có phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hay không.
Phạm vi thẩm định hình thức bao gồm các công việc sau: (i) Kiểm tra hình thức các tài liệu có trong đơn; (ii) Kiểm tra sơ bộ nội dung các tài liệu có trong đơn. (iii) Đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn; trong trường hợp đơn hợp lệ thì xác định ngày nộp đơn hợp lệ, ngày ưu tiên (nếu có). Công việc thẩm định hình thức đơn được tiến hành và ghi nhận trong hệ thống IPAS.
Thứ hai, thẩm định nội dung. Trong đó, mục đích, phạm vi thẩm định nội dung nhằm mục đích đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ.
Đơn được thẩm định theo các nội dung: (i) Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp; (ii) Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ; (iii) Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Việc đánh giá theo các điều kiện bảo hộ được tiến hành lần lượt theo từng đối tượng (nếu đơn bao gồm nhiều đối tượng mà vẫn bảo đảm tính thống nhất). Đối với mỗi đối tượng, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điều kiện bảo hộ: (i) Đối với đơn đăng ký sáng chế, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ; (ii) Đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, việc đánh giá được tiến hành lần lượt với kiểu dáng của từng sản phẩm (nếu đơn đề cập đến bộ sản phẩm); trong trường hợp đề cập đến nhiều phương án thì đánh giá lần lượt từng phương án, bắt đầu từ phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn); (iii) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hoá, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hoá, dịch vụ. Việc thẩm định nội dung đối với từng đối tượng nêu tại các nội dung trên đây được hoàn tất khi đã đánh giá đối tượng đó với tất cả các điều kiện bảo hộ và có đủ căn cứ để kết luận đối tượng đó không đáp ứng hoặc đáp ứng điều
kiện bảo hộ, cụ thể là: (i) Tìm thấy lý do để kết luận đối tượng không đáp ứng một/một số/tất cả các điều kiện bảo hộ; hoặc (ii) Không tìm thấy bất kỳ lý do nào để kết luận đối tượng không đáp ứng ít nhất một điều kiện bảo hộ.
Trình tự thẩm định nội dung bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ sáng chế: (i) Xác định đối tượng nêu trong đơn có phải là giải pháp kỹ thuật hay không bằng cách xem xét tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật của đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong từng điểm yêu cầu bảo hộ có đưa ra được cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật để giải quyết nhiệm vụ xác định nhằm đạt được mục đích mà sáng chế đặt ra hay không. (ii) Xác định đối tượng nêu trong đơn thuộc dạng sản phẩm hay quy trình theo các dấu hiệu kỹ thuật nêu trong từng điểm yêu cầu bảo hộ theo quy định. (iii) Xác định đối tượng nêu trong đơn có trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh, tức là thuộc đối tượng không được Nhà nước bảo hộ theo quy định hoặc có thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng.
- Đánh giá đối tượng yêu cầu bảo hộ theo từng điều kiện bảo hộ. Để đánh giá đối tượng yêu cầu bảo hộ theo từng điều kiện bảo hộ, thẩm định viên cần tiến hành các bước sau: Phân tích giải pháp kỹ thuật; Yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung các tài liệu của đơn, sửa chữa các thiếu sót về hình thức (trong trường hợp người nộp đơn chưa được yêu cầu khắc phục các thiếu sót đó trong giai đoạn thẩm định hình thức), làm rõ bản chất hoặc nộp các tài liệu bổ trợ để chứng minh giải pháp nêu trong đơn… Khẳng định lại phân loại giải pháp kỹ thuật theo Bảng phân loại quốc tế về sáng chế lần mới nhất; Tra cứu tình trạng kỹ thuật; Thẩm định quyền ưu tiên (nếu cần) theo quy định tại Điều 19 Quy chế; Kiểm tra tính thống nhất của đơn;
Đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ (khả năng áp dụng công nghiệp, tính mới, trình độ sáng tạo) của từng đối tượng yêu cầu bảo hộ (nếu đơn gồm nhiều đối tượng đảm bảo tính thống nhất) lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ.
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế
Có thể bạn quan tâm!
- Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 7
- Điều Kiện Có Khả Năng Áp Dụng Công Nghiệp
- Thực Tiễn Áp Dụng Quy Định Pháp Luật Về Điều Kiện Bảo Hộ Sáng Chế
- Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 11
- Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được như gia tăng số lượng bằng độc quyền sáng chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính chủ sở hữu sáng chế. Việc xác định giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế từ phía người dân, doanh nghiệp và công tác tiếp nhận, xử lý đơn, thẩm định đơn sáng chế, cấp bằng độc quyền sáng chế từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định. Điều này phần nào thể hiện ở số lượng đơn đăng ký sáng chế bị từ chối chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số lượng đơn đăng ký sáng chế được tiếp nhận, xử lý (thẩm định). Điều này nguyên nhân là do các quy định về điều kiện hộ sáng chế còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, về khái niệm “sáng chế” và “giải pháp hữu ích” chưa có sự phân biệt rõ ràng. Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 chỉ nêu khái niệm sáng chế mà không đề cập tới giải pháp hữu ích. Hơn nữa, chỉ có sáng chế được quy định là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Điều 3 luật SHTT) trong khi đó tại Điều 58 quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ có nêu sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu như chỉ có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp (không có trình độ sáng tạo). Việc quy định như vậy trên thực tiễn có thể không gây ảnh hưởng gì nhưng thiếu khoa học. Những thiếu sót trong quy định của pháp luật đã và đang gây những khó khăn cho cả những chủ thể sáng tạo lẫn cơ quan xác lập quyền trong quá trình yêu cầu bảo hộ.
Thứ hai, theo quy định tại điều 4 Luật SHTT, sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật, nghĩa là việc ứng dụng các quy luật tự nhiên để giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể. Tuy nhiên, trên thế giới, một số quốc gia vẫn còn bảo hộ các chất hóa học được tìm ra hoặc mới được tổng hợp. Bản thân các chất hóa học này (cũng như các chuỗi gen mới tìm ra hoặc chủng vi sinh mới được phân lập) không phải là giải pháp kỹ thuật mà chỉ có việc sử dụng chúng để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể (làm thuốc chữa bệnh, làm phẩm màu…) mới là giải pháp kỹ thuật. Thế nhưng điều này không ngăn cản các chất trên được bảo hộ dưới dạng công thức hóa học mà không kèm theo một chức năng cụ thể nào, nghĩa là không phải dưới dạng giải pháp kỹ thuật. Như vậy, việc pháp luật quy định sáng chế là giải pháp kỹ thuật vô hình chung đã hạn chế đối tượng được bảo hộ.
Thứ ba, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định tính mới của sáng chế được xét trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, do những hạn chế về khả năng tra cứu thông tin sáng chế (tra cứu không chi tiết, không tiếp cận được những kho dữ liệu của một số quốc gia…) nên có thể xảy ra tình trạng một sáng chế đã được cấp bằng bảo hộ nhưng sau đó lại phải thu hồi vì lý do không còn tính mới. Như vậy, cung cấp kinh phí để cục sở hữu trí tuệ có thể tiếp cận với các kho thông tin tra cứu trên thế giới là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
Thứ tư, thông tư 01/2007/TT-BKHCN được ban hành ngày 14/02/2007 được xem là văn bản có tính chất quan trọng trong việc xác định quy trình xác lập quyền SHCN đối với sáng chế. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã bộc lộ một số điểm bất cập, hạn chế mâu thuẫn với luật SHTT. Trước tiên, xuyên suốt các quy định của thông tư tại một số điều còn bộc lộ những quan điểm khác nhau đòi hỏi phải có cách hiểu và áp dụng thông nhất. Cụ thể:
Một là, tại Điều 23.3b quy định về tính thống nhất của đơn đăng ký sáng chế đã liệt kê các trường hợp có thể coi là có tính thống nhất:
a, Yêu cầu bảo hộ một đối tượng duy nhất; hoặc (b) Yêu cầu bảo hộ một nhóm đối tượng có mối liên hệ kỹ thuật, thể hiện ý đồ sáng tạo chung duy nhất, thuộc các trường hợp sau đây:
(i) Một đối tượng dùng để tạo ra (sản xuất, chế tạo, điều chế) đối tượng kia;
(ii) Một đối tượng dùng để thực hiện đối tượng kia;
(iii) Một đối tượng dùng để sử dụng đối tượng kia;
(iv) Các đối tượng thuộc cùng một dạng, có cùng chức năng để đảm bảo thu được cùng một kết quả [6, Điều 23.3b]
Cách làm này không đầy đủ và sẽ gây tranh cãi khi lặp các trường hợp nằm ngoài các ví dụ trên.
Hai là, tại điều 23.6 quy định về phần mô tả sáng chế, đơn sáng chế phải thể hiện vắn tắt đối tượng (các đối tượng) được đăng ký. Trong các yêu cầu không có quy định tương tự, mà chỉ có quy định tên sáng chế phải được “tuyên bố một cách rõ ràng và ngắn gọn chỉ định kỹ thuật của sáng chế, “chứ không phải là “thể hiện vắn tắt đối tượng”. Cách quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho người nộp đơn khi mà trong đơn có nhiều sáng chế (nhiều đối tượng hay nhiều yêu cầu bảo hộ độc lập cho các đối tượng khác nhau), đặc biệt là sáng chế trong lĩnh vực vi sinh. Vì vậy, yêu cầu về tên sáng chế khó đáp ứng “ vắn tắt” được.
Ba là, Tại điểm b (ii), Khoản 25.3 đề cập tới phương pháp chuẩn đoán như một quy trình được bảo hộ. Tuy nhiên tại khoản 7 điều 59 luật SHTT không ghi những đối tượng này là sáng chế. Như vậy, đã tồn tại sự mâu thuẫn về cách hiểu “phương pháp chuẩn đoán” giữa luật SHTT và thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Bốn là, Điểm b (i) (ii), Khoản 25.5 quy định về đánh giá tính mới: (i) Hai giải pháp kỹ thuật được coi là trùng nhau khi có tất cả các dấu hiệu (đặc
điểm) cơ bản trùng nhau hoặc tương đương (thay thế được cho nhau); (ii) hai giải pháp kỹ thuật được coi là tương tự nhau khi có phần lớn các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản trùng nhau hoặc tương đương (thay thế được cho nhau); Thuật ngữ “tương đương” (thay thế được cho nhau) này có thể hiểu là “sáng chế tương đương” (equivalent invention) như được xác định cho việc đánh giá về vi phạm sáng chế hay không?
Năm là, Điểm d (ii) khoản 25.5 quy định về đánh giá tính mới các dấu hiệu cơ bản của giải pháp được thẩm định được so sánh với các dấu hiệu của giải pháp đối chứng, trong đó “các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn, trong các văn bằng bảo hộ được thể hiện tại phạm vi (yêu cầu) bảo hộ sáng chế”. Đây là thiếu sót của Thông tư khi không quy định cụ thể văn bằng bảo hộ được nêu là loại văn bằng nào vì nếu đó là văn bằng được đưa ra làm đối chứng thì việc so sánh không thể chỉ tiến hành với các dấu hiệu được bộc lộ trong “phạm vi (yêu cầu) bảo hộ” của các tài liệu này mà là với tất cả những gì được bộc lộ trong toàn văn của các văn bằng đó.
Sáu là, Điểm d (i), Khoản 24.4 nêu: “Dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật có thể là đặc điểm về chức năng, công dụng, cấu tạo, liên kết, thành phần… cùng với các dấu hiệu cơ bản khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để xác định bản chất (nội dung) của đối tượng”. Khái niệm “tập hợp cần và đủ” được hiểu như thế nào cho đúng trong quá trình áp dụng pháp luật.
Bảy là, tại điểm a(ii) khoản 25.4 quy định về đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp theo quy định tại Điều 62 Luật SHTT:
Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó [32, Điều 62].
Khái niệm khai thác ở đây chưa được giải thích một cách cụ thể.
Thứ năm, nhiều quy định về bảo hộ sáng chế chưa tương thích với các Công ước quốc tế.
Xem xét các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta, chúng ta thấy rằng, còn rất nhiều quy định chưa tương thích với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên trong đó, có quy định bảo hộ các sáng chế về công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học được thừa nhận là một ngành công nghệ hứa hẹn nhất trong tương lai. Ngành công nghệ này tạo ra những bước đột phá trong y học và đem lại những cơ hội mới trong việc sản xuất thực phẩm và năng lượng cũng như đưa ra những giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường. Trên phạm vi toàn cầu, công nghệ sinh học được công nhận về tầm quan trọng và được pháp luật bảo hộ. Thực tiễn của Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ cho thấy rằng: bảo hộ sự sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ sinh học đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nhiều lĩnh vực của đời sống cũng như phát triển kinh tế, xã hội. Các điều ước quốc tế bảo hộ các sáng chế về công nghệ sinh học được hình thành từ rất sớm. Những công ước quốc tế cơ bản nhất liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học bao gồm: Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883; Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV) năm 1961; Hiệp ước Budapest về việc thừa nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế năm 1977; Công ước về đa dạng sinh học năm 1992; Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hưũ trí tuệ (TRIPs) năm 1997. Tuy nhiên, Việt Nam chưa tham gia bất kỳ công ước quốc tế nào trong lĩnh vực công nghệ sinh học và cũng chưa ban hành văn bản pháp luật độc lập nhằm bảo hộ các sáng chế về công nghệ sinh học.
Nếu như trước đây, những đối tượng có khả năng được bảo hộ với danh
nghĩa sáng chế bao gồm sản phẩm, quy trình và việc sử dụng (new indication)
– các yêu cầu bảo hộ đề cập đến “việc sử dụng” còn được biết đến dưới tên là Swiss case (kiểu Thuỵ Sĩ). Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã giới hạn lại phạm vi các đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, theo đó, một đối tượng được bảo hộ chỉ có thể là sản phẩm hoặc quy trình. Như vậy, có thể hiểu đối tượng “sáng chế dạng sử dụng” đã bị “gạt tên” ra khỏi danh sách những đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích người dân, cho phép người dân được quyền sử dụng những tiến bộ, phát hiện mới để phục vụ các lợi ích của mình. Tuy nhiên, kể từ ngày luật Sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực, quy định mới này đã lại bộc lộ sự “lợi bất cập hại” của nó.
Việc loại bỏ “sáng chế dạng sử dụng” được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, vô hình chung đã làm cho xã hội mất đi cơ hội được biết đến công dụng mới của một sản phẩm, hoạt chất nhất định, để giảm các hoạt động nghiên cứu về tác dụng mới của một hoạt chất, hợp chất hay một sản phẩm đã biết. Thực nghiệm khoa học cho thấy, để tìm ra công dụng mới hay có thể hiểu là một chỉ định mới của một sản phẩm hoặc một chất cũng đòi hỏi hoạt động nghiên cứu, tìm tòi, cũng làm hao mòn về mặt trí lực, thể lực và phí đầu tư cũng giống như công sức để sáng chế ra “sản phẩm” hoặc “quy trình”. Ví dụ, nếu như trước đây đối tượng như nêu trong yêu cầu bảo hộ sau được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế “việc sử dụng hoạt chất A để làm tăng năng suất cây trồng” hoặc “việc sử dụng hoạt chất có công thức I để diệt trừ sâu bọ gây hại”. Như vậy, nếu “sáng chế dạng sử dụng” không được bảo hộ, thì điều này sẽ khiến các nhà sáng chế sẽ loại bỏ đối tượng này ra khỏi danh sách khi nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế tại Việt Nam. Như vậy, người dân sẽ không được biết đến công dụng mới này. Đặc biệt, khi đối tượng sử dụng chủ yếu tập trung vào chỉ định mới hay công dụng mới của một hợp chất, hoạt chất để phòng trừ sâu bọ, nấm gây hại