Ứng Dụng Công Tác Xã Hội Nhóm Trong Thực Nghiệm Mô Hình Câu Lạc Bộ Nam Giới Tiên Phong

Chương 4

THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ NAM GIỚI

VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NAM GIỚI GÂY BẠO LỰC


4.1 Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong thực nghiệm mô hình câu lạc bộ nam giới tiên phong

4.1.1 Cơ sở lý luận

Có nhiều phương pháp công tác xã hội được can thiệp nhằm triển khai các dịch vụ công tác xã hội như công tác xã hội với nhóm (hay còn gọi là CTXH nhóm), với cá nhân, hay với cộng đồng. Trong đó phương pháp CTXH nhóm có thể được xem xét vận dụng đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực gia đình. CTXH nhóm là phương pháp/hoạt động CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân. Đó chính là quá trình nhân viên xã hội sử dụng tiến trình sinh hoạt nhóm nhằm giúp các cá nhân tương tác với nhau, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ với nhau, tạo ra sự thay đổi trong thái độ hành vi, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên trong nhóm.(Dẫn theo Nguyễn Thị Thái Lan, 2012) [32 ]

Về thực chất, hoạt động của các câu lạc bộ theo từng vấn đề cụ thể cũng là một hình thức của phương pháp công tác xã hội nhóm. Thông qua sinh hoạt ở câu lạc bộ, các thành viên trong nhóm có cơ hội trao đổi, chia sẻ với nhau về các vấn đề của mình, đồng thời được tạo điều kiện để cùng nhau giải quyết khó khăn. Chẳng hạn, với việc tổ chức câu lạc bộ nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, dưới sự điều phối của trưởng nhóm, các thành viên của nhóm là nam giới GBL có thể được giải quyết các vấn đề và được đáp ứng các nhu cầu của mình. Qua việc tham gia CLB, các thành viên có cơ hội được khẳng định mình, nâng cao năng lực phòng chống và giảm thiểu hành vi BLGĐ và phát huy tiềm năng gắn kết gia đình. Với mục tiêu cung cấp các dịch vụ nhằm thay đổi nhận thức thái độ hành vi, tăng năng lực tới hòa nhập xã hội của nhóm nam giới gây bạo lực.

Tiến trình công tác xã hội nhóm: Tiến trình công tác xã hội nhóm là quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhóm được diễn ra trong suốt thời gian tồn tại của

nhóm, mà trong đó có các bước được thực hiện một cách trình tự nhằm giúp các thành viên đạt được mục tiêu của mình đề ra hay hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Các giai đoạn trong tiến trình CTXH nhóm bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm

Thành lập nhóm và xác định mục đích, mục tiêu của nhóm. Để thành lập và xác định các mục tiêu nhóm, nhân viên CTXH cần tiến hành khảo sát về thực trạng BLGĐ tại địa phương, trao đổi với chính quyền địa phương để nắm được thông tin về Bạo lực gia đình. Việc xác định mục đích, mục tiêu của nhóm sẽ dựa vào bối cảnh về BLGĐ tại địa phương và ý kiến, nguyện vọng của các thành viên trong nhóm, đảm bảo mục đích và mục tiêu theo sát với nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 20

Đánh giá khả năng thành lập nhóm bao gồm: Quan điểm chính sách của nhà nước và địa phương; Tuyển chọn thành viên; Cơ sở vật chất; Kế hoạch tài chính; Thời gian thực hiện; Nguồn lực hỗ trợ.

Giai đoạn 2: Triển khai các hoạt động nhóm

Xây dựng nội dung tiến trình CTXH nhóm. Việc xây dựng nội dung được thực hiện trên cơ sở mục đích và mục tiêu của nhóm. Thảo luận các nội quy và nguyên tắc hoạt động nhóm và đưa ra các định hướng phát triển của nhóm.

Lượng giá đầu vào là một hoạt động không thể thiếu nhằm đánh giá khả năng và hiểu biết về nội dung sinh hoạt nhóm để từ đó có các cách tiếp cận phù hợp với nhóm viên. Đặc biệt hoạt động này là minh chứng để lượng giá được kết quả đầu ra sau khi kết thúc nhóm.

Giai đoạn 3: Can thiệp và thực hiện nhiệm vụ

Dựa vào nội dung các buổi sinh hoạt đã được xây dựng và thảo luận, nhóm có thể triển khai các sinh hoạt. Thông thường một tiến trình CTXH nhóm theo một chủ đề cụ thể kéo dài từ 10 đến 12 tháng, vì vậy nhân viên CTXH cần xác định rò các vấn đề để có giải pháp thực hiện, đảm bảo tiến trình làm việc nhóm được diễn ra đạt mục tiêu, theo đúng tiến độ đã đặt ta.

Giai đoạn 4: Kết thúc và lượng giá.

Lượng giá là quá trình nhân viên CTXH xem xét lại các hoạt động của nhóm có đảm bảo đúng theo mục tiêu đề ra trong bản kế hoạch đã đặt ra hay không để từ đó có những can thiệp phù hợp. Mục đích của lượng giá là đưa ra được sự hỗ trợ cho các thành viên nếu như các hoạt động đang thực hiện không đạt được mục tiêu đề ra. Tìm

hiểu về những khó khăn cản trở để khắc phục nhằm mang lại hiệu quả dịch vụ tốt nhất cho các thành viên. Đối với hoạt động kết thúc, mục đích là nhằm giúp cho các thành viên tiếp tục các công việc của họ khi về với gia đình, giúp họ hiểu chia tay nhóm không phải là chấm dứt mối quan hệ mà điều đó chỉ chứng tỏ rằng các thành viên đã có đủ năng lực để tự giải quyết vấn đề của họ. [32]

4.1.2 Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng về kiến thức, thái độ, hành vi của nam giới về BLGĐ còn hạn chế. Đặc biệt là sự thiếu hụt về các kỹ năng giải quyết xung đột gia đình mà không sử dụng BLGĐ.

Thứ hai, hiện nay trên thế giới và một số địa phương trên cả nước đang đề cao và kiến nghị nhân rộng mô hình CLB nam giới tiên phong trong phòng chống và giảm thiểu BLGĐ vì những kết quả tích cực mà CLB này mang lại như đã giới thiệu trong phần tổng quan nghiên cứu của đề tài về các mô hình dịch vụ với nam giới ở Việt Nam.

Tại tỉnh Quảng Ninh hiện tại chỉ có duy nhất 01 CLB nam giới đã được hình thành vào năm 2019 tại xã Quảng Thành huyện Hải Hà. Tuy nhiên hoạt động còn ngắn hạn, nội dung thiếu hấp dẫn, điều hành nhóm thiếu chuyên nghiệp cùng số lượng thành viên hạn chế nên kết quả chưa có chiều sâu cũng như hiệu quả lâu dài. Cũng chính vì lẽ đó nên phần lớn nam giới tham gia sử dụng dịch vụ CLB nam giới đó không đánh giá tích cực về kết quả của dịch vụ (mục 3.3.3.5). Việc thực nghiệm để xác định một mô hình sinh hoạt CLB phù hợp đối với nam giới gây bạo lực là hết sức cần thiết.

Thứ ba, kết qủa nghiên cứu về nhu cầu của nam giới với CLB nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ cho thấy, 288/300 nam giới có nhu cầu sinh hoạt trong câu lạc bộ nam giới ( mục 3.3.3) với các đề xuất cụ thể như: Về cơ cấu thành viên tham gia: hoàn toàn là nam giới người gây bạo lực ( 59,7%); Về thời gian sinh hoạt CLB: sinh hoạt 1 tháng 1 lần ( 77%); Về số lượng thành viên CLB: từ 15 – 20 thành viên ( 54,7%). Các kết quả phỏng vấn sâu nam giới GBL và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm liên quan cũng cho thấy đa số đều ủng hộ việc nên xây dựng CLB nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ.

4.2 Thực nghiệm mô hình câu lạc bộ nam giới tiên phong

4.2.1 Mục đích

4.2.1.1 Mục tiêu chung

Cung cấp dịch vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhóm nam giới GBL thông qua các buổi sinh hoạt của CLB nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của nam giới GBL hướng tới sự giảm thiểu các hành vi bạo lực với người vợ trong gia đình. Từ kết quả tích cực của CLB này sẽ là tiền đề để nhân rộng mô hình CLB nam giới GBL trên khắp các địa bàn của Tỉnh Quảng Ninh.

4.2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức: Thông qua hoạt động tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt nhằm cung cấp thông tin nhận thức về: Giới, Bình đẳng giới, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và phòng chống Bạo lực gia đình. Các kiến thức liên quan đến bạo lực gia đình và các kiến thức liên quan khác.

Về kỹ năng: Thông qua các bài học, trò chơi, hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, các thành viên trong CLB được trang bị những kỹ năng giải quyết xung đột gia đình mà không sử dụng BLGĐ.

Về thái độ: Các thành viên thay đổi nhận thức về giới, quan điểm về quyền của phụ nữ và nam giới cũng như hành vi bạo lực của mình. Từ đó có thái độ nhẹ nhàng tình cảm và thái độ dung hoà với người vợ của mình hơn khi có xung đột xảy ra. Sau quá trình sinh hoạt CLB thành viên nhóm nam giới GBL sẽ tích cực quảng bá chất lượng của CLB và thu hút thêm sự tham gia của các nam giới khác trong cộng đồng vào các hoạt động phòng chống BLGĐ

Về hành vi: Ngăn chặn các hành vi bạo lực của các thành viên nam giới có nguy cơ diễn ra và giảm thiểu triệt để các hành vi bạo lực trong tương lai. Thành viên CLB sẽ có nhiều hành vi thể hiện sự chia sẻ yêu thương với người vợ của mình hơn.

4.2.2 Tổ chức hoạt động

4.2.2.1 Nội dung

Trên cơ sở kết quả thực trạng hiểu biết và nhu cầu của nam giới GBL cũng như khả năng tiếp cận và tham gia sử dụng của nam giới với các dịch vụ dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, nghiên cứu sinh đã thực nghiệm mô hình“ CLB nam giới tiên phong ” với ý nghĩa nam giới dẫn đầu trong công tác phòng chống và giảm thiểu BLGĐ. CLB sinh hoạt 14 buổi với thời lượng 60 – 90 phút cho

mỗi buổi trong vòng 14 tháng, chương trình sinh hoạt nhóm được chia thành 3 phần với các nội dung đan xen nhau. Điểm riêng biệt của tài liệu hướng dẫn sinh hoạt nhóm nam giới là một số kỹ năng kiểm soát hành vi được đưa ngay từ đầu chương trình và sau đó được trình bày đan xen với cung cấp kiến thức nhằm thay đổi thái độ, và các phân tích về các quan niệm bất bình đẳng giới. Bởi vì những nam giới này là người gây ra bạo lực, nên họ cần được hỗ trợ để tạm thời dừng các hành vi của mình nhằm đảm bảo an toàn cho người phụ nữ, trước khi họ phân tích sâu các yếu tố cấu thành hành vi và học cách thay đổi thái độ về giới và sử dụng BLGĐ.

* Phần 1 : Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ cấu thành hành vi bạo lực, nhấn mạnh đến các quan niệm bất bình đẳng về giới. Từ đó củng cố nhận thức rằng bất kỳ mâu thuẫn nào đều có thể được xử trí mà không cần dùng bạo lực. Phần này bao gồm: Bài 2 : Nam giới và vai trò giới, Bài 4: Bạo lực, quyền lực và kiểm soát, Bài 5: Hậu quả của bạo lực, Bài 7: Bạo lực tinh thần, Bài 8: Bạo lực tình dục

* Phần 2 : Kỹ năng xử trí mâu thuẫn mà không dùng bạo lực, hướng đến chấm dứt hoặc giảm bớt các hành vi bạo lực đang có, và đưa ra những hành vi thay thế. Phần này bao gồm: Bài 1: Làm quen và kỹ thuật hết giờ, Bài 3: Xử trí khôn ngoan khi vợ nóng giận, Bài 9: Làm lành và nhận trách nhiệm, Bài 11: Tôn trọng và lắng nghe, Bài 12: Thương thuyết hoà bình, và Bài 13: Hoá giải cơn giận và chung sống an lành.

* Phần 3 : Cung cấp các công cụ để giám sát hành vi bạo lực của bản thân dựa trên mối liên hệ giữa suy nghĩ – cảm xúc – hành vi, và duy trì hành vi thay thế mới (không bạo lực). Phần này bao gồm: Bài 6: Phân tích bạo lực – từ chối trách nhiệm và giảm thiểu, Bài 10: Ai là người làm anh giận: anh hay là cô ấy?, Bài 14: Duy trì và củng cố thành công. [18]

4.2.2.2 Tiến trình

Giai đoạn 1 : Chuẩn bị và thành lập CLB

1) Xác định mục đích thành lập CLB:

Tập hợp những nam giới gây bạo lực qua đó, hỗ trợ họ thay đổi nhận thức và hành vi bạo lực của mình, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi những kỹ năng giải quyết xung đột gia đình mà không sử dụng BLGĐ, thu hút sự quan tâm và tham gia của nam giới vào các hoạt động phòng chống BLGĐ.

2) Đánh giá khả năng thành lập câu lạc bộ

Về quan điểm chính sách của địa phương: Theo chỉ đạo của Sở LĐTB XH tỉnh Quảng Ninh ―Về thực hiện các Mô hình, hoạt động Chương trình quốc gia Bình đẳng giới‖, từ năm 2019 phòng LĐTBXH huyện Hải Hà đã phối hợp với phòng Bình đẳng giới - Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn UBND xã Quảng Thành thành lập và ra mắt mô hình CLB ―Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới‖ gồm 30 nam giới. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã liên hệ với phòng Bình đẳng giới – Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh để xây dựng kế hoạch xin phối hợp được hỗ trợ làm việc với UBND Xã Quảng Thành trong hoạt động sinh hoạt CLB nam giới trên theo quy mô mới và đã nhận được sự đồng ý từ phía lãnh đạo Sở.

Về tuyển chọn thành viên : Với 30 thành viên nam giới của CLB cũ, NCS phối hợp cùng Ban chỉ đạo CLB bao gồm cán bộ văn hóa xã hội phụ trách LĐTBXH, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư Đoàn Thanh niên cùng tiến hành rà soát và chọn lọc 15 thành viên có nhu cầu tham gia CLB nhiều nhất cũng như tần suất tham dự và ý thức trong quá trình tham dự cao trong năm 2019 - 2020 để thành lập nhóm chính thức.

Về cơ sở vật chất: Địa điểm sinh hoạt, nhóm đã thống nhất sử dụng nhà văn hóa tại xã, lý do bởi vì ở đây có diện tích rộng vừa đủ với số lượng thành viên của câu lạc bộ và các hoạt động của buổi sinh hoạt, vị trí phù hợp với việc đi lại của các thành viên, yên tĩnh, không gian sinh hoạt có nhiều khoảng tường trống rộng để treo bảng biểu, giấy A0, tranh ảnh…

Về kế hoạch tài chính: Các khoản chi phí cho tài liệu văn phòng phẩm, địa điểm, giải khát… được tài trợ bởi nguồn kinh phí cấp bởi Sở LĐTBXH Tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể 2020 : 13 triệu đồng

Về điều kiện về thời gian thực hiện: Ban chỉ đạo CLB đã thống nhất cùng các thành viên về thời gian sinh hoạt của CLB mới dựa trên đề xuất của nghiên cứu sinh căn cứ vào kết quả khảo sát. Thời gian sinh hoạt CLB được cố định 1 tháng 1 lần vào ngày 20 hàng tháng.

Về sự phối hợp, hỗ trợ: Có sự phối hợp thực hiện giúp đỡ từ phía Phòng Bình đẳng giới - Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh, UBND xã, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã Quảng Thành. Hỗ trợ về mặt nội

dung và kỹ năng cho điều phối viên được hướng dẫn bởi Th.s Lê Xuân Đồng – điều phối viên của các CLB nam giới trong PCBLGĐ đến từ HAGAR Việt Nam.

4.1.3.2 Giai đoạn 2 : Triển khai các hoạt động CLB a, Giới thiệu thành viên

Hoạt động giới thiệu và làm quen nhằm giúp các thành viên và người điều hành có cơ hội làm quen với nhau, đồng thời tạo không khí thân mật vui vẻ, và phá bỏ sự e ngại mặc cảm trong nhóm.

b, Xây dựng mục đích nhóm

(1) Tập hợp những nam giới gây bạo lực qua đó, hỗ trợ họ thay đổi nhận thức và hành vi bạo lực của mình

(2) Tạo không gian chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi những kỹ năng giải quyết xung đột gia đình mà không sử dụng bạo lực

(3) Tạo một nhóm hỗ trợ và chia sẻ thông tin tại cộng đồng

(4) Tìm hiểu các thông tin về giới, bạo lực giới và các vấn đề liên quan

(5) Thông qua CLB sẽ thu hút sự quan tâm và tham gia của nam giới vào các hoạt động phòng chống BLGĐ.

c, Thảo luận các nội quy của CLB

(1) Bầu lãnh đạo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ của CLB bao gồm: quản lý, lãnh đạo, kết nối, kiểm huấn, tập huấn, điều phối các hoạt động…

(2) Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm: Mỗi buổi sinh hoạt sẽ đề cập đến các kiến thức và kĩ năng khác nhau giúp nam giới kiểm soát hành vi bạo lực của mình và cải thiện mối quan hệ gia đình, do vậy việc tham gia đầy đủ sẽ làm tăng hiệu quả của chương trình.

(3) Nghiêm túc thực hiện các bài tập được giao: Trong quá trình sinh hoạt nhóm, các thành viên có thể sẽ được đề nghị trao đổi một số nội dung với vợ để đảm bảo người vợ hợp tác trong việc thực hiện một số kĩ thuật giảm hành vi bạo lực.

(4) Chia sẻ trung thực: Các bài tập trong quá trình sinh hoạt nhóm hướng tới mục tiêu giảm hoặc dừng ngay lập tức hành vi bạo lực. Để đảm bảo hiệu quả của chương trình, các thành viên cần chia sẻ trung thực việc mình đã áp dụng các bài tập này

như thế nào. Việc vẫn gây bạo lực trong quá trình tham gia nhóm cũng cần được báo cáo lại trong nhóm để mọi người cùng thảo luận và tìm giải pháp hỗ trợ.

(5) Tôn trọng sự khác biệt về ý kiến: Chấp nhận rằng mọi người có thể có các quan điểm khác nhau.

(6) Tham gia cùng các thành viên khác của nhóm: Làm việc với tất cả các thành viên trong nhóm, tham gia vào các hoạt động.

(7) Tin tưởng các thành viên khác: Bảo vệ sự riêng tư của mọi người bằng cách không nêu tên khi kể chuyện về họ, bảo vệ sự riêng tư khi kể lại những câu chuyện mà các thành viên khác trong nhóm đã chia sẻ bằng cách không nói tên hoặc chi tiết về những người đó.

d, Định hướng phát triển câu lạc bộ

Là CLB được thành lập với mục đích can thiệp, nên CLB đã có một định hướng phát triển tương đối cụ thể. Về mặt thời gian, CLB sẽ tiến hành sinh hoạt trong 14 tháng, tần suất mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, mỗi lần sinh hoạt từ 60-90 phút. Bên cạnh các nội dung đã được xây dựng, CLB sẽ tổ chức những hoạt động ngoại khóa như: trò chuyện với các chuyên gia về cách uống rượu văn minh, các phương pháp phát triển kinh tế gia đình, các hoạt động thể thao giao lưu, tham gia các hoạt động truyền thông về PCBLGĐ trên địa bàn. CLB cũng đặt mục tiêu sẽ nhân rộng mô hình sang những địa bàn khác sau khi kết thúc.

e, Lượng giá đầu vào

Công cụ sử dụng và bảng khảo sát tự trả lời, bao gồm các câu hỏi đóng và mở để đánh giá:

1) Mức độ hiểu biết của các thành viên CLB về các kiến thức về BLGĐ, hành vi bạo lực và hậu quả của nó, bất bình đẳng giới; Kĩ năng xử trí mâu thuẫn mà không dùng bạo lực; Các công cụ để giám sát hành vi bạo lực của bản thân ( Được thể hiện tích hợp trong bảng 4.3, 4.4 và 4.5 của mục 4.2.3 Mức độ hoàn thành của các mục tiêu)

2) Mong đợi của nhóm viên khi tham gia các buổi sinh hoạt nhóm. Kết quả thu được góp phần giúp quá trình thiết kế nội dung, phương pháp thực hiện các hoạt động sinh hoạt nhóm khả thi, phù hợp, hiệu quả hơn.

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí