Thẩm Định Giải Pháp Kỹ Thuật Yêu Cầu Bảo Hộ Sáng Chế Trong Giai Đoạn Xét Nghiệm Hình Thức


Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 quy định, đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được thẩm định trong hai giai đoạn xét nghiệm khác nhau: Thứ nhất là giai đoạn xét nghiệm hình thức. Thứ hai là giai đoạn xét nghiệm nội dung. Trong hai giai đoạn này, các điều kiện bảo hộ sáng chế theo quy định của pháp luật lần lượt sẽ được dùng để kiểm tra và thẩm định khả năng bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nộp đơn đăng ký sáng chế. Dựa trên kết quả xét nghiệm sáng chế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về việc chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ độc quyền sáng chế cho giải pháp kỹ thuật nộp kèm theo đơn.

2.2.1. Thẩm định giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ sáng chế trong giai đoạn xét nghiệm hình thức

Xét nghiệm hình thức là giai đoạn xét nghiệm sơ bộ ban đầu đối với giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế. Trong giai đoạn này, các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền nộp đơn, quyền đại diện nộp đơn, quyền hưởng quyền ưu tiên từ đơn được nộp sớm hơn cùng các vấn khác về hình thức trình bày của đơn đăng ký sáng chế sẽ được tiến hành xem xét. Đồng thời, trong giai đoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ có những bước xét nghiệm sơ bộ đầu tiên về khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nộp theo đơn. Theo đó, trong giai đoạn xét nghiệm hình thức, sự phù hợp giữa đối tượng được đề cập trong đơn đăng ký sáng chế và yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được tiến hành xem xét trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam về các phạm vi các đối tượng có khả năng được bảo hộ sáng chế.

Đối tượng được đề cập của sáng chế sẽ bị coi là không phù hợp, nếu đối tượng đó không phải là giải pháp kỹ thuật hoặc không phải là việc sử dụng một giải pháp kỹ thuật. Giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ sáng chế buộc phải là một tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Do vậy, trong trường hợp, nội dung được đề cập trong đơn chỉ là ý tưởng hoặc ý đồ, chỉ nêu hoặc đặt vấn đề mà không phải là cách giải quyết vấn đề, không trả lời được câu hỏi “bằng cách nào” hoặc/và “bằng phương tiện gì” thì không được coi là giải pháp kỹ thuật. Ví dụ, đó chỉ là sự mô tả thuần túy tính chất và đặc điểm của một hoạt chất tồn tại trong tự nhiên hoặc chỉ là lý thuyết về sự bán dẫn trong khoa học vật lý... Đối tượng được đề cập cũng sẽ không được coi là giải pháp kỹ thuật nếu vấn đề được đặt ra để giải quyết không phải là vấn đề kỹ thuật và không thể giải quyết được bằng cách thức kỹ thuật như các loại luật lệ, các trò chơi, định luật vật lý hoặc toán học, phương pháp và hệ thống tổ chức, quản lý, đào tạo, huấn luyện; hệ thống ngôn ngữ,


phương pháp sắp xếp thông tin, sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.v.v.

Trong một trường hợp khác, theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của sáng chế là phương pháp chữa bệnh, chẩn đoán bệnh cho người hoặc động vật hoặc các phương pháp thử nghiệm được tiến hành trên cơ thể người và/hoặc cơ thể động vật cũng sẽ không được coi là phù hợp. Ví dụ, các yêu cầu bảo hộ đề cập đến nội dung: Phương pháp chữa trị chứng bệnh nghiện thuốc lá ở người bằng cách cho bệnh nhân uống một lượng hữu hiệu dược phẩm chứa hoạt chất chống gây nghiện theo sáng chế hoặc Phương pháp chẩn đoán bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư gan có khả năng được điều trị bằng chế phẩm theo sáng chế bằng cách thử nghiệm biểu hiện thể nhận hợp phần asialo interferon của tế bào ung thư hoặc Phương pháp thử nghiệm việc điều trị bệnh AIDS bằng cách tiêm lên cơ thể tinh tinh mang mầm bệnh một lượng hữu hiệu dược phẩm có khả năng ức chế và tiêu diệt sự phát triển của virut HIV... sẽ được yêu cầu loại bỏ hoặc sửa chữa lại cho phù hợp. Cũng cần phải lưu ý rằng, phương pháp điều trị, chẩn đoán, hoặc thử nghiệm bệnh cho người hoặc động vật chỉ bị coi là đối tượng bị loại trừ bảo hộ sáng chế trong trường hợp các phương pháp này được tiến hành trực tiếp trên cơ thể sống của con người hoặc động vật. Do vậy, đối với các phương pháp điều trị, chẩn đoán hoặc thử nghiệm bệnh được tiến hành trên cơ thể người hoặc động vật đã chết và/hoặc trên các mẫu mô, chất dịch đã được sinh thiết ra khỏi cơ thể sống và sẽ không được đưa trở lại cơ thể sống ban đầu vẫn được coi là phù hợp với đối tượng yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Ví dụ, đối tượng yêu cầu bảo hộ là phương pháp chẩn đoán và loại trừ các mầm bệnh có trong mẫu máu hoặc các dịch thể khác của người được bảo quản trong các ngân hàng gen.

Đối với các giải pháp kỹ thuật liên quan đến phần mềm máy tính, đối tượng của sáng chế sẽ bị coi là không phù hợp nếu yêu cầu bảo hộ của sáng chế đề cập trực tiếp đến phần mềm máy tính hoặc đề cập dưới dạng bản ghi trên một vật mang thông tin. Tuy nhiên, nếu phần mềm máy tính theo giải pháp kỹ thuật của sáng chế là một bộ phận cấu thành nên đối tượng kỹ thuật khác có khả năng được bảo hộ sáng chế, thì yêu cầu bảo hộ của sáng chế vẫn có thể được chấp nhận là hợp lệ. Ví dụ, phần mềm máy tính hoạt động như một bộ phận điều khiển tự động nằm trong thiết bị hoặc trong một quy trình kỹ thuật khác theo sáng chế.

Nếu sáng chế yêu cầu bảo hộ đối với giống cây trồng, giống động vật, quy trình để tạo ra giống cây trồng hoặc giống động vật mang thuần tuý bản chất sinh


học mà không phải là quy trình vi sinh cũng sẽ bị coi là không phù hợp. Đặc biệt, để xác định được, yêu cầu bảo hộ của sáng chế có thuộc vào lớp đối tượng bị loại trừ là quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ sáng chế cần phải thẩm định được mức độ vai trò của yếu tố con người trong quy trình sản xuất đó để có thể thu được kết quả theo giải pháp kỹ thuật được đề cập của sáng chế. Trong trường hợp, yếu tố can thiệp của con người có ý nghĩa quyết định trong quy trình sản xuất giống động vật hoặc thực vật thì đối tượng yêu cầu bảo hộ của sáng chế được coi là phù hợp. Ví dụ, nếu dấu hiệu kỹ thuật của quy trình sản xuất giống thực vật chỉ dừng lại ở phương pháp sàng lọc, lựa chọn và ươm trồng đối với các loại hạt giống mang những đặc điểm tự nhiên vốn có, thì đối tượng yêu cầu bảo hộ của sáng chế bị coi là quy trình chủ yếu mang bản chất sinh học. Ngược lại, nếu đó là quy trình tác động nhằm làm biến đổi các đặc tính vốn có của cây trồng để thu được kết quả mong muốn, đối tượng yêu cầu bảo hộ của sáng chế sẽ được coi là hợp lệ. Ví dụ, “Phương pháp tạo ra cây chuyển gen có mức tổng hợp dẫn xuất anthoxynidin của anthoxyanin từ delphinidin cao hơn, bao gồm việc đưa vào cây cấu trúc gen gồm vùng khởi đầu của gen mã hoá enzym của chu trình flavônit liên kết được với trình tự axit nucleotit mã hoá flavonoit 3',5'-hydroxylaza”.

Trong trường hợp, đối tượng nêu trong đơn đăng ký bảo hộ sáng chế bị coi là không phù hợp với yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ ra thông báo thiếu sót đơn, yêu cầu người nộp đơn loại bỏ hoặc sửa chữa nội dung còn thiếu sót. Trong đó, người nộp đơn cần phải được thông báo một cách cụ thể các điểm còn thiếu sót trong đơn cũng như căn cứ pháp lý của việc ra thông báo thiếu sót. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày ra thông báo, nếu người nộp đơn từ chối loại bỏ/sửa chữa hoặc có sửa chữa nhưng việc sửa chữa không đạt yêu cầu, đơn sẽ bị coi là không hợp lệ. Do đó, đơn đăng ký sáng chế sẽ không được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp và sẽ không được chuyển sang giai đoạn xét nghiệm nội dung.

2.2.2. Thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ sáng chế của giải pháp kỹ thuật trong giai đoạn xét nghiệm nội dung

Giai đoạn thứ hai của quy trình xét nghiệm khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế của giải pháp kỹ thuật là giai đoạn xét nghiệm nội dung. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong vòng mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp hoặc kể từ ngày có yêu cầu xét nghiệm nội


dung, giải pháp kỹ thuật sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ sáng chế tiến hành xét nghiệm nội dung. Trong giai đoạn này, từng điều kiện bảo hộ sáng chế bao gồm điều kiện tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp sẽ lần lượt được sử dụng để xét nghiệm khả năng được bảo hộ sáng chế của giải pháp kỹ thuật được đề cập trong đơn. Thông qua đó, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ đưa ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế cho giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn.

2.2.2.1. Đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật

Để thẩm định tính mới của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn, ít nhất cơ quan xét nghiệm sáng chế phải tiến hành tra cứu các thông tin liên quan trong các nguồn sau đây:

- Tất cả các đơn khác đã được Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận có cùng lĩnh vực kỹ thuật với đối tượng được nêu trong đơn và có ngày ưu tiên sớm hơn ngày ưu tiên của đơn hiện thời, trừ trường hợp đơn đó đã và sẽ không dược công bố công khai. Mức độ tương ứng về lĩnh vực kỹ thuật giữa đơn sáng chế hiện thời và tài liệu đơn được đưa ra làm đối chứng được xác định thông qua chỉ số phân loại sáng chế theo công ước quốc tế về phân loại sáng chế (IPC), tính cho đến chỉ số phân lớp thứ ba. Ví dụ, đối tượng của sáng chế là hỗn hợp các tác nhân liệu pháp độc tố tế bào được sử dụng như một dạng dược phẩm để điều trị bệnh. Trong trường hợp này, cơ quan xét nghiệm sáng chế cần phải tra cứu các thông tin về đơn sáng chế đã được nộp liên quan đến lĩnh vực dược phẩm dùng để chữa bệnh, dùng trong khoa răng miệng hoặc với mục đích vệ sinh.

- Các đơn sáng chế và/hoặc các patent có cùng lĩnh vực kỹ thuật được đề cập do các Tổ chức, quốc gia khác công bố/cấp trong vòng 25 năm trước ngày ưu tiên của đơn, được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ hoặc trên các trang web chính thức của các tổ chức quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác. Mức độ tương ứng về lĩnh vực kỹ thuật được đề cập giữa thông tin đối chứng và sáng chế được xét nghiệm cũng có thể được xác định theo nguyên tắc nói trên.

- Trong trường hợp cần thiết, việc tra cứu có thể được mở rộng đến các báo cáo khoa học, báo cáo kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu.v.v. thuộc cùng lĩnh vực kỹ thuật đã được công bố công khai trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế. Pháp luật Việt Nam không giới hạn không gian, địa điểm cũng như phương thức và ngôn ngữ công bố của các tài liệu đối chứng.


Dựa trên các nguồn thông tin tra cứu được trên đây, cơ quan xét nghiệm sẽ tiến hành so sánh các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản được đề cập trong các tài liệu đối chứng với đối tượng yêu cầu bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong Đơn. Dấu hiệu kỹ thuật cơ bản của sáng chế được hiểu là các đặc điểm về chức năng, công dụng, cấu tạo, liên kết, thành phần cùng với các dấu hiệu cơ bản khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để xác định bản chất, nội dung của đối tượng. Giải pháp kỹ thuật sẽ được coi là mới nếu trong nguồn thông tin công bố có nội dung gần nhất với lĩnh vực kỹ thuật được đề cập của sáng chế, cơ quan xét nghiệm không tìm thấy dấu hiệu trùng hoặc/và tương tự (có khả năng thay thế được cho nhau) với các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản của đối tượng yêu cầu bảo hộ. Cụ thể hơn, giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế đáp ứng được điều kiện tính mới, nếu có một dấu hiệu kỹ thuật căn bản không có mặt trong nguồn thông tin được đem ra làm đối chứng. Vấn đề này có thể được làm rõ hơn thông qua các mô hình sau:



Giải pháp kỹ thuật đối chứng Giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ Trong mô 1


Giải pháp kỹ thuật đối chứng Giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ Trong mô 2

Giải pháp kỹ thuật đối chứng

Giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 8


Trong mô hình nói trên, các dấu hiệu kỹ thuật được gọi là A, B, C, D, tương ứng với màu sắc của chúng. Vai trò quan trọng của mỗi dấu hiệu kỹ thuật được biểu hiện bởi tỷ lệ % của trong hình vẽ. So sánh hai hình vẽ nói trên, chúng ta có thể thấy giữa giải pháp kỹ thuật đưa ra làm đối chứng và giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế có một số điểm khác biệt sau:

- Khác biệt về thành phần các dấu hiệu kỹ thuật (khác nhau ở dấu hiệu C và dấu hiệu D).

- Khác biệt về vai trò quan trọng của mỗi dấu hiệu kỹ thuật đối với từng giải pháp.

Do vậy, giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế nói trên có khả năng

đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện tính mới.


Ví dụ, đối tượng được đề cập của sáng chế là một thiết bị chế biến thức ăn gia súc gia cầm bao gồm một khoang sấy và một khoang làm nguội thức ăn. Một bộ phận điều chỉnh ra viên lắp ngăn cách giữa hai khoang giúp cho thức ăn sau khi

được sấy có thể được chuyển đến khoang làm nguội với một liều lượng thích hợp. Trong khi đó, giải pháp kỹ thuật được đề cập trong tài liệu đối chứng là một thiết bị chế biến thức ăn gia súc, gia cầm cũng bao gồm một khoang sấy và một khoang làm nguội thức ăn. Như vậy, về mặt kết cấu của hai thiết bị này, đã tồn tại hai dấu hiệu kỹ thuật cơ bản bị trùng lặp nhau. Sự khác biệt duy nhất giữa sáng chế và tài liệu đối chứng chỉ là bộ phận điều chỉnh ra viên. Do đó, để có thể đưa ra được kết luận về khả năng đáp ứng điều kiện tính mới của sáng chế, cơ quan xét nghiệm cần thiết phải xác định được sự khác biệt nói trên có thể được coi là sự khác biệt căn bản về dấu hiệu kỹ thuật của sáng chế hay không. Trong trường hợp này, nếu xem xét trên khía cạnh hiệu quả kỹ thuật có thể được tạo ra nhờ vào việc gắn thêm bộ phận điều chỉnh ra viên giữa hai khoang sấy và khoang làm nguội thức ăn, chúng ta có thể thấy rằng, sự khác biệt là hết sức rõ rệt. Cụ thể, thông qua bộ phận này, người sử dụng có thể điều tiết được số lượng thức ăn cần làm nguội theo mức độ mong muốn. Hiệu quả kỹ thuật này không thể đạt được nếu chỉ dựa vào các thông tin được bộc lộ trong tài liệu đối chứng. Do đó, có thể khẳng định, sáng chế trên hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu về điều kiện tính mới.

2.2.2.2. Đánh giá khả năng đáp ứng trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ

thuật

Đây được coi là công đoạn tương đối khó khăn nhất trong bất kỳ một quy

trình xét nghiệm nội dung nào về sáng chế. Cơ quan có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ sáng chế chỉ tiến hành xét nghiệm trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật nếu

đối tượng kỹ thuật của sáng chế được coi là có tính mới.

Việc đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn đăng ký sáng chế được thực hiện bằng cách đánh giá dấu hiệu và/hoặc các dấu hiệu cơ bản của sáng chế. Theo đó, đối tượng của sáng chế sẽ được coi là có khả năng đáp ứng được yêu cầu về trình độ sáng tạo, nếu dấu hiệu và/hoặc tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt của giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo, và không phải là kết quả hiển nhiên đối với những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Tính hiển nhiên được hiểu là, bất kỳ một người nào có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng có thể biết được rằng

để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương


ứng. Kết luận này chỉ có thể được đưa ra dựa trên việc đánh giá và xem xét mức độ thông tin kỹ thuật được bộc lộ trong các nguồn tài liệu đối chứng.

Khác với việc đánh giá tính mới, chỉ dựa trên việc so sánh giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế với tong giải pháp kỹ thuật được đưa ra làm đối chứng, việc đánh giá khả năng đáp ứng trình độ sáng tạo của sáng chế phải được thực hiện trên cơ sở so sánh tổng hợp toàn bộ các dấu hiệu kỹ thuật mà người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tiếp cận được để thực hiện vấn đề mà sáng chế đặt ra.

Ví dụ, giải pháp kỹ thuật của sáng chế đề cập đến một loại dược phẩm điều trị bệnh ung thư bằng cách sử dụng công thức liên kết ankaloit và peptit. Tuy nhiên, thành phần của dược phẩm nói trên cùng với chức năng điều trị u bướu của các tác nhân liên kết peptit đã được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Do vậy, có thể coi người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều hoàn toàn có thể đạt được giải pháp tạo ra dược phẩm điều trị bệnh ung thư có công thức hoá học như trên bằng cách kết hợp các thông tin kỹ thuật đã

được biết. Do đó, giải pháp kỹ thuật của sáng chế được coi là không được trình độ sáng tạo.

Trong một trường hợp khác, nếu các dấu hiệu căn bản của giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một và hoặc một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc và hoặc đối tượng của sáng chế chỉ là sự kết hợp đơn giản của các thông tin kỹ thuật

đã biết để đạt được những chức năng, hiệu quả và mục đích của một hoặc một số giải pháp kỹ thuật đã biết thì sáng chế cũng bị coi là không có trình độ sáng tạo. Vấn đề này có thể được làm rõ hơn thông qua mô hình dưới đây:



Giải pháp kỹ thuật đối chứng I Giải pháp kỹ thuật đối chứng II Giải pháp 3


Giải pháp kỹ thuật đối chứng I Giải pháp kỹ thuật đối chứng II Giải pháp 4

Giải pháp kỹ thuật đối chứng I

Giải pháp kỹ thuật đối chứng II




Giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ


Trong trường hợp này, so với từng giải pháp kỹ thuật được đưa ra làm đối chứng, giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu về điều kiện tính mới, do có sự khác biệt về các dấu hiệu kỹ thuật (giải pháp

đối chứng I không có dấu hiệu D; giải pháp đối chứng II không có dấu hiệu C). Tuy nhiên, nếu xem xét tổng thể các nguồn thông tin mà người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tiệp cận được tại thời điểm thực hiện sáng chế, giải pháp kỹ thuật của sáng chế hoàn toàn có thể thực hiện được dựa trên việc kết hợp các dấu hiệu kỹ thuật từ các giải pháp kỹ thuật đã biết (giải pháp đối chứng I và II). Do đó, sáng chế được coi là hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo.

Ví dụ, đối tượng của sáng chế là hệ thống truy cập mạng internet theo đó người sử dụng thực hiện truy cập Internet từ một thiết bị máy tính bất kỳ và thông tin về trang web đang truy cập sẽ được chuyển về máy chủ. Nếu người sử dụng không được phép truy cập internet, máy chủ xác nhận trong hệ thống sẽ gửi đến máy tính cá nhân của người sử dụng một bộ câu hỏi yêu cầu xác nhận thông tin của người truy cập, thông qua đó kiểm soát được hành vi của người truy cập mạng internet. Hệ thống truy cập mạng máy tính với các dấu hiệu kỹ thuật nói trên đáp ứng được yêu cầu về tính mới do không tìm thấy giải pháp kỹ thuật tương tự có khả năng thay thế. Tuy nhiên, từng dấu hiệu kỹ thuật riêng biệt của đối tượng sáng chế như việc chuyển thông tin truy cập internet đến máy chủ và việc xác nhận thông tin của người truy cập thông qua máy chủ xác nhận đã được biết đến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Do vậy, đối tượng được đề cập của sáng chế được coi là hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình bất kỳ trong lĩnh vực kỹ thuật được đề cập của sáng chế.

Tuy nhiên, sáng chế là sự kết hợp các dấu hiệu kỹ thuật đã biết trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, nhưng sự kết hợp các dấu hiệu đó tạo ra các kết quả bất ngờ thì giải pháp kỹ thuật đó vẫn được coi là có khả năng đáp ứng được điều kiện

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí