Số Lượng Doanh Nghiệp Khảo Sát Phân Loại Theo Quy Mô

113

quân đầu người năm 2010 là 1,211 triệu đồng/tháng, tốc độ tăng giai đoạn 2008- 2010 là 23,6%, dự kiến từ 2011-2015 tốc độ tăng thu nhập và chi tiêu mỗi năm khoảng 20% thỡ đến năm 2014 mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2,8 triệu đồng/tháng, mức chi tiêu bình quân đầu người đạt khoảng 2,75 triệu đồng/tháng;

- Tham khảo kinh nghiệm quốc tế (Báo cáo kinh nghiệm cải cách thuế TNCN) cho thấy: có một số nước quy định mức giảm trừ gia cảnh dựa trên cơ sở các yếu tố như: tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, chỉ số trượt giá nhưng lại lấy chỉ số trượt giá làm căn cứ để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh (Anh, Mỹ).

Từ các căn cứ nêu trên, để phù hợp với chủ trương giảm dần tỷ lệ động viên về thuế, phí, lệ phí theo Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 và quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN lần này, cần điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ mức 4 triệu đồng/tháng lên 8 triệu đồng/tháng (96 triệu đồng/năm); mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,2 triệu đồng/tháng (bằng 1,7 lần GDP bình quân đầu người).

Theo mức giảm trừ gia cảnh này thì người độc thân có thu nhập 8 triệu đồng/tháng chưa phải nộp thuế, người có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ 14,4 triệu đồng/tháng trở xuống chưa phải nộp thuế.

3.3.1.3. Điều chỉnh về thuế suất thuế thu nhập

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy gần đây các nước có xu thế cải cách thuế theo hướng giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư, ví dụ ở các nước ASEAN và một số nước châu Á, điển hình là Ma-lai-xi-a, giảm từ 28% năm 2005 xuống mức 27% năm 2007 và mức 26% năm 2008. Từ năm 2009 đến nay, thuế suất thuế TNDN ở Ma-lai-xi-a là 25%. Thái Lan cũng giảm thuế suất từ 30% xuống 23% năm 2012. Nhiều nước có quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất thấp hơn như: Trung Quốc quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng mức thuế suất 20% trong khi mức thuế suất phổ thông là 25%, Thái Lan quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng mức thuế suất 15% trong khi mức thuế suất phổ thông là

114

23%, Malaysia cũng quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng mức thuế suất 20% trong khi mức thuế suất phổ thông là 25%,...

Theo Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 thì sẽ điều chỉnh giảm dần mức động viên theo lộ trình cho phù hợp để thu hút đầu tư, cần nghiên cứu giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 20%; đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (có thể quy định theo tiêu chí doanh nghiệp có doanh thu/ năm không quá 50 tỷ đồng và có thu nhập không quá 05 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 20%. Doanh thu và thu nhập làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% là doanh thu và thu nhập của năm trước liền kề năm tính thuế.

Mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 22% và việc áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a: 25%; Phi-lip-pin: 30%, Thỏi Lan 23%) và cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm áp dụng, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn so với các trường hợp thông thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Việc đề xuất tiêu chí doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% được dựa trên:

+ Về tiêu chí xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa xác định theo mức bình quân giữa các ngành của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP;

Năm 2012, Tổng cục thuế đó tổ chức khảo sát các doanh nghiệp thuộc diện quản lý của 63 Cục thuế và trên 100 Chi cục thuế về quy mô doanh nghiệp theo doanh thu. Theo đó, số lượng doanh nghiệp được khảo sát là 327.021 doanh nghiệp trong tổng số khoảng trên 450.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo số liệu tại bảng 3.1 thì số doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ chiếm 92,67% số doanh nghiệp được khảo sát.

+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế thì đa số các nước sử dụng đồng thời 02 tiêu chí trở lên để xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức phổ thông. Ví dụ, Pháp sử dụng tiêu chí doanh thu và thu

115

nhập hoặc Lít-va sử dụng tiêu chí lao động và thu nhập hoặc Trung Quốc sử dụng đồng thời 03 tiêu chí về số lao động, doanh thu và tổng tài sản, Thái Lan sử dụng 3 tiêu chí vốn, doanh thu và thu nhập. Một số nước khác sử dụng một trong hai tiêu chí doanh thu hoặc lao động (ví dụ Ma-lai-xi-a) hoặc chỉ sử dụng 01 tiêu chí là thu nhập như Hàn Quốc…; Trong đó, riêng tại Ma-lai-xi-a, tiêu chí doanh thu hoặc lao động được xây dựng làm căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tùy theo lĩnh vực sản xuất, dịch vụ liên quan đến sản suất, chế biến nông sản hoặc lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, công nghệ thông tin.

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp khảo sát phân loại theo quy mô

Đơn vị: Doanh nghiệp



Loại hình

Doanh thu không quá 20 tỷ đồng

Doanh thu từ 20 tỷ đến 50 tỷ đồng

Doanh thu trên 50 tỷ đồng


Tổng

Doanh nghiệp nhà nước

2,863

571

416

3,850

Doanh nghiệp có vốn ĐTNN

51,104

2,790

1,479

55,373

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

249,096

12,753

5,949

267,798

Tổng

303,063

16,114

7,844

327,021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 16

Nguồn: Tổng cục Thuế [37], 2012

Việc đề xuất áp dụng sớm mức thuế suất 18% cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa có ưu điểm là phù hợp thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu thực tiễn do đó gúp phần thúc đẩy và hỗ trợ cho khoảng 164.942 doanh nghiệp quy mô nhỏ vừa (tương ứng khoảng 91,68% tổng số doanh nghiệp trong cả nước); đồng thời vẫn đạt mục tiêu không ảnh hưởng lớn tới số thu ngân sách nhà nước do 91,68% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa này chỉ tham gia đúng góp 19,75% số thuế nộp ngân sách. Việc sử dụng tiêu chí doanh thu và thu nhập năm trước liền kề như đề xuất trên thì cần có quy định rõ một số trường hợp doanh nghiệp mới thành lập.

3.3.2. Nhóm giải pháp về phương pháp điều chỉnh

3.3.2.1. Vận dụng phương pháp đánh giá tác động của chính sách khi điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập (Regulatory Impact Assessment - RIA) theo nhóm lợi ích và chi phí tổng hợp.

116

Trước khi ban hành các chính sách điều chỉnh thuế thu nhập, các cơ quan ban ngành nên áp dụng phương pháp RIA (Regulatory Impact Assessment). Tuy nhiên, riêng đối với các chính sách thuế thu nhập điều chỉnh cần xem xét kỹ khía cạnh nhóm lợi ích và chi phí tổng thể sẽ có những đánh giá sát thực và hiệu quả hơn.

Giả định trước khi điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập năm 2013 để đánh giá. Khi kết hợp số liệu điều tra của cả ba nhóm (Nhà Nước-Doanh Nghiệp – người dân) để phân tích tác động về lợi ích và chi phí cho thấy rõ kết quả là các lần điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều làm tăng hay giảm nhẹ giá cả hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng. Nếu căn cứ vào mức chỉ số tăng giá của Tổng cục thống kê giai đoạn 2006-2012 khoảng 2% như sau:

Bảng 3.2: Chỉ số giá giai đoạn 2006-2012

Đơn vị: %



Chỉ tiêu


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012

BQTK

2006-2012

Tháng 1

101.2

101.05

102.38

100.32

100.36

100.33

100.36

101.06

Tháng 2

102.1

102.17

103.56

101.17

100.9

100.9

100.06

101.99

Tháng 3

99.5

99.78

102.99

99.83

100.75

99.56

99.85

100.56

Tháng 4

100.2

100.49

102.20

100.35

100.14

100.41

100.14

100.67

Tháng 5

100.6

100.77

103.91

100.44

100.27

100.25

100.47

101.19

Tháng 6

100.4

100.85

102.14

100.55

100.22

101.02

100.52

100.83

Tháng 7

100.4

100.94

101.13

100.52

100.06

100.16

100.66

100.61

Tháng 8

100.4

100.55

101.56

100.24

100.23

100.22

100.73

100.59

Tháng 9

100.3

100.51

100.18

100.62

101.31

101.43

101.35

100.58

Tháng 10

100.2

100.74

99.81

100.37

101.05

101.04

101.08

100.43

Tháng 11

100.6

101.23

99.24

100.55

101.86

101.54

101.56

100.69

Tháng 12

100.5

102.91

99.32

101.38

101.98

101.08

101.88

101.21

Bình quân tháng

100.5

101.0

101.5

100.5

101.9

101.5

101.5

101.90

Nguồn: Tổng cục thuế [37], 2012

117

Như vậy, xét chung giai đoạn này tăng đều ở các mức 0,5%, 1%, 1,5% và xấp xỉ 2% hằng năm. Bình quân đều cho 8 năm tăng giá ở mức 1,35% cho cả giai đoạn 2007-2012.

Mặt khác, số liệu thu thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế qua các năm đã tăng dần từ 81 ngàn tỷ năm 2007 đến 134 ngàn tỷ đồng năm 2011. Nếu tính cả thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng từ 88,8 ngàn tỷ đồng năm 2007 lên đến 162,1 ngàn tỷ đồng năm 2011. Nếu so sánh bình quân việc tăng giá cả hàng hóa với số thuế thu nhập của giai đoạn này tăng khoảng 53 ngàn tỷ đồng từ năm 2007-2011. Cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp thu thuế thu nhập DN và TNCN giai đoạn 2007-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng thu NSNN

327,911

430,549

454,786

559,170

595,000

743,190

Thuế TNDN

81,432

115,032

99,147

133,637

134,044

118,355

Tỷ trọng thuế TNDN/ Tổng thu (%)


24.8


26.7


21.8


23.9


22.5


15.9

Thuế TNCN

7,415

12,940

14,318

26,288

28,902

44,970

Tỷ trọng thuế TNCN/ Tổng thu (%)


2.3


3.0


3.1


4.7


4.9


6.1

GDP (%)

8.46

6.31

5.32

6.78

7,5


CPI (Năm trước = 100)

108.3

123.0

106.9

109.2

118.1

106.8

Nguồn: Tổng cục thuế [37], 2012

So sánh cùng thời kỳ ta thấy, nếu biến động giá 0,5% thì ngân sách bình quân tăng giảm 20 ngàn tỷ đồng thuế TNDN và 5 ngàn tỷ đồng tính cho cả giai đoạn biến động giá theo 4 mức tăng giá từ 0,5%,1%, 1,5% và 2% hằng năm. Mức tăng giảm không quá 2% xét cả về giá hàng hóa trong đó giá hàng hóa cá nhân và công cộng dao động từ 0 đến 2%. Nếu mỗi bước giá tăng giảm 0,5% với biên độ tăng giảm 20 tỷ đồng thuế TNDN và 5 ngàn tỷ đồng thuế TNCN bình quân cho giai đoạn 2006-2012 thì có thể xem xét 3 phương án thu thuế thu nhập theo 3 kịch bản như sau:

+ Phương án 1: thu thuế TNDN đạt 114 ngàn tỷ và thuế TNCN đạt 23,9 ngàn tỷ thì hàng hóa cá nhân tăng 0,5% và công cộng tăng lên 2%;

118

+ Phương án 2: thu thuế TNDN đạt 181 ngàn tỷ và thuế TNCN đạt 44,9 ngàn tỷ thì hàng hóa cá nhân tăng 1% và công cộng tăng lên 0,5%;

+ Phương án 3: thu thuế TNDN đạt 154 ngàn tỷ và thuế TNCN đạt 33,9 ngàn tỷ thì hàng hóa cá nhân tăng 2% và công cộng tăng lên 1%.

Nếu áp dụng phương pháp RIA để phân tích thì cả 2 phương án 1 và 3 đều gây méo mó chính sách thuế thu nhập vì:

Phương án 3 làm tăng giá hàng hóa cá nhân sẽ giúp cho các doanh nghiệp được lợi, những cá nhân người tiêu dùng chịu thiệt. Nhà nước có thể tăng thu thêm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng hàng hóa công cộng tăng cao hơn do thu thuế thu nhập cá nhân nhiều hơn và chi cho phúc lợi xã hội nhiều hơn. Lúc này giá hàng hóa công cộng cao hơn nên số người dân có thể tiếp cận với hàng hóa công cộng giảm đi và tổng lợi ích xã hội giảm chứ không tăng. Hoạt động cung ứng hàng hóa công cộng sẽ kém hiệu quả và thúc đẩy giá hàng hóa cá nhân tăng theo vì nguyên tắc hàng hóa công cộng được trợ cấp một phần từ Nhà nước cứ tăng lên thì tư nhân sẽ “tát nước theo mưa” tăng giá cả hàng hóa cá nhân lên cao. Bình quân tăng giá khoảng 1,35% và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh khi điều chỉnh chính sách thuế theo hướng này.

Phương án 3 khi thu thuế TNDN cao sẽ dẫn đến hàng hóa cá nhân tăng cao 2% gây nguy cơ tăng giá liên tục. Nhà Nước được lợi nhưng doanh nghiệp và người dân chịu thiệt nhưng tổng lợi ích xã hội không tăng cao vì khi giá hàng hóa cá nhân cao người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu và hạn chế tiêu dùng, doanh nghiệp bị nộp thuế nhiều hơn nên hạn chế mở rộng kinh doanh hơn. Cuối cùng, Nhà nước sẽ thu được ít thuế hơn mặc dù giai đoạn đầu thu thuế được nhiều nhưng không dưỡng được nguồn thu. Mức tăng giá bình quân sẽ trên mức 1,5% cho cả hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng cũng tăng càng làm trầm trọng hơn xu hướng lạm phát và suy giảm kinh tế.

Phương án 2 được đánh giá cao hơn vì doanh nghiệp vẫn kỳ vọng mức tăng giá để mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng cao hơn hàng hóa công cộng. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa công cộng được trợ cấp từ Nhà nước cũng tăng nhẹ nhưng không gây phản ứng “sốc” vì người dân vẫn có thể chi trả được khi đã nộp thuế thu nhập cá nhân. Một phần thu thuế đó đã hoàn trả thông qua trợ giá hàng công cộng

119

thấp hơn hàng hóa cá nhân nên người tiêu dùng vẫn chấp nhận lựa chọn hàng hóa công cộng để hưởng lợi. Thuế và phí của người dân phục vụ lại chính người dân nên không gây bất ổn nhiều khi điều chỉnh chính sách thuế thu nhập. Mức bình quân chung tăng giá cho cả hàng hóa cá nhân và công cộng khoảng 0,75% là mức hợp lý được chấp thuận bởi sức mua của người tiêu dùng nên tổng lợi ích xã hội là cao nhất. (Cụ thể xem hình 3.1).


PA3*(diện tích hình chữ nhật 0+P3+PA3+ PA3*)

Tổng lợi ích xã hội- Đường khả thi sản xuất

PA2* (diện tích hình vuông 0+P2+PA2+ PA2*) lớn nhất

Tổng lợi ích xã hội lớn nhất

PA1*(diện tích hình chữ nhật 0+P1+PA1+ PA1*)

PA1

PA2

PA3

Hàng hoá công cộng

Lợi ích công cộng-chi phí cá nhân& doanh nghiệp

Lợi ích doanh nghiệp-chi phí cá nhân, công cộng

Lợi ích tăng thêm Cá

nhân NN&DN

P3 P2


p


ợ i

h g n

h


an o d

h c í

i ợ

L

P1


0



Hình 3.1: Vận dụng mô hình phân tích nhóm lợi ích-chi phí tổng thể đánh giá tác động của điều chỉnh chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam

Nguồn: [37] và tính toán SPSS của tác giả Như vậy, việc điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp vừa qua là hiệu quả và không gây xáo trộn trong xã hội. Mặc dù chưa thực sự đạt được mong muốn của cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp hay người dân nhưng bước đầu doanh nghiệp và người dân đã làm quen với hai loại thuế thu nhập này. Lộ trình tiếp theo là phải tăng chất lượng và số lượng các hàng hóa công cộng, phúc lợi nhiều hơn nữa và tăng mức thu từ thuế thu nhập cá nhân thay cho các loại

120

thuế gián thu mới đảm bảo hiệu quả tổng lợi ích xã hội cao nhất. Hàng hóa công cộng phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý mới tương xứng với mức tăng thu thuế thu nhập của người dân và doanh nghiệp.

Nếu dựa vào kết quả phân tích trên, các cơ quan ban hành chính sách thuế sẽ xem xét và cân nhắc thận trọng hơn nữa về các phương pháp đánh giá lợi ích và chi phí đối với mỗi lần điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp theo các mức đề xuất như sau:

Một là: Giãn nợ thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2012;

Hai là: Nghiên cứu giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 18% - 22%;

Ba là: Tăng mức được chiết trừ gia cảnh cho các đối tượng hưởng lương, kinh doanh khi đóng thuế thu nhập;

Bốn là: Cho phép khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân lẫn nhau tránh thuế chồng thuế;

Năm là: Thêm các đối tượng chịu thuế thu nhập cần quản lý như thu nhập thừa kế, thuế thu nhập đối với người cô đơn, người đi lao động xuất khẩu có phát sinh thu nhập từ nước ngoài…

Do đó, việc áp dụng phương pháp RIA vào đánh giá điều chỉnh chính sách thuế nên được áp dụng thường xuyên và cập nhật cho từng giai đoạn là rất hợp lý. Việc các cơ quan điều tiết ra chính sách điều chỉnh thuế nếu áp dụng phương pháp so sánh lợi ích và chi phí sẽ không gây thiệt hại về kinh tế dưới giác độ xã hội đồng thời giảm mức phản ứng tiêu cực của đối tượng chịu thuế gây hiện tượng “mất trắng thuế”. Một chính sách điều tiết thuế thu nhập nếu chỉ đặt mục tiêu tăng thu cho ngân sách có thể lại gây hại cho nền kinh tế và cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đều không có lợi thì sẽ giảm hiệu quả của chính sách. Nguyên tắc tự điều tiết của cơ chế thị trường dẫn đến hành vi người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ cân nhắc lợi ích và chi phí đòi hỏi Nhà nước với tư cách là “người quản lý” cũng cần cân nhắc mối quan hệ này trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá lợi ích-chi phí là tất yếu.

3.3.2.2. Vận dụng mô hình cân đối tổng thế xác định ngành, lĩnh vực và đối tượng cần thu thuế thu nhập

Về mặt dài hạn, trước khi điều chỉnh chính sách thuế cần phải lấy mục tiêu

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022