Điều Kiện Bảo Hộ Sáng Chế Trong Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay


nuôi, khai mỏ và các quy trình công nghiệp khác. Điểm 4.1, Chương IV trong tài liệu hướng dẫn về xét nghiệm sơ bộ quốc tế các đơn PCT cũng đã chỉ rất rõ: Thuật ngữ công nghiệp được hiểu với ý nghĩa bao hàm tất cả các hoạt động thực tiễn của xã hội, trừ những hoạt động mang tính nghệ thuật. Theo đó, khả năng áp dụng của sáng chế sẽ không được xem xét trong các lĩnh vực thuộc về hoạt động tinh thần của con người.

Một sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu nó có thể được sử dụng, sản xuất với một quy mô kỹ thuật nhất định. Theo pháp luật của Vương quốc Áo, để được bảo hộ sáng chế, giải pháp kỹ thuật cần phải có khả năng thực hiện được trong thực tiễn. Bất kỳ một giải pháp kỹ thuật nào có khả năng sử dụng hoặc thực hiện được bằng các hoạt động thực tiễn của con người đều được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp. Các giải pháp kỹ thuật mang tính chất tự biện thuần tuý hoặc đi ngược lại với các quy luật của tự nhiên như như động cơ vĩnh cửu hoặc giải pháp chống lại hiện tượng thủng tầng ôzôn bằng cách chế tạo một lớp màng ngăn bằng chất dẻo bao trùm toàn bộ trên bầu khí quyển của trái đất.v.v. sẽ không được bảo hộ sáng chế vì không có khả năng thực hiện được trên thực tế. Ngoại lệ, có một số giải pháp kỹ thuật mặc dù hoàn toàn có khả năng thực hiện được trên thực tế nhưng vẫn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Pháp luật về bảo hộ sáng chế của không ít quốc gia trên thế giới không đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của các sáng chế chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của một người nào đó hoặc chỉ có khả năng thực hiện được đối với một cá nhân cụ thể nào đó. Ví dụ như các sáng chế liên quan đến phương pháp sử dụng chế phẩm thụ thai (Uỷ ban sáng chế châu Âu), phương pháp hút thuốc (Nhật Bản), phương pháp khớp đặt giày trượt tuyết vào ván trượt (Thụy Sỹ). Quy định loại trừ này có ý nghĩa nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất hàng hoạt và ứng dụng rộng rãi các giải pháp kỹ thuật của sáng chế.

Cần phải lưu ý rằng, tiêu chuẩn khả năng áp dụng công nghiệp hoàn toàn không đánh giá về khả năng khai thác các khía cạnh kinh tế và tài chính của giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ. Luật về bảo hộ sáng chế của Cộng hoà Pháp quy định: Để được bảo hộ sáng chế, đối tượng yêu cầu bảo hộ phải có khả năng đạt đến một kết quả thực tiễn nhất định có tính kỹ thuật, không xem xét sự hoàn thiện của nó, ngay cả khi các chuyên gia kỹ thuật nhận định việc khai thác sáng chế đó không mang lại bất kỳ một giá trị lợi nhuận hoặc tiện ích nào.

Một số quốc gia trên thế giới không đặt ra điều kiện khả năng áp dụng công nghiệp để xem xét khả năng bảo hộ sáng chế. Pháp luật về bảo hộ sáng chế của


các nước như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Canada, Australia, Niu Zi Lân... đòi hỏi giải pháp kỹ thuật của sáng chế phải có tính hữu ích. Sáng chế được coi là đạt được yêu cầu về điều kiện tính hữu ích nếu giải pháp đó có khả năng thực hiện được và phải đáp ứng được một mục đích cụ thể nào đó trên thực tế.

Theo tài liệu hướng dẫn xét nghiệm sáng chế của Cục sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ (USPTO), một giải pháp kỹ thuật được coi là có tính hữu ích nếu:

- Người có trình độ chuyên môn trong cùng lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể nhận thức ngay được sự hữu dụng của sáng chế đó. Chẳng hạn, sáng chế đề cập đến phương pháp sử dụng giống chuột biến đổi gen làm thức ăn cho rắn được coi là không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện tính hữu ích. Bởi vì, để tạo ra một con chuột biến đổi gen có thể phải chi phí hàng nghìn đô la. Do đó, giải pháp kỹ thuật này được coi là không có khả năng đáp ứng được yêu cầu về tính hữu ích và sẽ không được bảo hộ.

- Tính hữu ích của sáng chế phải là cụ thể và chắc chắn. Theo đó, nhà sáng chế buộc phải chứng minh được giải pháp kỹ thuật có khả năng thực hiện được cho một mục đích cụ thể nào đó. Các lập luận và chứng cứ để chứng minh cho điều đó phải được coi là rõ ràng đến mức người có trình độ trung bình trong cùng lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể hiểu và thực hiện được một cách thành công trong điều kiện hiện tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Tính hữu ích trong pháp luật về bảo hộ sáng chế của Canada được hiểu là giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ bắt buộc phải có khả năng áp dụng và có khả năng đem lại lợi ích nhất định đối với xã hội... Tương tự, pháp luật về bảo hộ sáng chế của Australia quy định các sáng chế nếu không có ý nghĩa về mặt lợi ích kinh tế cho quốc gia sẽ không được bảo hộ. Chẳng hạn, sáng chế đề cập đến phương pháp làm giảm tiếng ồn của động cơ máy bay phản lực được coi là không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện tính hữu ích vì loại máy bay này hiện nay không còn được sử dụng trên thực tế.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, đứng trên một phương diện nào đó, yêu cầu đặt ra đối với tính hữu ích có những quy định chặt chẽ một cách tương đối so với yêu cầu về khả năng áp dụng công nghiệp. Một sáng chế nếu được coi là có khả năng thực hiện trên thực tế có nghĩa là có thể đáp ứng được tiêu chuẩn khả năng áp dụng công nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được điều kiện về tính hữu ích nhà sáng chế không chỉ phải chứng minh được khả năng sử dụng, áp dụng của giải pháp kỹ

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 5


thuật, mà còn phải chứng minh được tính hiệu quả, tính kinh tế của việc thực hiện giải pháp kỹ thuật đó trong thực tiễn.

1.2.4. Ý nghĩa của điều kiện bảo hộ sáng chế

Một lần nữa, xin được nhắc lại câu nói đã trở nên nổi tiếng của Abraham Lincoln: “Bằng độc quyền sáng chế đổ thêm dầu vào ngọn lửa tài năng”. Không thể phủ nhận rằng, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã có những tác động hết sức mạnh mẽ đến sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới trong những thập kỷ qua. Ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được rằng, xây dựng các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy và tận dụng những tiềm năng sáng tạo trong xã hội cũng như thu hút những hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Để đạt được mục tiêu đó, điều kiện bảo hộ sáng chế đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Xét trên một phương diện nào đó, có thể khẳng định rằng, điều kiện bảo hộ sáng chế có ý nghĩa như là “cột xương sống” của chế định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế. Thông qua điều kiện bảo hộ sáng chế, Nhà nước có thể thực hiện được những mục tiêu thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của quốc gia phù hợp với mỗi một thời kỳ nhất định. Hoạt động với vai trò là một “bộ lọc” cần thiết nhằm hạn chế việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với những giải pháp kỹ thuật không có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng, điều kiện bảo hộ sáng chế một cách gián tiếp đã tạo nên động lực thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của các nhà sáng chế cũng như tạo điều kiện đắc lực để phổ biến và phát triển những tri thức có giá trị trong xã hội.

Ví dụ điển hình về việc sử dụng hiệu quả các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế là Nhật Bản trong những năm sau chiến tranh thế giới II. Có thể nói, việc mở rộng đến mức có thể các đối tượng được bảo hộ sáng chế cùng với những yêu cầu chặt chẽ về điều kiện tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng đối với giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản từ một nước đang phát triển trở thành một trong những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển hàng đầu thế giới như hiện nay.

Điều kiện bảo hộ sáng chế, xét trên một phương diện nào đó, còn là công cụ pháp lý hữu hiệu để Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết những nguồn lợi ích trong xã hội, mà trực tiếp và chủ yếu là lợi ích giữa các nhà sáng chế với phần còn lại của xã hội. Làm như thế nào để Nhà nước có thể cùng lúc thực hiện được cả hai


mục tiêu, vừa kích thích hoạt động sáng tạo của các nhà sáng chế, vừa tạo điều kiện cho công chúng được hưởng lợi từ những hoạt động sáng tạo đó. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là việc bảo hộ sáng chế đối với các loại thuốc có khả năng chữa trị các căn bệnh nan y như AIDS hoặc các loại bệnh ung thư. Do vậy, xây dựng điều kiện bảo hộ sáng chế theo quan điểm loại trừ khả năng bảo hộ sáng chế đối với các đối tượng này hoặc đề ra các điều kiện bảo hộ khắt khe thường được các quốc gia tính toán rất kỹ lưỡng, nhằm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của mình.

Điều này hoàn toàn có thể lý giải được, bởi xét cho cùng, điều kiện bảo hộ sáng chế là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Khi điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia bảo hộ, nó sẽ là động lực thúc đẩy. Tuy nhiên, một khi điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định ở mức thấp hơn hoặc quá cao so với hiện trạng thực tế, thì nó hoàn toàn có thể làm tê liệt toàn bộ khả năng phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia.



CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ

So với các quốc gia khác trên thế giới, sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế của Việt Nam có phần tương đối muộn. Mãi đến những năm 1981, Việt Nam lần đầu tiên mới có những quy định ban đầu về bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế thông qua việc ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế. Cho đến nay, qua một số lần sửa đổi và bổ sung, đặc biệt với sự ra đời của Bộ luật Dân sự mới năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế đã và đang dần dần được hoàn thiện.

Nhìn chung, các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế của pháp luật Việt Nam đã nhanh chóng kế thừa được những hạt nhân hợp lý căn bản nhất từ mô hình truyền thống “Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế; Tính mới; Trình độ sáng tạo và Khả năng áp dụng công nghiệp” của thế giới. Các quy định này, trong thời gian vừa qua, một phần nào đó đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện chính sách phát triển khoa học công nghệ ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có một số những hạn chế nhất định, chưa phù hợp với thực tiễn, cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trong thời gian tới.‌

2.1. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế

Kế thừa và phát triển tinh thần pháp lý cơ bản đã được xây dựng và phát triển qua các văn bản luật như Nghị định 31/CP ngày 23 tháng 1 năm 1981 về ban hành Điều lệ về cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Pháp lệnh sở hữu công nghiệp năm 1989, Bộ luật Dân sự năm 1995.v.v. Khoản 12, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 tiếp tục khẳng định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên”. Như vậy, những đối tượng có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế, trước hết phải là những giải pháp có dấu hiệu kỹ thuật.

Dấu hiệu kỹ thuật theo pháp luật Việt Nam không khác biệt nhiều so với quan điểm truyền thống của thế giới về sáng chế. Cụ thể, dấu hiệu kỹ thuật được


xác định rất rõ là việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên nhằm để giải quyết một vấn đề xác định nào đó. Hình thức của việc ứng dụng này có thể được biểu hiện dưới dạng những sản phẩm bao gồm máy móc, chi tiết máy, chất hoá học, nguyên liệu sinh học hoặc tương tự và quy trình bao gồm quy trình vật lý, quy trình hoá học hoặc các quy trình sinh học.v.v. Bởi vậy, các đối tượng không phải là những giải pháp mang dấu hiệu kỹ thuật, hoặc, nói một cách khác, không phải là những ứng dụng các quy luật tự nhiên để giải quyết những vấn đề nhất định sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế.

Điều 59, Luật Sở hữu trí tuệ đã liệt kê rất rõ danh mục của các đối tượng không có dấu hiệu kỹ thuật bị loại trừ khả năng được bảo hộ sáng chế, bao gồm:

- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp khoa học để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh;

- Chương trình máy tính;

- Cách thức thể hiện thông tin;

- Giải pháp chỉ mang tính chất thẩm mỹ

Phát minh thực chất chỉ là một sự nhận biết các hiện tượng, tính chất, hình thái vật chất cụ thể hoặc các quy luật của thế giới tự nhiên mà trước đó con người chưa có khả năng nhận thức hoặc kiểm chứng. Phát minh chỉ có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế nếu nó được ứng dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của con người. Ví dụ, Nhà bác học Mari Quiry đã phát minh ra hiện tượng phóng xạ. Phát minh này không được coi là có dấu hiệu kỹ thuật, bởi về mặt bản chất đó chỉ là sự khám phá một hiện tượng tự nhiên tồn tại khách quan mà trước đó chưa được con người biết đến. Tuy nhiên, khi hiện tượng phóng xạ được ứng dụng để tạo ra một loại vũ khí có khả năng sát thương cao như bom nguyên tử, bom hạt nhân thì lại là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế có thể được bảo hộ. Nguyên lý khoa học và phương pháp toán học cũng là một hình thức cụ thể trong quá trình nhận thức thế giới tự nhiên của con người. Bản thân các đối tượng này không nêu lên hoặc chỉ ra những cách thức hoạt động vật chất cụ thể trong quá trình tác động, cải tạo và làm chủ thiên nhiên của con người. Nói một cách khác, chúng chưa thể vận dụng được vào hoạt động thực tiễn sản xuất, sinh hoạt của con người. Do vậy, khả năng áp dụng công nghiệp của các đối tượng này đương nhiên


bị loại bỏ mà không cần thiết phải trải qua bất kỳ một thủ tục xét nghiệm nào về sáng chế.

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, cách thức thể hiện thông tin là những đối tượng chỉ có ý nghĩa áp dụng trong các hoạt động tư duy thuần tuý hoặc các hoạt động kinh tế, xã hội khác của con người. Đây là những giải pháp thuộc về các lĩnh vực phi kỹ thuật. Bởi vậy, chúng không thể là đối tượng được bảo hộ sáng chế mà chỉ có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật về bảo hộ quyền tác giả.

Đối với đối tượng là chương trình máy tính, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiếp tục kế thừa quan điểm truyền thống đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành, không coi đây là một giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ sáng chế. Chương trình máy tính được biểu hiện cụ thể dưới dạng những câu lệnh hoặc mã khoá nhất định. Về mặt bản chất, chương trình máy tính là việc thực hiện hàng loạt các phép toán logic, với các chữ số 0 và 1. Chính với đặc điểm này, chương trình máy tính được xác định là một dạng đặc biệt của phương pháp toán học và do đó không được coi là có dấu hiệu kỹ thuật. Từ những năm 1970 đến nửa đầu những năm 1980, có không ít các cuộc thảo luận quốc tế đã được tập trung để bàn thảo về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo pháp luật về bảo hộ sáng chế hay quyền tác giả, hay theo một hệ thống độc lập. Đến năm 1985, các chuyên gia của WIPO và UNESCO đã đi đến thống nhất bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo hệ thống bảo hộ quyền tác giả. Quan điểm này cho tới ngày nay đang được đa số các nước trên thế giới ủng hộ, đặc biệt là các quốc gia theo trường phái pháp luật sở hữu trí tuệ châu Âu. Tuy nhiên, bản chất pháp lý đặc trưng của hệ thống bảo hộ quyền tác giả là chỉ bảo hộ đối với hình thức thể hiện bên ngoài của tác phẩm, mà không đặt ra đối với nội dung các ý tưởng đó. Trong khi đó, cùng với tốc độ phát triển chóng mặt như hiện nay của công nghiệp phần mềm, đang ngày càng có nhiều chương trình máy tính đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu về khả năng áp dụng công nghiệp, tính mới và trình độ sáng tạo của một sáng chế. Bên cạnh đó, chương trình máy tính đã và đang trở thành một thành phần chính không thể thiếu trong hầu hết các cải tiến kỹ thuật của thế giới. Bởi vậy, nếu nhìn nhận trong một tương lai xa hơn, việc quy định một cách cứng nhắc, loại bỏ tất cả các loại đối tượng phần mềm máy tính ra khỏi các giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ sáng chế sẽ là không phù hợp.


Các giải pháp chỉ mang tính chất thẩm mỹ bao gồm các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật như tác phẩm hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, văn học.v.v. Những đối tượng này thuộc về một lĩnh vực hoàn toàn khác, là sự thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới những dạng vật chất nhất định, không thuộc về lĩnh vực kỹ thuật. Đối với các đối tượng này, cần thiết phải xác định rõ, bản thân khía cạnh thẩm mỹ của giải pháp không thuộc phạm vi được bảo hộ dưới danh nghĩa như một sáng chế. Tuy nhiên, nếu trong giải pháp đó, có chứa đựng những dấu hiệu kỹ thuật, và các dấu hiệu kỹ thuật đó có khả năng đáp ứng được những điều kiện khác về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng thì vẫn có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế. Ví dụ, một cuốn sách được cấu tạo bởi hình thức diễn đạt ngôn từ, cách thức sắp xếp các thông tin, sự phối kết hợp của màu sắc, và đường nét trong đó, những khía cạnh này sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Tuy nhiên, đối với các dấu hiệu kỹ thuật có thể có như chất liệu làm giấy, mực in, phương pháp in lại có thể được bảo hộ độc quyền sáng chế.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy, theo pháp luật Việt Nam, phạm vi các đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế tương đối gần với quan điểm truyền thống của thế giới về khái niệm sáng chế. Nếu so sánh với các cách thức tiếp cận mới nhất về sáng chế đang được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới thừa nhận, giới hạn các giải pháp được bảo hộ của Việt Nam khá hẹp. Xét trên một phương diện nào đó, với phạm vi đối tượng bảo hộ này, phần nào phù hợp với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật còn hạn chế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, khi thực sự hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, việc không bảo hộ sáng chế cho một số các đối tượng mới, quan trọng như chương trình máy tính, phương pháp kinh doanh ứng dụng giao thức mạng rất có thể sẽ dẫn đến những thua thiệt không đáng có của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại thế giới.

2.1.2 Điều kiện tính mới của sáng chế

Tính mới là một trong những yêu cầu cơ bản trong quy trình xét nghiệm nội dung để tiến hành cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Theo đó, chỉ những giải pháp kỹ thuật nào mà vào thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, chúng có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, mới có khả năng được bảo hộ sáng chế. Đây là một điều kiện mang định tính, không có khả năng được định nghĩa hoặc mô tả một cách cụ thể bằng ngôn ngữ. Chỉ có việc mất tính mới là có khả năng chứng minh được. Bởi vậy, cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, pháp luật về bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023