Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trong Khu Vực Châu Á - Thái Bình Dương Về Điều Chỉnh Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Nước Ngoài


hưởng ưu đãi từ các đối tác khác nhau. Nhờ đó, tính hấp dẫn của các nước này về thương mại và đầu tư sẽ càng lớn hơn so với Việt Nam.

Đối với xu hướng một số nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã và đang tham gia ký kết với một số nước trong khu vực ASEAN mà không phải Việt Nam thì sẽ tạo thế cô lập cho Việt Nam. Sự chuyển hướng thương mại sẽ kéo các nước có nền kinh tế lớn này tập trung đầu tư vào các nước khác trong khu vực ASEAN.


II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG VỀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Do vai trò của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới rất chú trọng đến nguồn vốn này. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới, xu thế tự do dịch chuyển của các luồng vốn càng đặt các nền kinh tế vào cuộc cạnh tranh gay gắt để thu hút FDI. Chính vì vậy, xây dựng chính sách thu hút FDI là một trong những ưu tiên hàng đầu của đa số các nền kinh tế. Những nền kinh tế thành công là những nền kinh tế đã biết xây dựng chiến lược thu hút FDI căn cứ vào những lợi thế của mình, kết hợp với xu thế vận động của FDI thế giới. Dưới đây là tổng hợp một số bài học từ kinh nghiệm thành công của một số nền kinh tế trong khu vực về điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN.

1. Singapore

Singapore được đánh giá là đất nước có tốc độ mở cửa cho nhà ĐTNN mạnh nhất châu Á và là một trong những nền kinh tế thành công trong việc thu hút FDI nhờ chiến lược tập trung vào công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Chiến lược này được xây dựng từ những năm 1960 dựa trên thực tế là thị trường nội địa nhỏ hẹp, nguồn vốn trong nước hạn chế, các nhà doanh nghiệp trong nước vẫn còn thiếu. Chiến lược này đã được thực hiện hiệu quả


và đến năm 1981, ngành chế tác của Singapore đã thu hút được đến hơn 1/2 tổng số vốn FDI vào trong nước. Đến năm 1993, các khoản ĐTNN đã tăng mạnh và ngành chế tác đã thu hút đến 60% tổng số vốn ĐTNN, đưa Singapore trở thành một trong những nước thu hút nhiều vốn FDI vào ngành chế tác. Thành công này không chỉ do những khuyến khích mạnh về thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà quan trọng hơn là do cơ sở hạ tầng thuộc loại hàng đầu thế giới của Singapore (pháp lý, vận tải, viễn thông), môi trường hỗ trợ kinh doanh, bộ máy hành chính hiệu quả và môi trường chính trị tương đối ổn định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, Singapore ít chịu ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, Chính phủ cũng đã có những kế hoạch thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư hơn nữa. Một trong các kế hoạch đó là thiết lập một hệ thống FTA với nhiều nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực. Singapore là nước đi đầu trong việc tham gia các FTA. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, xét thấy AFTA bị trì hoãn do các nền kinh tế của khối lấy lý do chưa kịp điều chỉnh những thay đổi của nền kinh tế. Singapore đã coi FTA là cánh cửa mở ra thương mại thế giới, thu hút đầu tư quốc tế và đẩy nhanh kế hoạch ký kết các FTA.

Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng không ngừng hoàn thiện chính sách thu hút ĐTNN và đã có những điều chỉnh tạo thuận lợi cho các nhà ĐTNN. Chẳng hạn, quyết định về số vốn tối thiểu khi tham gia đầu tư, kể từ 10/12/1999, quy định số vốn tối thiểu giảm từ 500.000 đô la Singapore xuống

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 14

150.000 đô la Singapore (tương đương 88.000 USD). Đến tháng 1/2002, những quy định này đã được bãi bỏ hoàn toàn. Ngoại trừ lĩnh vực ngân hàng, Singapore đều cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài ở tất cả các ngành. Trong ngành viễn thông và các dịch vụ công cộng, Singapore là nước duy nhất cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài. Tại đất nước này, các nhà


ĐTNN được hưởng mọi ưu đãi và được áp dụng cùng các luật như nhà đầu tư trong nước.

Singapore cũng dành nhiều ưu đãi thuế cho nhà ĐTNN:

- Miễn toàn bộ mức thuế thu nhập công ty (22%) trong 5-10 năm đối với việc đầu tư trong ngành chế tạo và dịch vụ mới.

- Giảm thuế còn 13% trong 10 năm đầu đối với các công ty tham gia vào các dự án mới hoặc các dự án mở rộng hoặc nâng cấp hoạt động ở Singapore.

- Miễn thuế, khấu hao đầu tư đối với các công ty hoạt động trong các ngành chế tạo, dịch vụ kỹ thuật, nghiên cứu triển khai, xây dựng hoặc các dự án giảm tiêu dùng nước được miễn thuế thu nhập tương đương với một tỷ lệ nhất định (tới 50%) của vốn đầu tư cố định mới, với điều kiện công ty phải đầu tư một lượng nhất định vốn trong 5 năm.

- Đối với thuế thu nhập, quy định thuế thu nhập công ty 26%, cho phép miễn thuế công ty trong vòng 10 năm nếu đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên; đối với những khoản đầu tư mới, thuế thu nhập được miễn một phần nếu như thu nhập này không vượt quá 50% giá trị khoản đầu tư mới.

2. Thái Lan

Thái Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á. Trong cuộc chạy đua quyết liệt nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực Đông Á, ngay sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á, Thái Lan đã thay đổi những chính sách của mình để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực.

Ủy ban đầu tư (BOI – Board of Investment) trước đây đã sử dụng những quy định hạn chế sở hữu nước ngoài trong các dự án liên quan đến thị trường trong nước. Trong hơn thập kỷ qua, Thái Lan đã dần dần nới lỏng những hạn chế đó đối với ĐTNN. Đến năm 1993, BOI cho phép sở hữu 100% nước ngoài trong các dự án chế tạo lại vùng 3 (Zone 3 – gồm các tỉnh kém


phát triển nhất của đất nước) hoặc trong các dự án có tỷ lệ xuất khẩu đạt ít nhất 80% sản phẩm. Từ cuối tháng 10/1997, BOI bắt đầu phê chuẩn các dự án phát triển các công ty chế tạo nước ngoài tại vùng 1 (Zone 1 – gồm Băng Cốc và các tỉnh phát triển khác) và vùng 2 (Zone 2 – gồm các tỉnh phát triển đạt loại trung bình) nhằm thay đổi sở hữu cổ phần, cho phép sở hữu 100% vốn nước ngoài. Kể từ tháng 11/1997 đến tháng 12/2000, Thái Lan đã có 468 công ty được phép chuyển đổi cơ cấu sở hữu vốn. Điều này thể hiện ở sự gia tăng các hoạt động mua lại và sáp nhập mà đã mang lại nguồn vốn 1 tỷ USD chảy vào Thái Lan. BOI cũng đã hủy bỏ những giới hạn về sở hữu trong các dự án về chế tạo mới ở vùng 1 và vùng 2 kể từ tháng 8/2002 trong chương trình trọn gói mới [7].

BOI cũng đã thực hiện những chính sách ưu đãi hơn cho các nhà ĐTNN:

- Trợ cấp thúc đẩy đầu tư với các công ty nằm ngoài quy chế BOI nhằm tìm kiếm sự tham gia cổ phần của nước ngoài.

- Các công ty thuộc quy chế BOI được quyền sở hữu đất đai cho mục đích cư trú và hoạt động kinh doanh.

- Các nhà ĐTNN được phép thường trú tại Thái Lan nếu có lượng vốn đầu tư theo đúng quy định.

- Năm 1997, Thái Lan đã thiết lập cơ quan “1 cửa” để cung cấp cho các nhà ĐTNN các dịch vụ xúc tiến liên quan tới việc nhà ĐTNN chuyển đến làm việc tại Thái Lan.

Thái Lan cũng điều chỉnh chính sách thuế dành nhiều ưu đãi cho nhà ĐTNN:

- Miễn thuế thu nhập công ty trong 3 năm đối với các dự án xuất khẩu tối thiểu 80%.


- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu thiết yếu trong 5 năm cho các dự án đầu tư vào vùng địa phương đặc biệt khó khăn, đầu tư và xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm.

- Miễn thuế thu nhập công ty từ 3 đến 8 năm, cho phép chuyển lỗ sang năm sau và trừ vào chi phí trong 5 năm, đánh thuế giá trị gia tăng 7%, thuế đánh vào lợi nhuận ròng công ty là 30%; thuế đánh vào tổng thu nhập của các hiệp hội và quỹ tài trợ là 10%, thuế thu nhập cá nhân từ 0-7% theo mức lũy tiến thu nhập.

Trong thời gian gần đây, Thái Lan cũng là nước rất tích cực trong việc tìm kiếm đối tác song phương. Thương mại song phương thông qua việc ký kết các FTA được Thái Lan khai thác như công cụ định vị chiến lược thương mại tổng thể, là bước đệm nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn trong khu vực. Hiện nay, khi quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực đang tiếp tục được thúc đẩy, để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, Thái Lan định hướng thu hút FDI cho các ngành sử dụng công nghệ cao. Để đạt được điều đó, Thái Lan cần phải phát triển mạng lưới ngành công nghiệp hỗ trợ một cách thích ứng (mạng lưới công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan được coi là khâu yếu nhất trong thu hút FDI). Vì thế, Thái Lan quyết tâm xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa dạng (gồm 14 ngành), mà nòng cốt là các công ty đầu tư đến từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là các công ty từ Nhật Bản và Mỹ [47].

3. Trung Quốc

Để tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển cao và bền vững trong những năm cuối thế kỷ, từ đầu thập kỷ 90, Trung Quốc liên tục ban hành nhiều chính sách, biện pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thế giới cũng như nhu cầu đầu tư quốc tế. Cụ thể:

Tiếp tục mở rộng các vùng lãnh thổ mở cửa


Bước vào thập kỷ 90, đặc biệt là từ năm 1992, vốn ĐTNN vào Trung Quốc tăng rất nhanh. Đầu năm 1992, khắp Trung Quốc dấy lên cao trào mới về mở cửa đối ngoại, đánh dấu sự chuyển hướng sang một giai đoạn mới về mở cửa đối ngoại ở nước này. Tháng 3/1992, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định mở cửa 4 thành phố mở cửa ven biên giới phía Bắc. Đó là các thành phố Bắc Hà, Noãn Phần Hà, Huy Xuân và Mãn Châu Lý. Tháng 6 cùng năm, Quốc vụ viện Trung Quốc lại quyết định mở cửa thêm các thành phố (huyện, thị) ven biên giới như Bằng Tường, Đông Hưng (Khu tự trị Quảng Tây), Văn Đĩnh, Thụy Lệ, Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam).

Cho đến nay, ở Trung Quốc đã hình thành thêm 3 vùng mở cửa lớn với mục tiêu mở cửa để thu hút ĐTNN và khai thác thị trường các nước xung quanh, đó là: Vùng Tây Bắc Trung Quốc và Vùng Tây Nam Trung Quốc.

Như vậy là sau 20 năm,Trung Quốc đã dần dần hình thành cục diện mở cửa đối ngoại trọng điểm, nhiều tầng nấc từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây.

Trung Quốc thực hiện chính sách thu hút ĐTNN theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng

Trong suốt thập kỷ 80, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài còn rất ít. Từ năm 1992, sau quyết định đẩy nhanh tốc độ cải cách và mở cửa, thiết lập thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc bắt đầu chú ý tới việc thu hút các Công ty xuyên quốc gia lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Để đạt được điều này, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các Xí nghiệp do người nước ngoài điều phối. Do đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng được mở rộng. Từ năm 1993, cùng với sự gia tăng đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài về số hạng mục đầu tư, khối lượng vốn cam kết và thực tế sử dụng đều vượt số tương ứng của các loại hình chung vốn và hợp tác kinh doanh. Năm 1994, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng 34% so với năm trước. Đặc biệt,


quy mô mỗi hạng mục được mở rộng, các hạng mục kỹ thuật cao – mới của các khu khai thác kinh tế kỹ thuật ven biển đã nâng cao từ 10% trong mấy năm trước lên 30% năm 1994. Quy mô mỗi hạng mục tăng từ 1,8 triệu USD năm 1993 lên 2,2 triệu USD năm 1994. Cho đến nay đã có hơn 200 Công ty lớn của Nhật Bản, Mỹ, EU đầu tư vào Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy có 17 trong số 20 Công ty lớn nhất của Đức cùng các Công ty nổi tiếng của Mỹ như GM, GE, Dupotđã có chỗ đứng ở Trung Quốc. Sự gia tăng đầu tư của các Công ty lớn từ các nước Âu – Mỹ đã giúp Trung Quốc duy trì khối lượng ĐTNN lớn với chất lượng đầu tư cao hơn.

Từng bước xóa bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh biểu thuế quan cho phù hợp với các xu hướng mới của quốc tế Các chính sách này được bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 với việc xóa bỏ

các điều khoản miễn, giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu cho các Xí nghiệp có vốn ĐTNN và các Xí nghiệp ở các đặc khu kinh tế. Ngày 1/1/1988, Trung Quốc đã quyết định miễn giảm thuế hải quan đối và thuế giá trị gia tăng cho việc nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời còn công bố Chỉ dẫn ĐTNN vào các ngành, trong đó các lĩnh vực được khuyến khích như: nông nghiệp, các loại vật liệu xây dựng mới, dịch vụ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực được nhận FDI. Danh mục ưu tiên được áp dụng đối với nhiều loại kỹ thuật và sản phẩm. Nhiều lĩnh vực trước kia còn hạn chế, nay cũng được mở ra cho các nhà ĐTNN và Trung Quốc sẽ tiếp tục xem xét đưa ra nhiều điều khoản thuận lợi để khuyến khích FDI vào các khu miền Trung và miền Tây. Hiện FDI được mở ra cho hầu như mọi lĩnh vực. Một số hạn chế về thị trường cũng được xóa bỏ thông qua từng bước loại dần các quy định về tỷ lệ hàng hóa giành cho xuất khẩu.


Thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương, giảm tối thiểu những hạn chế cho hoạt động của các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài

Từ 1/12/1996, việc Trung Quốc thực hiện chuyển đổi đồng Nhân dân tệ (NDT) trong tài khoản vãng lai đã giúp các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài loại trừ được những hạn chế trong thanh toán quốc tế – chi trả các đối tác bên ngoài và chuyển lợi nhuận về nước. Điều này làm cho Trung Quốc có thêm sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Đồng thời, một số các ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu được phép kinh doanh bằng đồng NDT.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí