Một Số Trải Nghiệm Liên Quan Đến Gia Đình ( Tỷ Lệ %)

Biểu đồ 3.8 : Một số trải nghiệm liên quan đến gia đình ( Tỷ lệ %)


Kết quả trên cũng có thể cho rằng chính bản thân nam giới gây bạo lực không 1

Kết quả trên cũng có thể cho rằng chính bản thân nam giới gây bạo lực không chia sẻ với gia đình của họ để tìm nguồn lực tích hỗ trợ mình trong quá trình họ tham gia sử dụng dịch vụ. Họ e ngại, xấu hổ, hay tự ti, hay không muốn chia sẻ nhiều với các thành viên trong gia đình? ― Nhiều khi tôi không muốn cãi nhau với vợ tôi, tôi đã cố gắng kìm chế lắm rồi, nhưng vợ tôi nói lắm cứ kêu ca phàn nàn từ sáng đến tối không lúc nào yên, quát thôi đi mà càng nói to hơn, bực đến mức chỉ muốn cho cái bạt tai…” ( nam, 45 tuổi, TP Hạ Long). Hay chia sẻ của 1 lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận xã Thắng Lợi, huyện Hải Hà trong công tác vận động nam giới gây bạo lực tham gia CLB nam giới PCBLGĐ: ― Có gia đình tôi đến vận động tham gia, mà anh ta kéo tôi ra ngoài sân ngồi nói chuyện về vấn đề này chứ nhất định không muốn cho vợ, bố mẹ mình hay con cái nghe thấy hay biết.” Đây cũng là điều mà những tuyên truyền viên và nhân viên hỗ trợ cần lưu ý động viên nam giới tự tìm kiếm được nguồn nội lực hỗ trợ mình để đem lại kết quả cho quá trình tham gia sử dụng dịch vụ.

Có mối quan hệ giữa yếu tố gia đình của nam giới và việc sử dụng dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ thông qua hiểu biết và nhu cầu của họ: Người chồng có mức thu nhập bình quân/tháng dưới 5 triệu có hiểu biết về 5 loại hình dịch vụ CTXH cao hơn hẳn so với nam giới có mức thu nhập bình quân/tháng trên 5 triệu. Nam giới có mức thu nhập thấp hơn sẽ cần đến những sự trợ giúp nhiều hơn từ phía nhà nước so với nam giới có mức thu nhập cao hơn vì họ dễ nhận được sự trợ giúp từ phía chính quyền cao hơn so với nam giới có mức thu nhập cao.

Yếu tố gia đình nam giới là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH và kết quả của quá trình nam giới tham gia sử dụng các dịch vụ nhằm giảm thiểu BLGĐ. Do đó, cần huy động nguồn lực hỗ trợ khích lệ từ phía gia đình của nam giới gây BL sẽ góp phần tạo nên thành công và tính hiệu quả cho quá trình nam giới tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

3.5.4 Yếu tố chính sách, pháp luật

Yếu tố chính sách pháp luật ở đây ngoài các chính sách pháp luật ở tầm vĩ mô thuộc thẩm quyền ban hành của nhà nước thì đó còn là hệ thống chính sách của địa phương quy định về các nội dung, cách thức thực hiện của công tác PCBLGĐ nói chung và các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ nói riêng.

Nguyên nhân các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ chưa đáp ứng được nhu cầu của nam giới được nam giới lựa chọn là Hoạt động hỗ trợ chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ( 47%). Khu vực nam giới sinh sống ở huyện Hải Hà có lựa chọn nhiều nhất với nguyên nhân này với 60,4% chênh lệch hẳn so với TP Hạ Long 44% và huyện Vân Đồn 38% (xem bảng 3.14). Với nam giới sử dụng dịch vụ họ đánh giá hoạt động hỗ trợ còn chưa đa dạng chưa đáp ứng được nhu cầu của họ có thể đến từ việc họ khó tiếp cận được với các chương trình dịch vụ như theo chia sẻ của Hội trưởng hội nông dân xã Quảng Chính, huyện Hải Hà: ―Để huy động được nam giới GBL đi nghe tuyên truyền về PCBLGĐ rất khó khăn vì đường đi đến nơi truyền thông thường là uỷ ban xã là khu trung tâm. Địa hình xã chúng tôi toàn đồi núi nhiều thôn bản có những nhà cách nhau cả quả đồi, cánh rừng, có những đoạn phải đi bộ vì hiểm trở, đi vận động đã xa mà muốn họ ra tận xã để tham gia tập huấn còn xa và khó khăn hơn nhiều.”

Thông tin không rò ràng (45 ) cũng là nguyên nhân nam giới tham gia trả lời khảo sát lựa chọn tương đối nhiều (xem bảng 3.14). Thông tin về các dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ bao gồm: làm thế nào để tiếp cận? cách thức tham gia và sử dụng dịch vụ? Yêu cầu? Thời gian địa điểm tổ chức?...Là những thông tin nam giới cảm thấy không được cung cấp đầy đủ khiến họ không biết hoặc không được tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH đó. Như chia sẻ của anh Đ.V.Q, Phường Hà Tu, TP Hạ Long ― Vừa rồi Covid khiến cả gia đình tôi bị mất việc làm do công ty cắt giảm nhân sự, nhớ đợt trước đi nghe buổi tuyên truyền ở phường tôi thấy mọi người nói về các phiên giao dịch việc làm được tổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

chức hàng năm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Thế nhưng lúc đó tôi không biết phải liên hệ với bên cơ quan hay cán bộ nào để tham gia.” Xét theo khu vực, Huyện Hải Hà có tỷ lệ nam giới lựa chọn nguyên nhân này cao nhất với 56% ngay sau đó là ở TP Hạ Long với 46,8%. Các nguyên nhân còn lại bao gồm: Các cơ quan chức năng phối hợp chưa hiệu quả thiếu tính liên kết( 43,7%); Thời gian hỗ trợ còn ngắn và qua loa (41,7%) và Các dịch vụ hỗ trợ còn chậm, thủ tục giấy tờ chồng chéo (33%). Ở các nguyên nhân này xét theo khu vực sinh sống, chủ yếu tập trung cao nhất ở các nam giới đến từ huyện Hải Hà và thấp nhất ở huyện Vân Đồn.

Đối với nhóm nam giới GBL, nhóm yếu tố thuộc về chính sách pháp lý được đánh giá là ảnh hưởng nhiều với điểm trung bình là 1,86 xếp thứ bậc 4 trong 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham gia và sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ (xem bảng 3.15). Tình trạng BLGĐ vẫn luôn là điểm nóng và có xu hướng gia tăng tại Việt Nam mặc dù Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua từ năm 2007 đến nay đã được 13 năm có quy định cụ thể về các hình thức và mức độ xử phạt của từng loại hành vi từ phạt hành chính ( 100.000 đồng đến

30.000.000 đồng) đến xử lý hình sự. Thông qua khảo sát với nam giới nghiên cứu đã đặt ra một câu hỏi “Theo anh các mức xử phạt với hành vi bạo lực gia đình trong Luật có làm cho anh e ngại hay không?‖ – Câu trả lời không chiếm đến 62,7% .Vậy lý do là gì?

Có trường hợp tôi gọi một cặp vợ chồng lên uỷ ban để hoà giải, tôi có cảnh cáo ông chồng rằng hành vi bạo lực của anh tham chiếu với luật sẽ bị xử phạt hành chính. Ông ta xông sáo hỏi luôn là phạt bao nhiêu tiền? 1 triệu hả? thế cho tôi nộp nhanh nhanh tôi còn về mất thời gian ở đây quá…Không phải 1 trường hợp đó đâu có khá nhiều người đàn ông cũng chia sẻ lại với tôi là mức xử phạt đó thấp quá nên họ nộp tiền luôn cho nhanh.‖ (01 lãnh đạo cấp xã ở huyện Vân Đồn)

Nhiều bà vợ biết qua được thông tin là hành vi bạo lực của chồng sẽ bị xử phạt tiền, nên khi chúng tôi nhận được thông tin báo của hàng xóm là gia đình có bạo lực chúng tôi đến làm việc thì người vợ ra thanh minh luôn là không có gì vợ chồng xô bát đũa cãi nhau tý thôi. Thật ra chúng tôi biết là do vợ tiếc tiền thôi vì họ nghĩ chồng nộp phạt thì cũng là tiền của gia đình mang đi nên thôi họ chậc lưỡi chịu nhịn còn hơn là mất tiền…” ( Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hà Tu, thành phố Hạ long)

“ Tôi thấy hiện nay mức xử phạt hành chính với hành vi gây bạo lực chưa đủ sức răn đe, đã có nhiều trường hợp chúng tôi yêu cầu nộp phạt nhưng nhiều đối tượng không nộp phạt vì kêu không có tiền và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chúng tôi cũng không làm gì được.” ( 01 lãnh đạo Công an xã Hạ Long , Huyện Vân Đồn

3.5.5 Yếu tố tài chính

Bất kỳ một dịch vụ CTXH nào muốn hoạt động và duy trì lâu dài cũng đều cần đến kinh phí để thực hiện. Đối với người sử dụng dịch vụ là nam giới GBL họ đánh giá yếu tố liên quan đến điều kiện vật chất và kinh phí của dịch vụ bảo đảm có mức ảnh hưởng nhiều đến quá trình họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ với mức điểm trung bình 2,21 (xem bảng 3.15). Đi sâu phân tích một số trải nghiệm của nam giới GBL về các dịch vụ, có 179 người trả lời không hài lòng ( 59,7%) cho câu hỏi “Khi tham gia và sử dụng dịch vụ anh có thấy hài lòng với môi trường làm việc ( bao gồm không gian, giáo cụ, thiết bị phục vụ cho công việc) và khâu hậu cần ( nước uống hay ăn nhẹ )?”. Vậy nguyên nhân do đâu mà tỷ lệ người sử dụng dịch vụ không hài lòng?

“ Nguồn kinh phí cấp cho hoạt động phòng chống BLGĐ là rất hạn chế phải nói là cực ít. Như năm 2019 Huyện Vân Đồn cấp chi tiêu ngân sách cho hoạt động PCBLGĐ là 40 triệu đồng, trong đó 20 triệu giao bên Hội Phụ nữ và 20 triệu giao cho phòng LĐTBXH. Với 20 triệu đó chỉ đủ để chi cho việc in panner, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền PCBLGĐ hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam 28/6 và Ngày xoá bỏ bạo lực đối với Phụ nữ ( 25/11) là coi như hết. Vậy thử hỏi nguồn kinh phí đâu để triển khai các hoạt động dịch vụ nào khác nhằm giảm thiểu BLGĐ do nhóm nam giới gây ra?”. ( 01 lãnh đạo phòng LĐTBXH huyện Vân Đồn)

“ Tất cả những người trong ban hoà giải các vụ BLGĐ như chúng tôi đều là kiêm nhiệm chức vụ. Chúng tôi không được hưởng thêm lương hay phụ phí công tác gì cho công việc này cả nên chúng tôi làm vì cái tâm vì tình làng nghĩa xóm mà thôi. Do đó tinh thần trách nhiệm của mọi người trong ban cũng chưa cao vì vừa mất thời gian lại còn nhiều khi bị chửi bị nói là lo chuyện bạo đồng”. ( Chủ tịch hội nông dân khu Đồng Tâm thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà)

Yếu tố tài chính là niềm trăn trở của tất cả đội ngũ cán bộ làm công tác triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ và đó cũng là nguyên nhân lớn vì sao tỷ lệ nam giới được tiếp cận với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ lại hạn chế và thấp đến như vậy.

3.5.6 Yếu tố cộng đồng

Con người là tổng thể của các mối quan hệ trong xã hội, mọi nhận thức hành vi của con người đều chịu sự ảnh hưởng chi phối của yếu tố môi trường tác động vào. Đối với nam giới gây bạo lực cũng vậy, trong quá trình tiếp cận tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ nam giới không thể tránh khỏi những tác động từ phía cộng đồng bao gồm bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, truyền thống văn hoá của địa phương… Nhìn chung, nam giới tham gia khảo sát đánh giá yếu tố cộng đồng có mức độ ảnh hưởng nhiều đến việc bản thân tiếp cận, tham gia và sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ với mức điểm trung bình 2,41 (xem bảng 3.15).

Với câu hỏi ―Khi tham gia và sử dụng dịch vụ anh có kể với hàng xóm, bạn b , đồng nghiệp…(bao gồm các mối quan hệ xung quanh) của mình hay không?” Có đến 203 người không kể gì về việc đó với các mối quan hệ xung quanh mình và chỉ có 97 người ( 32,7%) trong tổng 300 người tham gia trả lời. Nam giới gần như đang không tin tưởng vào các mối quan hệ xung quanh bao gồm hàng xóm, bạn bè hay đồng nghiệp. Hoặc có thể họ tự ti về hành vi gây bạo lực của mình nên không muốn nhiều người xung quanh mình biết vì sợ bị chế giễu hay trách móc? Hoặc cũng có thể họ không muốn tìm kiếm hay nhờ cậy đến bất cứ một sự trợ giúp xung quanh nào từ phía cộng đồng quanh mình. Trong 2 câu hỏi tiếp theo: “Hàng xóm, bạn b , đồng nghiệp,… ( các mối quan hệ xung quanh ) có ai ủng hộ việc anh tham gia và sử dụng các dịch vụ trên hay không?” – 38,3% trả lời có và ― Khi tham gia và sử dụng dịch vụ anh có nhận được sự hỗ trợ nào từ phía Hàng xóm, bạn b , đồng nghiệp,… ( các mối quan hệ xung quanh ) hay không?” –38,7% trả lời có (xem biểu đồ 3.8). Từ kết quả của câu hỏi đầu tiên nam giới đã không muốn chia sẻ với các mối quan hệ xung quanh nên gần như tỷ lệ nam giới nhận được sự hỗ trợ động viên từ phía cộng đồng là rất ít đến quá trình nam giới GBL tiếp cận tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Biểu đồ 3.9 : Một số trải nghiệm liên quan đến cộng đồng (sự chia sẻ và hỗ trợ của cộng đồng) ( Tỷ lệ %)

― Xã tôi là một xã đa dân tộc khi có 7 dân tộc anh em cùng chung sống gồm 2

Xã tôi là một xã đa dân tộc khi có 7 dân tộc anh em cùng chung sống gồm chủ yếu là người hoa, nùng, taỳ, sán chỉ, dao. Điểm chung của hầu hết các dân tộc này họ đều có truyền thống trọng nam khinh nữ với sức mạnh tiếng nói trong gia đình thuộc về người chồng. Nên nhiều khi chúng tôi đến hoà giải hay vận động đi tham gia tuyên truyền khó lắm họ toàn bảo bao đời nay nhà họ vẫn thế rồi nên họ không làm khác được.” (Chủ tịch Hội Nông dân Xã Bản Sen, huyện Hải Hà)

Hầu hết những ca nam giới gây bạo lực có gọi đến tư vấn mà tôi tiếp nhận họ đều không muốn chia sẻ gì về hành vi bạo lực vợ của mình với ai xung quanh cả dù có thân thiết đến mấy cho nên họ cũng không muốn được nhận lời tư vấn hay hỗ trợ từ ai xung quanh mình cả, họ cho rằng phiền hà và ngại không biết phải chia sẻ như thế nào cho đúng. Do đó tôi không thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía nguồn lực cộng đồng để trợ giúp giải quyết vấn đề cho thân chủ đó một cách nhanh và hiệu quả được. Nên họ đã đánh mất đi một nguồn lực trợ giúp rất lớn giúp bản thân họ thay đổi nhận thức thái độ và hành vi gây bạo lực của mình.” ( tổng đài viên đường dây nóng 18001769 thuộc Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh)

Tiểu kết chương 3

Theo kết quả khảo sát: Tình trạng bạo lực của nam giới diễn ra trên cả 4 nhóm bạo lực với đa dạng các hành vi khác nhau, trong đó hành vi bạo lực tinh thần là dạng bạo lực nam giới sử dụng nhiều nhất sau đó đến bạo lực kinh tế, bạo lực thể xác và ít nhất là hành vi bạo lực tình dục.

Nam giới có hiểu biết cao nhất với dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong PCBLGĐ rồi đến dịch vụ hỗ trợ việc làm, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân và thấp nhất là CLB nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Nam giới có nhu cầu sử dụng nhất được ghi nhận với dịch vụ CLB nhóm nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ, sau đó là dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức, dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân và ít nhất là dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL.

Nam giới khi tham gia sử dụng 5 dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ đều đánh giá không đáp ứng được nhu cầu của họ. Điều này đặt ra yêu cầu về việc cần thay đổi nội dung và cách thức hoạt động để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Tỷ lệ nam giới sử dụng dịch vụ đánh giá tích cực về cách thức triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ còn thấp qua đó cho thấy mức độ hài lòng hạn chế của người sử dụng dịch vụ là nam giới GBL hiện nay. Do đó cần điều chỉnh và thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng sử dụng.

Nhìn chung nam giới đã sử dụng dịch vụ có đánh giá trung bình về hiệu quả của cả 5 dịch vụ CTXH với nam giới GBL mang lại cho họ. Trong đó loại hình dịch vụ CTXH có đánh giá tích cực nhất là dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức nhất, sau đó tới dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân, dịch vụ hỗ trợ việc làm và cuối cùng là CLB nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ. Do đó cần nâng cao chất lượng nội dung triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và quá trình sử dụng dịch vụ của nam giới với các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu

BLGĐ nam giới đều cho rằng yếu tố thuộc về nam giới là quan trọng nhất sau đó tới yếu tố gia đình, yếu tố về vai trò năng lực của nhân viên CTXH, yếu tố về chính sách pháp luật của nhà nước, yếu tố tài chính và sau cùng là yếu tố thuộc về cộng đồng.

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí