Đối Tượng Không Được Bảo Hộ Với Danh Nghĩa Sáng Chế

đựng những dấu hiệu kỹ thuật, và các dấu hiệu kỹ thuật đó có khả năng đáp ứng được những điều kiện khác về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng thì vẫn có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế. Ví dụ, một cuốn sách được cấu tạo bởi hình thức diễn đạt ngôn từ, cách thức sắp xếp các thông tin, sự phối kết hợp của màu sắc, và đường nét trong đó, những khía cạnh này sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Tuy nhiên, đối với các dấu hiệu kỹ thuật có thể có như chất liệu làm giấy, mực in, phương pháp in lại có thể được bảo hộ độc quyền sáng chế.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy, theo pháp luật Việt Nam, phạm vi các đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế tương đối gần với quan điểm truyền thống của thế giới về khái niệm sáng chế. Tuy nhiên, nếu so sánh với các cách thức tiếp cận mới nhất về sáng chế đang được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới thừa nhận, giới hạn các giải pháp được bảo hộ của Việt Nam khá hẹp. Xét trên một phương diện nào đó, với phạm vi đối tượng bảo hộ này, phần nào phù hợp với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật còn hạn chế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, khi thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, việc không bảo hộ sáng chế cho một số các đối tượng mới, quan trọng như chương trình máy tính, phương pháp kinh doanh ứng dụng giao thức mạng rất có thể sẽ dẫn đến những thua thiệt không đáng có của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại thế giới.

2.1.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Theo quy định tại Điều 787 Bộ luật Dân sự 2005 “Nhà nước không bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ” [30, Điều 787]. Đây được coi là một nguyên tắc rất cơ bản để xác định phạm vi các đối tượng không được bảo hộ

quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng. Như vậy, các giải pháp kỹ thuật có nội dung đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội.v.v. hoặc việc cho phép công bố, bảo hộ quyền độc quyền khai thác đối với chúng có khả năng ảnh hưởng đến trật tự công cộng hoặc nguyên tắc nhân đạo sẽ bị loại trừ, không được bảo hộ sáng chế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Mục 5, Điều 27.2 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) quy định:

Các nước thành viên có thể loại trừ các sáng chế, ngăn cấm trong phạm vi lãnh thổ của họ việc khai thác thương mại các sáng chế cần thiết cho bảo hộ công cộng bao gồm việc bảo vệ vệ con người, động thực vật hoặc sức khỏe, hoặc để tránh các nguy hại nghiêm trọng tới môi trường.

Điều 7 Chương II của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định:

Mỗi bên có thể loại trừ việc cấp văn bằng bảo hộ đối với các giải pháp mà cần phải cấm việc khai thác các giải pháp đó vào mục đích kinh doanh trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội [15, Điều 7].

Tiếp tục kế thừa nguyên tắc nêu trên, Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 quy định loại trừ khả năng bảo hộ sáng chế đối với một số giải pháp kỹ thuật nhất định. Các đối tượng này bao gồm: (i) Giống thực vật, giống động vật; (ii) Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; (iii) Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho con người và động vật.

Đối với các giải pháp kỹ thuật đề cập tới đối tượng là phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán, chữa bệnh cho người và động vật đều không thể bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

hộ sáng chế. Vì lý do nhân đạo, việc ngăn chặn bệnh nhân được quyền áp dụng những phương pháp chẩn đoán hoặc chữa bệnh có tính hữu hiệu nhằm để chống lại bệnh tật không được pháp luật bảo hộ. Điều này được thể hiện ở chỗ nguyên nhân gây bệnh, cơ chế lây truyền bệnh của mỗi cá thể trong xã hội là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh không chỉ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà còn phải xem xét cơ địa cũng như thể trạng của mỗi bệnh nhân tại thời điểm điều trị. Ví dụ, phương pháp điều trị bệnh ung thư bằng cách cho bệnh nhân uống một lượng hữu hiệu dược phẩm chứa asialo-inteferon ở động vật có vú chỉ phát huy tác dụng đối với một số loại bệnh ung thư gan nhất định như ung thư biểu mô tế bào gan kiểu tán tỏa, ung thư biểu mô tế bào gan kiểu sốt, và ung thứ biểu mô tế bào gan kiểu vàng da ở các bệnh nhân có biểu biện thể nhận asialo-glycoprotein. Mức độ biểu hiện thể nhận asialo-gycoprotein ở mỗi bệnh nhân thường rất khác. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến thể trạng của bệnh nhân cũng rất ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phương pháp điều trị, thậm chí có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy, phương pháp điều trị bệnh ở người và động vật không có khả năng áp dụng một cách phổ biến, rộng rãi và do đó không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

Đối với giống cây trồng, do có những đặc trưng riêng biệt, theo pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đối tượng này được bảo hộ theo một hệ thống riêng biệt mà không phải là sáng chế. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 quy định:

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 6

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen

quy định và phân biệt được với bất kì quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được [32, Điều 4, Khoản 24].

Như vậy, có thể hiểu một cách gián tiếp là các đối tượng được bảo hộ theo các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với giống cây trồng thì không được bảo hộ sáng chế. Vấn đề được đặt ra là, giới hạn loại trừ này có bao gồm cả loại cây trồng là sản phẩm biến đối gen hay không? Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp luật của Việt Nam có quy định chính thức về vấn đề này. Trong khi trên thực tế, trong những năm qua, Cục sở hữu trí tuệ đã tiến hành cấp bằng độc quyền sáng chế đối với các đối tượng là cây trồng biến đổi gen.

Đối với giống động vật, vì lý do nhân đạo, pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam không coi đây là một đối tượng có khả năng được bảo hộ sáng chế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về bảo hộ sáng chế nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ sinh học, các giống động vật là sản phẩm của quy trình biến đổi gen đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên thế giới. Thực tế này đang có những ảnh hưởng rất đáng kể với các quy định về bảo hộ sáng chế của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đó, một số nước đã bắt đầu chấp nhận cấp bằng độc quyền sáng chế cho động vật biến đổi gen. Tuy nhiên, nếu dựa trên các quy định hiện có của Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ năm 2006, chúng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý chắc chắn để từ chối bảo hộ đối với đối tượng là động vật biến đổi gen. Bởi, động vật biến đổi gen không bị giới hạn khả năng áp dụng đối với một giống động vật nhất định. Do vậy, nếu chỉ dựa trên cơ sở loại trừ không bảo hộ sáng chế đối với giống động vật là chưa thỏa đáng.

Vì lý do nhân đạo cũng như khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường,

pháp luật Việt Nam cũng không tiến hành bảo hộ sáng chế đối với các đối tượng là quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh. Các yêu cầu bảo hộ đề cập đến quy trình sinh học để tạo ra cây trồng hoặc động vật bằng các cách như chiết, ghép, ươm mầm hoặc nhân giống hữu tính… sẽ bị loại trừ, không được bảo hộ sáng chế. Vấn đề được đặt ra là các quy trình bị loại trừ nói trên có bao hàm cả các quy trình sản xuất thực vật hoặc động vật theo công nghệ cấy ghép gen, hoặc làm đột biến gen hay không? Bởi nếu xét về mặt bản chất, quy trình biến đổi gen là một sự kết hợp giữa quy trình sinh học tự nhiên của động thực vật với các kỹ thuật công nghệ hiện đại của con người. Thiết nghĩ, vấn đề này rất cần được giải quyết một cách triệt để trên cả phương diện lý luận và thực tiễn trong thời gian tới đây.

Qua những phân tích nói trên, có thể thấy giới hạn loại trừ các đối tượng không được bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tương hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có khá nhiều tồn tại chưa được giải quyết một cách triệt để cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điều này có thể sẽ là một cản trở lớn cho công việc thực thi các quy định về bảo hộ sáng chế nói chung cũng như quy trình xét nghiệm sáng chế nói riêng ở nước ta trong thời gian sắp tới.

2.2. Điều kiện có tính mới

2.2.1. Khái niệm

Tính mới của sáng chế được coi là điều kiện tiên quyết để xét cấp bằng độc quyền sáng chế. Quy định về tính mới đối với sáng chế là tránh sự trùng lặp, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Tính mới là một yêu cầu bắt buộc đối với một giải pháp kỹ thuật để được coi là sáng chế và được pháp luật bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế. Đây không chỉ là quy định riêng của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà đó là một điều kiện mang

tính quyết định khi chủ sở hữu muốn sáng chế của mình được bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới.

Xét dưới góc độ pháp luật thực định, pháp luật SHTT đưa ra khái niệm về tính mới của sáng chế, theo đó, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộc công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hay nước ngoài trước ngày nộp đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Đồng thời, cũng khẳng định sáng chế được coi là chưa bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. Khái niệm này đã phản ánh những nội dung cơ bản nhất cần có để một sáng chế đáp ứng điều kiện tính mới đó là sáng chế đó chưa bị bộc lộ công khai.

Tuy nhiên, nếu xét dưới cả góc độ thực tiễn, tính mới của sáng chế phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: (i) sự không trùng lặp với những giải phát kỹ thuật đã được nộp đơn hoặc được bảo hộ và (ii) chưa bị bộc lộ công khai ngoài ý muốn của chủ thể dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả tới mức một người trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện giải pháp đó. Trong đó, chưa được bộc lộ công khai được hiểu nếu chỉ có một số người biết về sáng chế đó như các thành viên trong nhóm nghiên cứu hay một số cơ sở nghiên cứu không liên quan đến nhau, song chưa ai trong số họ công bố kết quả nghiên cứu đó.

Với mục đích nhằm nhấn mạnh tính mới của sáng chế, một trong những điều kiện tiên quyết cấp bằng độc quyền sáng chế, Luật sở hữu trí tuệ nhấn mạnh các trường hợp sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố (với điều kiện đơn đăng kí sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố), cụ thể: (i) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được sự cho phép của người có quyền đăng ký. (ii) Sáng chế được

người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học. (iii) Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại các cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức. Trong đó, người có quyền đăng ký sáng chế theo quy định trên bao gồm: (i) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình; (ii) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật SHTT [3, Điều 86].

Từ sự nhận thức như trên, có thể hiểu tính mới của sáng chế là sự không trùng lặp với với những giải phát kỹ thuật đã được nộp đơn hoặc được bảo hộ và chưa bị bộc lộc công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hay nước ngoài trước ngày nộp đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2.2.2. Cách xác định

Tính mới là một trong những yêu cầu cơ bản trong quy trình xét nghiệm nội dung để tiến hành cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Theo đó, chỉ những giải pháp kỹ thuật nào mà vào thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, chúng có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, điều này làm cho giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ sáng chế. Đây là một điều kiện mang định tính, không có khả năng được định nghĩa hoặc mô tả một cách cụ thể bằng ngôn ngữ. Chỉ có việc mất tính mới là có khả năng chúng minh được. Bởi vậy, cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam đã xây dựng điều kiện tính mới dựa trên mặt đối lập của chính nó.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 quy định sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản

hay bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn đăng kí sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Như vậy, theo quy định nêu trên, chúng ta có thể thấy, pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng chế đã định ra hai thời điểm khác nhau làm mốc căn cứ để xác định phạm vi tình trạng kỹ thuật của giải pháp yêu cầu bảo hộ: (i) ngày nộp đơn đăng kí và (ii) ngày ưu tiên. Đây cũng là hai nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc đăng kí xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Việc xác định thời điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với người nộp đơn, bởi vì có thể cùng một giải pháp kỹ thuật được nhiều người tạo ra, nhưng người nộp đơn đầu tiên sẽ được quyền ưu tiên, tức là người nộp đơn sau cùng một giải pháp sẽ bị từ chối. Ví dụ: ngày 20/10/2010, Anh A nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế X tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Anh B cũng nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế X’ (tương tự như sáng chế X) vào ngày 20/01/2010 nhưng có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đầu tiên đăng kí sáng chế tại Nhật Bản ngày 01/01/2010. Cục SHTT sẽ công nhận quyền ưu tiên của B so với A (nếu có đầy đủ cơ sở). Ngày ưu tiên của B là 01/01/2010 được xác định là ngày nộp đơn sáng chế của A bị coi là mất tính mới.

Thứ nhất, là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế (fist-to-invent). Ngày nộp đơn đăng ký sáng chế được hiểu là ngày mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng kí sáng chế chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký sáng chế của chủ sở hữu. Trong đó, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế thì văn bản bảo hộ chỉ được cấp cho đơn được nộp sớm nhất trong số những đơn đáp ứng yêu cầu điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Nếu thời gian nộp hoàn toàn trùng nhau thì có thể chỉ cấp văn bằng bảo hộ cho một đơn duy nhất theo sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn, nếu không tất cả các đơn đều bị từ chối. Nguyên tắc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023