Vốn Đầu Tư Thực Hiện Của Một Số Nước Và Vùng Lãnh Thổ Trong Giai Đoạn 2000-2004


(giai đoạn từ năm 1988 đến 31/12/2007)

Đơn vị tính: USD


STT

Địa phương

Số dự

án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Đầu tư thực

hiện

1

TP Hồ Chí Minh

2.399

17.013.524.750

7.100.900.289

6.347.487.062

2

Hà Nội

1.011

12.664.570.044

5.661.169.078

3.589.621.920

3

Đồng Nai

917

11.665.711.568

4.655.087.285

4.152.591.894

4

Bình Dương

1.581

8.516.393.283

3.452.028.952

2.078.979.706

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

159

6.111.349.896

2.397.533.861

1.267.669.334

6

Hải Phòng

270

2.729.564.057

1.148.295.920

1.273.511.670

7

Vĩnh Phúc

151

2.034.201.656

647.926.192

438.759.582

8

Phú Yên

38

1.945.576.438

619.858.655

122.827.280

9

Long An

188

1.865.839.159

681.249.868

423.043.982

10

Đà Nẵng

111

1.852.320.789

824.541.457

184.751.090

11

Hải Dương

278

1.830.418.293

703.182.321

439.671.370

12

Hà Tây

80

1.814.524.642

520.451.389

218.528.786

13

Quảng Ngãi

15

1.124.528.689

564.291.000

12.026.572

14

Quảng Ninh

95

974.537.560

393.853.172

397.950.850

15

Bắc Ninh

106

923.807.501

422.668.235

199.920.266

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 7

Nguån: Côc ®Çu t• n•íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t•


1.5. C¸c quèc gia vµ vïng l·nh thæ tham gia ®Çu t•

ViÖc tham gia ký kÕt c¸c HiÖp ®Þnh KhuyÕn khÝch vµ B¶o hé ®Çu t• (BITs), HiÖp ®Þnh th•¬ng m¹i ViÖt – Mü (BTA); cïng víi viÖc tham gia mét sè tæ chøc ASEAN, trong ®ã tham gia ký kÕt HiÖp ®Þnh khung vÒ Khu vùc ®Çu t• ASEAN (AIA); diÔn ®µn khu vùc APEC, ASEM; gia nhËp WTO ®· t¹o c¬ héi cho ViÖt Nam thu hót §TNN. Ngµy cµng cã nhiÒu quèc gia ®Çu t• vµo ViÖt Nam víi quy m« ngµy cµng lín.

Qua 20 n¨m ®· cã 81 quèc gia vµ vïng l·nh thæ ®Çu t• vµo ViÖt Nam víi tæng vèn ®¨ng ký trªn 83 tû USD. Trong ®ã, c¸c n•íc ch©u Á chiếm 69%,


trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 81 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ, tập đoàn Intel không đầu tư thẳng vào Việt Nam mà đầu tư thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu Úc (Australia, New Zealand) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký [30].

Trong những năm đầu thế kỷ 20, do tác động của xu thế hình thành các FTA diễn ra mạnh mẽ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,đã tăng cường đầu tư vào các nước thành viên của các BFTA. Việt Nam do chưa đủ sức để tham gia vào cuộc chơi này, đồng thời các chính sách đầu tư của Việt Nam còn kém hấp dẫn nên dòng vốn ĐTNN từ các nước này đã có sự sút giảm đáng kể. Có thể thấy rõ được điều đó qua bảng sau:


Bảng 6: Vốn đầu tư thực hiện của một số nước và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2000-2004

Đơn vị tính: triệu USD


TT

Nước và vùng lãnh thổ

2000

2001

2002

2003

2004

1

Mỹ

196

258

169

499

531

2

Nhật Bản

355

291

477

392

230

3

Singapore

233

162

191

269

178

4

Hàn Quốc

126

119

154

386

119

5

Đài Loan

226

239

230

205

115

6

Hồng Kông

146

77

172

97

67

7

Thái Lan

26

52

76

66

56



8

Australia

21

16

23

30

41

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, 2005


Tuy nhiên, tính lũy kế từ năm 1988 tới nay, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký là 14,3 tỷ USD; thứ hai là Singapore với 11 tỷ USD; thứ ba là Đài Loan với 10,7 tỷ USD (cũng đứng thứ ba trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD); thứ 4 là Nhật Bản với 9,17 tỷ USD. Nhưng nếu tính vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân là 5 tỷ USD. Tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 với 3,8 tỷ USD; Hàn quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD.


Bảng 7: 15 quốc gia đầu tư vào Việt Nam lớn nhất (giai đoạn từ năm 1988 đến 31/12/2007)

Đơn vị tính: USD


TT

Nước, vùng lãnh thổ

Số dự

án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Đầu tư thực

hiện

1

Hàn Quốc

1.857

14.398.138.655

5.168.461.054

2.738.114.393

2

Singapore

549

11.058.802.313

3.894.467.177

3.858.0787.376

3

Đài Loan

1.801

10.763.147.783

4.598.733.632

3.079.209.610

4

Nhật Bản

934

9.179.715.704

3.963.292.649

4.987.063.346

5

BritishVirginIslands

342

7.794.876.348

2.612.088.725

1.375.722.679

6

Hồng Kông

457

5.933.188.334

2.166.936.512

2.161.176.270

7

Malaixia

245

2.823.171.518

1.797.165.234

1.083.158.348

8

Hoa Kỳ

376

2.788.623.488

1.449.742.606

746.009.069

9

Hà Lan

86

2.598.537.747

1.482.216.843

2.031.314.551

10

Pháp

196

2.376.366.335

1.441.010.694

1.085.203.846

11

Cayman Islands

29

1.838.565.385

759.845.518

595.021.987

12

Trung Quốc

550

1.792.264.711

883.530.586

253.214.212

13

Thái Lan

167

1.664.884.302

703.563.821

832.736.253

14

Vương quốc Anh

99

1.443.398.564

672.587.919

648.750.076

15

Samoa

55

1.266.841.668

482.165.000

28.449.882

Nguån: Côc ®Çu t• n•íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t•


2. Tình hình thu hút vốn ĐTNN gián tiếp ở Việt Nam

2.1. Nguồn vốn FPI

Trên thế giới, nguồn vốn ĐTNN ngày càng đóng vai trò quan trọng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI) lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với


nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, việc thu hút dòng vốn FPI có ý nghĩa rất quan trọng. Để xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn cho giai đoạn 2006-2010 để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có những nổ lực để thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp. Quá trình thu hút nguồn vốn FPI ở Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn [11]:

- Giai đoạn 1(1988-1997): là thời kỳ mở đầu tư cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra trong phạm vi cả nước và tạo động lực hi vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam đã có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD.

- Giai đoạn 2 (1998-2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này với việc giảm sút và thu hẹp đáng kể quy mô thu hút của cả FDI và FPI. Trong số 7 quỹ đầu tư trước đó, có 5 quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất 1 quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund do công ty Dragon Capital thành lập vào tháng 7/1995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 quỹ) là còn hoạt động cho đến nay.

- Giai đoạn 3 (từ 2003 cho đến nay): là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính, trong đó có lập Sàn Giao dịch Chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7/2000 và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại Hà Nội vào tháng 3/2005, đặc biệt là chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ


lệ nắm giữ cổ phần của các nhà ĐTNN trong các DNNN lớn được cổ phần hóa (từ 30% đến 49%),.... Năm 2003, 2004 tỷ trọng dòng vốn FPI so với FDI còn đang ở mức thấp chỉ đạt 2,3 % và 3,7%. So với con số 30-40% của các nước khu vực thì đây là con số rất khiêm tốn. Trước thực tế đó, việc ban hành quyết định 238/QĐ-TTg vào ngày 29/9/2005, Luật Chứng khoán (được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2006 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2007) là những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm thu hút dòng vốn FPI. Ngày 20/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo đó, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà ĐTNN (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của nhà ĐTNN đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Việc nâng mức trần lên 30% đối với vốn nước ngoài trong các ngân hàng mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam đã tạo điều kiện cho dòng vốn gián tiếp chảy mạnh hơn vào Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam thu hút trên 1 tỷ USD. Đến cuối năm 2006, hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức. Năm 2007, dòng vốn FPI chảy vào Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư tăng lên mạnh mẽ, đạt khoảng 5-6 tỷ USD. Năm 2007 cũng chứng kiến nhiều thương vụ FPI lớn. Nổi bật là Công ty Bảo hiểm tập đoàn Tài chính HSBC mua 10% cổ phần Bảo Việt với số tiền lên đến 225 triệu USD, gần bằng con số “300 triệu đô la Mỹ mơ ước” của hồi năm 2005 [33].

Tính đến cuối năm 2007 có khoảng 60 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó có nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung chính vào thị trường Việt Nam như: Dragon Capital, Mekong Capital, Vina Capital, Indochina Capital và các quỹ đầu tư lớn ở Việt Nam như: Prudetial, Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Dragon Fund (VDF),Vietnam Opportunity Fund (VOF),


Hiện nay, Mỹ được xem là đối tác lớn nhất trong thu hút nguồn vốn gián tiếp vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ đang gia tăng nguồn vốn FPI vào Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư. Theo báo Tiền phong, tính từ cuối năm 2001 – thời điểm Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực đến giữa năm 2006, đã có thêm 13 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Tại buổi hội thảo công bố bản đánh giá tác động 5 năm triển khai Hiệp định đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, các chuyên gia của Dự án hỗ trợ kỹ thuật thực hiện BTA (Star) đã đưa ra kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy các nhà đầu tư Mỹ đang chiếm khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng số vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam [36].

2.2. Nguồn vốn ODA

ODA là một nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng để hổ trợ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Trong giai đoạn từ 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Trong thời kỳ 1993- 2007, ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Công tác vận động ODA theo chủ trương của Đảng và Nhà nước “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng dồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 14 lần Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ quốc tế (Hội nghị CG) nhằm trao đổi ý kiến giữa Chính phủ và Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam về quá trình phát triển của Việt Nam và hoạt động điều phối ODA để hỗ trợ quá trình này.


Hiện nay, ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương (Aixơlen, Anh, Áo, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Trung Quốc,) và 23 nhà tài trợ đa phương (WB, IMF, ADB, NIB, EC, UNICEF, FAO, WHO, UNDP,). Trong đó, 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất mà đã cam kết viện trợ đối với nước ta là Nhật Bản, WB, ADB. Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ. Đó là các lĩnh vực như giao thông vận tải, phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phối điện, phát triển nông nghiệp và nông thôn, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực và thể chế

Mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trong thời kỳ 1993-2007, tổng giá trị ODA cam kết đạt 42.438 triệu USD, tổng vốn ODA ký kết đạt 32.109 triệu USD, tương đương 75,66% tổng lượng ODA cam kết cùng kỳ. Mức giải ngân giữa các nhà tài trợ và các loại hình dự án khác nhau. Trong khi, các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao, thì các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm do mất rất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như đền bù, di dân, tái định cư, đấu thầu và xét thầu. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến cuối năm 2007, tổng số vốn giải ngân là 19.865 triệu USD, tương đương 61,86% tổng lượng ODA ký kết và bằng khoảng 46,81% tổng số vốn cam kết cùng kỳ. Trong đó, năm 2006, giải ngân ODA của Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD, năm 2007 đạt 2,0 tỷ USD và dự kiến năm 2008 sẽ đạt 2,2 tỷ USD [37].‌


II. CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

1. Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về khu vực có nguồn vốn ĐTNN

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí