Các Điều Kiện Thực Hiện Các Giải Pháp Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên Wto

129

Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. Biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế. Công tác tuyên truyền và giáo dục về thuế thu nhập cần phải làm sát sao hơn nữa. Đặc biệt, đối với các khoản thu nhập cá nhân cần phải thực hiện theo hình thức tờ rơi, truyền thông và bồi dưỡng miễn phí. Đặc trưng của đối tượng thuế thu nhập cá nhân là rất đa dạng ở mọi trình độ học vấn và ý thức chấp hành pháp luật. Cơ quan quản lý thuế nên coi họ như là các khách hàng – “thượng đế” – để phục vụ trong việc tuyên truyền nộp thuế. Mặc dù, về bản chất các cá nhân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế nhưng không vì thế mà áp đặt các cá nhân chịu thuế ở tình trạng vi phạm để phạt. Cơ quan quản lý thuế nên phát tờ rơi quảng cáo, dựng kịch phẩm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân để tuyên truyền giáo dục. Lập quỹ quảng cáo và tuyên truyền luật thuế thu nhập nhằm nâng trình độ hiểu biết của cả cộng đồng dân cư trong phạm vi phải nộp thuế lẫn phạm vi chuẩn bị bước vào ngưỡng nộp thuế. Những người dưới ngưỡng nộp thuế cũng cần phải hiểu và giám sát các người có thu nhập cao và phải nộp thuế. Người phải nộp thuế có quyền tự hào về các đóng góp thuế của họ trong cộng đồng. Hiện nay, các cá nhân chịu thuế và không chịu thuế đang phân hóa khá mạnh nên mọi người chưa thấu hiểu tác động của luật thuế thu nhập đối với họ, gia đình và xã hội. Thậm chí, người lao động có mức thu nhập thấp thờ ơ với luật thuế thu nhập vì cho rằng họ chẳng bao giờ có thu nhập cao để chịu thuế mà quên đi chức năng giám sát của mình trong xã hội. Trong tương lai thì nghĩa vụ và trách nhiệm này là bình đẳng cho cả người trong ngưỡng và dưới ngưỡng nộp thuế để đảm bảo công bằng trong xã hội. Công tác tuyên truyền và giáo dục phải đảm bảo được những nội dung này và coi như là mục tiêu để thực hiện. Không nên để các cá nhân hay tổ chức thụ động trong việc tìm hiểu và thực hiện luật thuế thu nhập.

- Khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, kế toán, kiểm toán, đại lý thuế.

Xây dựng khung pháp lý đẩy mạnh hoạt động tư vấn, dịch vụ thuế kế toán, kiểm toán và địa lý thuế nhằm giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ các quy

130

định của pháp luật về thuế, làm tốt công tác kế toán, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Hệ thống luật pháp nước ta theo kiểu “dân luật” nên có nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi luật thuế. Nếu các cá nhân và tổ chức không cập nhật kịp thời dễ gây ra các lỗi vi phạm trong tính toán, kê khai, nộp và giải trình thuế. Thói quen sử dụng tư vấn hay luật sư riêng chưa phổ biến nên cần có giải pháp xây dựng các hoạt động tư vấn, dịch vụ kế toán, kiểm toán, khai báo và đại lý thuế. Tương tự như một số quốc gia phát triển có dịch vụ kê khai thuế thu nhập nên việc xây dựng khung pháp lý cho loại hình dịch vụ này cần khuyến khích phát triển. Các cán bộ tư vấn hay cung cấp dịch vụ khai báo thuế phải có chuyên môn về kinh tế và luật. Nhà nước cũng nên có cơ chế cấp giấy phép hành nghề cho nhóm dịch vụ này để kiểm soát sự trung thực của dịch vụ. Khi có các nhà cung cấp dịch vụ về thuế tất yếu tạo ra môi trường quan hệ bình đẳng hơn giữa người chịu thuế, nộp thuế và Nhà nước. Nhà nước cũng giảm phần lớn các cán bộ quản lý thuế thu nhập khi cho phép chuyên môn hóa cao các nghiệp vụ về thuế trong xã hội.

3.3.4.3. Đối với cơ quan thuế

- Tiếp tục cải cách bộ máy quản lý thuế thu nhập theo hướng tinh giảm.

Trong quá trình tinh giảm bộ máy cán bộ quản lý thuế thu nhập cũng cần phải sàng lọc và đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng một cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cần phải đạt được. Một cán bộ tinh thông quản lý thuế thu nhập có thể thay thế nhiều người cán bộ không đạt chuẩn. Mặc dù, việc tổ chức và sắp xếp lại lao động luôn là công việc khó khăn nhưng cần phải mạnh dạn cải tổ. Một trong các cách thức tốt nhất là đưa ra các tiêu chuẩn về cán bộ công chức cho từng vị trí và cho thi tuyển. Việc thi tuyển cũng cần có đơn vị độc lập thực hiện theo yêu cầu của tổ chức sử dụng lao động. Mạnh dạn áp dụng cơ chế thi tuyển đầu vào độc lập như thuê các doanh nghiệp, trường học, viện và trung tâm nghiên cứu nguồn nhân lực tuyển độc lập để có các cán bộ đủ tư cách và trình độ làm cán bộ quản lý thuế. Phân cấp mạnh mẽ bộ máy quản lý thuế từ trung ương đến địa phương. Bộ máy quản lý thuế cấp địa phương nên có cán bộ chuyên trách về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc phân cấp quản lý giúp cho bộ máy gọn nhẹ và không chồng chéo tuy nhiên cần phải bổ sung công tác thanh, kiểm tra đối với công tác quản lý thu thuế thu nhập.

131

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Người đứng đầu cơ quan sử dụng lao động cần được trao thêm nhiều quyền hạn về nhận và sử dụng lao động trong đơn vị và cơ quan của mình. Thực hiện cơ chế “nội các” trong các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giúp cho các cán bộ quản lý thuế làm việc theo nhóm độc lập, tự chịu trách nhiệm và có ý thức tập thể hơn. Khi tạo dựng được lực lượng cán bộ nòng cốt đủ mạnh sẽ thực hiện được các nhiệm vụ và trọng trách lớn. Nếu cán bộ được tuyển dụng chưa đủ trình độ nghiệp vụ thì cần đào tạo thường xuyên, nếu các cán bộ đã đạt chuẩn thì cần bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 18

Việc tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng mang tính thường xuyên, liên tục sẽ giúp cho chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế thu nhập nói riêng và của ngành thuế nói chung phát triển bền vững.

Nội dung đào tạo cán bộ quản lý thuế thu nhập cần tập trung vào tính kỷ luật, chuyên môn và tư tưởng đạo đức nghề nghiệp. Tính kỷ luật là sức mạnh của bất kỳ một tập thể nào nên trong cơ quan quản lý thuế càng cần có tính kỷ luật cao. Nếu bỏ qua tính kỷ luật rất dễ dẫn đến tình trạng vượt quyền, vượt cấp và phe cánh trong tổ chức. Nguyên tắc cán bộ cấp cao có quyền hạn cao hơn trong mọi lúc, mọi nơi là cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần có cơ chế tự chịu trách nhiệm và giải trình khi có những tình huống xung đột trong việc ra quyết định. Một cán bộ trưởng phòng đi công tác ở nơi khác hay trong đoàn kiểm tra liên ngành cũng cần phải có quyền hạn đầy đủ. Cần tránh những hiện tượng thiếu thủ lĩnh khi xử lý các sự vụ liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều địa phương. Khi có quy định hàm, cấp và thứ bậc cũng như quyền hạn và nghĩa vụ chính của từng cá nhân trong từng sự vụ cụ thể sẽ tạo ra một cơ chế vận hành có kỷ luật làm việc cao.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn sâu cũng cần phải chú trọng trong đào tạo nguồn nhân lực. Các văn bản pháp quy về thuế thu nhập khá nhiều nên cần phải quán triệt thống nhất cách hiểu và cách làm. Ranh giới phân định thu nhập và chi phí khá nhạy cảm nên cần có chuyên môn sâu. Việc hiểu sâu, vận dụng đúng mới tạo ra hiệu quả công việc thu thuế cao và đúng người, đúng luật. Chuyên môn được đào tạo càng sâu càng giúp cho bộ máy vận hành thu thuế hiệu quả. Mức độ công

132

bằng, minh bạch và công khai ngày càng phụ thuộc nhiều vào sự công tâm của các cán bộ quản lý thuế. Nếu thiếu trình độ chuyên môn thì cương quyết chưa cho phụ trách quản lý thuế thu nhập vì dễ gây mất uy tín của các cơ quan quản lý thuế. Mặc dù, lâu nay thường không chú trọng đến uy tín của các cơ quan công quyền nhưng đối với lĩnh vực thuế được xem là khá nhạy cảm trong việc xét và đánh giá môi trường kinh doanh của các cá nhân và nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nội dung quan trọng cần đào tạo một cán bộ quản lý thuế thu nhập nữa cần chú trọng là tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp. Nếu cán bộ quản lý thuế thiếu đạo đức nghề nghiệp rất dễ nảy sinh tiêu cực và phá hỏng hình ảnh, uy tín của các cơ quan quản lý chuyên ngành hay Nhà nước. Việc xây dựng một chính thể đủ mạnh hay không chính là đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ công chức. Hơn nữa, bản chất của thuế thu nhập là sự phân định quyền lợi giữa ba chủ thể quan trọng nhất, lớn nhất của nền kinh tế là Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động vì vậy nó động chạm đến hầu hết các mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Nếu các cán bộ quản lý thuế thu nhập không có tư tưởng vững vàng, thiếu đạo đức nghề nghiệp tất yếu sẽ làm mất tính công bằng, đảo lộn trật tự xã hội. Nhà nước sẽ chịu mất mát rất lớn khi những cán bộ và công chức thiếu đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho quản lý thuế thu nhập cần đề cao nội dung về tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ trong ngành thuế.

- Gắn trách nhiệm và tăng cường chế độ lương, thưởng phạt đối với các cá nhân và tổ chức.

Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp với cơ quan thuế như: cung cấp thông tin, điều tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp hành chính khác để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật thuế. Cán bộ thuế thu nhập luôn phải tiếp xúc với người nộp thuế nên dễ có những vấn đề vi phạm nảy sinh như thông đồng, hối lộ, nhũng nhiễu… nên cần có quy trình quy phạm rõ về trách nhiệm và quyền lợi được giao. Về nghĩa vụ và trách nhiệm đã có giải pháp phân cấp và phân quyền kèm theo cơ chế giám sát kiểm tra. Tuy nhiên, nếu chỉ có quy trình quy phạm chặt chẽ chưa phải đã giải quyết triệt để các vấn đề vi phạm về thuế thu nhập do đó cần phải có chế độ thưởng phạt nghiêm

133

minh. Thưởng cán bộ thuế xuất sắc cũng nên xây dựng khung và mức thưởng xứng đáng. Lương cán bộ thường bị khống chế theo chế độ Nhà nước nên khó tăng thêm nhưng chế độ thưởng và phạt có thể đề xuất cơ chế tự cân đối trong ngành để khuyến khích và biểu dương cán bộ quản lý thuế kịp thời. Nếu tiền truy thu lớn do công lao của các cán bộ thuế nên để làm quỹ thưởng cho cán bộ quản lý thuế vì nếu không có cơ chế khuyến khích đó thì Nhà nước cũng không thu thêm được tiền thuế. Có cơ chế thưởng gắn với tiền thu phạt cũng giúp xóa bỏ cơ chế hối lộ tham nhũng hay thông đồng làm thất thu thuế của Nhà nước. Cán bộ thuế tự cân nhắc việc làm của mình trong các tình huống nhạy cảm. Nếu họ minh bạch và giữ mình trong sạch vẫn có thưởng hơn là nhận tiền do cá nhân hay tổ chức chịu thuế “thưởng” cho họ. Khi mức thưởng của Nhà nước cao gần bằng mức thất thu thuế thì người chịu thuế không thể chịu bỏ quá số tiền phạt thuế để hối lộ cán bộ thuế được. Các cá nhân và tổ chức chịu thuế chấp nhận nộp thuế hơn là vừa mất tiền vừa không minh bạch. Vì vậy, tăng cường việc thưởng phạt trong quản lý thu thuế thu nhập trong giai đoạn đầu rất cần phải có cơ chế mạnh sau đó điều chỉnh giảm dần cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Tăng cường trang thiết bị văn phòng và tin học hóa công tác quản lý thuế thu nhập.

Giải pháp tăng cường trang bị các thiết bị văn phòng và tin học hóa công tác quản lý thuế thu nhập là giải pháp mang tính bổ trợ đắc lực nhất. Trong thời đại phát triển công nghệ tin học và nền kinh tế trí thức không thể không có các trang thiết bị văn phòng hiện đại và phần mềm quản lý tiên tiến. Thậm chí, giải pháp này như là các giải pháp mang tính điều kiện cho các giải pháp khác. Nếu không có các trang thiết bị hiện đại thì tất yếu không thể có mạng quản lý nội bộ và kê khai qua mạng. Vì vậy, điều kiện cần cho các giải pháp trên là phải trang thiết bị các thiết bị văn phòng và phần mềm quản lý tiến tiến, hiện đại.

Mặt khác, việc thực hiện chương trình “Chính phủ điện tử” cũng đang là đòi hỏi bức thiết của xã hội trong thời đại mới. Các cơ quan bộ và ngang bộ chính là những nơi thực thi chương trình Chính phủ điện tử chủ chốt. Các trang thiết bị văn phòng và phàn mềm quản lý cần phải được bảo mật và kết nối nội bộ thông suốt. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới phải áp dụng hai hệ thống song hành để

134

phòng các trường hợp sập mạng hay bị bẻ khóa. Thông thường, chỉ kết nối một số máy tính có giao thức gửi và nhận thông tin. Phần lớn các máy tính còn lại chỉ được liên kết nội mạng hoặc theo nhóm độc lập nhằm tăng tính bảo mật và dự phòng. Các máy tính và trang thiết bị văn phòng luôn được trang bị các phần mềm tiên tiến và cập nhật. Các phần mềm phải được nâng cấp và bổ sung thường xuyên. Chỉ khi có các giải pháp tổng thể về đổi mới trang thiết bị văn phòng và tin học hóa công tác quản lý thu thuế thu nhập mới đảm bảo hiệu quả cao.

3.4. Các điều kiện thực hiện các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO

3.4.1. Các điều kiện khách quan

- Tình hình phát triển kinh tế và bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước:

+ Tình hình kinh tế trong nước: Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua thời kỳ khó khăn với số doanh nghiệp tư doanh vừa và nhỏ phá sản không ngừng tăng lên. Số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn hoạt động cầm chừng theo kiểu chờ thời, giảm bớt lao động, chấp nhận thu hẹp sản xuất, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp tư doanh nhỏ không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, một phần do nhiều ngân hàng thương mại cổ phần gặp khó khăn về thanh khoản, phần khác do các ngân hàng lớn thường chỉ nhắm đến mối quan hệ với các doanh nghiệp thân hữu và các doanh nghiệp lớn. Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do đầu tư tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực như tài chính và bất động sản từ những năm trước. Sản xuất kinh doanh nội địa tăng trưởng chậm, tồn kho hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hệ thống ngân hàng suy yếu là những đám mây xám che phủ bầu trời kinh tế năm 2012.

Tuy rằng, cũng có một vài điểm sáng như tốc độ lạm phát còn một con số, tỷ giá đồng Việt Nam dần ổn định so với đồng USD, thâm hụt cán cân thương mại ngày càng giảm và dự trữ ngoại hối quốc gia được củng cố, nhưng theo nhiều nhà phân tích, các dấu hiệu được coi là tích cực này cũng chỉ là những hệ quả tự nhiên của một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm dần.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới còn có những vấn đề riêng, đặc biệt là tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, sự

135

kém hiệu quả của đầu tư công và một khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu vốn nghiêm trọng, khiến nền kinh tế có thể lún sâu vào tình trạng lạm phát trì trệ. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì dự báo tốc độ tăng trưởng GDP là các năm 2013-2015 đạt 5,5 - 7%, bội chi ngân sách chiếm 4,8 - 5% GDP và lạm phát, được đo bằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ giữ ở mức 7 - 8%. Đây có thể nói là một dự báo khá lạc quan về tốc độ tăng trưởng nhưng là một sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư công khi mức bội chi ngân sách. Điều này có thể làm tăng GDP nhưng không tạo được hiệu ứng dây chuyền cho các khu vực kinh tế khác và sẽ không hiệu quả và nhiều khả năng thúc đẩy lạm phát.

+ Tình hình kinh tế quốc tế: Kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2008. Đến hết năm 2012, tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tại châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài đã khiến Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, Síp phải xin cứu trợ của cộng đồng quốc tế để tránh vỡ nợ. Tây Ban Nha và Italia cũng đứng trước nguy cơ này. Pháp suýt bị cuốn vào vòng xoáy, còn kinh tế Đức - đầu tàu của châu Âu - giảm tốc đáng kể. Nhiều nền kinh tế châu Âu đã rơi vào suy thoái và rốt cuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã không tránh được suy thoái trở lại trong quý III/2012. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định, kinh tế Eurozone sẽ giảm 0,5% trong năm 2012 và 0,3% năm 2013 trước khi hồi phục với mức tăng 1,2% trong năm 2014.

Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng khá khó khăn trong năm 2012 và dự đoán chưa có sự cải thiện đáng kể trong năm 2013 và 2014. Liên Họp Quốc dự báo kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2,1% trong năm 2012, 1,7% năm 2013 và 2,7% năm 2014.

Tại Nhật Bản, các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011 đã giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi, song đà phục hồi này cũng “hụt hơi” khi các khoản chi này giảm. Tình trạng giảm phát, sự tăng trưởng chậm lại của thương mại thế giới, nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu sụt giảm, nhất là sang Trung Quốc (giảm tới 14,5% trong tháng 11/2012), đang đẩy Nhật Bản trước nguy cơ suy thoái lần thứ năm trong 15 năm qua. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Nhật

136

Bản trong năm 2012 và 2013 từ 2,6% và 1,5% xuống 2% và 0,7%.

Đối với các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil không thể phát huy được vai trò “đầu tàu” phát triển cho nền kinh tế thế giới. Khác với 4 năm trước, giờ đây chỉ mình Trung Quốc với các khoản chi kích thích tăng trưởng kinh tế lớn thì chưa đủ lực để kéo kinh tế thế giới khỏi đi xuống, chưa kể tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2012 cũng chậm lại, ước đạt 7,5%.

- Điều kiện về kinh tế:

+ Điều kiện sống và thu nhập: Việc phát triển kinh tế diễn ra theo từng giai đoạn đòi hỏi có những điều chỉnh thuế thu nhập phù hợp với từng giai doạn đó. Tuy nhiên, dù chính sách điều chỉnh có theo chuẩn mực quốc tế cũng không thể đi vào cuộc sống khi điều kiện sống và thu nhập của người dân quá thấp. Thu nhập thấp dẫn đến ngưỡng chịu thuế của người Việt Nam và nước ngoài sẽ khác nhau nên nếu xác định ngưỡng thu thuế thu nhập quá thấp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài chịu thuế nặng hơn do thu nhập cao hơn sẽ khó hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Nếu xác định ngưỡng thu thuế quá cao thì chính sách thuế thu nhập mang tính đánh thuế người có thu nhập cao và thiếu đặc tính bao quát nguồn thu và mất bình đẳng. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng gây ra tình trạng tương tự khi điều chỉnh thuế quá cao so với mức lợi nhuận thu được của ngành thì các doanh nghiệp tìm cách né tránh hoặc giam lận. Mặt khác, thuế thu nhập doanh nghiệp cao cũng dẫn đến tình trạng chuyển giá né thuế hoặc mất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các nước láng giềng và khu vực chỉ đánh thuế ở mức 15% đến 33% nên Việt Nam không thể đánh thuế thấp quá hay cao quá mức đó. Các nước có điều kiện sống và thu nhập cao hơn thường có mức thuế cao hơn và ngược lại. Các nước có điều kiện sống và thu nhập thấp hơn thường xác định mức thuế thấp hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tuy nhiên, nếu thấp quá mức sẽ gây phản ứng ngược đối với các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài. Khi kinh doanh trong nước với mức thuế suất thấp thì rất khó mang vốn sang đầu tư ở nước khác có thuế suất cao hơn nếu không có lợi thế cạnh tranh tương xứng. Vì vậy, điều kiện sống và thu nhập quyết định các hành vi của các cá nhân và doanh nhân khá nhiều trong việc chấp hành các chính sách thuế thu nhập.

+ Điều kiện về văn hóa kinh doanh: Điều kiện sống và thu nhập cũng phản

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí