Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 11

hoặc làm tăng sản lượng cây trồng, điều này rất có lợi cho sự phát triển nông nghiệp, thì việc loại bỏ đối tượng “sáng chế dạng sử dụng” này sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của nước nhà.

Quy định mới về sáng chế còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xét nghiệm viên sáng chế nói riêng và Cục Sở hữu trí tuệ nói chung. Chúng ta biết rằng, một đơn sáng chế nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ được phân ra thành những luồng chính sau: đơn PCT và đơn thông thường. Đối với đơn PCT, khi một đơn sáng chế tương tự với đơn nộp tại Việt Nam đã được cấp bằng độc quyền tại Châu Âu, Nhật Bản hoặc Mỹ, thì xét nghiệm viên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng dựa trên cơ sở này để đưa ra quyết định tương tự. Do đó, có thể thấy cách đánh giá của xét nghiệm viên của Việt Nam đối với khả năng cấp bằng độc quyền cho một đơn đăng ký sáng chế là tương đối phụ thuộc vào quan điểm của xét nghiệm viên nước ngoài. Đối với đơn thông thường, không phải là đơn PCT, hiện nay xét nghiệm viên thường phải viện dẫn đến xét nghiệm viên của Nga hoặc Úc để đánh giá các tiêu chuẩn bảo hộ. Thực trạng này cũng chính là tâm điểm dẫn đến các phức tạp phát sinh khi có những thay đổi mới về đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Việc không bảo hộ đối tượng “sử dụng” với danh nghĩa là sáng chế sẽ khiến người nộp đơn “biến tấu” đối tượng “sử dụng” sang một đối tượng khác như là quy trình hoặc phương pháp, trong đó thực chất vẫn ngầm đề cập đến đối tượng “sử dụng”. Ví dụ, đối với đơn PCT, người nộp đơn có thể sửa đổi đối tượng “sử dụng” sang quy trình, sản phẩm thu được từ quy trình, phương pháp và điều này vô tình sẽ làm cho Yêu cầu bảo hộ của đơn nộp tại Việt Nam khác so với Yêu cầu bảo hộ nộp tại PCT. Do đó, xét nghiệm viên sẽ không thể hoàn toàn dựa vào Xét nghiệm nội dung đối với đơn tương tự nộp tại nước ngoài để áp cho đơn nộp tại Việt Nam. Điều này khiến xét nghiệm viên muốn loại bỏ hoặc tìm cách từ chối những sửa đổi của người nộp đơn. Thậm chí, xét

nghiệm viên cũng không thể đưa ra một câu trả lời chắc chắn về việc, liệu một sửa đổi như vậy đối với đối tượng sử dụng có được chấp nhận hay không và lý do cụ thể của việc chấp nhận hoặc phản đối. Điều này vô hình chung cũng gây ra khó khăn cho đại diện của người nộp đơn, các luật sư… khi tư vấn khách hàng khắc phục thiếu sót.

Tóm lại, bên cạnh những ưu điểm, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động áp dụng pháp luật thực tiễn. Vì vậy, cần có những biện pháp nhanh chóng hoàn thiện những thiếu sót trên để hoạt động bảo hộ sáng chế được thực hiện một cách có hiệu quả hơn.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản về điều kiện kiện bảo hộ sáng chế

Hệ thống các văn bản pháp luật về SHTT Việt Nam đến nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng thì các văn bản này đã bộc lộ hạn chế nhất định. Vì vậy, mong muốn hoạt động bảo hộ sáng chế được thực thi có hiệu quả thì trước tiên phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật và SHTT.

Thứ nhất, cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm sáng chế và giải pháp hữu ích. Luật SHTT năm 2005 chỉ định nghĩa sáng chế, nhưng không quy định đến giải pháp hữu ích và chỉ có sáng chế mới là đối tượng của SHCN. Vì vậy cần bổ sung thêm khái niệm giải pháp kỹ thuật vào quy định của luật SHTT.

Thứ hai, bổ sung thêm quy định về đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm cả “sáng chế dạng sử dụng” bên cạnh “quy trình” và “sản phẩm”. Việc loại bỏ đối tượng “sáng chế dạng sử dụng” khỏi danh sách các đối tượng được bảo hộ là sáng chế đã gây ra những ảnh hưởng đến xã hội và nhà sáng chế, đi ngược lại chủ trương khuyến khích sáng tạo công nghệ.

Thứ ba, cần phải quy định về vấn đề cách thức nộp đơn bởi lẽ có những trường hợp chủ sở hữu không chỉ nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế mà nộp cả đơn yêu cầu bảo hộ dưới hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho cùng một đối tượng. Ví dụ: võng xếp Duy Lợi được đăng ký kiểu dáng ở Việt Nam, mẫu hữu ích ở Nhật Bản, còn sáng chế ở Mỹ. Nếu đặt giả thuyết, có ba người nộp đơn khác nhau cho ba hình thức bảo hộ nói trên trong cùng một ngày thì vấn đề đặt ra là đơn kiểu dáng có được hợp nhất với đơn sáng chế, giải pháp hữu ích hay không? Liệu có thể cấp các văn bằng bảo hộ theo những hình thức bảo hộ khác nhau cho cùng một đối tượng nhưng cho với những người nộp đơn khác nhau hay không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Thứ tư, cần ban hành luật sáng chế riêng để theo cùng xu hướng hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay một số quốc gia trên thế giới đã ban hành luật sáng chế riêng như Mỹ, Nhật Bản... trong tương lai cần xem xét ban hành các văn bản luật riêng về SHCN, trong đó có luật sáng chế. Xem xét kinh nghiệm xây dựng luật của một số quốc gia trên thế giới thì có hai đối tượng SHCN được tách ra để xây dựng luật riêng đó là nhãn hiệu và sáng chế. Sáng chế thể hiện đỉnh cao sự sáng tạo của con người, đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nên cần ban hành luật riêng. Trong luật này sẽ quy định tất cả những nội dung liên quan đến sáng chế, tạo điều kiện thuận lợi cho người tìm hiểu pháp luật, cơ quan sử dụng pháp luật và thuận lợi cho việc thực thi. Song song với việc ban hành luật sáng chế cần giảm bớt những nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm, tránh sự cồng kềnh trong hệ thống pháp luật làm giảm hiệu quả thực thi.

Thứ năm, xây dựng yêu cầu về tính hữu ích của giải pháp kỹ thuật trở thành một điều kiện bảo hộ sáng chế.

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 11

Hiện tại vẫn chưa có một số con số thống kê chính thức nào về lượng các sáng chế sau khi cấp bằng được đưa vào sử dụng trên thực tế tại Việt

Nam. Điều này phần nào đã cho thấy, từ trước tới nay, chúng ta vẫn chưa có một sự quan tâm thích đáng đến việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật được bảo hộ sáng chế để phục vụ các yêu cầu về phát triển kinh tê và xã hội. Thực tế là, có rất nhiều sáng chế sau khi được cấp bằng đã không được chủ sở hữu đưa vào sử dụng, hoặc nếu có sử dụng thì cũng không tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù theo quy định của pháp luật, hàng năm, chủ sở hữu văn bằng phải bỏ ra một khoản tài chính nhất định nhằm để duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, nhưng điều đó cũng không thể phủ nhận được một thực tế là việc đầu tư công sức và tiền bạc để nghiên cứu và triển khai các công nghệ không có giá trị kinh tế đã và đang gián tiếp tạo ra một sự lãng phí rất lớn cho xã hội nói chung. Bởi vậy, yêu cầu về “tính hữu ích” đối với giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ sáng chế là một sự bổ sung cần thiết cho điều kiện khả năng áp dụng công nghiệp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung, đổi mới các nội dung bảo hộ sáng chế trong từng lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực bảo hộ sáng chế đối với giống cây trồng biến đổi gen; lĩnh vực bảo hộ sáng chế đối với chương trình máy tính.

- Trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế đối với giống cây trồng biến đổi gen.

Mặc dù hiện nay ở nước ta có tồn tại song song một cơ thể bảo hộ riêng đối với giống cây trồng, nhưng việc thừa nhận và bảo hộ sáng chế đối với cây trồng biến đổi gen vẫn là hết sức cần thiết. Thực vậy, với cơ chế bảo hộ giống cây trồng, những đối tượng như cây trồng biến đổi gen không được bảo hộ một cách toàn diện và có hiệu quả nhất. Cụ thể là, chủ sở hữu giống cây trồng được bảo hộ không được quyền chống lại bất kỳ một tổ chức hoặc một cá nhân nào tiến hành khai thác các giống cây trồng khác có các đặc tính kỹ thuật tương tự nếu có thể chứng minh được các giống cây trồng đó được phát

triển một cách độc lập. Ví dụ, một cá nhân sáng tạo ra một giống cây lúa có khả năng chống lại được các bệnh do nấm gây ra bằng cách cấy vào cây lúa một loại gen đã được làm đột biến. Nếu được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ giống cây trồng, chủ sở hữu giống lúa nói trên chỉ được quyền chống lại bất kỳ hành vi khai thác trái phép nào đối với việc khai thác giống lúa nói trên trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia bảo hộ. Tuy nhiên, chủ sở hữu giống cây trồng đó sẽ không được quyền chống lại việc khai thác những ứng dụng kỹ thuật của loại gen đã được làm đột biến nói trên đối với những giống cây trồng khác. Đây là một trong những hạn chế cơ bản nhất của cơ chế bảo hộ giống cây trồng. Việc cho phép bảo hộ được quyền sáng chế đối với cây trồng biến đổi gen không hề làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của cơ chế bảo hộ giống cây trồng đối với cây biến đổi gen. Như chúng ta đã biết, thời hạn bảo hộ của một sáng chế chỉ là 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ của giải pháp kỹ thuật. Trong khi đó, đối với một số loại cây trồng, thời gian để khai thác có thể là 25 năm, 30 năm hoặc kéo dài hơn. Do vậy, việc duy trì cơ chế bảo hộ song trùng- bảo hộ được quyền sáng chế và bảo hộ giống cây trồng- đối với cây trồng biến đổi gen là điều rất cần thiết nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo và sáng chế trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung.

3.2.2. Tăng cường hiệu quả của hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Hệ thống các cơ quan này bao gồm cơ quan xác lập quyền và thực thi quyền. Trước tiên, đối với cơ quan chịu trách nhiệm xác lập quyền SHTT cũng như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở Việt Nam là Cục SHTT. Cục cũng mới chỉ có hai văn phòng đại diện tại tp.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, còn lại cũng chưa có các chi cục ở các tỉnh, thành phố khác. Đối lập với sự ra tăng số lượng đơn yêu cầu bảo hộ thì nhận lực cũng như ngân sách của cục còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục đăng ký xác lập quyền

còn rất phức tạp, chưa gọn nhẹ gây cản trở nhiều. Vì vậy, cần áp dụng các giải pháp sau để nâng cao năng lực hoạt động của cụ SHTT:

Đẩy mạnh hơn nữa hình thức nộp đơn điện tử, tiến tới việc sử dụng hình thức này hoàn toàn.

Cần tập huấn xử lý hồ sơ trực tuyến cho đội ngũ cán bộ khi thực hiện hình thức nộp đơn điện tử để hoạt động này diễn ra hiệu quả.

Thành lập một số chi nhánh mới tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước bên cạnh hai chi nhánh lớn.

Đầu tư kinh phí để cục SHTT có thể tiếp cận với các kho dữ liệu tra cứu sáng chế quốc tế, nhất là các nguồn dữ liệu phải trả tiền.

Tóm lại, cần nâng cao năng lực hoạt động của Cục SHTT bao gồm các vấn đề như tổ chức, nhân lực, chuyên môn, điều kiện làm việc. Vấn đề nhân lực luôn phải được ưu tiên hàng đầu nên Chính phủ cần có các biện pháp tạo điều kiện để cán bộ được nâng cao hiểu biết về SHTT. Thông qua các chương trình tập huấn, hợp tác quốc tế, đưa các chuyên gia nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ. Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp hoạt động với các cơ quan thực thi như xây dựng kế hoạch, trao đổi thông tin, chỉ đạo kiểm tra… Như vậy, một trong các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về SHTT là phải tăng hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp.

3.2.3. Nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền công nghiệp đối với sáng chế

Trước tiên, cần chú trọng đào tạo kiến thức cơ bản về SHTT trong các trường đại học vì đây là nơi tập trung nguồn lực sáng tạo, vì vậy giảng dạy kiến thức SHTT không những hỗ trợ cho việc hình thành các giải pháp kỹ thuật có khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ mà còn còn góp phần đáp ứng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này sau khi ra trường. Trong tương lai cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đào tạo đội ngũ giảng viên về SHTT đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng để trực tiếp giảng dạy. Các giảng viên này được đào tạo chuyên sâu về nhiệm vụ SHTT, được tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng kiến thức trong và ngoài nước. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học về SHTT.

- Xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Cần đưa trương trình đào tạo về SHTT vào kế hoạch giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường kĩ thuật.

Thứ hai, cần nâng cao nhận thức công chúng về SHTT. Việc nâng cao nhận thức xã hội là một trong những biện pháp thiết thực tạo nền tảng cho một xã hội mà ở đó quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng và bảo vệ có hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là làm cho toàn xã hội ý thức được ý nghĩa và vai trò của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng, tiến tới xây dựng thói quen tôn trọng quyền, không đồng tình với các hành vi xâm phạm. Giải pháp cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các thông tin về SHTT, đưa việc sử dụng pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền trở thành quen thuộc với xã hội.

- Phổ biến các kiến thức cũng như các sáng chế mới trên các báo, tạp chí. Thực hiện tổ chức các chương trình trò chơi, gameshow, cuộc thi liên quan tới lĩnh vực SHTT để cộng đồng có thể tiếp cận với những kiến thức khoa học công nghệ.

3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ, hợp tác quốc tế

Thứ nhất, cần đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo chủ đạo.

Sở dĩ phải đặt ra vấn đề này bởi đào tạo nguồn nhân lực sáng tạo không chỉ tạo ra những con người có đầu óc sáng tạo, có trí tưởng tượng để có thể

sáng tạo ra sáng chế, mà trên nền tảng cơ sở đó sẽ giúp mọi nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của những sáng chế mà mình tạo ra, do đó sẽ có cách thức để tự bảo vệ thành quả lao động của mình.

Thứ hai, Cần mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ

Dịch vụ tra cứu thông tin sáng chế; các vấn đề pháp lý về tư vấn, đại diện… cần được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Thứ ba, Cần nâng cao hiệu quả tra cứu thông tin tư liệu sáng chế.

Thông tin tư liệu sáng chế có vai trò quan trọng giúp nhà sáng chế có thể tìm hiểu những thông số cần thiết nhất phục vụ quá trình sáng tạo cũng như đăng ký cho sáng chế của mình. Trên thực tế có những trường hợp do thiếu thông tin sáng chế nên nhà sáng chế không biết sáng chế của mình đã được đăng ký bảo hộ từ trước đó. Ví dụ: Trường hợp anh Từ Ngọc Lợi ở Bình Dương với sáng chế chiếc bàn chải đánh răng có sẵn kem trong cán. Anh đã bỏ rất nhiều công sức cho việc nghiên cứu chế tạo sản phẩm này(10 triệu đồng và hơn 4 năm nghiên cứu) và cũng khá vất vả để xin cấp bằng sáng chế. Thế nhưng sáng chế này đã được một người mỹ được cấp bằng sáng chế vào năm 1960 vậy là do thiếu thông tin mà mọi cố găng của anh Lợi đã trở thành vô ích, Cục SHTT đã từ chối cấp bằng độc quyền cho sáng chế này.

- Tăng cường tiện ích cho hệ thống tra cứu như: xây dựng thư viện điện tử bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, thiết kế các công cụ tra cứu tích hợp (phần mềm dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại) để người cần thông tin có thể truy cập thông tin một cách chính xác, thuận tiện. Mở rộng dịch vụ tra cứu theo chủ đề, theo lĩnh vực, đề tài…

- Mở thêm các trung tâm thông tin mới bên cạnh 2 trung tâm chính nhằm phục vụ thông tin sáng chế cho công chúng.

- Cần hình thành các bộ phận hoặc nhóm chuyên trách có trình độ cao về tra cứu thông tin sáng chế trong các cơ quan thông tin khoa học công nghệ, năm bắt được thông tin của từng đối tượng và hướng dẫn họ tra cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023