Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Của Việt Nam Trước Xu Thế Hình Thành Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Tại Châu Á - Thái Bình Dương


thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư; đa dạng hóa hình thức đầu tư và phương thức huy động vốn ĐTNN

Chương trình hành động xúc tiến đầu tư Á - Âu của ASEM (IPAP)

Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia tất cả các hoạt động của Diễn đàn này, trong đó có việc thực hiện Chương trình hành động xúc tiến đầu tư Á –Âu (IPAP) và “Những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm thu hút FDI” như một sáng kiến nhằm phục hồi hoạt động FDI ở khu vực trong và sau khủng hoảng kinh tế. Mục tiêu tổng thể của IPAP là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều giữa Châu Á và Châu Âu, triển khai các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các thành viên, đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực. Trong khuôn khổ IPAP, các thành viên đã và đang triển khai Chương trình cải thiện các chính sách và quy định về đầu tư nhằm tạo diễn đàn đối thoại cấp cao về chính sách cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thực hiện nguyên tắc đầu tư không ràng buộc với nội dung chủ yếu là dành đối xử quốc gia; xóa bỏ hạn chế liên quan đến chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài; thực hiện đối xử công bằng, thỏa đáng và phù hợp với những nguyên tắc của luật quốc tế trong trường hợp tước quyền sở hữu hoặc trưng thu đầu tư vì mục đích công cộng; xóa bỏ hạn chế đối với hoạt động thương mại hàng hóa của dự án đầu tư phù hợp với quy định của Hiệp định TRIMs; thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo những nguyên tắc và thông lệ quốc tế; tăng cường ký kết hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa các thành viên

Ngoài các Điều ước và Diễn đàn quốc tế nói trên, trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết hàng chục Hiệp định tránh đánh thuế trùng, tham gia Công ước về việc thành lập Cơ quan bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA) và Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.


2.4. Cam kết về lĩnh vực Đầu tư trong khuôn khổ WTO

Hiện nay, WTO đã có rất nhiều các hiệp định quy định khá rõ ràng về các lĩnh vực nông nghiệp, hàng dệt may, sở hữu trí tuệ, thuế quan, các dịch vụ tài chính, vận tải hàng không,Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đầu tư, WTO chưa thống nhất đưa vấn đề đầu tư trở thành một hiệp định đầu tư, đề cập toàn diện đến các vấn đề đầu tư. Kết quả là, khi vòng đàm phán Urugoay kết thúc, một hiệp định về đầu tư đã ký kết là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của hiệp định này chỉ là cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại của dự án đầu tư chứ không đề cập một cách toàn diện tới tất cả các vấn đề đầu tư.

Nội dung chính của hiệp định TRIMs là yêu cầu các nước phải xóa bỏ các biện pháp đầu tư gây cản trở đến thương mại. Phạm vi áp dụng của Hiệp định là các hoạt động thương mại hàng hóa của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mục tiêu chủ yếu của hiệp định là nhằm xóa bỏ tác động tiêu cực của các biện pháp đầu tư đối với thương mại hàng hóa, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hóa thương mại và ĐTNN. Theo đó, các nước thành viên không được áp dụng bất kỳ biện pháp đầu tư nào trái với nghĩa vụ dành đối xử quốc gia (Điều III) và loại bỏ hạn chế về định lượng (Điều XI) của GATT 1994.


Bảng 8: Các biện pháp bị cấm theo hiệp định TRIMs


Biện pháp

Nội dung

1. Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa (vi phạm điều III.4, GATT 1994)

Doanh nghiệp nước ngoài mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ từ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước, dù yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm nhất định, theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo một tỷ lệ trên khối lượng hoặc giá trị sản lượng sản

xuất của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 9



2. Yêu cầu cân bằng thương mại (vi phạm điều III.4

và XI.1, GATT 1994)

Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng số tính theo khối lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu.

3. Hạn chế về giao dịch ngoại hối (vi phạm điều XI.1, GATT 1994)

Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu sản phẩm để sử dụng trong hoặc có liên quan đến sản xuất của mình bằng việc hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng ngoại hối đến một mức nhất định so với các nguồn thu

ngoại hối của doanh nghiệp này

4. Hạn chế về xuất khẩu (vi phạm điều XI.1, GATT 1994)

Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu các sản phẩm dưới hình thức sản phẩm cụ thể hay số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo một tỷ lệ về số lượng hoặc giá trị sản lượng sản xuất trong nước của

doanh nghiệp.


Thực hiện Hiệp định TRIMs là yêu cầu của tất cả các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam đã hoặc đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết:

- Loại bỏ yêu cầu bắt buộc quy định tại Giấy phép đầu tư về thực hiện chương trình nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, và các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử.

- Loại bỏ yêu cầu bắt buộc đầu tư gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án ĐTNN chế biến các sản phẩm: sữa, dầu thực vật, mía đường, gỗ quy định tại Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP.


- Loại bỏ các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện, điện tử và phụ tùng ô tô quy định tại Thông tư liên tịch số 176/1998/TTLT. Không tái áp dụng các biện pháp trái với quy định của Hiệp định TRIMs.

Ngoài các cam kết về đầu tư nói trên, đến nay Việt Nam chưa tham gia vào một BFTA nào, đồng thời các FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc mới chỉ là các FTA về thương mại hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, để thúc đẩy đầu tư và thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh, tự do, thuận lợi và minh bạch, Trung Quốc và các nước ASEAN đã đồng ý: (i) Tiến hành đàm phán nhằm tự do hóa tích cực cơ chế đầu tư; (ii) Tăng cường hợp tác về đầu tư, và cải thiện tính minh bạch của các quy định và quy chế đầu tư;

(iii) Đưa ra cơ chế bảo hộ đầu tư. (Điều 5, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc). Hiện tại, ASEAN và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán FTA đầu tư. Trong tương lai, khi FTA về đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc được hình thành thì Việt Nam cũng cần phải điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của mình để phù hợp với các cam kết đó.

3. Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do tại Châu Á - Thái Bình Dương

Làn sóng ký kết FTA diễn ra mạnh mẽ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tại các đối tác đầu tư chính của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, SingaporeĐiều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với việc thu hút đầu tư của Việt Nam khi mà các đối tác lớn của Việt Nam chuyển hướng đầu tư vào các quốc gia thành viên của các BFTA với các nước này. Xu hướng FTA đã tạo động lực để Việt Nam điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư. Trong những năm qua, xuất phát từ sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có nguồn vốn ĐTNN và những cam kết của Việt Nam về ĐTNN, Việt Nam đã có những điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư để có thể tạo môi trường đầu tư cạnh


tranh trước xu thế ký kết các FTA diễn ra như vũ bão tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Xu hướng chung của việc điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN là ngày càng mở rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà ĐTNN và tiến hành thu hẹp khoảng cách giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư đã góp phần tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn tạo những chuyển biến đáng kể trong thu hút ĐTNN của Việt Nam trong thời gian qua.

3.1. Chính sách liên quan đến việc xúc tiến đầu tư nước ngoài

Để thu hút nguồn vốn, thì công tác vận động và xúc tiến đầu tư đóng một vai trò quan trọng đối với việc thu hút ĐTNN. Ở Việt Nam, các hoạt động xúc tiến ĐTNN được thực hiện bởi 3 cấp khác nhau. Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm soạn thảo ban hành các chính sách liên quan đến ĐTNN và cả nước. Sở KH&ĐT thực hiện các chính sách đầu tư do Bộ KH&ĐT ban hành và quản lý các hoạt động đầu tư trong mỗi tỉnh và Ban quản lý các KCN, KCX, quản lý hoạt động đầu tư trong mỗi phạm vi KCN, KCX đặt tại mỗi tỉnh. Cả 3 cơ quan trên đều là cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện các chức năng khác bên cạnh chức năng xúc tiến đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT không có một phòng ban chuyên trách về xúc tiến đầu tư; hoạt động của mỗi cơ quan xúc tiến đầu tư không được rõ ràng và không có tính thống nhất. Điều này đã ảnh hưởng tới chiến lược xúc tiến đầu tư tổng thể ở cấp quốc gia và dẫn đến sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương chưa được chặt chẽ. Bên cạnh đó, chính sách vận động đầu tư của Việt Nam còn rất thụ động, nặng về tuyên truyền, luật pháp và chính sách thiếu sự phối hợp chỉ đạo thống nhất của cơ quan đầu mối cấp Trung ương. Hoạt động vận động xúc tiến đầu tư trực tiếp ở một số nước, khu vực và thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao thương mại của Việt Nam ở nước ngoài hiện nay còn hạn chế, do thiếu kinh phí và cán bộ. Đặc biệt là kinh phí phục vụ cho công


tác vận động đầu tư chưa được bố trí từ ngân sách nhà nước. Một yếu tố nữa là danh mục dự án gọi vốn ĐTNN chưa tính đến nhu cầu và điều kiện cụ thể của nhà đầu tư. Những hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tư đó là một trong những nguyên nhân làm cho thu hút vốn ĐTNN trong giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng chậm, chưa phát huy hết nguồn lực sẵn có của các địa phương.

Từ năm 2006, Đảng và Nhà nước đã có sự thay đổi trong nhận thức và thực hiện công tác xúc tiến ĐTNN. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và chú ý tới công tác vận động xúc tiến ĐTNN ra nước ngoài. Thay vì trước đây, các nhà đầu tư tự tìm đến ta thì nay, chúng ta phải chủ động lên kế hoạch xúc tiến đầu tư một cách hữu hiệu trên cơ sở phù hợp từng địa bàn, từng loại hình doanh nghiệp. Chỉ thị 15/2007/CT-TTg ngày 22/6/2007 về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam đã cụ thể hóa hoạt động xúc tiến đầu tư như sau:

- Hoàn thiện công bố Danh mục dự án quốc gia về kêu gọi ĐTNN giai đoạn 2006-2010 hướng tới năm 2020 (có phân kỳ 2002-2010). Xây dựng chương trình vận động đầu tư tại địa bàn trọng điểm và các tập đoàn xuyên quốc gia tiềm năng; chú trọng ngành công nghiệp phụ trợ của một số ngành (chế tạo, lắp ráp, dệt may, da giày) và kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.

- Ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với xúc tiến thương mại và du lịch. Khẩn trương điều chỉnh các mục tiêu, cơ chế và tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (thành lập theo quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ) phù hợp nguyên tắc của WTO và pháp luật hiện hành. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp các chuyến công tác của các


lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với hoạt động xúc tiến đầu tư; tổ chức tốt các hội thảo ở trong nước và nước ngoài; nâng cao chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư và trang thông tin điện tử về ĐTNN. Tổ chức tốt “Những ngày Việt Nam ở nước ngoài”.

- Tăng cường các đoàn vận động đầu tư làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn và quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

- Khẩn trương đặt bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, ở trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm đồng bộ và nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã quan tâm tới việc thành lập Bộ phận Xúc tiến ĐTNN tại một số địa bàn trọng điểm nhằm hướng dẫn, tham gia và hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại nước sở tại; giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác đầu tư của nước sở tại với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 9/5/2007, tại thông báo số 103/TB- VPCP của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thành lập Bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như Nhật Bản, Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Arap Saudi, Quata và Đài Loan. Trong đó, Nhật Bản được ưu tiên có 2-3 biên chế hoạt động; Mỹ có 2 biên chế; các địa bàn còn lại mỗi nơi 1 biên chế [34].

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mở quỹ xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ cho hoạt động đầu tư. Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, năm 2008, nguồn ngân sách dành cho Chương trình Xúc tiến đầu tư quốc gia được xác định là 22,5 tỷ đồng. Nguồn quỹ này sẽ được sử dụng để thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư đã được phê duyệt trong Chương trình Xúc tiến đầu tư quốc gia năm 2008. Bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2008.


Phương thức đầu tư cũng sẽ được thay đổi theo hướng vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính, công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam theo đúng định hướng chung. Bên cạnh đó, quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm cũng sẽ được ban hành, nhằm tăng cường phối hợp trong xúc tiến đầu tư giữa các cấp trung ương và địa phương [35].

3.2. Chính sách liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN tại Việt Nam

3.2.1. Cấp giấy phép đối với việc thành lập công ty có vốn ĐTNN và các dự án đầu tư

Cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trước khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành thì cơ quan nhà nước cấp Giấy phép đầu tư là Bộ KH&ĐT và UBND cấp tỉnh. Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án trong KCN, KCX, KCNC thì thực hiện theo cơ chế ủy quyền của Bộ KH&ĐT. Quy định này thiếu tính thống nhất và tạo bộ máy quản lý cồng kềnh. Bộ KH&ĐT đảm nhận quá nhiều trách nhiệm (ngay cả việc cấp giấy phép đầu tư) sẽ khó mà tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát của mình một cách hiệu quả. Hơn nữa, UBND cấp tỉnh và các KCN, KCX, KCNC là những cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư và hiểu rõ đặc điểm của địa phương mình thì không được tham gia nhiều vào việc cấp giấy phép đầu tư.

Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Đầu tư 2005 ra đời đã đáp ứng nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư gọn nhẹ, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điểm mới của Luật Đầu tư 2005 là phân cấp mạnh cho cơ quan quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư. Đó là: UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể (trong các điều 37, 38, 39 của Nghị định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022