Tình Hình Cấp Phép Đầu Tư Nước Ngoài Giai Đoạn 1988-2007


dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 83,1 tỷ USD. Tốc độ thu hút vốn ĐTNN được thể hiện qua các giai đoạn sau [30]:

- Trong những năm 1988-1990, do mới thực thi Luật Đầu tư nước ngoài nên kết quả thu hút ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới là 1,6 tỷ USD).

- Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” (có thể coi “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) ĐTNN tại Việt Nam với 1781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn đăng ký và cấp mới) là 28,3 tỷ USD. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước. Kết quả này phần nào là do kỳ vọng của các nhà ĐTNN đối với một nền kinh tế mở cửa, có quy mô dân số khá lớn với trên 70 triệu người và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng.

- Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD, nhưng tổng vốn đăng ký năm sau thấp hơn năm trước. Năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998, chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Cũng trong những năm này, một số dự án ĐTNN đã được cấp phép từ những năm trước phải tạm ngừng triển khai dự án do các nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính chủ yếu là các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Hồng Kông. Nguyên nhân của sự giảm sút mạnh dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Một nguyên nhân có thể là do Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996 đã giảm đi một số ưu đãi đối với nhà ĐTNN.

- Từ năm 2000-2003, nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do các nước đầu tư vào Việt Nam đã phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ các nước trong khu vực tích cực tham gia ký kết các FTA và tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư tại các


quốc gia thành viên của các FTA. Cùng với những lý do đó, bản thân các chính sách đầu tư của Việt Nam còn chưa có sự điều chỉnh hợp lý nên dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam thời kỳ này phục hồi chậm và còn có sự suy giảm vào năm 2002. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% năm 2001, năm 2003 đạt 3,1 tỷ USD tăng 6% so với năm 2002.

- Xu hướng tăng nhanh dòng vốn FDI là từ năm 2004 (4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước, năm 2005 tăng 50,8%, năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua với 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006. Trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào trong các lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch- dịch vụ cao cấp,). Điều này cho thấy dấu hiệu “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam. Tốc độ tăng nhanh vốn FDI một phần là do kết quả của cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài và đặc biệt là sự ra đời của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh trong năm 2005. Ngoài ra, Chính phủ cho phép đầu tư gián tiếp vào 35 ngành, đồng thời mở cửa một số ngành do Nhà nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho ĐTNN và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang công ty cổ phần. Bắt đầu từ năm 2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước.

Trong quý I năm 2008, có 49 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 280,3 triệu USD, bằng 47% về số lượt dự án tăng vốn và 52% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong quý I năm 2008, cả nước đã thu hút thêm 5.436 triệu USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo


đà tăng trưởng của năm 2007, trong quý I năm 2008 thu hút ĐTNN vẫn đạt mức cao, một số doanh nghiệp ĐTNN đã triển khai tích cực ngay trong tháng đầu tiên của năm 2008. Nhiều dự án có quy mô lớn đã được các địa phương cấp phép trong những tháng đầu năm 2008, đặc biệt là xu hướng tăng nhanh các dự án kinh doanh bất động sản (xây dựng văn phòng căn hộ để bán và cho thuê, xây dựng khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng) [31].


Bảng 2: Tình hình cấp phép đầu tư nước ngoài giai đoạn 1988-2007

Đơn vị: triệu USD


Năm

Số dự án

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

1988

37

341,7


1989

67

525,5


1990

107

735,0


1991

152

1.291,5

328,8

1992

196

2.208,5

574,9

1993

274

3.037,4

1.017,5

1994

372

4.188,4

2.040,6

1995

415

6.937,2

2.556,0

1996

372

10.164,1

2.714,0

1997

349

5.590,7

3.115,0

1998

285

5.099,9

2.367,4

1999

327

2.565,4

2.334,9

2000

391

2.838,9

2.413,5

2001

555

3.142,8

2.450,5

2002

808

2.998,8

2.591,0

2003

791

3.191,2

2.650,5

2004

811

4.547,6

2.852,5

2005

970

6.839,8

3.308,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 6



2006

833

12.004,0

4.100,1

2007

1.544

21.347,8

8.030,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2007

1.2. Lĩnh vực thu hút đầu tư

Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồ thị mô tả cơ cấu đầu tư FDI theo ngành tính đến cuối năm 2007 cho thấy: Lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng với 5.819 dự án chiếm tới 67,01% tổng số dự án, 60,44% tổng số vốn đầu tư, 58,85% tổng vốn điều lệ, 68,57% tổng vốn thực hiện. Nông – Lâm nghiệp là ngành thu hút được ít nhất dự án FDI kể cả số dự án, số vốn đầu tư và vốn thực hiện. Nếu như những năm 90, FDI hướng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu thì từ năm 2000 đến nay, các dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định hướng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần vào việc nâng tổng kim ngạch xuất khẩu vào những năm gần đây.

Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử,Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn


định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Cannon, RobotechHầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hóa đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.

Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành giai đoạn 1988-2007 (tính tới ngày 31/12/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: USD


STT

Chuyên ngành

Số dự

án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Đầu tư thực

hiện


I

Công nghiệp và xây

dựng

5.819

51.405.264.671

21.118.126.226

20.045.968.689

CN dầu khí

40

3.902.961.815

2.345.961.815

5.148.473.303

CN nhẹ

2572

13.553.033.810

5.943.809.944

3.639.419.314

CN nặng

2434

24.437.228.586

9.293.803.365

7.049.865.865

CN thực phẩm

312

3.643.885.550

1.617.923.717

2.058.406.260

Xây dựng

461

5.868.154.910

1.916.627.385

2.149.803.947


II

Nông, lâm nghiệp

929

4.458.158.278

2.115.319.681

2.021.028.587

Nông-Lâm nghiệp

800

4.008.270.499

1.867.539.550

1.852.506.455

Thủy sản

129

449.887.779

247.780.131

168.522.132


III

Dịch vụ

1.936

29.193.410.221

12.653.163.964

7.167.440.030

Dịch vụ

966

2.155.006.145

947.877.283

383.082.159

GTVT-Bưu điện

211

4.323.882.565

2.781.446.590

721.767.814

Khách sạn-Du lịch

227

6.135.310.332

2.569.935.362

2.401.036.832

Tài chính-Ngân hàng

67

915.827.080

850.404.447

714.870.077

Văn hóa-Y tế-Giáo

dục

272

1.249.195.062

573.586.594

367.037.058

XD Khu đô thị mới

9

3.477.764.672

944.920.500

111.294.598




XD Văn phòng-Căn

hộ

154

9.418.878.164

3.468.469.591

1.892.234.162

XD Hạ tầng KCN-

KCX

30

1.517.546.201

516.523.597

576.117.330

Tổng số

8.684

85.056.833.170

35.886.609.871

29.234.437.306

Nguån: Côc ®Çu t• n•íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t•


22%


11%

67%

BiÓu ®å 1: C¬ cÊu dù ¸n ®Çu t• trùc tiÕp n•íc ngoµi theo ngµnh t¹i ViÖt Nam 1988-2007


C«ng nghiÖp vµ x©y dùng N«ng, l©m nghiÖp DÞch vô


Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.3. Hình thức đầu tư

Do nhiều lý do trong đó có việc hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI với 100% vốn ĐTNN, các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữa thập kỷ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa DNNN và nhà ĐTNN. Tính đến cuối năm 1998, số dự án liên doanh chiếm tới 59% tổng số dự án và 69% tổng số vốn đăng ký. Từ năm 1997, hạn chế này đã được xóa bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo hình thức sở hữu. Hiện nay, ĐTNN theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm phần lớn. Tính đến cuối năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thực hiện đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 6743 dự án có tổng vốn đăng ký là 52,4 tỷ USD, chiếm 77,2%


về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1640 dự án với tổng vốn đăng ký là 24,5 tỷ USD chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 226 dự án với tổng vốn đăng ký là 4,5 tỷ USD, chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc hình thức khác như BOT, BTO, BT.


Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2007 (tính tới ngày 31/12/2007 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: USD


STT

Hình thức đầu tư

Số dự

án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Đầu tư thực

hiện

1

100% vốn nước

ngoài

6.743

52.437.099.250

21.476.300.760

11.324.296.112

2

Liên doanh

1.640

24.574.544.436

9.292.461.262

11.144.796.904

3

Hợp đồng hợp tác

kinh doanh

226

4.578.597.287

4.127.650.407

5.661.119.003

4

Hợp đồng BOT, BT,

BTO

8

1.710.925.000

456.185.000

727.030.774

5

Công ty cổ phần

66

1.657.659.197

451.054.442

362.746.513

6

Công ty Mẹ-Con

1

98.008.000

82.958.000

14.448.000

Tổng số

8.684

85.056.833.170

35.886.609.871

29.234.437.306

Nguån: Côc ®Çu t• n•íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t•


BiÓu ®å 2: C¬ cÊu dù ¸n ®Çu t• trùc tiÕp n•íc ngoµi theo h×nh thøc

®Çu t• t¹i ViÖt Nam 1988-2007


100% vèn n•íc ngoµi Liªn doanh

Hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh Hîp ®ång BOT,BT,BTO C«ng ty cæ phÇn C«ng ty MÑ-Con

19%

3% 0%

78%


Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.4. Tình hình thu hút đầu tư của các địa phương

Qua hơn 20 năm ĐTNN tại Việt Nam đã trải rộng khắp cả nước. Cho đến nay, FDI đã có mặt ở 65 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, cơ cấu đầu tư theo địa phương thay đổi rất chậm. Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý – kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp. Phần lớn các dự án FDI tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng. Riêng 4 tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương trong năm 2007 đã thu hút được khoảng 12 tỷ USD, chiếm tới 58,6% tổng vốn đăng ký cả nước, 67,9% số dự án. Các tỉnh, thành phố còn lại chỉ thu hút được 41,4% tổng số vốn FDI đăng ký. Từ vài năm trở lại đây, nhiều tỉnh đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư và một số khá thành công như các tỉnh lân cận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.


Bảng 5: 15 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn ĐTNN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022