Thực Tiễn Áp Dụng Quy Định Pháp Luật Về Điều Kiện Bảo Hộ Sáng Chế

này có ý nghĩa nhằm đảm bảo khả năng áp dụng rộng rãi và/hoặc tái sản xuất hàng loạt của các giải pháp kỹ thuật của sáng chế.

Khả năng áp dụng công nghiệp hay việc áp dụng sáng chế với các phương tiện kỹ thuật trong một phạm vi nhất định được hiểu là sáng chế không thể đơn thuần là lý thuyết, mà phải có khả năng thực hiện được trong thực tế. Nếu như một sáng chế nhằm vào một sản phẩm hoặc một chi tiết của sản phẩm, thì sản phẩm đó phải có khả năng làm được. Nếu như một sáng chế nhằm vào một quy trình hoặc một phần của quy trình, thì sáng chế đó phải có khả năng thực hiện được trong thực tế.

Xét dưới góc độ pháp luật thực định, sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả định [3, Điều 62]. Như vậy, để được cấp bằng độc quyền sáng chế, một giải pháp kỹ thuật phải có khả năng áp dụng cho các mục đích thực tế chứ không phải thuần túy lý thuyết. Nếu sáng chế là sản phẩm hay một phần sản phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng sản xuất. Nếu sáng chế đó là một quy trình hay một phần quy trình thì quy trình đó phải có khả năng thực hiện hay sử dụng quy trình đó trong thực tiễn.

Để xác định khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế, có thể dựa vào những tiêu chí:

(i) Lĩnh vực sử dụng giải pháp, tức là một ngành cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa… thường là giải pháp kỹ thuật nảy sinh do một nhu cầu nào đó của một ngành cụ thể và nó sử dụng, giải pháp được coi là vô ích và do đó có tính thực tiễn;

(ii) Các điều kiện kỹ thuật hoặc phương tiện vật chất cần và đủ để thực hiện giải pháp. Đối với sáng chế, các điều kiện này không chỉ tồn tại trong hiện tại mà cả trong tương lai, ở Việt Nam và ở cả nước ngoài;

(iii) Các điều kiện kỹ thuật hoặc các phương tiện vật chất cần và đủ để thực hiện giải phải pháp được hiểu là tập hợp các chỉ dẫn và phương tiện vật chất cần phải sử dụng để thể hiện chỉ dẫn đó.

Như vậy, giải pháp kỹ thuật được công nhận là có khả năng áp dụng nếu nó được tạo ra và mô tả một cách chi tiết đến mức mà nếu muốn bất kỳ chuyên gia thuộc lĩnh vực của giải pháp đó, theo các chỉ dẫn và nhờ các phương tiện vật chất được đề xuất đều phải thực hiện được giải pháp và bất kỳ đâu, trong các điều kiện như nhau đều đạt được mục đích và kết quả đúng như mô tả trong đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Vì vậy có thể gọi đây là điều kiện về tính hữu ích của sáng chế.

Từ nhận thức trên, có thể hiểu khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế là giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định.

2.4.2. Cách xác định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam yêu cầu giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế buộc phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được một kết quả ổn định.

Thuật ngữ “công nghiệp” được sử dụng ở đây không có ý nghĩa giới hạn khả năng áp dụng của sáng chế trong một ngành công nghiệp nhất định, mà có thể được hiểu một cách rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực kỹ thuật của cuộc sống. Theo đó, nếu đối tượng của giải pháp kỹ thuật là một thiết bị, một hợp chất hóa học hay một bộ phận, chi tiết máy như thiết bị phát sóng điện có

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 9

tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào xương ở động vật có vú hoặc chế phẩm diệt nấm có tác dụng hiệp đồng, thì phải đảm bảo được khả năng có thể sản xuất được một cách hàng loạt với các tính năng và đặc điểm như đã được mô tả trong yêu cầu bảo hộ của sáng chế. Trong trường hợp đối tượng được đề cập của sáng chế là phương pháp hay quy trình như phương pháp nhập các ký tự tượng hình thông qua bàn phím số hoặc quy trình chế biến thức ăn gia súc, gia cầm có khả năng được bảo quản trong thời gian dài thì phải đảm bảo các phương pháp, hay quy trình đó có thể được áp dụng lặp đi lặp lại với các kết quả ổn định.

Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế phải là khả năng thực hiện giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ trong điều kiện thực tế với trình độ khoa học công nghệ hiện tại hoặc tương lai. Điều kiện thực tế bao gồm tất cả các điểm lý-hóa-sinh của môi trường sống cùng với tất cả các quy luật vận động khách quan của tự nhiên và xã hội. Do đó, nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau đây, giải pháp kỹ thuật của sáng chế sẽ bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:

Thứ nhất, những giải pháp kỹ thuật có nội dung rõ ràng đi ngược lại với các quy luật khách quan của tự nhiên, hoặc dựa trên những đặc tính không thể có trên tự nhiên đều được coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Chẳng hạn, giải pháp kỹ thuật của sáng chế đề cập đến một loại dược phẩm có khả năng ngăn chặn được sự tự phân chia của các tế bào trong cơ thể của động vật có vú, qua đó có thể chữa trị được các căn bệnh ung thư. Sáng chế này không có khả năng áp dụng công nghiệp, bởi khoa học đã chứng minh được rằng, sự tự phân chia của các tế bào chính là kết quả tất yếu của quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Do vậy, con người chỉ có thể đạt đến mức ức chế hoặc làm chậm lại sự phát triển của các tế bào ung thư mà không thể đạt được việc ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của chúng.

Thứ hai, giải pháp kỹ thuật của sáng chế cũng được coi là không có khả năng thực hiện được nếu đối tượng được đề cập bao gồm các thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc vào nhau hoặc đối tượng của giải pháp kỹ thuật theo sáng chế chứa đựng những mâu thuẫn nội tại, khiến cho kết quả được mô tả trong đơn không thể đạt được. Đây là những trường hợp giải pháp kỹ thuật của sáng chế đề cập đến những thiết bị hoặc các hợp chất mà bộ phận cấu thành hoặc các chất tham gia phản ứng mang những tính trái ngược có khả năng làm triệt tiêu hoàn toàn chức năng kỹ thuật của nhau. Ví dụ, đối tượng của sáng chế là một phích cắm điện bao gồm hai lá cắm được bọc một lớp nhựa polyme mỏng có tác dụng cách điện. Hai bộ phận này có các chức năng kỹ thuật triệt tiêu lẫn nhau do đó hoàn toàn không có khả năng liên hệ được với nhau trong cùng một chỉnh thể để thực hiện được một chức năng thống nhất.

Thứ ba, giải pháp kỹ thuật chỉ có thể được thực hiện với giới hạn số lần nhất định. Điều này có nghĩa là không thể thu được đặc tính kỹ thuật của đối tượng theo sáng chế một cách phổ biến và hàng loạt. Bởi vậy, những giải pháp kỹ thuật đề cập đến những đối tượng có khả năng áp dụng cho một cá nhân nhất định hoặc những đối tượng được tạo ra theo một trình tự mang tính ngẫu nhiên đều không được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp. Chẳng hạn, các sáng chế đề cập đến đối tượng là trình tự gen người hoặc động vật, các đối tượng mang những yếu tố đặc định bởi thông tin di truyền của mỗi cá thể thì không có khả năng áp dụng hàng loạt, và do đó, không có khả năng áp dụng công nghiệp.

Thứ tư, những giải pháp kỹ thuật chỉ có thể thực hiện được với điều kiện người thực hiện phải có những kỹ năng đặc biệt và các kỹ năng đó không có khả năng truyền thụ lại được hoặc giải pháp kỹ thuật thiếu những thông tin chỉ dẫn cần thiết để có thể thực hiện được.

Như vậy, điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam chỉ tập trung vào khía cạnh khả năng áp dụng thực tế của giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ. Các yếu tố liên quan đến tính hữu ích, khả năng khai thác thương mại, kinh tế, xã hội hay khoa học không được xem xét đến. Chẳng hạn, đối tượng của giải pháp kỹ thuật theo sáng chế là một hợp chất không ổn định, có tính chất hóa học thay đổi liên tục theo sự lên xuống của nhiệt độ, độ ẩm, từ trường của môi trường xung quanh hoặc là thiết bị dùng để đọc và phân loại tem phiếu phân phối thực phẩm… Mặc dù các đối tượng này có khả năng đáp ứng tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng theo đúng các điều kiện bảo hộ sáng chế, nhưng giá trị về mặt kinh tế, xã hội của chúng thì không được đảm bảo. Bởi tính năng của các đối tượng này không ứng dụng được vào một mục đích nào cụ thể hoặc mục đích sử dụng của chúng không còn ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội.


Kết luận chương 2

Với những nhận thức về một số vấn đề lý luận về sáng chế, điều kiện bảo hộ sáng chế tại chương 1, tại chương 2, luận văn đã làm rõ các vấn đề cơ bản nhất của pháp luật thực định sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ sáng chế bao gồm phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế, điều kiện bảo hộ sáng chế: điều kiện về tính mới, điều kiện về trình độ sáng tạo và điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp. Trong các điều kiện bảo hộ sáng chế, bên cạnh việc phân tích, đưa ra khái niệm về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế, luận văn còn tập trung phân tích, làm rõ nét việc xác định tính mới, xác định trình độ sáng tạo và xác định khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế, góp phần nhận diện sâu sắc về điều kiện bảo hộ sáng chế hiện nay, từ đó sẽ góp phần nhận diện những khó khăn, bất cập trong các quy định về sáng chế, điều kiện bảo hộ sáng chế tại chương 3.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT


3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế

3.1.1. Những kết quả đạt được

Sự ra đời của luật SHTT năm 2005 đánh dấu bước phát triển của hệ thống pháp luật bảo hộ tài sản trí tuệ, qua đó khiến cho cơ chế bảo hộ đối với sáng chế được tăng cường, những nội dung cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã được thể hiện đầy đủ. Trong đó, điều kiện bảo hộ sáng chế được coi là một vần đề trọng tâm đã chứng tỏ tầm quan trọng của việc đánh giá giải pháp kỹ thuật đạt tiêu chuẩn bảo hộ hay không.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 được đánh giá là đầy thử thách đối với kinh tế của Việt Nam , do đó có những ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động SHTT nói chung . Chính phủ đã nỗ lực và áp dụng thành công chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và đã đạt được nh iều thành quả đáng kể, qua đó trực tiếp thúc đẩy các hoạt động SHTT phát triển. Trong giai đoạn này, công tác tiếp nhận và xử lý đơn sở hữu công nghiệp nói chung, bảo hộ sáng chế nói riêng được duy trì khá ổn định và phát triển khá. Cụ thể: Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận tổng số 65.356 các loại đơn, trong đó bao gồm 38.789 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, trong đó bao gồm 3.688 đơn sáng chế. Trên cơ sở số lượng đơn các loại tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ đã xử lý 60.984 đơn các loại, trong đó có 37.287 đơn đăng ký xác lập quyền, trong đó, đã chấp nhận bảo hộ/cấp văn bằng bảo hộ 27.090 đối tượng SHCN, trong đó bao gồm 985 Bằng độc quyền sáng chế. Năm 2012, đã tiếp nhận 34.587 đơn các loại, trong đó có 19.562 đơn đăng ký xác

lập quyền SHCN, trong đó bao gồm 1.886 đơn sáng chế, đã xử lý 30.034 đơn các loại, trong đó có 17.246 đơn đăng ký xác lập quyền, đã chấp nhận bảo hộ, cấp văn bằng bảo hộ 12.346 đối tượng SHCN, trong đó bao gồm 483 bằng độc quyền sáng chế.

So với năm 2013, trong năm 2014, tổng số đơn đã tiếp nhận tăng 8,8%, trong đó đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng 7,8%. Việc xử lý đơn cũng có sự gia tăng đáng kể , cụ thể việc xử lý đơn đăng ký xác lập

quyền SHCN tăng 7,2%. Điều này có nghĩa là Cuc SHTT đã đáp ứng tốt hơn

nhu cầu của các cá nhân và tổ chức trong xác lập quyền SHCN . Năm 2014, Cục SHTT đã tiếp nhận 83.436 đơn các loại, tăng 8,8% so với năm 2013. Trong đó, số lượng đơn đăng ký SHCN có sự gia tăng đáng kể, tăng 7,8%, tương ứng với 46.347 đơn, trong đó, bao gồm 4.447 đơn sáng chế. Cục SHTT đã xử lý được 74.817 đơn các loại , tăng 17%, mức tăng đáng kể so với năm 2013. Trong đó có 38.745 đơn đăng ký xác lập quyền (tăng 7,2% so với năm 2013) và 36.072 đơn các loại khác. Cụ thể như sau: Cục SHTT chấp nhận bảo hộ cho 29.079 đối tượng SHCN, tăng khá so với năm 2013 với 4,7%. Số văn bằng bảo hộ cho các đối tượng SHCN cấp ra thực tế là 27.876, tăng 7,1% so với năm 2013. Cụ thể về số văn bằng bảo hộ được cấp ra trong năm 2014 như sau: số sáng chế được cấp bằng độc quyền là 1.368, giải pháp hữu ích - 86, kiểu dáng công nghiệp - 1.634, nhãn hiệu đăng ký quốc gia - 20.579, chỉ dẫn địa lý - 6, thiết kế bố trí mạch tích hợp - 3, và nhãn hiệu đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam - 4.200. Số lượng đối tượng SHCN bị từ chối bảo hộ là 9.696, trong đó có 1.825 nhãn hiệu đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam. Công tác thẩm định hình thức đơn đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam được thực hiện với 5 đơn sáng chế và 80 đơn nhãn hiệu [40].

Như vậy, trong vòng hơn hơn 30 năm qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiến hành tiếp nhận một số lượng đơn sáng chế, đã xét nghiệm và cấp bằng bảo hộ

độc quyền sáng chế cho rất nhiều giải pháp kỹ thuật trong nước và nước ngoài và có xu hướng tăng cả về số lượng đơn đăng ký sáng chế, cả về số lượng đơn sáng chế được xử lý và số bằng độc quyền sáng chế. Điều này phần nào đã cho thấy rằng, các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế ở nước ta bước đầu đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng như hoạt động chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện nay, quy chế xét nghiệm sáng chế được ban hành theo Quyết định 380/XNSC ngày 10/10/1992 của Cục sáng chế trở nên không còn phù hợp, đã và đang đặt ra tương đối nhiều thách thức trong việc thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế.

Trên thực tiễn cấp bằng sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành được thực hiện qua một quy trình khá chặt chẽ ngay từ đầu, được thể hiện rõ nét qua thủ tục thẩm định đơn đăng ký sáng chế bao gồm quá trình thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Điều này sẽ đảm bảo giá trị cho sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế, cũng như tránh đươc sự nhầm lẫn đối với những sáng chế được cấp bằng độc quyền bảo hộ trước đó. Theo đó, quy trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế được thực hiện qua 02 thủ tục cụ thể sau:

Thứ nhất, thủ tục thẩm định hình thức, trong đó mục đích của thẩm định hình thức đơn là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Nhiệm vụ của thẩm định hình thức bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như: (i) Kiểm tra xem các tài liệu có trong đơn có thỏa mãn các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không. (ii) Kiểm tra xem các tài liệu có trong đơn có được nộp trong thời hạn quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không. (iii) Kiểm tra xem liệu người nộp đơn có nộp các loại phí và lệ phí, và số tiền phí và lệ phí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023