Giải Pháp Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên

89

kiểm soát. Mặt khác, trước khi điều chỉnh cần xác định rõ lợi cish và chi phí của chính sách chưa được chú trọng. Các chính sách được ban hành phần lớn nhằm giải quyết các hệ lụy đã xảy ra nên phương pháp thiếu thống nhất về tổng thể. Thậm chí, xảy ra nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực. Vì vậy, rất cần áp dụng phương pháp đánh giá tác động chính sách điều chỉnh thuế thu nhập trước khi ban hành. Phương pháp điều chỉnh thuế thu nhập đôi khi còn thiếu nhất quán còn thể hện khi đã điều chỉnh trực tiếp cần thực hiện đối với các thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và cá nhân nên để cho trực tiếp người chịu thuế được hưởng không nên áp dụng cơ sở trả thu nhập chiết khấu và quyết toán theo hình thức tạm tính. Khi có điều chỉnh miễn giảm thuế cho các đối tượng chịu thuế không chắc chắn đối tượng miễn giảm được hưởng lợi mà là những nơi tạm giữ thuế thu nhập cá nhân được hưởng.

- Các quan điểm và chính sách thuế chưa nhất quán hơn trong việc phát triển hệ thống thuế.

Xu hướng phát triển hệ thống thuế hội nhập kinh tế quốc tế là không thể tránh khỏi đặc biệt đối với thuế thu nhập cá nhân nhưng quan điểm thực hiện chưa triệt để. Khi đã điều chỉnh thuế thu nhập theo các hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia khi hội nhập nhưng trong nước vẫn xẩy ra tình trạng chồng chéo thuế nên khó thực hiện việc điều chỉnh thuế thu nhập đồng bộ. Đặc biệt chưa có mô hình nào cân đối tổng thể liên ngành để xác định rõ đối tượng, ngành, nghề, địa bàn... được ưu đãi và tăng cường thu thuế. Dẫn đến các cơ quan cấp phép đầu tư cho phép miễn thuế và ưu đãi quá nhiều và tràn lan trong khi đó nhiệm vụ cân đối thu-chi ngân sách không được tính đến. Vì vậy, mô hình cân đối tổng thể xác định ngành, lĩnh vực và đối tượng cần thu thuế thu nhập đang là nguyên nhân cơ bản gây ra sự thiếu nhất quán này.

- Quy trình điều chỉnh và phối hợp giữa các Bộ, ban ngành chưa rõ ràng gây nên chậm chễ so với yêu cầu của WTO và thiếu tính linh hoạt.

Việc tổng kết chính sách để rút ra những mặt được, chưa được để từ đó kiến nghị phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế đã được thực hiện trong công tác xây dựng chính sách trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời gian triển khai gấp, lại phải chuẩn bị nhiều thủ tục, quy trình mất nhiều thời gian, trong khi thời gian khảo sát đánh giá thực tế từ cơ sở rất ngắn nên chất lượng còn hạn chế.

90

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến kiến nghị sửa nội dung ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư mở rộng còn chưa được chính xác.

Thông lệ quốc tế, để kiểm soát thu nhập và phòng chống rửa tiền, trốn thuế, các nước đều quy định áp dụng thanh toán qua ngân hàng. Ở Việt Nam, do việc thanh toán bằng tiền mặt là phổ biến trong thời gian qua nên việc quản lý doanh thu, chi phí chỉ dựa vào hoá đơn, chứng từ. Cơ quan thuế dù quản lý chặt việc phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn cũng không thể giám sát hết số lượng đối tượng sử dụng. Nếu quản lý quá chặt thì không thông thoáng, gây cản trở doanh nghiệp làm ăn tốt, luôn tuân thủ pháp luật. Việc quản lý phụ thuộc vào hoá đơn còn gây ra tốn kém về tiền bạc in ấn của cả Nhà nước và doanh nghiệp, tạo kẽ hở doanh nghiệp “ma” lợi dụng mua bán hoá đơn, gây thất thu thuế cho NSNN không ít. Thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng quy định đối với hóa đơn trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Đến nay, dịch vụ thanh toán của ngân hàng đã phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh đều đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho nên cần áp dụng quy định thanh toán qua ngân hàng là điều kiện cần để xác định chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Mặt khác, thiếu biện pháp kiểm soát giá chuyển giao nên nhiều doanh nghiệp quốc tế đã chuyển giá về chính quốc và khai lỗ ở Việt nam khá trầm trọng. Việc điều chỉnh thuế thu nhập không thể mang tính áp đặt khi sự vụ xảy ra. Theo thông lệ quốc tế cần phải có các thỏa thuận trước nhằm dễ dự báo và minh bạch chính sách, tránh sự thay đổi chính sách đột ngột. Việc sử dụng các công cụ điều chỉnh thuế thu nhập còn có chỗ bất cập. Nhiều thông tư, chỉ thị và quyết định chưa đúng mức độ điều chỉnh cần thiết. Những việc điều chỉnh thuế thu nhập mang tính gián tiếp liên quan nhiều đến các cơ quan ban ngành liên quan cần sử dụng thông tư thay cho các chỉ thị hay quyết định điều chỉnh nhằm tránh những xung đột pháp lý không cần thiết nhất gây bức xúc cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Những doanh nhiệp này cũng phàn nàn nhiều về thủ tục và chính sách điều chỉnh thuế thu nhập thời gian qua khá gay gắt.

- Công tác xây dựng, tuyên truyền và phổ biến chính sách thuế còn nhiều yếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Hệ thống thông tin quản lý thuế đã được xây dựng khá bài bản và đầu tư nhiều nhưng vẫn thiếu tính đồng bộ do chưa có các phần mềm quản lý hiệu quả đáp

91

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 13

ứng yêu cầu tra cứu thông tin thuế của cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Việc phân cấp quản lý thông tin thuế đã được thực hiện nhưng thiếu ăn khớp nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp. Do tuyên truyền và phổ biến chính sách thuế chưa kịp thời và thấu đáo nên người nộp thuế và kể cả các cơ quan thông tin còn hiểu chưa đúng về chính sách thuế. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng hệ thống chính sách thuế thu nhập, một chính sách có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng đến từng người dân.

- Trình độ cán bộ quản lý thuế còn thiếu và yếu, đặc biệt là ở các cấp địa phương. Khi điều chỉnh các chính sách thuế, Tổng cục thuế thường có tập huấn cho các cán bộ từ Trung ương đến địa phương và tới cả doanh nghiệp và người dân tuy nhiên nhiều cán bộ thuế các cấp còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề về thủ tục, nội dung kê khai, xác định số thuế thu nhập cần thu... nên gây phiền phức cho người nộp thuế. Thậm chí, việc trả lời các thắc mắc về thuế thu nhập tại các chi cục thuế, cục thuế khá chậm do trình độ và năng lực yếu kém của cán bộ.


*

* *

Tóm lại, trong chương này, tác giả đã phân tích thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO từ năm 2007 đến nay, qua đó đã rút ra những kết luận từ thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam bao gồm những thành công và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh thuế thu nhập. Những thành công chủ yếu là điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam đã cơ bản phù hợp với nguyên tắc của WTO như nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc minh bạch hóa, nguyên tắc tương đồng...Tuy nhiên, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh thuế thu nhập, tác giả đi sâu phân tích nội dung cần điều chỉnh từ thu nhập chịu thuế, các khoản chi phí được trừ hay khoản giảm trừ, thuế suất thuế thu nhập và ưu đãi thuế thu nhập. Trên cơ sở đó đã rút ra nguyên nhân của những tồn tại hạn chế để làm cơ sở đề xuất giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập ở chương 3.

92

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)


3.1. Bối cảnh quốc tế và xu thế điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO đến năm 2020

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình của Việt Nam

Hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Các vấn đề quốc tế không đơn thuần một quốc gia đơn lẻ có thể giải quyết được như vấn đề khí hậu, nguồn nước, khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế vv… Việt Nam cũng đang trong quá trình vừa hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới mà đánh dấu quan trọng là việc gia nhập WTO. Các nước đều có những bước phát triển tích cực kể từ khi gia nhập WTO. Quá trình phát triển này phụ thuộc vào mức độ phát triển và quyết tâm thay đổi của mỗi quốc gia, riêng Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những vấn đề đặt ra khá gay gắt về xác định mô hình kinh tế Việt Nam trong tương lai, thời điểm nào sẽ chuyển giao sang các mô hình đó, hay xử lý các mâu thuẫn trong các vấn đề kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế cũng như vấn đề văn hóa-kinh tế-an ninh quốc phòng vv… Cơ hội nhiều nhưng thách thức lớn là đặc trưng của quốc tế hóa các hoạt động kinh tế của bất kỳ các quốc gia nào. Mâu thuẫn đó cũng không thể giảm bớt khi các lợi thế quốc tế thường bị các nước phát triển, nước lớn hay hội nhập trước chiếm lĩnh. Các nước gia nhập WTO sau tất yếu sẽ khó khăn hơn trong các vấn đề khai thác các lợi thế quốc tế. Mặc dù vậy, không phải tất cả các lợi thế quốc tế đều do các nước này chi phối mà nó tuân theo các quy luật kinh tế khách quan. Bản thân các nước lớn cũng có những quan điểm trái chiều và phân rã nên cũng nảy sinh nhiều bất lợi để các nước đi sau có thể khai thác. Do đó, bối cảnh kinh tế quốc tế trong thời gian tới cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt khá lớn như sau:

- Việc hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn diễn biến phức tạp với nhiều yếu tố kinh tế và chính trị do ảnh hưởng của các lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối. Diễn biến hòa bình, lật đổ chính quyền và chiến tranh khu vực vẫn còn dai dẳng với các thế lực kinh tế ủng hộ từ bên ngoài nhằm có các lợi thế quốc tế là không tránh

93

khỏi. Không phải các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế là an toàn và bền vững với các thể chế mới mà đòi hỏi phải phù hợp với các thể chế mới theo các điều kiện riêng có của từng quốc gia. Nó sẽ phải đối chọi với nhiều cuộc biểu tình phản đối do các nhóm quyền lợi không được hài hòa. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gắn chặt với hài hòa lợi ích không chỉ với các quốc gia khác mà là hài hòa lợi ích tại chính mỗi quốc gia thành viên.

- Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, diễn biến trong thời gian qua cũng như kinh tế quốc tế trong thời gian tới sẽ là hội nhập kinh tế quốc tế đa cực, đa khu vực. Các khu vực khác nhau sẽ có vấn đề quan tâm khác nhau cần ứng xử. Tuy nhiên, những tổ chức và thể chế khu vực không đơn thuần là ưu việt hóa quyền lợi mà sẽ có những mâu thuẫn nội tại và ngoài khối trong các vấn đề quốc tế, chẳng hạn, vấn đề ứng xử thuế quan trong các nước thành viên WTO và quan hệ kinh tế song phương đôi lúc cũng phải chấp thuận các ưu đãi tương đồng cho các quốc gia ngoài khối. Vì vậy, cùng với các cam kết theo WTO thì các thỏa thuận song phương, đa chiều cũng sẽ nổi lên như là vấn đề quan trọng đối với từng nước thành viên WTO.

3.1.2. Xu thế điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO đến năm 2020

Trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế trong thời gian tới phát triển nhiều chiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xu thế điều chỉnh các chính sách kinh tế của các quốc gia trong đó có các chính sách thuế. Về vai trò tổng thể, thuế ngày càng trở thành công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh các hoạt động kinh tế và xã hội và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế cũng như các quan hệ kinh tế- chính trị - xã hội. Đối với thuế thu nhập, xu thế điều chỉnh của các nước trên thế giới có thể nhận thấy ở một số nét cơ bản sau đây:

- Các quốc gia phát triển theo mô hình kinh tế tư bản tư nhân, dựa vào sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn vẫn có thái độ ưu tiên các loại thuế thu nhập công ty hơn là thuế thu nhập cá nhân. Các loại thuế thu nhập sẽ được chú trọng hơn trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia này muốn đẩy nhanh sự thâm nhập của các tập đoàn kinh tế lớn của họ nên thường yêu cầu về mở cửa thị trường và ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần

94

nhằm bảo vệ các nhà đầu tư của họ đối với các quốc gia hội nhập kinh tế sau. Vì vậy, xu thế điều chỉnh thuế thu nhập của các quốc gia này sẽ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tinh giảm các mức thuế suất theo hướng hào hòa hóa với các quốc gia láng giềng và khu vực.

- Xu thế của các quốc gia phát triển nền kinh tế vừa và nhỏ sẽ điều chỉnh theo hướng thuế suất lũy tiến nhằm khuyến khích các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các loại thuế suất sẽ đánh cao hơn đối với các thu nhập cao như Thụy sĩ, Bỉ vv… Các nước này cũng có xu thế yêu cầu mở cửa các thị trường dịch vụ và tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia đi sau. Vì vậy, các quốc gia này sẽ có xu thế điều chỉnh giảm thuế suất lũy tiến đối với thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ thuế thu nhập công ty và áp dụng cơ chế tín dụng thuế. Các quốc gia này cũng ủng hộ xu thế tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm khuyếnh khích các nhà đầu tư của họ mở rộng kinh doanh và yêu cầu các quốc gia hội nhập sau mở cửa thị trường dịch vụ.

- Trường phái các quốc gia đánh thuế thu nhập quỹ lương như Mỹ sẽ tăng thuế quỹ lương để tăng phúc lợi xã hội nhưng sẽ giảm thiểu các loại thuế công ty nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, việc tránh đánh thuế hai lần cũng đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu vì hiện trạng trốn thuế thu nhập công ty của các tập đoàn lớn khi di chuyển cơ sở của họ sang các quốc gia khác đang là vấn đề lớn trong xã hội Mỹ. Mỹ đang giữ các quyền bảo lưu thực hiện các hiệp định đa phương về thuế thu nhập cá nhân và thu nhập công ty. Các khoản chi tiêu lớn của Mỹ liên quan nhiều đến thuế quỹ lương nên họ vẫn cho rằng đánh thuế thu nhập cá nhân cao là đảm bảo hàng hóa công cộng cho xã hội được phục vụ hiệu quả hơn. Vì vậy, xu thế điều chỉnh thuế thu nhập ở các quốc gia theo trường phái này sẽ tiếp tục tăng thuế thu nhập cá nhân nhưng sẽ bảo lưu nhiều khoản khi ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm ngăn chặn tình trạng né tránh thuế suất cao ở chính quốc để nộp thuế suất thấp hơn ở các quốc gia đầu tư.

- Xu hướng điều chỉnh thứ tư là các nước gia nhập WTO sau muốn khuyến khích đầu tư, thu hút vốn, mở cửa thị trường thường sẽ áp dụng thuế thu nhập cá nhân và công ty thấp. Tuy nhiên, gần đây có những bất lợi về khoảng cách xã hội giàu nghèo từ việc hưởng lợi các lợi thế kinh tế từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang là chủ đề nóng bỏng làm bất ổn xã hội sẽ có xu thế tăng mạnh các mức thuế

95

thu nhập cá nhân. Các vấn đề về nội dung điều chỉnh thuế thu nhập của các quốc gia này cũng đang vấp phải sức ép mạnh mẽ từ các quốc gia lớn nhằm thắt chặt tính pháp lý của thuế thu nhập cá nhân. Xu thế này sẽ là chủ đạo trong thời gian tới và sẽ tiến dần đến khuôn khổ cải cách thủ tục pháp lý về thuế thu nhập trong khu vực và trên thế giới.

Công cuộc cải cách thuế của Việt Nam đã và đang tiếp tục được thực hiện theo lộ trình khá căn bản, đặc biệt sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Những thành công đạt được trong thời gian qua kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO là tiền đề cho các bước cải cách thuế tiếp theo trong đó có việc điều chỉnh thuế thu nhập. Qua những kinh nghiệm rút ra từ quá trình điều chỉnh thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều điểm thuận lợi và khó khăn cho việc cải cách thuế Việt Nam nói chung và đặt ra những cơ hội và thách thức cho công tác điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam đến năm 2020

- Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, nền kinh tế tiếp tục phát triển trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa sâu rộng nên có nhiều cơ hội hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến khác. Những bài học kinh nghiệm khi gia nhập WTO đã giúp Việt Nam điều chỉnh thuế thu nhập phù hợp với thông lệ quốc tế trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, những ích lợi đó cũng có gắn kèm với nhiều điều kiện về kinh tế và chính trị. Cơ hội rất rõ ràng cho chúng ta là sẽ rút ngắn thời gian trắc nghiệm cho những điều chỉnh của mình mà có thể rút kinh nghiệm thành công và thất bại từ các quốc gia khác. Các kinh nghiệm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc điều chỉnh thuế thu nhập.

- Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi. Các con số về tăng trưởng kinh tế dương trong hơn thập kỷ qua tạo tiền đề cho việc điều chỉnh thuế thu nhập tránh được những khó khăn về nguồn thu, những cú sốc về kinh tế khi điều chỉnh. Những thành tựu của kinh tế Việt Nam sau đó lại được hậu thuẫn bởi chính các chính sách thuế thu nhập hợp lý để tạo đà tăng trưởng. Mối quan hệ này vừa phát triển theo chiều thuận vừa tương hỗ nhau. Tuy nhiên, thời điểm điều chỉnh thuế thu nhập luôn là vấn đề quan trọng cho nền kinh tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng cao chắc chắn là cơ hội tốt cho các chính sách kinh tế đi vào cuộc sống. Điều chỉnh thuế thu nhập trong hoàn cảnh đó sẽ tránh được nhiều

96

bất lợi về những cú sốc cả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

- Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả thực thi luật pháp ngày càng tăng. Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam cũng có những cơ hội thuận lợi khi điều chỉnh trong bối cảnh rất nhiều các bộ luật của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện. Những mâu thuẫn và bất cập trong điều chỉnh thuế thu nhập sẽ được thực hiện kịp thời và đúng lúc cùng với các bộ luật khác. Các điều chỉnh thuế thu nhập không đơn thuần chỉ bằng chính luật thuế thu nhập mà còn phải đồng bộ với các luật khác trong nền kinh tế. Đặc biệt là những trường hợp miễn giảm, xác định thu nhập vv…Chính vì các bộ luật khác đang trong quá trình hoàn thiện cùng với luật thuế thu nhập sẽ có cơ hội điều chỉnh song hành các luật cho đồng bộ.

- Việc điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong tình hình mới có nhiều biến động về các mặt kinh tế và chính trị. Các cuộc khủng hoảng về tài chính và suy giảm kinh tế diễn ra rất khó lường nên việc điều chỉnh thuế thu nhập nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế là một trong những thách thức lớn của Việt Nam. Lâu nay, các nhà đầu tư nước ngoài luôn phản ánh tình trạng khó dự đoán và thiếu minh bạch của hệ thống chính sách nói chung và chính sách thuế nói riêng là do các nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Nguyên nhân tác động từ bối cảnh biến động kinh tế thế giới và các thể chế quốc tế thay đổi là những thách thức to lớn với bất kỳ sự thay đổi chính sách của các quốc gia. Điều chỉnh chính sách thuế vừa đảm bảo mục tiêu phát triển, phù hợp với quốc tế mà lại phải linh hoạt rõ ràng không đơn giản trong bối cảnh có sự biến động của nền kinh tế thế giới và các thể chế tài chính quốc tế.

- Thách thức thứ hai phải tính đến là quan hệ hài hòa giữa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách với các ưu đãi cho phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với khả năng tích lũy và mức GDP trên đầu người còn thấp, việc động viên các loại thuế trực thu sẽ gặp nhiều khó khăn và có giới hạn. Đánh thuế thu nhập quá cao sẽ không tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhưng ưu đãi quá nhiều lại dễ thất thu cho ngân sách và méo mó chính sách thuế. Thuế thu nhập trong tương lai sẽ phải là nguồn thu chủ yếu trong các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vì nó đảm bảo tính công bằng và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tận thu lại có nhiều tác động ngược nên nó là một thách thức rất lớn cho việc điều chỉnh chính sách thuế một cách hợp lý và hài hòa cả trong nước và ứng xử quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022