Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 16


quyền (điện, viễn thông, dịch vụ cảng biển, phí cầu đường); giải quyết kịp thời những khó khăn, ách tắc trong việc giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính nhất quán minh bạch của chính sách, tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư; xây dựng cơ sở pháp lý, thiết lập một mặt bằng áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và ĐTNN với các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng.

2.4. Các vấn đề mang tính hành chính

Thứ nhất, rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN ở Việt Nam nhằm bảo đảm thực sự hấp dẫn thông thoáng rõ ràng nhất quán minh bạch ổn định và có tính cạnh tranh cao. Qua rà soát cần đánh giá kỹ mặt mạnh, mặt yếu của hệ thống pháp luật, đặc biệt là làm rõ những nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với các yêu cầu và điều kiện mới, nhất là trong xu thế hình thành các hiệp định thương mại tự do.

Thứ hai, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật có liên quan đến các chính sách ĐTNN để đồng bộ hóa môi trường pháp luật và tạo môi trường kinh doanh ổn định bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cụ thể:

- Sớm ban hành Luật về kinh doanh bất động sản, Luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền

- Đồng bộ hóa các văn bản khác trên cơ sở khuyến khích các hình thức ĐTNN để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới cho phép các tập đoàn lớn có nhiều dự án ở Việt Nam thành lập các công ty quản lý vốn, đẩy nhanh việc thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn ĐTNN

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế để tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, từng bước hình thành các thị trường như: thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường lao độngnhằm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Thứ ba, hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy của các bộ, ngành, địa phương để ngăn chặn việc ban hành các văn bản trái quy định


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

chung hoặc thực hiện không nghiêm các văn bản pháp luật của Chính phủ trong lĩnh vực ĐTNN; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

Thứ tư, minh bạch chính sách đầu tư và bảo đảm tính dự đoán của nhà ĐTNN, tiếp tục nghiên cứu để quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính, công khai các quy trình, thời hạn trách nhiệm xử lý, giảm đầu mối, giảm thủ tục không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản về cải cách hành chính trong lĩnh vực ĐTNN, duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng nhà ĐTNN đồng thời tại các cuộc gặp này, thông báo và cập nhật thường xuyên những thay đổi về mặt chính sách ĐTNN.

Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trước xu thế hình thành hiệp định thương mại tự do tại châu Á Thái Bình Dương - 16


KẾT LUẬN


Đối với các nước đang phát triển cũng như Việt Nam, nguồn vốn ĐTNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, cải cách cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thấy được vai trò to lớn của nguồn vốn ĐTNN đối với phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng trong việc cải thiện môi trường đầu tư.

Kế từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, cùng với những nỗ lực điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN, Việt Nam đã tạo được “làn sóng đầu tư” vào trong nước, nhất là thời kỳ 1991-1996. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm giảm luồng vốn ĐTNN vào Việt Nam trong những năm tiếp đó, do các đối tác chính của Việt Nam là các quốc gia châu Á và bị chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Đến những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam cũng đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 nhằm điều chỉnh chính sách đầu tư, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là lúc xuất hiện làn sóng hình thành các hiệp định thương mại tự do tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam với tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh để có thể tham gia vào cuộc chơi này, cùng với việc điều chỉnh chính sách đầu tư chưa hiệu quả dẫn đến dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam phục hồi chậm. Đến nay, làn sóng này càng diễn ra mạnh mẽ. Các nền kinh tế lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời cũng là các đối tác đầu tư chính của Việt Nam, đang tích cực ký kết các FTA như là một chiến lược nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư. Mặc dù là thành viên của ASEAN – khu vực đang là điểm đến của các cường quốc kinh tế trên thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong xu thế hình thành các FTA, Việt Nam phải đứng trước rất nhiều thách thức hơn là cơ hội trong việc thu hút


ĐTNN. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa tham gia vào một BFTA nào. Trước xu thế này, đối với Việt Nam, yêu cầu điều chỉnh chính sách đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư là điều tất yếu.

Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Đây cũng là năm hệ thống pháp luật của Việt Nam đã có sự thay đổi sâu sắc. Việt Nam ban hành một loạt các văn bản luật mới về các vấn đề liên quan đến ĐTNN theo một hướng tư duy mới phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Đầu tư 2005, tạo một sân chơi thống nhất cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, đã giải quyết được nhiều bất cập trong chính sách ĐTNN của Việt Nam trong thời gian trước đó. Việc điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư này đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường đầu tư của Việt Nam, tạo kết quả bất ngờ với con số 20,3 tỷ USD của số vốn ĐTNN năm 2007.

Trong thời gian qua, cùng với quá trình điều chỉnh chính sách thu hút ĐTNN, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư với nhiều nước, thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và các điều ước quốc tế khác về ĐTNN như là một cơ chế không tách rời trong tổng thể chính sách khuyến khích ĐTNN tại Việt Nam.

Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu và trong khu vực, trong đó có xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam sẽ phải tiếp tục nỗ lực điều chỉnh, hoàn thiện chính sách thu hút ĐTNN nhằm tạo một “điểm đến” đầu tư hấp dẫn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Các sách tham khảo và giáo trình

1. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Hà Nội.

2. Vũ Chí Lộc (1997), Đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nội.

3. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội.

4. Võ Thanh Thu (2005), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA).

http://www.nciec.gov.vn/book/acfta_1/


B. Các bài viết và các trang website

6. Jagdish Bhagawati and Arvind Pangariya, “Bilateral Trade Treaties are a sham”, Financial Times, (13 July 2003).

http://www.cfr.org/publication/6118/bilateral_trade_treaties_are_a_sham.html

7. Peter Brimble, “Foreign Direct Investment: Performance and Attraction, The case of Thailand”.

http://www.imf.org/external/pubs/ft/seminar/2002/fdi/eng/pdf/brimble.pdf

8. Ram kishen S.Rajan, “Trade liberalization and the new regionalism in the Asia-Pacific: taking stock of recent events”, Internatonal Relations of the Asia-Pacific Volume 5 (2005) 217-233.

http://irap.oxfordjournals.org/cgi/reprint/5/2/217


9. Nguyễn Việt Hoa, “Các rào cản pháp lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 10 (01/2005).

10. Nguyễn Việt Hoa, “Tự do hóa đầu tư và tác động của nó đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 9 (12/2004), tr.27-34.

11. Nguyễn Minh Phong, “Đầu tư gián tiếp nước ngoài – tác động hai mặt và những lựa chọn chính sách cần thiết cho Việt Nam”, Viện NC Phát triển KT-XH Hà Nội.

http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3442& cap=4&id=4289

12. Đào Ngọc Tiến & Bùi Việt Phương, “Xu hướng ký kết các hiệp định mậu dịch tự do song phương và tác động đến Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 19 (9/2006), tr.59-68.

13. Phương Ngọc Thạch, “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tồn tại và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (11/2003).

http://www.vysa.jp/print.php?sid=752

14. Nguyễn Xuân Thắng, “Bình thường hóa và phát triển mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong quá trình đổi mới đất nước”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 11(139) 2007.

15. Phạm Quốc Trụ (2003), “Xu hướng tự do hóa thương mại và hình thành các khu vực mậu dịch tự do trong khu vực và tác động của nó”, Tạp chí Hữu nghị.

16. “Tác động của hiệp định thương mại tự do song phương đến hợp tác và liên kết ASEAN”

http://www.iseas.org.vn/module/news/viewcontent.asp?langid=2&ID=19

17. “Mặt trái của FTA”, báo Quốc tế (số 31), ngày 29/07/2004 http://www.mofa.gov.vn/quocte/31,04/mat%20trai%20kttg31,04.htm


18. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, “Đánh giá tác động đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc”,Thứ 4, 05/04/2006.

http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1182

19. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, “Chủ đề lớn tại hội nghị APEC 14: Sáng kiến khu vực mậu dịch tự do APEC” (08/11/2006).

http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=136&nid=3945

20. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia,“Về xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2008” (21/11/2007)


http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=72&nid=9299

21. http://www.aseansec.org/6467.htm

22. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, “ Các hình thức, nội dung và triển vọng liên kết kinh tế trong khu vực” (22/12/2006).

http://www.ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=18&nid=4929

23. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, “Tác động của đầu tư nước ngoài đến kinh tế - xã hội của Việt Nam” (16/05/2008).

http://thongtindubao.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=15&nid=10936

24. http://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/a_z_e.xls

25. “Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực”, Thứ 7, 02/07/2005.

http://vietbao.vn/Kinh-te/Hiep-dinh-tu-do-thuong-mai-ASEAN-Trung- Quoc-co-hieu-luc/40086439/87/

26. “Chủ trương chính sách của Việt Nam khi tham gia vào APEC”, Thứ 3, 01/08/2006.

http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1263


27. “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại hàng hóa AKFTA”, Thứ 4, 02/08/2006.

http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1272

28. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA), phần C: Hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư.

http://www.nciec.gov.vn/book/acfta_1/?ch=3c

29. Tổng cục hải quan, “Các nền kinh tế APEC nghiên cứu tính khả thi việc thành lập một Khu vực Thương mại tự do trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, Thứ 3, 23/01/2007.

http://customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&mid=520&ItemID=2882

30. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1988-2007”.

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=237& aID=507

31. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quý I năm 2008”.

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=265& aID=540

32. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007, dự báo năm 2008”.

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=265& aID=538

33. “Để khơi dậy dòng vốn FPI tiềm năng”, 27/12/2007. http://news.vibonline.com.vn/Home/tieudiem/2007/12/769.aspx

34. “Thành lập bộ phận Xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn quan trọng” 20/3/2008.

http://news.vibonline.com.vn/Home/khdt/2008/03/1615.aspx

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022