo:

(i) Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên (bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đính hoặc thực hiện được chức năng tương ứng)

(ii) Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một/một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;

(iii) Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.

Để đánh giá một sáng chế không đạt trình độ sáng tạo đòi hỏi thẩm định viên phải là người có kiến thức, hiểu biết đối với lĩnh vực đó. Thực tế có thể xảy ra trường hợp sáng chế không đạt trình độ sáng tạo lại được cấp bằng độc quyền và ngược lại. Nhất là khi pháp luật SHTT quy định cả giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền, mà đối với giải pháp hữu ích trình độ sáng

tạo không phải là một điều kiện bảo hộ thì cần thiết phải có sự đánh giá chuẩn xác, minh bạch.

Nhìn chung, quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến điều kiện trình độ sáng tạo của sáng chế tương hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Đây sẽ là một thuận lợi căn bản trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Tuy nhiên, như đã được phân tích trên đây, việc xác định điều kiện trình độ sáng tạo của sáng chế là tương đối phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của xét nghiệm viên. Do vậy, việc quy định một cách cụ thể về các khía cạnh cần được xem xét đối với sáng chế liên quan đến quy trình xác định trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật trong các văn bản hướng dẫn thi hành là điều hết sức cần thiết.

2.4. Điều kiện có khả năng áp dụng công nghiệp

2.4.1. Khái niệm

“Khả năng áp dụng công nghiệp” là một thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ khả năng chế tạo, sản xuất hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế. Đây là một trong những tiêu chí bảo hộ sáng chế có lịch sử hình thành và pháp triển từ rất lâu đời. Ngay từ đạo luật đầu tiên trên thế giới về bảo hộ sáng chế, yêu cầu về khả năng thực hiện trong thực tế của giải pháp kỹ thuật được tạo ra. Đạo luật Venice năm 1474 đã quy định rất rõ: “bất kỳ người nào sáng tạo ra những cỗ máy mới trong thành phố, chưa từng được biết đến trong xã hội chúng ta, khi đã hoàn thiện và có thể sử dụng trên thực tế thì có thể trình diện trên hội đồng thành phố. Trong thời hạn 10 năm, không bất kỳ một vùng lân cận được quyền chế tạo ra loại cỗ máy giống hoặc tương tự, nếu không được sự cho phép cả nhà sáng chế”.

Trong đó, thuật ngữ “công nghiệp” được sử dụng trong tiêu chí khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế có ý nghĩa đặc định dùng để phản ánh

khả năng thực hiện giải pháp kỹ thuật của sáng chế bằng những phương tiện kỹ thuật ở một quy mô nhất định nào đó. Theo Mục 4.1, Chương IV, Phần C, Điều lệ xét nghiệm sáng chế của Uỷ ban sáng chế Châu Âu (EPO), thuật ngữ “công nghiệp” được dùng để chỉ tất cả các hoạt động thực tiễn, bao gồm không chỉ việc sử dụng máy móc, vận hành sản xuất mà còn bao gồm cả các quy trình khác như quy trình làm phân tán sương mù hoặc quy trình chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Điểm 4.1, Chương IV trong tài liệu hướng dẫn về xét nghiệm sơ bộ quốc tế các đơn PCT cũng đã chỉ dẫn rất rõ: Thuật ngữ công nghiệp được hiểu với ý nghĩa bao hàm tất cả các hoạt động thực tiễn của xã hội, trừ những hoạt động mang tính nghệ thuật. Theo đó, khả năng áp dụng của sáng chế sẽ không được xem xét trong các lĩnh vực thuộc về hoạt động tinh thần của con người.

Một sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu nó có thể được sử dụng, sản xuất với một quy mô kỹ thuật nhất định. Các giải pháp kỹ thuật mang tính chất tự biện thuần tuý hoặc đi ngược lại với các quy luật của tự nhiên như động cơ vĩnh cửu hoặc giải pháp chống lại hiện tượng thủng tầng ôzôn bằng cách chế tạo một lớp màng ngăn bằng chất dẻo bao trùm toàn bộ trên bầu khi quyển trái đất… sẽ không được bảo hộ sáng chế vì không có khả năng thực hiện trong thực tế… Ngoại lệ, có một số giải pháp kỹ thuật mặc dù hoàn toàn có khả năng thực hiện được trên thực tế nhưng vẫn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Pháp luật về bảo hộ sáng chế của không ít quốc gia trên thế giới không đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của các sáng chế chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của một người nào đó hoặc chỉ có khả năng thực hiện được đối với một cá nhân cụ thể nào đó. Ví dụ như các sáng chế liên quan đến phương pháp sử dụng chế phẩm làm thụ thai (Cơ quan sáng chế châu Âu), phương pháp hút thuốc (Nhật Bản), phương pháp đặt khớp giày trượt tuyết vào ván trượt (Thuỵ Sỹ)… Quy định loại trừ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023