Điều Chỉnh Về Chi Phí Được Trừ Và Các Khoản Giảm Trừ

105

Qua rà soát quy định này hiện nay thì thấy rằng hiện nay các pháp luật liên quan chưa có quy định về tổ chức hoạt động phi lợi nhuận hay tổ chức có thu nhập không chia. Riêng Luật giáo dục đại học năm 2012 đã có quy định về cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận, trong đó có quy định rõ các cơ sở phải dành ít nhất 25% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội và đó quy định rõ phần thu nhập này được miễn thuế TNDN. Với quy định của Luật giáo dục nêu trên đó giải quyết được vướng mắc về chính sách thuế đối với tổ chức có lợi nhuận không chia trong lĩnh vực giáo dục đại học. Do đó, để đảm bảo minh bạch chính sách và bước đầu quy định về chính sách thuế đối với tổ chức có lợi nhuận không chia là cơ sở giáo dục đại học tư thục, có thể đề xuất đưa nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế đối với các tổ chức này vào dự thảo Luật, theo đó bổ sung thêm quy định miễn thuế đối với “Phần thu nhập để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học tư thục".

Về xác định thu nhập tính thuế và chuyển lỗ đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và một số khoản thu nhập mới phát sinh.

Luật thuế TNDN quy định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản chỉ được chuyển số lỗ vào thu nhập tính thuế của hoạt động này. Như vậy, cùng với kiến nghị bổ sung một số khoản thu nhập mới phát sinh trong thực tiễn vào thu nhập chịu thuế (thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư). Các khoản thu nhập này là thu nhập mang tính chất phát sinh không thường xuyên, tương tự như thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản mà Luật hiện hành đang xếp vào diện thu nhập khác, được hạch toán riêng và không được áp dụng ưu đãi thuế. Thực tế

106

thời gian qua, khi thị trường bất động sản đi xuống, nhiều trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư... bị lỗ, do Luật hiện hành không có quy định cho bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp không xử lý được khoản lỗ, nhất là trường hợp trong suốt thời gian dài hoạt động (trên 05 năm) doanh nghiệp chỉ có duy nhất một lần chuyển nhượng bất động sản. Để phản ánh đúng bản chất kinh tế của các khoản thu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn, cần thiết sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng bổ sung quy định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế như thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, doanh nghiệp được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau; trường hợp sau khi bù trừ mà vẫn bị lỗ thì số lỗ được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy định này cho phép khắc phục được bất cập khi thị trường bất động sản đi xuống như đã nêu trên, trường hợp thị trường khởi sắc, doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động này thì vẫn thực hiện hạch toán riêng để kê khai nộp thuế và chỉ được bù trừ lãi lỗ trong phạm vi các loại thu nhập này với nhau.

Đồng thời, bảo đảm sự thống nhất, cần sửa đổi, bổ sung quy định về việc chuyển lỗ, theo đó trường hợp doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án được chuyển số lỗ vào thu nhập tính thuế của các hoạt động này sau khi đó thực hiện bù trừ theo quy định.

Minh bạch hóa quy định về thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp và cá nhân thường lúng túng về hạch toán phần thu nhập chịu thuế. Vì vậy, nên giải quyết các vấn đề hiểu sai, hiểu chưa đúng dẫn đến thực hiện không chuẩn xác bằng các phụ lục mang tính định lượng rõ ràng hơn trong luật thuế. Theo đó, cần điều chỉnh quy định về mục thu nhập khác. Theo quy định hiện hành, thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng;

107

thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam... Đối với thu nhập này, doanh nghiệp phải hạch toán riêng, trường hợp có ưu đãi thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập. Tuy nhiên, trong một số trường hợp doanh nghiệp lại chỉ kinh doanh ngành nghề này, do đó quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, cần điều chỉnh quy định thu nhập khác không bao gồm các khoản thu nhập chiếm doanh thu lớn nhất trong các ngành đăng ký kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đối với thuế thu nhập cá nhân:

Để đảm bảo nguyên tắc chỉ các khoản trợ cấp mang tính bù đắp những rủi ro, giải quyết khó khăn tạm thời cho người lao động, hoặc phụ cấp, trợ cấp mang tính chất bảo trợ, an sinh xã hội mới được trừ khỏi thu nhập chịu thuế, cần sửa đổi, bổ sung theo hướng bỏ các khoản phụ cấp, trợ cấp đến nay không còn nữa (trợ cấp bảo trợ xã hội) và các khoản trợ cấp mang tính chất lương (trợ cấp khu vực, trợ cấp thu hút), đồng thời bổ sung quy định thêm nội dung “quét”: “và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công” để đảm bảo Luật không bị lạc hậu khi có phát sinh các khoản phụ cấp mới.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 15

Khoản 5 Điều 3 Luật thuế TNCN quy định cụ thể thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản với hình thức chuyển nhượng cụ thể (gồm thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; và các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản). Quy định này chưa bao quát được các trường hợp thực tế có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản dưới hình thức khác, như người có bất động sản làm hợp đồng uỷ quyền mà người được uỷ quyền có cả quyền cho, tặng, chuyển nhượng bất động sản... phát sinh thu nhập như chuyển nhượng bất động sản. Để đảm bảo bao quát hết các trường hợp thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng bất động sản, cần sửa đổi, bổ sung quy định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

108

Theo các quy định luật thuế TNCN thì tiền lương hưu do các nguồn khác ngoài Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả không được miễn thuế TNCN, đồng thời các khoản đóng góp vào các quỹ ngoài các quỹ bảo hiểm bắt buộc nêu trên không được trừ vào thu nhập tính thuế. Thực tế hiện nay đang hình thành mô hình quỹ đầu tư mới và có xu hướng phát triển trong tương lai là quỹ hưu trí tự nguyện. Quỹ này góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng chi tiêu ngân sách Nhà nước.

Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy nhiều quốc gia thực hiện miễn thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động của các quỹ này và khoản đóng góp vào quỹ này cũng được loại trừ khỏi thu nhập trước khi tính thuế. Ví dụ: Trung Quốc miễn thuế đối với quỹ hưu trí áp dụng cho người lao động, Singapore miễn thuế đối với các khoản tiền đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của cá nhân.

Để đảm bảo công bằng giữa người có lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả hiện đang được miễn thuế TNCN và lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả, đồng thời khuyến khích cá nhân tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyện thì việc miễn thuế đối với thu nhập từ lương hưu nhận được từ quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng và không tính vào thu nhập tính thuế đối với khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện tương tự như đối với Quỹ bảo hiểm xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng chính sách thì cần có quy định giới hạn trần về mức góp quỹ không tính vào thu nhập tính thuế; đồng thời chỉ miễn thuế TNCN đối với lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng, không miễn cho trường hợp rút tiền trước khi nghỉ hưu hoặc nhận một lần khi đến tuổi nghỉ hưu.

Để thuận lợi cho người nộp thuế và giảm khối lượng phải quyết toán thuế không cần thiết, cần sửa đổi theo hướng quy định cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế. Việc quyết toán thuế đối với các trường hợp số thuế đó tạm nộp, tạm khấu trừ còn thấp hơn số thuế phải nộp theo Luật, bỏ việc quyết toán thuế đối với các cá nhân kinh doanh đó nộp thuế khoán hoặc cá nhân có số thuế nộp thừa không có yêu cầu hoàn lại.

Quy định rõ đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp cá nhân có 1 nhà ở duy nhất là nhà không chuyển nhượng trong thời gian 5 năm.

109

3.3.1.2. Điều chỉnh về chi phí được trừ và các khoản giảm trừ

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo quy định của Luật thuế GTGT thì đối với giao dịch mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán quan ngân hàng mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Quy định này đó tạo được bước đột phá là thúc đẩy phát triển giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp làm quen với việc thanh toán qua ngân hàng. Thông qua đó, Luật thuế GTGT đó góp phần thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ và góp phần ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT.

Để khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần quản lý kiểm soát thu nhập của các tổ chức, cần sửa đổi, bổ sung quy định điều kiện được tính vào chi phí được trừ phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên, đồng thời, để phù hợp với thực tiễn, có thể loại trừ các trường hợp như: Các khoản chi thanh toán hàng hoá, dịch vụ theo phương thức thanh toán bù trừ, thanh toán uỷ quyền và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác: thanh toán bằng các loại thẻ, thanh toán bằng phương tiện điện tử, thanh toán qua các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính; các khoản chi không bắt buộc phải có hoá đơn theo quy định của pháp luật: chi mua nông lâm, thuỷ sản, đất, đá, cát, sỏi của người dân trực tiếp khai thác bán ra; chi tiền lương, tiền công trả cho người lao động; chi công tác phí theo định mức khoán; chi tiếp khách; các khoản chi mua hàng hoá là tài sản, dịch vụ của đối tượng không kinh doanh; một số khoản chi khác không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định của Chính phủ.

Để phù hợp với thực tiễn, phản ánh đúng bản chất của khoản chi, cần nghiên cứu nâng tỷ lệ khống chế về chi phí quảng cỏo, khuyến mại lên 20%, đồng thời rà soát loại bỏ một số khoản chi ra khỏi diện chi phí khống chế, cụ thể như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí.

Theo điểm o khoản 2 Điều 9 Luật thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi tài trợ cho hoạt động giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo.

110

Để khuyến khích doanh nghiệp cùng chia sẻ với Nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong điều kiện đất nước còn có khó khăn và phù hợp với nguyện vọng của các địa phương đang cần được tài trợ, cần nghiên cứu theo hướng bổ sung thêm các khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước đối với các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đồng thời rà soát để bổ sung cụm từ "nhà tình thương, nhà đại đoàn kết" cho người nghèo để bao quát các trường hợp thực tế phát sinh.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy có nhiều nước có quy định về vốn mỏng, theo đó lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế. OECD khuyến nghị áp dụng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 3:1. Theo đó, phần lãi vay phải trả vượt quá tỷ lệ được coi là vốn mỏng thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, chống chuyển giá, cần nghiên cứu quy định không tính vào chi phí được trừ đối với phần chi trả lãi vay của khoản vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu (đối với một số lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng được áp dụng tỷ lệ cao hơn: không quá 11,5 lần vốn chủ sở hữu). Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn Việt Nam là nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp đang thiếu vốn sản xuất kinh doanh dự thảo luật quy định rõ lộ trình thực hiện trong 3 năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị thực hiện.

Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy, để khuyến khích các mô hình quỹ đầu tư mới hình thành (như quỹ hưu trí tự nguyện) góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng chi tiêu ngân sách nhà nước và đồng bộ với thuế TNCN, cần bổ sung quy định khoản chi đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ an sinh xã hội cho người lao động theo mức quy định của Chánh phủ, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ.

- Đối với thuế thu nhập cá nhân:

111

Trên thế giới có hai quan điểm thu thuế TNCN: (i) thu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên (sau khi trừ một số khoản chi phí thực tế theo chứng từ); và (ii) thu thuế đối với phần thu nhập của cá nhân sau khi trừ một mức chi phí khoán nhất định có tính đến điều kiện hoàn cảnh của người nộp thuế (gọi là mức giảm trừ gia cảnh). Mức giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ ra khỏi thu nhập trước khi tính thuế để tính đến gia cảnh khác nhau của người nộp thuế, thực chất là Nhà nước không thu thuế đối với phần thu nhập này mà chỉ điều tiết theo một tỷ lệ nhất định tính trên phần thu nhập vượt trên mức giảm trừ gia cảnh, phần thu nhập sau khi nộp thuế và phần giảm trừ gia cảnh là thu nhập thực mà cá nhân sử dụng để chi tiêu, tích luỹ.

Luật thuế TNCN hiện hành quy định mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng (không giới hạn số người phụ thuộc). Mức giảm trừ gia cảnh này được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, mức thu nhập, chi tiêu trung bình của xã hội và tiền lương tối thiểu tại thời điểm Luật có hiệu lực năm 2009 (khoảng 2,5 lần GDP bình quân đầu người tại thời điểm Luật có hiệu lực năm 2009). So với một số nước trong khu vực, ví dụ: Trung Quốc từ ngày 01/9/2011 quy định mức giảm trừ gia cảnh (không có quy định mức riêng cho bản thân người nộp thuế và mức cho người phụ thuộc) là 42.000 NDT/năm (tương đương 6.404 USD/năm và bằng 1,23 lần GDP bình quân đầu người năm 2011); In-đô-nê-xia quy định mức giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế là 15,84 triệu rupi/năm (tương đương 1.830 USD/năm và bằng khoảng 0,527 GDP bình quân đầu người năm 2011); Ma-lai-xi-a quy định mức giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế là 9.000 RM/năm (tương đương 2.687 USD/năm và bằng khoảng 0,312 lần GDP bình quân đầu người năm 2011), mức giảm trừ gia cảnh của Việt Nam tuy có tỷ lệ cao hơn (bằng khoảng 1,7 lần GDP bình quân đầu người năm 2011) nhưng do thu nhập bình quân đầu ở Việt Nam còn thấp nên mức giảm trừ gia cảnh về số tuyệt đối cũng thấp.

Với mức giảm trừ gia cảnh hiện hành thì một người độc thân có thu nhập 4 triệu đồng/tháng chưa phải nộp thuế; người nộp thuế có thu nhập 7,2 triệu đồng/tháng mà có hai người phụ thuộc cũng chưa phải nộp thuế; người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng nếu có 01 người phụ thuộc thì số thuế phải nộp là 220.000 đồng, nếu có 02 người phụ thuộc thì số tiền phải nộp là 140.000 đồng (bằng 1,4%

112

thu nhập chịu thuế), phần thu nhập sau khi nộp thuế của cá nhân là 9,86 triệu đồng (98,6% thu nhập chịu thuế).

Thực hiện quy định này, tính đến hết năm 2011 có 12.647.286 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác được cấp mã số thuế, trong đó chỉ có khoảng 3,87 triệu người phải nộp thuế (chiếm khoảng 4,4% dân số cả nước, khoảng 30,6% số cá nhân được cấp mã số thuế); có 3.247.433 cá nhân, hộ kinh doanh được cấp mã số thuế, trong đó chỉ có 194.000 cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp thuế (chiếm khoảng 0,2% dân số cả nước, khoảng 6% trên tổng số hộ, cá nhân được cấp mã số thuế).

Thực tế từ năm 2009 đến nay, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng cao làm ảnh hưởng đến đời sống người nộp thuế. Để thực hiện việc giảm tỷ lệ động viên thuế, phí trên GDP theo ”Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020”, đảm bảo tính ổn định của chính sách cho giai đoạn sau năm 2014, đồng thời để có sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thì việc nghiên cứu điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết. Việc điều chỉnh nên dựa vào các tham số như:

- Tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng GDP những năm qua và dự kiến những năm tới (giai đoạn 2011 – 2015) vào khoảng 6,5%-7% (theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội);

- GDP bình quân đầu người: năm 2009: 19,278 triệu đồng; 2011: 28,541 triệu đồng; dự kiến 2014: 43,181-43,954 triệu đồng (theo Báo cáo Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 của Chính phủ);

- Chỉ số CPI: năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; 2011: 18.13%; dự kiến

các năm sau CPI ở mức dưới 2 con số (theo Nghị quyết số 10/2011/QH13);

- Mức lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực hành chính sự nghiệp: năm 2009: 650 nghìn đồng, năm 2011: 830 nghìn đồng, năm 2012: 1,050 triệu đồng, dự

kiến năm 2014: 1,15 triệu đồng, năm 2015: 1,8 triệu đồng;

- Thu nhập, chi tiêu hộ gia đình và mức sống trung bình xã hội theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê năm 2010: Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 1,387 triệu đồng/tháng, tốc độ tăng giai đoạn 2008-2010 là 18,1%, chi tiêu bình

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí