Biểu Thuế Thu Nhập Đối Với Người Có Thu Nhập Cao Tại Việt Nam


thuế bổ sung đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

c) Quy định về thuế thu nhập cá nhân vẫn còn có sự phân biệt giữa người Việt Nam với người nước ngoài và ở mức cao so với các nước trong khu vực [9]

Cách đánh thuế thu nhập cá nhân với người Việt Nam theo lũy tiến đã làm cho Việt Nam trở thành quốc gia có mức thuế cao nhất trong khu vực (từ 10%-65%), trong khi của Trung Quốc là 5%-45%, Indonexia 5%-35%, Malaixia 1%-29%, Singapore 5%-22%. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc chi trả cho lao động Việt Nam cao hơn nhiều nước. Thêm vào đó, còn có sự chênh lệch lớn về mức chịu thuế giữa bậc thấp nhất và bậc cao nhất (người Việt Nam 8 lần, người nước ngoài 10 lần).


Bảng 9: Biểu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Việt Nam



Bậc

Thuế

suất (%)

Thu nhập bình

quân/tháng/người Việt Nam (triệu VNĐ)

Thu nhập bình

quân/tháng/người nước ngoài (triệu VNĐ)

1

0

<5

<8

2

10

5-15

8-20

3

20

15-25

20-50

4

30

25-40

50-80

5

40

>40

>80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 13

Nguồn: Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH ngày 24/3/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/ PL- UBTVQH10


d) Thuế nhập khẩu còn cao so với các nước trong khu vực

Hiện nay, Việt Nam chỉ mới dành mức thuế suất ưu đãi cho các nước trong khu vực ASEAN, mức thuế suất đối với các nước khác còn cao. Trong khi đó, các nước trong khu vực đã hình thành các FTA với nhiều đối tác, mức thuế suất của các quốc gia trong khu vực cũng thấp hơn nhiều. Điều này đã làm giảm đi rất nhiều tính cạnh tranh cho môi trường đầu tư của Việt Nam.

e) Chính sách giá chưa hợp lý

Mặc dù, Việt Nam đã cho phép áp dụng chính sách giá thống nhất cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp có vốn ĐTNN không phải chịu mức giá cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, chi phí đầu vào ở Việt Nam còn quá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, làm nản lòng các nhà đầu tư. Theo JETRO Nhật Bản cho biết cước phí viễn thông, chi phí lưu thông giao nhận, điệnhiện nay tại Việt Nam quá cao. Cước điện thoại quốc tế của Việt Nam cao gấp khoảng 7 lần so với Singapore, gấp 6 lần so với Malaixia, 4 lần so với Indonexia, Thái Lan và gần 2 lần so với Trung Quốc. Chi phí lưu thông giao nhận nếu gửi hàng container thì cao gần gấp 3 lần so với Singapore, khoảng 2,5 lần so với Malaixia, khoảng 2 lần so với Indonexia, Trung Quốc. Các chi phí và lệ phí liên quan đến giao nhận tại các cảng biển và sân bay quá cao. Có 12 loại phí và lệ phí bất hợp lý mà doanh nghiệp phải nộp như phí lưu kho sân bay 1.200 đ/kg, phí an ninh 230 đ/kg, phí lao vụ 0,06 USD/kg, phụ phí xăng dầu 30 USD/container 20 feet, 60 USD/container 40 feet, hàng lẻ 2,5

USD/m3, phí nâng hạ 300.000-360.000 đ/container 20 feet, thu phí đường bộ

80.000 đ/lượt đối với xe tải 18 tấn trở lên. Giá điện cao hơn 50%, giá nước cao hơn 71% so với ASEAN, Trung Quốc [13].

Chi phí cho đất đai ngày càng tăng. Từ năm 1996 trở lại đây thị trường kinh doanh đất sôi động. Đất đai ngày càng giá cao. Giá đất lớn, đền bù lớn, giá san lấp mặt bằng lớn. Giá cả đất đai của thành phố ở Việt Nam cao hơn so


với các nước trong khu vực, giá thuê đất thành phố Hồ Chí Minh gấp 4-6 lần Trung Quốc, 6 lần so với Thái Lan. Tình hình này ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài [13].

4.4. Các rào cản mang tính hành chính

a) Hệ thống luật pháp và chính sách về ĐTNN của Việt Nam còn hay thay đổi và khó dự đoán trước

Kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1987, đến nay Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung. Và đến năm 2005 ra đời Luật Đầu tư thống nhất chung cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự thay đổi thường xuyên của Luật Đầu tư và kèm theo đó là sự thay đổi các văn bản hướng dẫn của các bộ, các ngành tuy thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực ĐTNN, luôn cố gắng đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới nhưng đã gây rất nhiều khó khăn cho các dự án ĐTNN, khiến cho các chủ đầu tư không thực hiện được các mục tiêu đề ra và phải điều chỉnh lại dự án

b) Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm

Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực chưa bị chặn đứng, tình trạng thanh tra còn chồng chéo phiền hà, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế có xu hướng tăng lên, nạn tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả chậm được khắc phụcNhững vấn đề trên đã làm biến dạng chính sách và làm xấu thêm môi trường đầu tư.

Việc điều chỉnh các quy định liên quan đến ĐTNN trong thời gian qua đã góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên minh bạch và thông thoáng hơn. Theo báo cáo mới về Môi trường kinh doanh 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) Việt Nam xếp hạng 91 trên tổng số 178 nền kinh tế được xếp hạng. So với báo cáo của năm trước, vị trí của Việt Nam được cải thiện đáng kể, tăng 13 bậc (từ vị trí 104). Tuy nhiên, với những hạn chế nêu trên, môi trường đầu tư của Việt Nam còn


kém hấp dẫn. Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam còn tương đối cao so với các nước trong khu vực [20].

Bảng 10: Xếp hạng môi trường kinh doanh của một số nền kinh tế


Nền kinh tế

Xếp hạng 2007

Xếp hạng 2008

Singapore

1

1

Hồng Kông (TQ)

5

4

Thái Lan

18

15

Malaixia

25

24

Mông Cổ

45

52

Đài Loan (TQ)

47

50

Trung Quốc

93

83

Việt Nam

104

91

Philipines

126

133

Indonexia

135

123

Campuchia

143

145

Lào

159

164

Đông Timo

174

168

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)


CHƯƠNG III‌

PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC

XU THẾ HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG


I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Đến nay, ngoại trừ việc tham gia các thỏa thuận mậu dịch tự do khu vực (AFTA, ACFTA, AKFTA) và đang đàm phán các FTA với Nhật Bản, Ấn Độ,Việt Nam vẫn chưa ký một hiệp định BFTA nào. Làn sóng ký kết các hiệp định FTA tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt xu hướng hiện nay cho thấy, các nền kinh tế thành viên ASEAN đang đẩy mạnh nhịp độ thiết lập BFTA với các nền kinh tế bên ngoài khu vực. Một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ,nhanh chóng thiết lập các BFTA với các nền kinh tế không phải Việt Nam, đặc biệt là các nền kinh tế thành viên ASEAN. Xu hướng này một mặt sẽ tạo sẽ tạo cơ hội cho việc thu hút đầu tư, mặt khác sẽ tạo ra thách thức rất lớn đến khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.

1. Cơ hội

Xét trên góc độ là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ thu được lợi ích từ việc ký kết AFTA, ACFTA, AKFTA.

Thứ nhất, tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn ĐTNN. Khi tham gia AFTA, các nước thành viên đều bị chịu sự tác động dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế. Một số ngành phát triển kém hiệu quả vì sử dụng các lợi thế so sánh kém hơn so với các nước thành viên. Cho nên để tồn tại buộc các nhà kinh doanh phải chuyển vốn đầu tư sang các nước


thành viên trong đó có Việt Nam. Dưới tác động của AFTA đã tạo ra sự dịch chuyển vốn đầu tư vào các ngành nhiều nhân công như ngành dệt, may mặc từ Malaixia, Thái Lan sang Philipines, Indonexia, Việt Nam là những nơi có giá nhân công tương đối rẻ.

Từ khi có hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 2004, kim ngạch hai chiều Việt – Trung đạt 7,2 tỷ USD, dự báo năm 2010 sẽ đạt 10 tỷ USD. Trung Quốc trở thành bạn hàng số một của Việt Nam. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 1,8 tỷ USD với 550 dự án, đứng thứ 12 trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cung cấp 312 triệu USD vốn ODA, trong đó có 50 triệu USD là viện trợ không hoàn lại.

Đối với Việt Nam, việc ký kết và thực hiện Hiệp định AKFTA đã đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới, tạo lập nền tảng vững chắc hơn cho quan hệ song phương, đồng thời mở ra nhiều cơ hội và hướng hợp tác mới giữa hai nước trong tương lai. Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc luôn là một trong các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tính lũy kế đến cuối năm 2007, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam hơn 14,4 tỷ USD với 1857 dự án.

Ngoài ra, việc tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc sẽ đem lại cho Việt Nam cơ hội tiếp tục phát triển một số ngành sản xuất hiện đang có tiềm năng và lợi thế rõ rệt, trong đó phải kể đến ngành dệt may. Ngoài ra, một số ngành hàng khác như hàng hóa sơ cấp, thực phẩm chế biến, hóa chất, sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện và điện tử, máy móc thiết bị và một số ngành sản xuất kháclại có cơ hội thu hút đầu tư về công nghệ và kỹ thuật từ một nước có trình độ kỹ thuật cao hơn hẳn so với Việt Nam như Hàn Quốc, đồng thời tăng tích lũy về vốn cho hoạt động sản xuất. Đây chính


là cơ hội tốt để những ngành nêu trên có thể phát triển và tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai. Mặc dù vậy, do những yêu cầu cao và quy định nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, đồng thời tận dụng tốt những cơ hội và ưu đãi có được từ việc tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc [18].

Thứ hai, mục tiêu của các AFTA, ACFTA, AKFTA là nâng cao liên kết thương mại và đầu tư trong khu vực như một cơ sở thúc đẩy hiệu quả kinh tế, mở rộng cơ hội thị trường, nâng cao lợi ích kinh tế nhờ quy mô giữa các bên và biến khu vực ASEAN và các đối tác là nơi hấp dẫn thu hút đầu tư quốc tế trong lĩnh vực hợp tác đầu tư. Từ đó góp phần tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư của Việt Nam. Những tác động tích cực đối với môi trường đầu tư toàn khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:

(i) Khả năng rủi ro và bất ổn của ĐTNN ở khu vực sẽ giảm đáng kể với việc các nước cam kết tự do hóa đầu tư, tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước của hệ thống luật pháp, chính sách về ĐTNN;

(ii) Tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế lớn sẽ kích thích các nhà ĐTNN đầu tư nhiều hơn vào các dự án nghiên cứu – phát triển, thúc đẩy sáng kiến công nghệ;

(iii) Tự do hóa thương mại sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng ở các nước ASEAN và các đối tác, làm cho các doanh nghiệp nội địa ở các nước này hoạt động theo cơ chế thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và từ đó tăng cường sức hấp dẫn thu hút ĐTNN.

2. Thách thức [12]

Đối với hợp tác ASEAN+, ASEAN, với tư cách là một khối đã ký kết các FTA với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc và đang nỗ lực thương lượng để ký kết FTA với Nhật Bản, Ấn Độ, mặc dù, Việt Nam là thành viên


của ASEAN và được hưởng ưu đãi từ FTA giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhưng mức độ hưởng lợi của Việt Nam là tương đối nhỏ so với các nước ASEAN 6. Bản thân ASEAN vốn đã tạo chệch hướng thương mại bất lợi cho Việt Nam vì Việt Nam vẫn duy trì mức thuế quan trung bình cao đối với bên ngoài trong khi trao ưu đãi thuế quan cho các thành viên khác. Trong khi đó, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN là Singapore đã là một thị trường thương mại tự do. Như vậy, việc các nước ASEAN với tư cách là một khối ký FTA với các đối tác bên ngoài sẽ làm tăng tính hấp dẫn về thương mại và đầu tư cho một số đối tác ASEAN đã có mức thuế quan trung bình thấp đối với bên ngoài.

Bên cạnh đó, xu hướng ký kết các BFTA của các nước trong khu vực, trong khi Việt Nam vẫn chưa ký một BFTA nào, cũng làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam kém phần hấp dẫn. Sự chuyển hướng thương mại và những lợi ích khác do tác động của thương mại BFTA mang lại nhất định kéo theo sự chuyển hướng đầu tư và tài chính. Đối với Việt Nam, sự gia tăng BFTA của các nước khác tạo nên sức cạnh tranh thu hút ĐTNN mạnh lên theo hướng bất lợi cho Việt Nam. Xu hướng các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam bao gồm các nền kinh tế thành viên ASEAN như Singapore, Thái Lan,đang đẩy mạnh nhịp độ thiết lập BFTA với với các nền kinh tế bên ngoài khu vực và một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ,.. nhanh chóng thiết lập các BFTA với các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực ASEAN đã đẩy Việt Nam vào thế cạnh tranh khốc liệt.

Đối với xu hướng một số nước ASEAN như Thái Lan và Singapore đang tích cực ký kết các BFTA với các nước bên ngoài nhằm mục đích trở thành trung tâm BFTA trong khu vực, do không tham gia các BFTA, Việt Nam chỉ có thể hưởng lợi từ khả năng tiếp cận ưu đãi thị trường của các nước trung tâm mà không được hưởng ưu đãi từ các nước khác. Trong khi đó, do ký kết các BFTA khác nhau, nên các nước như Singapore và Thái Lan được

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí