theo hình thức này cần nghiên cứu tổ chức lại theo qui trình thiết kế hệ thống để đảm bảo các công việc phân phối được phân chia khoa học, giảm bộ máy quản lý.
- Các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tạo lập được các cơ sở sức mạnh và có nguồn lực lớn có thể phát triển các hệ thống phân phối do họ làm chủ để cạnh tranh và chi phối thị trường. Các doanh nghiệp thương mại lớn, có sức mạnh sẽ phát triển hoà nhập ngược và xuôi để làm chủ các hệ thống của họ như tự xây dựng các cở sở sản xuất hoặc lắp ráp, xây dựng các cửa hàng bán lẻ của họ.
- Một số doanh nghiệp có thể thiết lập và điều hành một hệ thống phân phối khép kín từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tự tổ chức việc mua nguyên liệu, vật tư sản xuất, tổ chức phân phối và lưu thông sản phẩm, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng.
- Đa dạng hoá các hình thức của hệ thống dịch vụ phân phối liên kết
ngang
Để phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế có thể phát triển các mối liên kết ngang khác nhau như sau:
Trước hết đó là mối liên kết ngang dưới hình thức Câu lạc bộ. Đó là tổ chức của những người cùng sản xuất, kinh doanh bán buôn hoặc bán lẻ một ngành hàng tại các chợ hoặc các địa bàn hành chính (xã) phường. Nội dung hoạt động Câu lạc bộ là để thông tin, trao đổi với nhau những vấn đề về thị trường, giá cả và kinh nghiệm kinh doanh. Qua đó mà các thương nhân có thể học hỏi và tiếp thu được các kinh nghiệm quí về phát triển hệ thống phân phối. Mô hình liên kết ngang dưới dạng Câu lạc bộ điển hình ở nước ta đó là “Câu lạc bộ bè cá ở An Giang”. Câu lạc bộ này có khoảng 100 thành viên và câu lạc bộ đã thay mặt các thành viên đứng ra ký hợp đồng với Agifish hợp đồng bao tiêu sản phẩm và thoả thuận lịch giao hàng. Do biết trước lịch giao sản phẩm và giá cả nên việc tiêu thụ cá nguyên liệu cho việc chế biến diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.
Thứ hai là liên kết ngang dưới hình thức Hiệp hội: Cho tới nay nước ta có khoảng gần 30 hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng hoạt động. Các hiệp hội được thành lập và hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như: 1) Tập hợp các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong ngành nhằm liên kết, tạo ra sức
mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh. 2) Thực hiện chức năng là cầu nối giữa các hội viên và các cơ quan quản lý Nhà nước, phổ biến về cơ chế, chính sách của Nhà nước tới các hội viên và phản ánh kiến nghị của hội viên tới cơ quan quản lý Nhà nước. 3) Thực hiện nhiệm vụ thông tin, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các hội viên trong mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 4) Thực hiện chức năng tư vấn, đào tạo. 5) Thực hiện chức năng đối ngoại và thay mặt các thành viên của hiệp hội tham gia tranh tụng quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Khả Năng Liên Kết Giữa Các Nhà Phân Phối Trong Nước Còn Yếu
- Giải Pháp Để Việt Nam Thực Hiện Tốt Các Cam Kết Trong Wto Về Mở Cửa Dịch Vụ
- Khẩn Trương Xây Dựng Cơ Cấu Ngành Dịch Vụ Phân Phối Hợp Lý Theo Một Chiến
- Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cũng đã được thành lập với gần 100 thành viên. Hiệp hội đã đề ra mục tiêu hoạt động đến năm 2010 là tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Hiệp hội cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển loại hình kinh tế bán lẻ. Trước mắt, hiệp hội đề xuất và soạn thảo Luật Bán lẻ trình Quốc hội phê duyệt. Và trong thời gian sắp tới đòi hỏi phải tăng cường vai trò không chỉ AVR mà còn bất kỳ hiệp hội nào mang tính liên kết của các nhà phân phối để cạnh tranh với nhà phân phối nước ngoài.
Thứ ba là liên kết ngang thông qua hoạt động tại các chợ, trung tâm thương mại. Chợ bán buôn hay chợ bán lẻ là một loại hình tổ chức hoạt động thương mại đã xuất hiện rất lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là một dạng liên kết mang tính chất ngẫu nhiên do tập hợp của những người kinh doanh hoặc hội tụ tập trung của nhu cầu mà hình thành. Chợ bán buôn hoặc bán lẻ cũng có thể là chợ chuyên doanh theo ngành hàng, mặt hàng hoặc chợ kinh doanh tổng hợp. Cùng với sự phát triển của các mối liên kêt dọc hợp đồng hoặc đại lý độc quyền thì vai trò của các chợ sẽ giảm đi nhưng với điều kiện hiện nay và những năm tới vấn đề phát triển hệ thống phân phối liên kết ngang tại các chợ còn chiếm vị trí quan trọng. Do đó mà phát triển mạng lưới chợ như là một loại hình phổ biến của các mối liên kết ngang và chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thị trường trung tâm, nhất là ở địa bàn nông thôn.
Hệ thống các thị trường trung tâm bao gồm phần lớn là các sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm thương mại…cũng là một trong những mô hình về sự liên kết
ngang cần được phát triển. Do những hạn chế về vốn và cơ sở vật chất, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau để cùng phát triển các trung tâm giao dịch bán buôn hoặc trung tâm bán lẻ. Việc phát triển các liên kết ngang như vậy vừa tiết kiệm chi phí cho từng doanh nghiệp, vừa tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tài chính, bảo hiểm, tư vấn, giao nhận hàng hoá, bao bì và bao gói. Mặt khác, khi uy tín của các trung tâm như trên được nâng cao thì việc phát triển hệ thống phân phối và tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp sẽ ngày một thuận lợi.
Thứ tư là liên kết ngang dưới dạng các tập đoàn, hãng: Ngày nay trên thế giới đã hình thành nhiều tập đoàn, hãng thương mại và đó là bước phát triển cao của các mối liên kết ngang. Lợi ích của phát triển các mối liên kết ngang chủ yếu dựa vào sự chuyên môn hoá và lợi thế về qui mô.
Một số doanh nghiệp trong nước như Tổng công ty thương mại Sài gòn, Coop Mart, Hapro…đã phát triển được một số siêu thị bán lẻ hiện đại và có uy tín, hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, siêu thị hiện là nơi tiêu thụ khoảng 70% hàng hoá sản xuất trong nước và là một trong những nơi bán lẻ nhiều mặt hàng có chất lượng đảm bảo, dịch vụ phục vụ khách hàng chu đáo. Đây là một loại mô hình liên kết ngang có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai, nó phù hợp với các loại hình doanh nghiệp thương mại chỉ hoạt động trong một khâu (bán buôn hoặc bán lẻ) nhưng kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng. Nếu doanh nghiệp tập trung vào số ít các mặt hàng chuyên doanh thì mô hình cần phát triển sẽ là các liên kết dọc tập đoàn.
- Tăng cường dịch vụ phân phối liên kết dọc ngang hỗn hợp
Trong thực tế ít có thị trường hàng hoá và dịch vụ đồng nhất. Sẽ là cực kỳ không chắc chắn nếu chỉ có một hệ thống phân phối duy nhất tới thị trường để thoả mãn nhu cầu dịch vụ đầu ra của tất cả các phân đoạn thị trường hiện tại và tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể thiết kế hệ thống phân phối bao gồm các hệ thống cấu trúc phối hợp các điều kiện liên kết với nhau. Sự phối hợp này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Có ba hướng cơ bản sau:
Xây dựng các hệ thống phân phối hỗn hợp. Đây chính là sự vận dụng hệ thống phân phối đa kênh bao gồm cả kênh liên kết dọc và liên kết ngang. Với những
điều kiện có thể và cho phép, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển các mối liên kết dọc và khi điều kiện chưa cho phép thì có thể phát triển hệ thống phân phối theo liên kết ngang. Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức nào để tiết kiệm chi phí và thực hiện hiệu quả nhất. Chẳng hạn, doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng có mặt hàng mà khả năng phát triển lớn và uy tín sản phẩm đã có thì trước hết tập trung vào các liên kết dọc. Bên cạnh đó, cần phát triển các liên kết ngang để củng cố và mở rộng hệ thống phân phối khi có điều kiện.
Xây dựng hệ thống đa cấp độ. Các cách tổ chức hệ thống phân phối có thể được phối hợp theo nhiều cách khác nhau như doanh nghiệp làm chủ một số cơ sở phân phối của nó (hệ thống phân phối tập đoàn) và nhượng quyền cho những người khác (các kiểu liên kết mềm). Một doanh nghiệp cần sử dụng nhiều hệ thống phân phối khác nhau cho cùng một sản phẩm. Mỗi cấp độ rộng lớn và dài sâu của hệ thống phân phối tuỳ theo tình hình cụ thể của thị trường và môi trường kinh doanh.
Liên kết giữa người tiêu dùng, thương mại và sản xuất còn được gọi là liên kết ngược. Phần lớn các máy móc chuyên dụng, các mặt hàng tươi sống có thời hạn bảo quản ngắn và các điều kiện vận chuyển phức tạp, chi phí cao đề phải thực hiện theo phương thức trên. Các doanh nghiệp cần chủ động khai thác hệ thống phân phối dưới dạng trên để phát triển hệ thống phân phối hàng hoá cho mình một cách có hiệu quả.
2.3.2. Tăng cường sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối với doanh nghiệp phân phối.
Đối với một lĩnh vực kinh tế còn non trẻ, năng lực cạnh tranh còn thấp như lĩnh vực phân phối thì sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các nhà phân phối trong nước là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Từ năm 2008, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối sẽ nhận được sự hỗ trợ được triển khai bởi Viện Phát triển Doanh nghiệp thuộc Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) qua dự án hỗ trợ hỗ trợ kỹ thuật về phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối. Về mặt nội dung, Dự án này sẽ tiếp cận toàn diện các chủ đề và khía cạnh liên quan tới phát triển dịch vụ phân phối và kênh phân phối trong DN. Các nội dung được đề cập trong kế hoạch triển khai bao gồm: Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng hệ thống phân phối, Thiết kế kênh
phân phối, Quản trị kênh phân phối (Vận hành kênh phân phối, Quản trị nhân lực, Quản lý chi phí, Quản lý chất lượng, Bao bì, đóng gói và hậu cần, Công nghệ trong quản lý hệ thống phân phối), Quản trị thương hiệu và sở hữu trí tuệ, Xây dựng các mối liên kết hiệu quả giữa người mua - người bán, Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, Các chiến lược và phương pháp tiếp cận khác nhau trong phát triển kênh phân phối, Kinh nghiệm xử lý các tình huống trong quá trình phát triển và điều hành hệ thống phân phối, Các nội dung liên quan tới phát triển dịch vụ phân phối tại các vùng khó khăn, vùng xa, Các vấn đề về cạnh tranh, thâu tóm hệ thống phân phối, Dịch vụ phân phối và việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển dịch vụ, Các nội dung về hạ tầng trong việc xây dựng hệ thống phân phối, Phát triển dịch vụ phân phối nhìn từ góc độ cơ quan quản lý.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những hỗ trợ đơn thuần về mặt kỹ thuật, để tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp thì Nhà nước cần phải có những ưu tiên khác như về vốn, lãi suất, về mặt bằng kinh doanh, về thuế, phối hợp hỗ trợ đào tạo nhân lực trong ngành phân phối. Cần cụ thể hóa những ưu tiên cho các nhà phân phối Việt Nam, chẳng hạn như chính sách ưu đãi thuế phải thực sự công bằng bởi hiện Nhà nước miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% thuế 3 năm tiếp theo cho nhà đầu tư nước ngoài mà DN trong nước không được hưởng). Hay trong việc quy hoạch địa điểm, mặt bằng kinh doanh (diện tích và vị trí đất) đai cho doanh nghiệp. Nhà nước cần phải thống nhất sự hỗ trợ với các địa phương có những ưu tiên, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước khi thực tế những địa điểm đẹp, diện tích rộng lại thường cho phép các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng.
KẾT LUẬN
Ngành phân phối được coi là một ngành kinh tế rất nhạy cảm vì nó có ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người bán hàng và hàng chục triệu người tiêu dùng, đặc biệt là hệ thống phân phối của một số mặt hàng thiết yếu và những đóng góp của ngành này đối với nền kinh tế quốc dân. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì dịch vụ phân phối cũng chính là một trong những vấn đề được đàm phán căng thẳng nhất
Sự phát triển của ngành phân phối nước ta chưa đủ mạnh với những hoạt động còn manh mún, sức liên kết yếu, năng lực cạnh tranh thấp thì đã phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các nhà phân phối nước ngoài khi chúng ta thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ phân phối trong WTO. Đặc biệt, thời điểm chính thức mở cửa hoàn toàn lĩnh vực này đã qua 4 tháng kể từ 01/01/2009 thì lĩnh vực này lại càng chịu thêm nhiều áp lực.
Trong những năm tới, dịch vụ phân phối của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng các rào cản gia nhập cũng như rút lui khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế và các cải cách của chính phủ; thị trường phân phối Việt Nam cũng sẽ đón nhận sự thâm nhập ngày càng nhiều của các tập đoàn phân phối đa quốc gia như Walmart, Carrefour…; các nhà phân phối trong nước cũng sẽ liên kết, hợp tác mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời đặc điểm nổi bật của ngành phân phối Việt Nam vẫn sẽ lưu giữ đó là sự tồn tại song song giữa phương thức phân phối truyền thống và các hình thức phân phối hiện đại tuy có sự thu hẹp dần của phương thức phân phối truyền thống.
Để khắc phục, cải thiện những yếu kém hiện tại của ngành phân phối đồng thời tận dụng được cơ hội phát triển theo những dự báo về sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam thì phải có sự hỗ trợ, phối hợp thực hiện các giải pháp phát triển từ cả phía Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp quản lý vĩ mô tạo môi trường hoạt động thuận lợi, dành cho các doanh nghiệp phân phối những ưu đãi cần thiết. Các doanh nghiệp cần phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình. Khi các giải pháp được thực hiện đồng bộ thì sẽ dần hình thành được các tập đoàn phân phối thương hiệu Việt, thị trường phân phối trong nước sẽ do chính doanh nghiệp trong nước nắm giữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Lê Anh, “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Nguy cơ thua ngay trên sân nhà”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 23/2007).
2. Nguyễn Thanh Hương, “Nhượng quyền thương hiệu-Đôi điều suy nghĩ”, Tạp chí Phát triển kinh tế (Số 202/T8/2007).
3. Nguyễn Thị Mơ, “Các quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang và kém phát triển và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (Số 23-2007).
4. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lý luận Chính trị.
5. Nguyễn Văn Lịch (2005), “Giải pháp phát triển dịch vụ phân phối khi Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Thương mại (Số 25/2005, Số 26/2005, Số 27/2005).
6. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (10/2006), Biểu CLX-Việt Nam - Phần II - Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.
7. Bộ Công Thương, Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, WTO và hệ thống phân phối Việt Nam, NXB Lao động 2008.
8. Cộng hoà Pháp và UBQG về Hợp tác quốc tế, Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ (Tập 1), NXB Chính trị quốc gia 2005.
9. Đề án “Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và 2020” của Thủ tướng Chính phủ.
10. Nghị định 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
11. Thông tư 09/2007/TT-BTM của Bộ Thương Mại Hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP.
12. UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế, GATS 2000: Mở cửa thị trường dịch vụ, NXB Chính trị quốc gia 2005.
13. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển.
14. VCCI - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp định GATS và Biểu cam kết dịch vụ.
II. Tài liệu tiếng Anh
1. Betancourt, R.R. (1993), An analysis of the US Distribution System, OECD Economics Department Working Paper, No. 135.
2. Dirk Pilat (1997), Regulation and performance in the distribution sector, OECD Economics Department Working Paper, No. 180
3. United Nations, United Nations Conference on Trade and Development (2005),
Distribution Services (TD/B/COM.1/EM.29/2).
III. Tài liệu trên một số trang Web
1. Trang Web của Uỷ Ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế www.nciec.gov.vn
2. Trang Web của Tổ chức thưong mại Thế giới WTO www.wto.org
3. Trang Web của Dự án hỗ trợ Thương mại Đa biên (EU-Việt Nam) MUTRAP www.mutrap.org.vn
4. Website của Tổ chức về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp quốc www.unctad.org
5. Website của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế www.oecd.org
6. Trang Web của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn
7. Các trang báo điện tử:
www.vietnamnet.vn, www.thesaigontimes.vn, www.tiasang.com.vn, ....