Những Hạn Chế Khi Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên Wto

73

viên chính thức được Việt Nam thực hiện khá triệt để, những khoản thuế phải cắt giảm có lộ trình gây áp lực lớn cho việc thâm hụt ngân sách quốc gia đã được Việt Nam chuẩn bị thu bù qua 2 sắc thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Các yêu cầu cam kết cơ bản như không phân biệt đối xử, minh bạch, công khai và bình đẳng được xây dựng ngay từ đầu nên không gây sốc cho các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Những ưu đãi Việt Nam được hưởng theo điều kiện là nước đang phát triển về lộ trình và các mức hỗ trợ xanh được khai thác triệt để khi Việt Nam phân kỳ áp dụng luật thuế TNDN trước (năm 2008) và luật thuế TNCN (năm 2009). Điều đó vừa đáp ứng lộ trình cam kết cắt giảm các dòng thuế khác nhưng bù đắp dần bằng hai sắc thuế thu nhập nhưng không gây sốc và bất ổn xã hội khi áp dụng dần dần từng sắc thuế thu nhập. Việc điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập cũng thống nhất và nhất quán một mức cho các thể nhân và pháp nhân trong và ngoài nước, chỉ ưu đãi về các ngành, lĩnh vực và khu vực được quyền bảo lưu của Việt Nam theo cam kết WTO nên không vi phạm yêu cầu của WTO. Việt Nam đã bỏ ngay các quy định ưu đãi hay phân loại đối tượng chịu thuế theo xuất xứ nên đã thành công trong việc điều chỉnh thuế thu nhập theo đúng cam kết.

- Điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO cũng có lộ trình rất phù hợp với các cam kết.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam đã được thực hiện từng bước, công bằng và hiệu quả đồng thời phù hợp với lộ trình cam kết trong 3-5 năm được hỗ trợ theo điều kiện là nước đang phát triển. Hai sắc thuế thu nhập được ban hành và áp dụng sớm trước 2-3 năm nhằm bù đắp những thâm hụt ngân sách Nhà nước khi cắt giảm các dòng thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 mục đích chính gồm:

Một là: Sớm bù đắp những thâm hụt ngân sách khi cắt giảm các dòng thuế đã cam kết và tránh gây “sốc” cho nền kinh tế nói chung và cân đối ngân sách nói riêng. Việt Nam có thể tin tưởng vào sự chắc chắn thực thi các cam kết cắt giảm các loại thuế gián thu khác theo yêu cầu của WTO và các hiệp định thương mại song phương. Cơ cấu nguồn thu ngân sách đã chuyển mạnh từ nguồn thu thuế gián thu sang nguồn thu thuế trực thu là chủ yếu. Đây cũng là tiền đề cho sự hợp tác song phương và đa phương trên phương diện tránh đánh thuế hai lần giữa các nước.

74

Hai là: Hai sắc thuế thu nhập của Việt Nam tạo ra hệ thống thuế nhất quán hơn, phù hợp hơn với các luật và thông lệ quốc tế. Sớm đưa hai sắc thuế thu nhập vào áp dụng sẽ có đủ thời gian điều chỉnh từng nội dung cụ thể khi có những bất cập xảy ra. Lộ trình cam kết sẽ được thực thi chắc chắn khi được kiểm chứng trước những xung đột giữa luật thuế thu nhập Việt Nam với các thành viên khác của WTO.

- Điều chỉnh thuế thu nhập rất phù hợp với tình hình thực tế và kế thừa ưu điểm chính sách hiện hành.

Qua các lần ban hành thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân và các lần điều chỉnh hai loại thuế này cho thấy tác động tới người chịu thuế, nộp thuế và cung cầu hàng hóa cũng như giá cả hàng hóa có biến động không lớn. Các giai đoạn điều chỉnh khá phù hợp với người dân và doanh nghiệp nên không có sự phản đối mạnh mẽ đối với Nhà nước về hai loại thuế thu nhập này. Phần lớn người dân và doanh nghiệp được biết rõ lộ trình áp dụng, quy trình và thủ tục được minh bạch rõ ràng nên không gây xáo trộn lớn trong xã hội. Phần lớn các ý kiến thắc mắc về thuế suất, ý nghĩa phải áp dụng, thủ tục kê khai, cách thức tính để nộp thuế. Cơ quan thuế cũng đã có kế hoạch tuyên truyền, giải đáp thắc mắc kịp thời và đúng lúc. Vì thế, về cơ bản người dẫn đã ủng hộ và nghiêm túc chấp hành. Các lần điều chỉnh thuế thu nhập có xu hướng cân bằng giá cả giữa hàng hóa cá nhân với hàng hóa công cộng nên không gây ra biến động hai loại hàng hóa này và gây gánh nặng thuế cho người dân và doanh nghiệp. Thực chất các lần điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam phần lớn là điều chỉnh giảm mức động viên nên hài hòa lợi ích của cả người dân, doanh nghiệp và Nhà Nước.

Trước khi gia nhập WTO Việt Nam đã đưa ra mức thuế suất thuế lợi tức cao ở mức 32% với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm huy động tối đa sự đóng góp cho ngân sách, đồng thời có mức thuế ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vồn FDI rất hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO cũng là lúc Việt Nam chuyển sang giai đoạn thu hút có chọn lọc các dự án FDI và dưỡng nguồn thu trong nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đồng thời kết thúc giại đoạn đầu của tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nên áp dụng thống nhất thuế suất 25% thuế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

75

thu nhập doanh nghiệp là rất hợp lý, công bằng. Điều chỉnh thuế thu nhập đã kế thừa được các ưu điểm của chính sách hiện hành và rất hiệu quả.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 11

2.3.2. Những hạn chế khi điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO

Qua phân tích ở phần trên cho thấy, kể từ năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO đến nay, Việt Nam đã điều chỉnh thuế thu nhập cơ bản phù hợp với nguyên tắc WTO. Tuy nhiên, qua đánh giá thực trạng điều chỉnh và kinh nghiệm điều chỉnh của các nước trên thế giới cho thấy Việt Nam cần tiếp tục điều chỉnh thuế Thu nhập để đáp ứng hoàn toàn nguyên tắc theo chuẩn mực thông lệ quốc tế và WTO. Các vấn đề đặt ra từ nội dung điều chỉnh đến phương pháp điều chỉnh và quy trình điều chỉnh.

- Vẫn còn quy định chưa rõ ràng về thu nhập chịu thuế dẫn đến áp dụng sai.

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Luật thuế TNDN chưa có quy định rõ về thu nhập từ chuyển nhượng dự án; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án, quyền kinh doanh ; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê thương hiệu, nhãn hiệu; thu nhập từ lợi thế kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuộc diện nộp thuế TNDN hay không.

Thực tế phát sinh nhiều trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng dự án; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án, quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật phát sinh thu nhập cần phải chịu thuế TNDN. Do đó, cần bổ sung thu nhập từ chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật vào diện chịu thuế TNDN, đồng thời thu nhập này phải kê khai để nộp thuế riêng, không được bù trừ vào thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động kinh doanh khác, nhưng được bù trừ lãi lỗ của các hoạt động này với nhau.

Mặt khác, đối với khoản "hoàn nhập dự phòng", luật thuế thu nhập doanh nghiệp đang quy định là thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế. Xét về bản chất kinh tế thì dự phòng là một khoản được tính trước vào chi phí được trừ khi xác định lãi/lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh, mang tính phòng ngừa rủi ro, bảo đảm cho doanh nghiệp có nguồn trang trải khi phát sinh sự kiện rủi ro. Nếu thực

76

tế không phát sinh rủi ro thì khoản dự phòng đã trích lập được điều chỉnh giảm chi phí thì mới là phù hợp.

+ Đối với thuế thu nhập cá nhân:

Chưa bao quát được các khoản thu nhập chịu thuế TNCN để động viên nguồn lực vào ngân sách nhà nước.

Nhiều khoản thu nhập có tính chất tương tự như các khoản thu nhập chịu thuế quy định trong Luật như: thu thuế đối với thu nhập từ uỷ quyền bán nhà, đất mà người uỷ quyền có quyền định đoạt tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng thẻ hội viên sân golf do chưa được quy định trong luật.... nên chưa điều tiết được đối với các khoản thu nhập này.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được quy định cụ thể nên đã tạo thuận lợi trong thực hiện, tuy nhiên trong thực tế vẫn tiếp tục phát sinh các khoản phụ cấp, trợ cấp mới phát sinh theo quy định của các văn bản pháp luật về lao động, về BHXH ban hành sau này. Bên cạnh đó, qua rà soát cho thấy Luật hiện hành có quy định một số khoản phụ cấp mang bản chất tiền lương, tiền công (như phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực) nhưng hiện đang được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế là chưa phù hợp; một số khoản có quy định (trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội) nhưng đến nay không còn nữa (do được thay thế bằng chính sách khác).

Theo luật thuế TNCN (khoản 10, Điều 4 và khoản 1 Điều 21) thì tiền lương hưu do các nguồn khác ngoài Quỹ BHXH chi trả không được miễn thuế TNCN, đồng thời các khoản đóng góp vào các quỹ ngoài các quỹ bảo hiểm bắt buộc như quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề mà pháp luật quy định phải tham gia bảo hiểm bắt buộc không được trừ vào thu nhập tính thuế. Thực tế hiện nay đang hình thành mô hình quỹ đầu tư mới và có xu hướng phát triển trong tương lai là quỹ hưu trí tự nguyện. Sự hình thành và phát triển của quỹ này sẽ góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng chi tiêu ngân sách nhà nước. Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy nhiều quốc gia có áp dụng mô hình quỹ hưu trí tự nguyện đã thực hiện miễn thuế đối với các thu nhập phát sinh từ hoạt động của các quỹ này và khoản đóng góp vào quỹ này cũng được loại trừ khỏi

77

thu nhập trước khi tính thuế. Ví dụ: Trung Quốc miễn thuế đối với quỹ hưu trí áp dụng cho người lao động, Singapore miễn thuế đối với các khoản tiền đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của cá nhân.

Để đảm bảo công bằng giữa người có lương hưu do Quỹ BHXH chi trả hiện đang được miễn thuế TNCN với người có lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả; đồng thời khuyến khích cá nhân tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyện thì việc miễn thuế đối với thu nhập từ lương hưu nhận được từ quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng và không tính vào thu nhập tính thuế đối với khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là cần thiết. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng chính sách thì cần có quy định giới hạn trần về mức góp quỹ không tính vào thu nhập tính thuế; đồng thời chỉ miễn thuế TNCN đối với lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng, không miễn cho trường hợp rút tiền trước khi nghỉ hưu hoặc nhận tiền một lần khi đến tuổi nghỉ hưu.

Đối với thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, có quy định về việc miễn thuế trong trường hợp người chuyển nhượng có 1 nhà duy nhất. Quy định này với mục tiêu không đánh thuế đối với người có một nhà duy nhất nhưng trên thực tế rất khó xác định thế nào là có 1 nhà duy nhất. Do đó, rất dễ dẫn đến xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện. Mặt khác, quy định về thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định còn chưa rõ. Theo quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế. Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Quy định này dễ dẫn đến việc áp dụng khác nhau, có nơi thu 25% trên thu nhập, có nới thu 2% trên giá chuyển nhượng do không quy định thế nào là không xác định được giá vốn và chi phí liên quan.

Khoản 6, Điều 4 Luật thuế TNCN quy định “Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất” là thu nhập miễn thuế.

Thực tế quản lý thu cho thấy có trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phải là nông dân mà trước đây được Nhà nước giao đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để sản xuất nhưng không trực tiếp sản xuất mà thuê người

78

sản xuất nông nghiệp, nay chuyển đổi đất nông nghiệp có phát sinh thu nhập nhưng không nộp thuế.

Vì vậy, để tránh các trường hợp lợi dụng quy định này để trục lợi tránh thuế, cần thiết nghiên cứu, sửa đổi quy định về điều kiện miễn thuế tại nghị định của Chính phủ.

Đối với thu nhập của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không phải là pháp nhân nhưng không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân mà lại đang thuộc đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông lệ quốc tế thường điều chỉnh trong luật thuế thu nhập cá nhân.

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế khoán:

Theo Điều 24 Luật thuế TNCN thì cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Luật thuế TNCN quy định cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí thì nộp thuế theo phương pháp khoán, theo đó, thu nhập tính thuế được xác định theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu ấn định trừ (-) gia cảnh; trừ (-) các khoản đóng góp BH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN); trừ (-) các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Phần thu nhập còn lại áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để xác định số thuế phải nộp.

Thực tế quản lý thu cho thấy, quy định này nhằm mục tiêu kiểm soát thu nhập nhưng phát sinh thêm nhiều thủ tục mà không tăng thêm số thuế, nhiều trường hợp cá nhân có số thuế nộp thừa trong năm nhỏ không có yêu cầu về hoàn lại thuế hoặc bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau nhưng vẫn phải thực hiện quyết toán thuế. Ví dụ: (i) hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán theo quy định của luật vẫn phải quyết toán thuế; (ii) cá nhân có thu nhập vãng lai ở nhiều nơi đã nộp thuế khấu trừ tại nguồn cuối năm quyết toán thuế theo quy định; (iii) những người làm công ăn lương nhưng có thu nhập từ kinh doanh (ví dụ cho thuê nhà, cửa hàng, đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp...) đã nộp thuế khoán, hết năm phải cộng gộp tất cả các nguồn thu nhập để tính lại thuế theo biểu thuế lũy tiến và quyết toán lại thuế tăng thêm thủ tục phức tạp, phiền hà cho người nộp thuế.

79

Vì vậy, để thuận lợi cho người nộp thuế và giảm khối lượng phải quyết toán thuế không cần thiết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 24 Luật thuế TNCN, đồng thời sửa đổi các quy định tại Nghị định của Chính phủ về quyết toán thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế khoán .

- Thủ tục về chi phí được trừ và các khoản giảm trừ còn rườm rà:

+ Về chi phí được trừ phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Thực tế cho thấy người nộp thuế vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh doanh. Việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch này dẫn đến khó kiểm soát trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế nói riêng và các cơ quan quản lý khác nói chung (ví dụ: ngân hàng, kho bạc…). Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt làm tăng thêm chi phí của xã hội (in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo vệ,…). Hiệp hội các Ngân hàng thế giới cho rằng, giảm việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch sẽ làm giảm tệ nạn xã hội. Hiện nay, thuế giá trị gia tăng đã quy định hoá đơn từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế. Do đó, cần thiết có quy định các khoản chi phí đến một mức nào đó phải thanh toán qua ngân hàng (có thể xem xét quy định phù hợp với mức của thuế GTGT) mới được tính vào chi phí được trừ nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế TNDN hiện hành chưa quy định mức khống chế về tỷ lệ vốn vay so với vốn điều lệ để đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và đảm bảo độ an toàn về vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế đa số các DN có khoản vay vốn sản xuất kinh doanh cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, thậm chí trong quá trình xử lý vướng mắc của DN có trường hợp vốn chủ sở hữu của DN chỉ có 1% tổng vốn đầu tư, còn lại 99% là vốn đi vay. Do đó, để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp và nền kinh tế thì cần có quy định khống chế mức về tỷ lệ vốn vay so với vốn điều lệ.

+ Về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới: Từ 2009 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đã điều chỉnh từ 10% lên 15% đối với doanh nghiệp mới thành lập trong 3 năm đầu kể từ khi hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp khác vẫn bị khống chế ở mức 10%. Đây là sự điều chỉnh cần thiết, phù hợp bước đi của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Song đây mới là bước điều chỉnh tạm thời, trong thời

80

gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để chủ động xử lý vấn đề này phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam.

Quy định chỉ tính khấu hao đối với quyền sử dụng đất có thời hạn, không tính khấu hao đối với quyền sử dụng đất không thời hạn hoặc giá trị TSCĐ vô hình dẫn đến lợi dụng của một số doanh nghiệp. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đã thực hiện đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn liên doanh. Trong đó, có cả đánh giá giá trị quyền sử dụng đất không thời hạn hoặc quyền thuê đất. Từ đó dẫn tới lợi dụng việc góp vốn để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất mà không phải nộp thuế TNDN.

+ Về các khoản chi tài trợ: Luật quy định các khoản chi tài trợ để sử dụng cho hoạt động giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực tế thực hiện thời gian qua cho thấy một số doanh nghiệp chi tài trợ thực hiện chủ trương hỗ trợ cho các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia. Danh mục khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ huyện nghèo bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề miễn phí và nhận lao động vào làm việc... Tuy nhiên, do Luật thuế TNDN hiện hành chỉ cho phép tính một số khoản tài trợ vào chi phí nên doanh nghiệp chỉ tài trợ những nội dung nào được tính vào chi phí như xây dựng trường học, bệnh viện, làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, còn những nội dung tài trợ khác như làm đường giao thông, phát triển cơ sở hạ tầng khác thì không tài trợ hoặc các khoản chi ủng hộ địa phương thực hiện một số dự án có tính chất quan trọng về an ninh, quốc phòng, ủng hộ Trường sa...cũng không được tính vào chi phí hợp lý. Điều này đôi khi dẫn đến giảm hiệu quả của hoạt động tài trợ (ví dụ một số huyện nghèo ở các vùng sâu, vùng xa có hạ tầng cơ sở còn thô sơ, nghèo nàn, đường sá giao thông còn rất hạn chế nên việc triển khai hoạt động xây dựng trường học, bệnh viện ... rất khó khăn).

+ Về khoản chi phí thuê tổ chức quản lý: Chính sách thuế TNDN hiện hành không có quy định khống chế chi phí thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh. Thực tế xử lý vướng mắc trong thời gian qua cho thấy do pháp luật thuế

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí